Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ I - Tuần 10, Bài 1: Ý tưởng của chúng mình

Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ I - Tuần 10, Bài 1: Ý tưởng của chúng mình

Đọc: Ý tưởng của chúng mình (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Chia sẻ được với bạn về một bức tranh; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài của tên bài đọc và tranh minh hoạ

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, bước đầu đọc lời các nhân vật và lời người dẫn chuyện với giọng phù hợp; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài học. Những chiếc máy mà các bạn nhỏ thể hiện trong tranh là những ý tưởng độc đáo, sáng tạo. Nếu chế tạo được những chiếc máy này, con người sẽ làm việc nhẹ nhàng hơn.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ và tự học : HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác : Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.

+ Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo :HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lí tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp

– Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.

 

docx 17 trang Đăng Hưng 24/06/2023 900
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ I - Tuần 10, Bài 1: Ý tưởng của chúng mình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10 : TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ 5 : ƯỚC MƠ CỦA EM
Bài 1 : Ý TƯỞNG CỦA CHÚNG MÌNH 
Đọc: Ý tưởng của chúng mình (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Chia sẻ được với bạn về một bức tranh; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài của tên bài đọc và tranh minh hoạ
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, bước đầu đọc lời các nhân vật và lời người dẫn chuyện với giọng phù hợp; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài học. Những chiếc máy mà các bạn nhỏ thể hiện trong tranh là những ý tưởng độc đáo, sáng tạo. Nếu chế tạo được những chiếc máy này, con người sẽ làm việc nhẹ nhàng hơn.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ và tự học : HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,... 
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác : Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo :HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lí tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp 
– Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. 
3. Phẩm chất: 
 - Biết hợp tác cùng bạn ( hợp tác)
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc sách, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
GV: + Tranh ảnh, video clip để tổ chức hoạt động 
 + Bảng phụ hoặc máy chiếu ghi các từ khó, câu dài và đoạn từ Vậy là cả lớp... Minh hào hứng 
HS: + Sách, vở, dụng cụ học tập + Sách có truyện về Ước mơ và phiếu đọc sách đã ghi chép về truyện đã đọc. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
- Mục tiêu: 
 + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Biết nhìn vào tranh để phỏng đoán nội dung tranh.
+ Nêu được phỏng đoán về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.
- Cách tiến hành:
 GV cho hs quan sát 3 bức tranh sau.
Yêu cầu HS chia sẻ với bạn về một trong số bức tranh các em đã quan sát trên màn hình.
GV giới thiệu tên chủ đề và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên chủ điểm Ước mơ tuổi thơ.
- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi:
 - GV mời đại diện 2 – 3 cặp chia sẻ trước lớp. 
HS tập trung chia sẻ, chú ý lắng nghe 
HS bắt cặp, trao đổi: về một bức tranh của em chủ đề, cảnh vật, màu sắc -> đọc tên và phỏng đoán nội dung bài đọc. 
2. Khám phá.
- Mục tiêu: - HS đọc được thành tiếng đoạn trong bài, phân biệt được giọng của nhân vật. 
- Hiểu được nội dung bài đọc: Những chiếc máy mà các bạn nhỏ thể hiện trong tranh là những ý tưởng độc đáo, sáng tạo. Nếu chế tạo được những chiếc máy này, con người sẽ làm việc nhẹ nhàng hơn.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
- GV đọc mẫu: - GV đọc mẫu toàn bài. Lưu ý: tập trung phân biệt các giọng đọc của nhân vật. (Người dẫn truyền thong thả, giọng cô giáo ấm áp, thân thiện; giọng Tâm, Minh hào hứng thể hiện niềm hi vọng;nhấn giọng khi đọc các từ ngữ hoạt động, đặc điểm (hào hứng. Mềm, nhanh, khổng lồ, tươi cười, ).
- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm các lời thoại với ngữ điệu phù hợp.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn: (3 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến mơ ước của mình nhé.
+ Đoạn 2:Tiếp theo đến Minh hào hứng.
