Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 7 - Bài 25: Bảng nhân 3

Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 7 - Bài 25: Bảng nhân 3

BÀI 25: BẢNG NHÂN 3 (1 Tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

– Bảng nhân 3:

• Thành lập bảng.

• Bước đầu ghi nhớ bảng.

• Vận dụng bảng để tính nhẩm.

– Nhắc lại các trường hợp nhân với 1, với 0 qua các ví dụ cụ thể, khái quát hoá.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

 

docx 5 trang Đăng Hưng 24/06/2023 990
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 7 - Bài 25: Bảng nhân 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MÔN: TOÁN - LỚP 3
BÀI 25: BẢNG NHÂN 3 (1 Tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
– Bảng nhân 3:
Thành lập bảng.
Bước đầu ghi nhớ bảng.
Vận dụng bảng để tính nhẩm.
– Nhắc lại các trường hợp nhân với 1, với 0 qua các ví dụ cụ thể, khái quát hoá.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: các tấm bìa có 3 chấm tròn; mẫu vật thay thế các hòn bi ở Luyện tập 1 (khối lập
phương, tấm bìa, ...); hình ảnh kiềng ba chân.
 - HS: các tấm bìa có 3 chấm tròn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cả lớp
-GV đọc câu ca dao:
Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
-GV giới thiệu hình ảnh kiềng ba chân cùng công dụng và nơi sử dụng (một số vùng quê).
- GV: Mỗi cái kiềng này có mấy chân?
-Hãy viết phép nhân tính số chân của 7 cái kiềng rồi tìm kết quả của phép nhân.
-3 × 7 = ?
- GV nói tác dụng của bảng nhân:
Để tìm kết quả của phép nhân ta đã chuyển về tính tổng các số hạng bằng nhau hoặc đếm
thêm, việc này tốn thời gian. Nếu ta thành lập một bảng nhân và ghi nhớ bảng nhân đó thì
sẽ dễ dàng tìm được kết quả của các phép nhân trong bảng.
- GV giới thiệu bài mới.
-HS lắng nghe
-HS quan sát
-3 chân
-3 + 3 + 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 21
(HS cũng có thể đếm thêm 3 để tìm kết quả phép nhân. (3, 6, 9, 12, 15, 18, 21)
-3 × 7 = 21
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài
2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (12 phút)
2.1 Hoạt động 1 (7 phút): Khám phá
a. Mục tiêu: Thành lập bảng nhân 3
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm 4
-GV giới thiệu bảng nhân 3 chưa có kết quả, HS nhận biết thừa số thứ nhất là 3, thừa số thứ hai là số lần lượt từ 1 đến 10.
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4
-Các em có thể tìm kết quả phép nhân theo nhiều cách.
Ví dụ:
+ 3 x 1
Dựa vào ĐDHT: 3 chấm tròn được lấy 1 lần 
=> 3 × 1 = 3.
Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.
+ Mỗi phép tính nhân con lại trong bảng:
 Chuyển về tổng các số hạng bằng nhau.
 Lấy tích ngay trước đó cộng thêm 3.
 Dựa vào ĐDHT, đếm thêm 3 
(3, 6, 9, 12; 3 × 4 = 12).
-GV hoàn thiện bảng nhân.
-GV: Các em có nhận xét gì về hai tích liền nhau?
-HS quan sát
-HS thảo luận nhóm 4, tìm kết quả hai phép nhân liên tiếp trong bảng (theo phân
công của GV).
-HS lắng nghe
-HS thông báo kết quả
-HS nhận biết hai tích liền nhau hơn kém 3 đơn vị.
2.2. Hoạt động 2 (5 phút): Thực hành
a. Mục tiêu: Học thuộc bảng nhân 3
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cả lớp
*Bài 1:
*Mục tiêu: HS nhận biết đây là dãy số đếm thêm 3 và cũng là các tích trong bảng nhân 3.
*Cách tiến hành:
-GV có thể tổ chức để HS lần lượt đọc dãy số (đọc xuôi, đọc ngược, đọc từ một số bất kì
trong dãy. Việc đọc sẽ kết thúc khi HS ghi nhớ dãy số. Có thể kết hợp với việc đưa ngón tay
làm chỗ dựa trực quan cho HS khó khăn trong việc học thuộc lòng).
-GV nhận xét
*Bài 2:
*Mục tiêu: HS tìm được kết quả của các phép nhân trong bảng
*Cách tiến hành:
-GV che dần các số trong bảng để HS bước đầu thuộc bảng
Ví dụ: 3 × 8 = ?
Dựa vào 3 × 5 = 15, đếm thêm 3 lần 3: 
15, 18, 21, 24
hay Dựa vào 3 × 10 = 30, đếm bớt 2 lần 3: 
30, 27, 24.
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV
-HS nhận xét
-HS có thể dựa vào việc thuộc bảng hoặc sử dụng các ngón tay, đếm thêm 3 để tìm
kết quả của các phép nhân trong bảng.
-HS học thuộc các phép nhân màu đỏ trong bảng và nhận biết có thể tìm kết quả của các
phép nhân khác dựa vào ba phép nhân này.
3. Hoạt động Luyện tập: (15 phút)
3.1. Hoạt động 1: Bài 1 (7 phút)
a. Mục tiêu: Dựa vào hình ảnh, viết phép nhân rồi tìm kết quả phép nhân.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm đôi
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi (2 phút)
-Khi sửa bài, GV khái quát:
+1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.
 Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.
+0 nhân với số nào cũng bằng 0.
 Số nào nhân với 0 cũng bằng 0.
-HS thảo luận (nhóm đôi) tìm cách làm.
-HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm.
3.2. Hoạt động 2: Bài 2 (8 phút)
a. Mục tiêu: HS vận dụng bảng nhân 3 để tính nhẩm.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cả lớp
-GV yêu cầu HS quan sát một cách tổng quát, nhận biết các trường hợp đặc biệt:
 Áp dụng nhận xét khái quát ở trên
 Dùng tính chất giao hoán và các bảng nhân 2, 5 đã học
-Các phép nhân còn lại có thể có nhiều cách làm theo thứ tự ưu tiên sau:
Thuộc bảng
Đếm thêm 3 (đếm từ đầu hoặc dựa vào các phép nhân màu đỏ)
Chuyển về tổng các số hạng bằng nhau
-GV nhận xét
-HS quan sát và nhận biết các trường hợp:
Phép nhân có thừa số 0 hoặc 1
Phép nhân có thừa số 2 hoặc 5
-HS trình bày nối tiếp (hoặc trò chơi: “đố bạn”
-HS nhận xét
4. Hoạt động vận dụng (3 phút)
* Hoạt động nối tiếp: (3 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cả lớp
-GV có thể cho HS chơi “Truyền điện”.
-Chia lớp thành hai nhóm, thay nhau trả lời kết quả của các phép nhân trong bảng nhân 3.
-GV nhận xét, dặn dò
-HS tham gia chơi
-2 nhóm trả lời kết quả của bảng nhân 3
	IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_toan_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_7_b.docx