Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 33 - Bài: Diện tích hình vuông

Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 33 - Bài: Diện tích hình vuông

BÀI: DIỆN TÍCH HÌNH VUÔNG.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Hình thành quy tắc tính diện tích hình vuông.

- Vận dụng quy tắc tính diện tích hình vuông khi biết độ dài cạnh hình vuông.

- Phân biệt cách tính chu vi và diện tích của hình vuông.

- Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến đo lường chu vi và diện tích hình vuông.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô

 

doc 15 trang Đăng Hưng 24/06/2023 3950
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 33 - Bài: Diện tích hình vuông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Thứ hai, ngày . tháng .. năm 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN- LỚP 3
BÀI: DIỆN TÍCH HÌNH VUÔNG.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Hình thành quy tắc tính diện tích hình vuông.
- Vận dụng quy tắc tính diện tích hình vuông khi biết độ dài cạnh hình vuông.
- Phân biệt cách tính chu vi và diện tích của hình vuông.
- Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến đo lường chu vi và diện tích hình vuông.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: SGK, 10 mảnh giấy hình vuông cạnh 1 cm; 2 tờ giấy kẻ ô vuông cạnh 1 cm.
- HS: SGK, đồ dùng học tập, 10 mảnh giấy hình vuông cạnh 1 cm; 2 tờ giấy kẻ ô vuông cạnh 1 cm, bút chì màu nhạt.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cả lớp.
- Yêu cầu: Tính diện tích hình vuông có cạnh dài 3cm.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, tìm cách thức giải quyết vấn đề rồi trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Theo dõi.
- Thảo luận
+ Vẽ hình vuông có cạnh dài 3cm trên giấy kẻ ô vuông cạnh 1cm.
+ Dùng các mảnh giấy hình vuông cạnh 1 cm xếp kín hình vuông.( 9 mảnh giấy, mỗi mảnh có diện tích 1cm2)
 Diện tích hình chữ nhật là 9 cm2 
+ Đo vẽ trên giấy kẻ ô vuông cạnh 1cm nên diện tích mỗi ô là 1cm2.
 Đếm số ô vuông sẽ tìm được diện tích hình chữ nhật là 15 cm2. 
+ Tính số ô vuông theo hàng hoặc theo cột.
- Lắng nghe.
2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (35 phút)
2.1 Hoạt động 1 (12 phút): Bài học và thực hành.
a. Mục tiêu: Hình thành quy tắc tính diện tích hình vuông. Vận dụng quy tắc tính diện tích hình vuông khi biết độ dài cạnh hình vuông.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm, cả lớp.
1. Giới thiệu quy tắc tính diện tích hình vuông.
- GV vẽ hình trên bảng lớp ( giả định số đo mỗi cạnh ô vuông là 1cm)
- GV hướng dẫn HS tính theo hàng.
+ Hình vuông được chia thành mấy hàng?
+ Mỗi hàng có mấy ô vuông?
+ 3 ô vuông được lấy 3 lần, viết phép tính tìm số ô vuông có tất cả ?
+ Diện tích hình vuông là bao nhiêu cm2 ? 
- GV viết phép tính:
 Diện tích hình vuông:
 3 x 3 = 9
Độ dài cạnh Độ dài cạnh Diện tích
- Muốn tính diện tích hình vuông ta làm thế nào? 
- Để tính diện tích hình vuông, ta cần biết gì?
- Theo dõi.
- 3 hàng
- 3 ô vuông.
- 3 x 3 = 9
- 9 cm2
- Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy độ dài một cạnh nhân với chính nó.
- Độ dài một cạnh
2.2 Hoạt động 2: Luyện tập (9 phút)
a. Mục tiêu: Phân biệt cách tính chu vi và diện tích của hình vuông. Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến đo lường chu vi và diện tích hình vuông.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân, lớp.
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1.
- GV hướng dẫn cách làm.