+ Đoạn 3: Tiếp theo đến hết.
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Luyện đọc từ khó: vẽ, nhện, sản phẩm, rô bốt...
- Luyện đọc câu dài: *Bạn Tâm vẽ chiếc ô tô/ mềm như một quả bóng khổng lồ,vừa có đuôi cá để bơi/ vừa có đôi cánh để bay.//
* Còn sản phẩm của bạn Minh / là cái máy hình con cua khổng lồ, càng
- Giải nghĩa từ khó hiểu: 
+chế tạo: tạo ra sản phẩm
+ Robot là một cỗ máy đặc biệt là một lập trình bởi một máy tính có khả năng thực hiện một loạt phức tạp của các hành động tự động.
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 3.
- GV nhận xét các nhóm.
2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
* Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc: HS nắm được nội dung của bài đọc trên cơ sở trả lời các câu hỏi đọc hiểu. 
* Cách thực hiện:
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 5 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. 
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Đề bài của cô giáo dạy Mĩ thuật là gì?
+ Câu 2: Các bạn đã vẽ những gì?
Câu 3: Em thích ý tưởng của bạn nào nhất? Vì sao?
Câu 4: Theo lời cô giáo, con người sẽ làm việc thế nào nếu chế tạo được những chiếc máy các bạn đã vẽ?
Câu 5: Đặt một tên khác cho bài đọc.
- GV đặt câu hỏi khuyến khích HS chia sẻ: Viết vào Phiếu đọc sách những điều em thấy thú vị.
- HS tự nguyện xung phong chia sẻ.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá, chốt lại đáp án đúng dựa trên câu trả lời đúng của các nhóm.
GV đưa ra nội dung chính của bài học: chúng ta hãy luôn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống. Hãy biết ước mơ và biến ước mơ đó thành hiện thực.
- Hs lắng nghe.
- HS lắng nghe cách đọc.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS quan sát
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS đọc từ khó.
- 2-3 HS đọc câu dài.
-HS lắng nghe.
- HS luyện đọc theo nhóm 3.
- HS lắng nghe.
HS hình thành nhóm, đọc bài và thảo luận trả lời câu hỏi: 
-Đề bài của cô giáo dạy Mĩ thuật là: Nếu là nhà khoa học, các em sẽ chế tạo vật gì để giúp con người làm việc vui hơn? Bây giờ mỗi bạn hãy vẽ lại đồ vật mơ ước của mình nhé.
- Bạn Tâm vẽ chiếc ô tô mềm như một quả bóng khổng lồ, vừa có đuôi cá để bơi vừa có đôi cánh để bay.
Sản phẩm của bạn lớp trưởng là một chú nhện có cánh để hái Xoài.
Một bạn gái vẽ chú rô bốt hình con ốc sên chuyên việc nhổ cỏ.
Còn sản phẩm của bạn Minh là cái máy hình con cug khổng lồ, càng và chân máy đều có thể hút được những hạt lúa trên đồng.
-Em thích ý tưởng của bạn Tâm nhất. Vì chiếc ô tô của bạn đầy sáng tạo và thú vị. Nếu chiếc ô tô đó trở thành sự thật thì chúng ta sẽ có một phương tiện vừa có thể bay trên bầu trời và lặn dưới đại dương. Điều ấy thật tuyệt vời biết bao!
-Nếu chế tạo được những chiếc máy này, con người sẽ làm việc mà giống như là đang dắt thú cưng đi chơi vậy.
-Thế giới diệu kì qua những bức tranh
-Giờ Mĩ thuật lí thú
-Đồ vật mơ ước của chúng mình
- HS trình bày và chăm chú lắng nghe GV nhận xét.
Hs suy nghĩ trả lời
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
 Em ước mong gì ở tương lai?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- 3-4 HS tự nguyện xung phong chia sẻ.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 TUẦN 10
BÀI 1: Ý TƯỞNG CỦA CHÚNG MÌNH 
Đọc mở rộng: Tìm đọc, viết Phiếu đọc sách, chia sẻ một truyện về ước mơ (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Tìm đọc được một truyện về ước mơ, viết được: Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn về tên, những suy nghĩ, việc làm của nhân vật em thích trong truyện đã đọc
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ và tự học : HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,... 
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác : Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo :HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lí tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp 
– Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. 
3. Phẩm chất: 
 - Biết hợp tác cùng bạn ( hợp tác)
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc sách, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Đối với GV: 
+ Tranh ảnh, video clip để tổ chức hoạt động 
+ Bảng phụ hoặc máy chiếu ghi các từ khó, câu dài và đoạn từ Vậy là cả lớp... Minh hào hứng 
+ Phiếu đọc sách
- Đối với HS:
+ Sách, vở, dụng cụ học tập + Sách có truyện về Ước mơ và phiếu đọc sách đã ghi chép về truyện đã đọc. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5 phút)
*Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
* Cách thực hiện
