Kế hoạch bài dạy Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 10, Bài 9: Ôn tập chủ đề Trường học (Tiết 2)
BÀI 9: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ TRƯỜNG HỌC (TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học, HS:
- Kể lại các hoạt động tiêu biểu, truyền thống ở trường học.
- Biết quan sát, khuyến nghị và xử lí tình huống liên quan đến an toàn, vệ sinh trường học.
2. Năng lực:
*Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Năng lực riêng: Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình.
3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- GV: Các hình ảnh trong bài 9 SGK phóng to.
- HS: SGK, VBT, giáy màu, bút, kéo, hồ dán.
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 10, Bài 9: Ôn tập chủ đề Trường học (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG HỌC BÀI 9: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ TRƯỜNG HỌC (TIẾT 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Sau bài học, HS: - Kể lại các hoạt động tiêu biểu, truyền thống ở trường học. - Biết quan sát, khuyến nghị và xử lí tình huống liên quan đến an toàn, vệ sinh trường học. 2. Năng lực: *Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. * Năng lực riêng: Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình. 3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - GV: Các hình ảnh trong bài 9 SGK phóng to. - HS: SGK, VBT, giáy màu, bút, kéo, hồ dán. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG *Mục tiêu: HS vui vẻ và kết nối vào tiết ôn tập. *Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tiếp lời theo chủ đề trường học”. + GV chia thành lớp thành 4 nhóm. + GV hướng dẫn cách chơi: Khi quản trò nói một cụ từ bất kỳ có liên quan đến chủ đề trường học và chỉ định một bạn, ngay lập tức bạn được chỉ định sẽ nói nối tiếp với cụm từ đỏ để tạo thành câu có ý nghĩa. + Ví dụ trường học _ an toàn trong trường học, truyền thống - truyền thống của trường em. + GV tổ chức cho HS chơi - GV nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài học “Ôn tập chủ đề Trường học tiết 2”. B. THỰC HÀNH Hoạt động 1: Giữ gìn và phát huy truyền thống của nhà trường. *Mục tiêu: HS có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống của nhà trường. *Cách tiến hành: - GV chia lớp thành 4 nhóm. - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi theo các nội dung: + Em sẽ làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống của nhà trường? + Chia sẻ ý kiến của em với các bạn theo gợi ý sau: Việc nên làm Ý nghĩa Tích cực tham gia phong trào “Nuôi heo đất” Phát huy tinh thần tương ái cuae nhà trường. .. - GV mời 2 - 3 cặp HS trao đổi trước lớp. - GV cùng HS nhận xét - GV rút ra kết luận: Mỗi HS cần có ý thức và làm được một số việc để góp phần giữ gìn và phát huy các hoạt động truyền thống của nhà trường. C. VẬN DỤNG: Hoạt động 2: Xử lí tình huống *Mục tiêu: Biết quan sát, khuyến nghị và xử lí tình huống liên quan đến an toàn, vệ sinh trường học. *Cách tiến hành: - GV chia lơp thành 4 nhóm - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm quan sát các hình 1,2 trong SGK trang 40 để trả lời câu hỏi. + Điều gì có thể xảy ra trong tình huống sau? + Nếu có mặt ở đó thì em sẽ làm gì trong mỗi tình huống? Vì sao? - GV tổ chức cho các nhóm chia sẻ cách xử lí tình huống. + Điều gì có thể xảy ra trong tình huống sau? + Nếu có mặt ở đó thì em sẽ làm gì trong mỗi tình huống? Vì sao? - GV đưa ra một số giải pháp để phòng tránh tai nạn khi tham gia học tập, vui chơi trong trường: không leo trèo, chạy nhảy, đánh nhau - GV nhận xét, kết luận: Trường học là nơi để học sinh học tập và vui chơi. Nếu thấy bạn bè vui chơi không an toàn hoặc chưa giữ vệ sinh thì em hãy nhắc nhở nhé. D. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI: - GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thêm cảnh đẹp quê hương em để chuẩn bị cho bài học tiếp theo. - HS chia nhóm: mỗi nhóm 5-6 HS - HS nghe GV hướng dẫn - HS tham gia chơi - HS lắng nghe nhận xét. - HS quan sát tranh, tìm câu trả lời - HS trình bày kết quả trước lớp Việc nên làm Ý nghĩa Tích cực tham gia phong trào “Nuôi heo đất” Phát huy tinh thần tương ái cuae nhà trường. Tham gia phong trào “Quyên góp, ủng hộ sách vở và quần áo cho các bạn học sinh ở vùng lũ lụt” Giúp đỡ các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn và phát huy tinh thần “lá lành đùm lá rách” Tham gia ngày hội “An toàn giao thông” Hiểu thêm về các điều luật, biển báo và các cách tham gia giao thông an toàn. Tham gia phong trào “Đổi rác lấy cây xanh” Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. - HS lắng nghe GV nhận xét - HS lắng nghe. - HS quan sát tranh - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV - HS trả lời theo ý hiểu: nhà vệ sinh có mùi hôi, bị ô nhiễm, bẩn - HS trả lời: + Hình 1: Em sẽ quay trở lại dội nước để không làm ảnh hưởng đến mọi người. + Hình 2: Em sẽ nhắc nhở hai bạn có viên gạch bị vỡ và không nên chạy nhảy đùa nghịch. Nếu bạn chạy vào viên gạch bị vỡ có thể sẽ xảy ra chấn thương, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của mình. - HS lắng nghe - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_3_chan_troi_sang_tao.docx