Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 32 - Bài: Xăng-ti-mét vuông (Tiết 1)

Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 32 - Bài: Xăng-ti-mét vuông (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết biểu tượng 1 cm2 (diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 cm).

- Nhận biết độ lớn của 1 cm 2, kí hiệu.

- Bước đầu phân biệt chu vi và diện tích của hình, thực hiện phép tính với số đo diện tích.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp toán học và hợp tác: hoạt động nhóm.

- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

- Năng lực tính toán, năng lực tư duy và lập luận toán học, khả năng sáng tạo.

3. Phẩm chất.

 

docx 6 trang Đăng Hưng 24/06/2023 860
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 32 - Bài: Xăng-ti-mét vuông (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32:	Thứ ba, ngày . tháng .. năm 
	KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MÔN: TOÁN - LỚP 3
Bài: XĂNG – TI – MÉT VUÔNG 
( TIẾT 1/2) SGK/Trang 70
Lưu ý thêm với các bạn đồng nghiệp: 
Trong toán học, tên của một điểm: viết chữ in hoa.
Tên của đường thẳng: viết chữ thường.
Tên của một hình: viết chữ hoa kiểu viết thường. 
Trong SGK HS trang 69 bài “Diện tích một hình” phần hình thành kiến thức, tên của các hình có viết hoa kiểu chữ viết thường. Nhưng các bài còn lại, tên của các hình lại viết hoa chữ in.
Vì vậy, trong khi dạy trên lớp, khi viết mẫu trên bảng, các bạn thường xuyên lưu ý và nhắc nhở các em cách viết tên của một hình nhé! 
Trân trọng!
Lỗi của SGK!
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Nhận biết biểu tượng 1 cm2 (diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 cm).
- Nhận biết độ lớn của 1 cm 2, kí hiệu.
- Bước đầu phân biệt chu vi và diện tích của hình, thực hiện phép tính với số đo diện tích.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp toán học và hợp tác: hoạt động nhóm.
- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
- Năng lực tính toán, năng lực tư duy và lập luận toán học, khả năng sáng tạo.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
- Tích hợp : Toán học và cuộc sống, Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: đồ dùng dạy học của phần cùng học
- HS: HS: bộ đồ dùng học tập, giấy kẻ ô vuông ( mỗi ô có cạnh dài 1 cm)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: 
- GV tổ chức hát để khởi động bài học.
- GV cho HS quan sát hình ảnh thực tế và hỏi:
- Để đo chu vi của phòng học của mình, ta có thể dùng các đơn vị đo nào?
- Để đo chu vi của một hình, ta có thể dùng các đơn vị đo nào? (GV cho xem nhình cụ thể)
- GV gọi 1 HS nêu nhận xét
- Lớp bổ sung
GV chốt câu trả lời đúng.
=> Để đo chu vi của phòng học của mình, ta có thể dùng các đơn vị đo là mét.
- Để đo chu vi của một hình nhỏ , ta có thể dùng các đơn vị đo là xăng ti – mét..
GV giới thiệu bài: Vậy để đo diện tích của một hình, ta dùng đơn vị đo nào?
 Chúng ta cùng tìm hiểu điều này qua tiết học hôm nay nhé! 
GV ghi tựa bài: Xăng-ti-mét vuông
- HS hát:
- Bạn phát biểu: “Các đơn vị đo độ dài đã học”
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (30 phút)
2.1 Hoạt động 1 (10 phút): Khám phá
a. Mục tiêu: Giới thiệu về xăng-ti-mét-vuông
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: 
Cách tiến hành:
GV nêu: Xăng-ti-mét vuông là một đơn vị đo diện tích.
1 xăng-ti-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 cm.
Xăng-ti-mét vuông viết tắt là cm2
(GV vừa nói vừa viết lên bảng.)
– Nhận biết độ lớn của 1 cm2.
- HS tô màu một ô vuông trên giấy kẻ ô vuông cạnh 1 cm.
- Nhận biết diện tích một móng tay (ngón cái hoặc ngón trỏ) khoảng 1 cm2