- Yêu cầu HS làm PBT, 1 HS làm bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2.
- GV hướng dẫn cách làm.
- Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi 
- Gọi HS trình bày.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Cạnh hình vuông
9 cm
6 cm
8 cm
Diện tích HV
9 x 9 = 81 (cm2)
6 x 6 = 36(cm2)
8 x 8 = 64(cm2)
Chu vi HV
9 x 4 = 36 ( cm)
6 x 4 = 24 (cm)
8 x 4 = 32 (cm)
- HS nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS nêu.
- Theo dõi.
- Hoạt động cặp đôi.
- HS trình bày.
a. Đo độ dài cạnh bức tranh: 5 cm
b. Diện tích bức tranh : 5 x 5 = 25 ( cm2)
 Chu vi bức tranh: 5 x 4 = 20 ( cm)
- HS nhận xét.
- Lắng nghe.
* Hoạt động Củng cố: (4 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cả lớp.
- GV gọi HS nêu quy tắc tính diện tích và chu vi hình vuông.
- Giới thiệu với HS bài thơ vui về diện tích hình vuông, diện tích hình chữ nhật.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời
- Theo dõi.
- Lắng nghe.
	IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Thứ ba, ngày . tháng .. năm 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN- LỚP 3
BÀI: TIỀN VIỆT NAM ( TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được các mệnh giá của các tờ tiền Việt Nam (trong phạm vi 100 000 đồng); nhận biết được tờ tiền hai trăm nghìn đồng và năm trăm nghìn đồng ( không yêu cầu HS đọc viết số chỉ mệnh giá).
- Nắm được mối quan hệ trao đổi giữa giá trị ( mệnh giá) của các loại giấy bạc đó.
- Biết làm các phép tính cộng trừ trên các số với đơn vị là đồng.
- Thống kê được các tờ tiền theo mệnh giá.
- Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến tiền.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: SGK, các tờ tiền theo bài học, hình vẽ bài thực hành 2, 3; bảng thống kê bài thực hành 4; hình vẽ bài tập 1.
- HS: SGK, đồ dùng học tập.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cả lớp.
- GV tổ chức cho HS hát hoặc chơi trò chơi để khởi động.
- HS làm theo yêu cầu.
2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (35 phút)
2.1 Hoạt động 1 (13 phút): Khám phá
a. Mục tiêu: Nhận biết được các mệnh giá của các tờ tiền Việt Nam (trong phạm vi 100 000 đồng); nhận biết được tờ tiền hai trăm nghìn đồng và năm trăm nghìn đồng (không yêu cầu HS đọc viết số chỉ mệnh giá).
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cả lớp.
1. Giới thiệu các tờ tiền Việt Nam trong phạm vi 100 000 đồng.
a. Tạo tình huống: nhu cầu xuất hiện tiền Việt Nam.
- Những em nào có tiền?
- Các em dùng tiền để làm gì?
- Vậy chúng ta có thể dùng tiền để mua bán, trao đổi, ủng hộ, 
b. Giới thiệu các tờ tiền có mệnh giá từ 2000 đồng đến 100 000 đồng.
- GV cho HS quan sát từng tờ tiền và yêu cầu HS nêu giá trị mỗi tờ tiền.
- GV đưa tờ 2000 đồng cho HS quan sát và hỏi đây là tờ bao nhiêu? 
- Vì sao em biết đó là tờ tiền có ghi 2000 đồng ?
- GV giới thiệu thêm cho HS biết về tờ giấy bạc 2000 đồng về màu sắc nâu sẫm là chủ đạo,mặt trước là Hồ Chí Minh, mặt sau là xưởng dệt, loại giấy cotton.
- Tiến hành tương tự cho các tờ tiền 5000 đồng, 10 000 đồng, 20 000 đồng, 50 000 nghìn đồng, 100 000 đồng.
