Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 20 - Bài: Phép trừ các số trong phạm vi 10 000 (Tiết 1)

Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 20 - Bài: Phép trừ các số trong phạm vi 10 000 (Tiết 1)

BÀI: Phép trừ các số trong phạm vi 10 000 (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức kỹ năng:

- Xây dựng biện pháp trừ các số có bốn chữ số (không nhớ, có nhớ không quá hai lượt, không liên tiếp).

-Trừ nhẩm trong phạm vi 10 000.

- Củng cố mối quan hệ giữ phép cộng và phép trừ.

- Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 000 và độ dài đường gấp khúc.

2. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ cô giao.

- Trách nhiệm: Tự giác trong việc tự học, hoàn thành nhiệm vụ cô giao.

- Trung thực: Chia sẻ chân thật nhiệm vụ học tập của cá nhân với bạn.

3. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.

- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của cô.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

 

docx 5 trang Đăng Hưng 24/06/2023 2900
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 20 - Bài: Phép trừ các số trong phạm vi 10 000 (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN - LỚP 3
BÀI: Phép trừ các số trong phạm vi 10 000 (Tiết 1)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức kỹ năng:
- Xây dựng biện pháp trừ các số có bốn chữ số (không nhớ, có nhớ không quá hai lượt, không liên tiếp).
-Trừ nhẩm trong phạm vi 10 000.
- Củng cố mối quan hệ giữ phép cộng và phép trừ.
- Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 000 và độ dài đường gấp khúc.
2. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ cô giao. 
- Trách nhiệm: Tự giác trong việc tự học, hoàn thành nhiệm vụ cô giao.
- Trung thực: Chia sẻ chân thật nhiệm vụ học tập của cá nhân với bạn.
3. Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
4. Năng lực đặc thù: 
- Giao tiếp toán học: Củng cố ý nghĩa của phép cộng, tên gọi các thành phần của phép cộng, vận dụng vào giải quyết vấn đề dẫn đến phép cộng.
	- Tư duy và lập luận toán học: Thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100; 
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 10 000.
- Giải quyết vấn đề toán học: không nhớ, có nhớ không quá hai lượt, không liên tiếp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: các tấm thẻ vẽ con thỏ, ngôi nhà, bảng phụ.
- HS: đồ dùng học tập, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động Khởi động: (5 phút)
Trò chơi: “Cùng giúp thỏ về nhà”
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp: Trò chơi
 * Hình thức tổ chức: Cá nhân
- GV dán lần lượt các tấm thẻ:
+ Hình con thỏ 
+ 3 chướng ngại vật chứa các câu hỏi (567-478; 748-372; 467 - 273)
 + Ngôi nhà
- 3 HS chọn từng chướng ngại vật và thực hiện yêu cầu, khi trả lời đúng vật chú thỏ sẽ tiến gần hơn về ngôi nhà.
- GV nhận xét
- HS chọn các chướng ngại vật
- Dự kiến HS trả lời:
+ 89, 376, 194
2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (27 phút)
2.1 Hoạt động 1 (12 phút): Khám phá
a. Mục tiêu: Xây dựng các biện pháp trừ các số có bốn chữ số (không nhớ, có nhớ không quá hai lượt, không liên tiếp).
b. Phương pháp: Nêu vấn đề
* Hình thức tổ chức: Làm việc cá nhân
Vừa rồi các bạn đã giúp thỏ con về được nhà nhà của mình. Vậy khi trừ hai số có ba chữ số, ta thực hiện mấy bước? 
- Khi đặt tính lưu ý điều gì?
- Trước khi tính, ta lưu ý điều gì? Tính theo thứ tự nào?
-GV viết: 3936- 1421