Dùng tay xoa lên bề mặt của hình vuông và nói: “ Đây là 1 cm2 
1 cm2 là diện tích của của hình vuông có cạnh dài 1 cm.
- Gọi 1 HS nhắc lại.
- HS quan sát
- HS lắng nghe
HS dùng 1 ô vuông cạnh 1 cm đã chuẩn bị để nhận biết độ lớn của 1 cm2.
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
- HS lắng nghe.
Gọi 1 HS nhắc lại cách so sánh diện tích thứ nhất.
2.2 Hoạt động 2 (20 phút): Thực hành
a. Mục tiêu: 
– Nhận biết “diện tích” thông qua hoạt động so sánh diện tích các hình cụ thể.
– Bước đầu nhận biết “diện tích bằng nhau”, “tổng diện tích” qua các biểu tượng cụ thể.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Học nhóm
Bài 1:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của đề bài:
– HS làm việc cá nhân viết vào sách/70
Sửa bài:
Cho HS chơi trò chơi “Tên của tôi”
- Quản trò nêu: Bạn hãy viết tên tôi ra bảng con:
a) Mười bảy xăng-ti-mét-vuông....
b) Một trăm tám mươi tư xăng ti mét vuông ...
c) Sau trăm chín mươi lăm xăng-ti-mét vuông ....
Gọi một số HS trình bày trước lớp.
GV chốt kiến thức: 
Lưu ý nhận xét cách viết cm2 trên bảng của HS
- HS đọc đề bài, lớp lắng nghe
– HS làm việc cá nhân viết kết quả vào sách/70
- HS chơi theo hướng dẫn:
17 cm2, 184 cm2, 695 cm2.
Bài 2:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của đề bài:
- GV gọi 1 HS nhắc lại ghi nhớ:
Xăng-ti-mét vuông là đơn vị đo diện tích. 
1 cm2 là diện tích của của hình vuông có cạnh dài 1cm.
GV hướng dẫn HS phân tích mẫu:
* Các em quan sát: Hình được vẽ trên giấy kẻ ô vuông, mỗi ô vuông có cạnh dài 1 cm, vậy diện tích mỗi ô vuông là bao nhiêu Xăng-ti-mét vuông?
- GV cho HS tô màu 1 cm2 
** Muốn biết diện tích của hình vé bằng bao nhiêu Xăng-ti-mét vuông ta làm thế nào?
- GV chốt và nhắc lại: Cô đồng ý với kết quả và cách làm của các bạn.
- Tương tự, các em làm bài 2 vào vở.
Sửa bài:
GV chuẩn bị các mảnh bìa , cho HS chơi trò chơi: “Đố bạn – Tôi tên gì?”
- HS chơi.
GV theo dõi, nhận xét để trò chơi không bị gián đoạn.
Hình A: 6 cm 2 (vì 1cm 2 x 6ô vuông) 
Hình B: 8cm 2 (vì 1cm 2 x 8 ô vuông) 
Hình C: 6 cm 2 (vì 1cm 2 x 10 ô vuông) 
GV chốt kiến thức: 
- Vì 1 ô vuông = 1cm 2
Vậy diện tích của mỗi hình sẽ là 
-> 1cm 2 nhân với số ô vuông của hình đó
-> đơn vị là xăng-ti-mét vuông.
- HS đọc đề bài, lớp lắng nghe
HS lắng nghe
- HS trả lời: vậy diện tích mỗi ô vuông là 1 cm2 
Vì Xăng-ti-mét vuông là hình vuông có cạnh dài 1 cm,
- Lớp nhận xét
HS tô màu 1 cm2 vào ô mẫu.
- Nhiều HS lần lượt nêu kết quả.
- 1 HS nêu kết quả và giải thích cách tìm: 1 ô vuông = 1cm 2
Vậy diện tích hình màu xanh là 
10cm 2 
(vì=> 1cm 2 x 10 = 10 cm2)
10cm 2 đọc là: mười xăng-ti-mét vuông.
- HS làm việc cá nhân.
- HS1 làm quản trò đố bạn
-> gọi HS2 trả lời -> lớp nhận xét, khen.
* Đổi HS2 làm quản trò. 
* Quản trò có thể hỏi lại cách tìm kết quả.
HS lắng nghe
* Hoạt động nối tiếp: (5 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: HS làm việc cá nhân
1 cm 
- Các em quan sát hình 
GV giới thiệu hình: Các hình bên được tạo bởi các hình vuông có cạnh 1cm. 
Các em hãy tính diện tích của từng hình trên.
GV hỏi kết quả từng hình.
– Theo hiệu lệnh của GV, HS thao tác với hình trước mặt.
GV chốt và nhắc lại kiến thức đã học.
- HS quan sát và lắng nghe
=> HS tính kết quả.
HS thao tác theo hiệu lệnh của GV.
- HS lần lượt trả lời, giải thích cách tìm kết quả.
- Lớp nhận xét bằng thẻ Đ/S
GV nhận xét chung tiết học, khen các nhóm, các cá nhân học tập tốt cá nhân có tiến bộ trong học tập
Dặn dò: Về nhà ôn lại bài
Chuẩn bị bài: Luyện tập Trang 71
	IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_toan_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_32.docx