2. Giới thiệu các tờ tiền Việt Nam có mệnh giá 200 000 đồng, 500 000 đồng.
- GV cho HS quan sát tờ tiền, đọc mệnh giá bằng chữ trên tờ tiền.
 - GV giới thiêu thêm:
+ Tờ hai trăm nghìn đồng màu chủ đạo đỏ nâu, mặt trước Hồ Chí Minh, mặt sau hòn Đinh Hương Hạ Long, loại giấy polymer.
+ Tờ năm trăm nghìn đồng màu chủ đạo xanh lơ tím sẫm, mặt trước Hồ Chí Minh, mặt sau nhà của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Kim Liên, Nghệ An; loại giấy plymer.
- HS trả lời.
- mua bánh, kẹo, 
- Lắng nghe.
- HS quan sát.
- Tờ 2000 đồng.
- HS trả lời.
- Lắng nghe.
- HS đọc.
- Lắng nghe.
2.2 Hoạt động 2 (17 phút): Thực hành
a. Mục tiêu: Nắm được mối quan hệ trao đổi giữa giá trị ( mệnh giá) của các loại giấy bạc đó. Biết làm các phép tính cộng trừ trên các số với đơn vị là đồng. Thống kê được các tờ tiền theo mệnh giá.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm, cả lớp.
Bài 1: 
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài 1.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm bốn tự quan sát các tờ tiền giáo viên phát và nói cho nhau nghe:
 + Mệnh giá của các tờ tiền đó
 + Nói về màu sắc trên mỗi tờ tiền
- Yêu cầu các cặp trình bày 
- GV sửa bài, khuyến khích nêu lại cho cả lớp cùng nghe.
Bài 2: 
- Thực hiện tương tự bài tập 1
- Chỉ yêu cầu HS đọc chữ ghi trên tờ tiền để nhận biết mệnh giá tờ tiền.
Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn mẫu, giúp HS nhóm đôi nhận biết thứ tự việc cần làm: đếm thêm theo mệnh giá tờ tiền – nói tổng số tiền.
- Gọi các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV giúp HS khái quát mối quan hệ 5 tờ hai nghìn đồng có giá trị bằng 1 tờ 10 nghìn đồng, 
Bài 4: 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn mẫu
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm sáu.
- Gọi các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS đọc.
- Thảo luận nhóm 4.
- HS trình bày.
+ 2000 đồng về màu sắc nâu sẫm là chủ đạo.
+ 5000 đồng màu xanh dương là chủ đạo.
+ 10 000 đồng màu vàng là chủ đạo.
+ 20 000 đồng màu xanh dương là chủ đạo.
+ 50 000 đồng màu hồng nhạt là chủ đạo.
+ 100 000 đồng màu chủ đạo là màu xanh lá cây.
- Theo dõi.
- HS làm.
+ Tờ hai trăm nghìn đồng màu chủ đạo đỏ nâu.
+ Tờ năm trăm nghìn đồng màu chủ đạo xanh lơ tím sẫm.
- HS nêu.
- HS hoạt động nhóm đôi.
- HS trình bày.
a, Đếm thêm 10 000: 10 nghìn, 20 nghìn, 30 nghìn, 40 nghìn, 50 nghìn, 60 nghìn, 70 nghìn. Có tất cả 70 nghìn đồng. 
b, Đếm thêm 5 000: 5 nghìn, 10 nghìn, 15 nghìn, 20 nghìn, 25 nghìn, 30 nghìn, 35 nghìn, 40 nghìn, 45 nghìn, 50 nghìn. Có tất cả 50 nghìn đồng.
c, + 20 nghìn, 70 nghìn. Có tất cả 70 nghìn đồng.
 + 5 nghìn, 15 nghìn, 25 nghìn. Có tất cả 25 nghìn.
 + 1 nghìn, 3 nghìn, 5 nghìn. Có tất cả 5 nghìn. 
- Lắng nghe
- HS nêu.
- Theo dõi.