-GV nêu vấn đề: Vậy với phép trừ hai số có bốn chữ số thì làm như thế nào? 
- Gọi HS nêu cách đặt tính?
- GV nhận xét, đặt tính lên bảng
- Trước khi tính, quan sát xem đây có phải là phép trừ có nhớ không.
- Yêu cầu HS lấy bảng con và thực hiện phép tính.
- GV quan sát HS làm bảng con
- Gọi HS nêu cách trừ (HS nêu , GV thực hiện phép tính trên bảng) 
- GV nhận xét HS làm bảng con.
- GV khái quát lại cách trừ:
+ Tính theo thứ tự từ trái sang phải
+ Đơn vị trừ đơn vị, chục trừ chục, trăm trừ trăm, nghìn trừ nghìn.
GV viết: 4140 – 1421
- Yêu cầu HS đặt tính trên bảng con và tính.
- Ở bước tính lưu ý có nhớ hay không?
- GV quan sát HS đặt tính.
- Gọi HS nêu cách trừ (HS nêu , GV thực hiện phép tính trên bảng)
- GV nhận xét, hệ thống lại cách đặt tính (đặc biệt thao tác nhớ)
- Dự kiến HS trả lời: 
Khi trừ hai số có ba chữ số, ta thực hiện 2 bước:
 + Đặt tính
 + Tính
- Dự kiến HS trả lời:
Khi đặt tính các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau
- Dự kiến HS trả lời:
+ Trước khi tính, ta lưu ý quan sát xem đây có là phép trừ có nhớ không.
+ Tính từ phải sang trái
- Dự kiến HS trả lời:
 + Vậy với phép trừ hai số có bốn chữ số thì thực hiện như trừ các số có ba chữ số.
- Dự kiến HS trả lời:
Viết số này dưới số kia sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau, viết dấu trừ, kẻ vạch ngang.
- HS nhận xét
- Dự kiến HS trả lời:
 3936
 1421
 2515
- HS làm vào bảng con.
- Dự kiến HS trả lời:
+ 6 trừ 1 bằng 5, viết 5
+ 3 trừ 2 bằng 1, viết 1
+ 9 trừ 4 bằng 5 , viết 5
+ 3 trừ 1 bằng 2 , viết 2
- HS nhận xét.
- Đây là phép trừ không nhớ.
+ HS đặt tính vào bảng con
 - Dự kiến HS trả lời:
+ 0 không trừ được 1, lấy 10 trừ 1 bằng 9, viết 9, nhớ 1.
+ 2 thêm 1 bằng 3, 4 trừ 3 bằng 1, viết 1.
+ 1 không trừ được 4, lấy 11 trừ 4 bằng 7, viết 7 nhớ 1.
+ 1 thêm 1 bằng 2, 4 trừ 2 bằng 2, viết 2.
- HS nhận xét
2.2 Hoạt động 2 (15 phút): Thực hành
a. Mục tiêu: Trừ nhẩm trong phạm vi 10000
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm
Bài tập 1:
- HS đọc thầm bài tập
- Yêu cầu bài tập 1 là gì?
- Ở bài đặt tính rồi tính cần lưu ý điều gì? 
- HS làm bài vào vở ( cá nhân) rồi chia sẽ nhóm đôi
- 8 HS làm vào bảng phụ (mỗi HS 1 câu)
- GV quan sát, giúp đỡ
- HS trình bày
- GV nhận xét.
- HS đọc thầm 
- Bài tập 1 yêu cầu tính
- Dự kiến HS trả lời:
 Ở bài đặt tính rồi tính cần lưu ý: 
+ Đặt tính thẳng cột
+ Khi tính luôn lưu ý việc “có nhớ”
- HS làm bài tập
- HS trình bày cách và nhận xét
* Hoạt động nối tiếp: (4 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp:Trò chơi
 * Hình thức tổ chức: cả lớp
Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai tinh mắt?”
+ GV nêu cách chơi: Khi cô đưa ra phép tính, nếu phép tính nào đúng thì các em sẽ viết chữ Đ vào bảng con, nếu phép tính nào sai thì các em viết chữ S vào bảng con trong thời gian 30 giây. Khi hết thời gian các em sẽ đưa bảng lên để cô kiểm tra.
+ GV lần lượt đưa từng phép tính cho HS xem, sau mỗi lượt GV hỏi HS vì sao viết chữ Đ/S.
 4622
3426 
1106
3325
2126
1199
5532
5226 
316
a) b) c) 
+ GV nhận xét
- Yêu cầu HS về nhà tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ đã học để hôm sau chia sẻ với bạn bè. 
- Dặn dò sau bài học
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau.
- Cả lớp cùng tham gia chơi. Lần lượt viết chữ Đ/S vào bảng con và giải thích.
 a) S
 b) S
 c) Đ
- HS chú ý lắng nghe.
- HS chú ý lắng nghe.
	IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_toan_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_20.docx