- HS hoạt động nhóm sáu.
- HS trình bày. 
Loại
tiền
50 000
đồng
20 000 đồng
10 000 đồng
5000 đồng
2000 đồng
1 000 đồng 
Số tờ
1 tờ
1 tờ 
9 tờ
11 tờ
7 tờ
1 tờ
* Hoạt động nối tiếp: (5 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cả lớp.
- GV đưa các tờ tiền yêu cầu học sinh nêu mệnh giá từng tờ tiền.
- Nhận xét, tuyên dương
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- HS nêu.
- Lắng nghe.
	IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Thứ tư, ngày . tháng .. năm 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MÔN: TOÁN - LỚP 3
BÀI: TIỀN VIỆT NAM ( TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Thống kê được các tờ tiền theo mệnh giá.
- Biết làm các phép tính cộng trừ trên các số với đơn vị là đồng.
- Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến tiền.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: SGK, các tờ tiền theo bài học, hình vẽ bài thực hành 2, 3; bảng thống kê bài thực hành 4; hình vẽ bài tập 1.
- HS: SGK, đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cả lớp.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi hoặc hát.
- Tham gia theo yêu cầu.
2. Hoạt động Luyện tập (18 phút)
2.1 Hoạt động 1 ( 18 phút): Bài tập
a. Mục tiêu: Biết làm các phép tính cộng trừ trên các số với đơn vị là đồng. Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến tiền.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm, cả lớp.
Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi.
- Gọi các cặp trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm vở, 1 HS làm bảng phụ.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS nêu yêu cầu.
- HS hoạt động cặp đôi
- HS trình bày:
+ Em mua bút chì màu, chuốt bút chì và sợi dây nhảy thể dục, vì: 18 000 + 8000 + 24 000 = 50 000; 
- Lắng nghe.
- HS nêu.
- HS làm:
 + Hai kg cà chua mua hết số tiền là: 17 000 + 17 000 = 34 000 đồng.
Mẹ có 50 000 có thể mua được 2 kg cà chua và còn dư 16 000 đồng. 
- Lắng nghe.
3. Hoạt động vận dụng (10 phút) (Là phần Thử thách, Vui học, Hoạt động thực tề, Đất nước em – nếu có trong bài học)
3.1 Hoạt động 1 (8 phút): Vui học 
a. Mục tiêu: Thống kê được các tờ tiền theo mệnh giá. Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến tiền.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm, cả lớp.
- GV gọi HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn cách làm.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi.
- GV gọi HS trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS nêu 
- Theo dõi.
- Hoạt động nhóm.
- HS trình bày.
+ 75 000 gồm 50 000, 20 000 và 5 000.
 Vậy lấy 1 tờ 50 000, 1 tờ 20 000 và 1 tờ 5000 
- Lắng nghe.
3.2 Hoạt động 2 (2 phút): Hoạt động thực tế.
a. Mục tiêu: Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến tiền.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân
- GV yêu cầu HS đi chợ hoặc đi siêu thị cùng ngươi thân để tập tính tiền.
- Lắng nghe.
* Hoạt động nối tiếp: (5 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cả lớp.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi đi chợ.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- HS tham gia chơi.
- Lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Thứ năm, ngày . tháng .. năm 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MÔN: TOÁN - LỚP 3
BÀI: ÔN TẬP CUỐI NĂM ( TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Ôn tập các số trong phạm vi 100 000.
- Tạo lập số, viết số thành tổng theo các hàng.
- Khái quát hóa cách đọc và viết số trong phạm vi 100 000.
- Xác định vị trí các số trên tia số.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: SGK, phiếu bài tập 2
- HS: SGK, đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cả lớp.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi hoặc hát.
- Tham gia theo yêu cầu.
2. Hoạt động Luyện tập (30 phút)
2.1 Hoạt động 1 ( 18 phút): Bài tập
a. Mục tiêu: Tạo lập số, viết số thành tổng theo các hàng. Khái quát hóa cách đọc và viết số trong phạm vi 100 000. Xác định vị trí các số trên tia số.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm, cả lớp.
Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi.
- Gọi các cặp trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm PBT, 1 HS làm bảng phụ.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Hướng dẫn HS cách làm.
- Tổ chức cho HS làm bảng con.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS nêu yêu cầu.
- HS hoạt động cặp đôi
- HS trình bày:
a, 68 754: Sáu mươi tám nghìn bảy trăm năm mươi tư.
 90 157: chín mươi nghìn một trăm năm mươi bảy.
 16 081: mười sáu nghìn không trăm tám mươi mốt.
 2 023: hai nghìn không trăm hai mươi ba.
 495: bốn trăm chín mươi lăm.
b, 70 638; 905, 6 270; 100 000
c, 741 = 700 + 40 + 1
2 084 = 2000 + 80 + 4
54 692 = 50 000 + 4000 + 600 + 90 + 2.
- Lắng nghe.
- HS nêu.
- HS làm:
a, 40 000; 50 000, 60 000, 70 000, 80 000, 90 000, 100 000.
b, 70 000, 75 000, 80 000, 85 000, 90 000, 95 000, 100 000.
- Lắng nghe.
- HS nêu.
- Theo dõi.
- Làm bảng con:
a, Đ; b, S c, S d, Đ
- Lắng nghe.
* Hoạt động nối tiếp: (5 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cả lớp.
- GV đọc các số 34 567, 23 456, 67 890 cho HS viết.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- HS viết.
- Lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Thứ sáu, ngày . tháng .. năm 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MÔN: TOÁN - LỚP 3
BÀI: ÔN TẬP CUỐI NĂM ( TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Ôn tập các số trong phạm vi 100 000.
- Số liền trước, số liền sau, số tròn nghìn, tròn chục nghìn.
- Làm tròn số.
- Sắp xếp thứ tự số.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: SGK, phiếu bài tập 4
- HS: SGK, đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cả lớp.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi hoặc hát.
- Tham gia theo yêu cầu.
2. Hoạt động Luyện tập (30 phút)
2.1 Hoạt động 1 ( 18 phút): Bài tập
a. Mục tiêu: Số liền trước, số liền sau, số tròn nghìn, tròn chục nghìn. Làm tròn số. Sắp xếp thứ tự số.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm, cả lớp.
Bài 4:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm PBT
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 5: 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bảng con
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 6: 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Hướng dẫn HS cách làm.
- Tổ chức cho HS làm bài vào vở.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS nêu yêu cầu.
- HS hoạt động cặp đôi
- HS làm bài.
+ A – U
 B – V
 C – T
 D – S
- Lắng nghe.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bảng con.
 a, B
 b, C
 c, C
 d, B
- Lắng nghe.
- HS nêu.
- Theo dõi.
- HS làm bài.
 9 895; 54 717; 54 726; 56 034
3. Hoạt động 1 (8 phút): Thử thách 
a. Mục tiêu: Sắp xếp thứ tự số.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm, cả lớp.
- GV gọi HS nêu yêu cầu.
- Hướng dẫn cách làm.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi.
- Gọi các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Nêu yêu cầu.
- Theo dõi.
- Hoạt động nhóm đôi.
- HS trình bày.
 Dãy số được xếp từ lớn đến bé nên số thứ hai và số thứ ba phải bé hơn 71 403 và lớn hơn 34 107, do đó 74 301, 73 401 và 31 710.
Còn hai số viết số viết số lớn nhất ta được: 71 403; 41 370; 37 014; 34 107.
- Lắng nghe.
Hoạt động 2 (8 phút): Vui học 
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học 
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cả lớp.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Nói các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, tròn chục nghìn.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS tham gia chơi.
- Lắng nghe.
* Hoạt động nối tiếp: (2 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cả lớp.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_toan_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_33.doc