HD HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, trao đổi với bạn về những cuốn sách mà em đã đọc..
GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới 
- HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh hoạ để phán đoán nội dung bài đọc: nhân vật, việc làm của các nhân vật, 
- HS chia sẻ trong nhóm
- Lắng nghe, quan sát
- HS đọc
2 .Hoạt động : Luyện đọc lại.
* Mục tiêu: Giúp HS xác định được giọng đọc của các nhân vật và một số từ ngữ cần nhấn giọng trên cơ sở hiểu nội dụng bài.
* Cách thực hiện: 
- GV đọc lại toàn bài.
- GV yêu cầu học sinh xác định được giọng đọc của người dẫn chuyện, cô giáo, các bạn nhỏ và một số từ ngữ cần nhấn giọng trên cơ sở hiểu nội dung bài.
- GV hướng dẫn đọc phân vai: người dẫn chuyện, cô giáo, bạn nhỏ.
- GV yêu cầu đọc phân vai đoạn từ Vậy là cả lớp . Minh hào hứng.
- GV nhận xét, tuyên dương- 
*Đọc mở rộng Đọc một truyện về ước mơ
GV có thể cho hs sưu tầm các mẫu truyện trong Thư viện.
Nếu sau này mà được làm Bác sĩ em sẽ ước điều gì?
Nếu mà làm cô giáo để dạy các bạn nh3, em mong ước gì ở các bạn nhỏ?
Gv nhận xét
Hoạt động : Viết Phiếu đọc sách 
- GV yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc sách những điều em thấy thú vị: tên truyện, tên tác giả, nội dung của truyện (HS cũng có thể ghi thêm lời nói, hành động của nhân vật/ chi tiết em thích, lí do), 
+ Trang trí Phiếu đọc sách đơn giản theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung truyện em đọc.
Chia sẻ phiếu đọc sách 
- GV chia lớp thành nhóm 4, các thành viên chia sẻ phiếu đọc sách cho nhau (tên truyện, tên tác giả, nội dung của truyện...) 
- GV khuyến khích HS chia sẻ phiếu đọc sách trước lớp hoặc dán vào phiếu đọc sách vào góc sản phẩm của lớp. 
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương tinh thần học tập của cả lớp
Hs theo dõi
3 hs luyện đọc
- Gọi HS luyện đọc lại đoạn văn trên 
- HS thi đọc trước lớp 
Hs xung phong đọc
Hs tự chia sẻ
Lắng nghe
HS nhớ và ghi truyện đã đọc vào phiếu đọc sách.
- HS lên ý tưởng trang trí phiếu đọc đơn giản theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung sách.
- HS dán phiếu đọc sách lên góc sản phẩm.
- HS chăm chú lắng nghe
- HS chia sẻ phiếu đọc sách cho các thành viên trong nhóm, chia sẻ nội dung..
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
Gv cho hs nêu cảm tưởng về 1 cuốn sách mà các em đã đọc
Em có ước mơ gì cho tương lai?
- GV nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động nối tiếp: 
-Nhắc lại nội dung bài
-Chuẩn bị bài cho tiết sau.
Hs chia sẻ trước lớp
Hs lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3
BÀI 1: Ý TƯỞNG CỦA CHÚNG MÌNH 
Viết: Ôn chữ hoa C, G (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Viết đúng kiểu chữ hoa C, G, tên địa danh và câu ứng dụng
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các bài tập trong SGK. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm việc trong nhóm để trả lời câu hỏi trong bài.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- Mẫu chữ viết hoa C, G cỡ nhỏ.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
1. Năng lực đặc thù.
- MRVT về Ước mơ, đặt câu với từ ngữ vừa tìm được.
- Giới thiệu về đồ vật em muốn chế tạo để giúp con người làm việc vui hơn.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ và tự học : HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,... 
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác : Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo :HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lí tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp 
– Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. 
3. Phẩm chất: 
 - Biết hợp tác cùng bạn ( hợp tác)
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: (5 phút)
* Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
* Cách thực hiện: 
- GV cho HS bắt nhịp bài hát
- GV giới thiệu bài: Tập viết chữ hoa C, G, Từ ứng dụng và câu ứng dụng.
- GV ghi bảng tên bài
Hs hát
- HS lắng nghe
- Theo dõi
2 Viết
- Mục tiêu: 
+ Ôn lại và viết đúng kiểu chữ hoa: C,G, tên riêng và câu ứng dụng.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành: 
1. Hoạt động 1: Luyện viết chữ hoa: ( 10 phút)
a. Mục tiêu: 
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: hỏi đáp, rèn luyện theo mẫu
- HS quan sát mẫu chữ C hoa, nhắc lại chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của C hoa.
- HS quan sát GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ C hoa.
- HS viết chữ C hoa cỡ nhỏ vào bảng con ( nếu HS viết tốt, GV có thể bỏ qua bước này, cho HS viết vào VTV).
- HS quan sát mẫu chữ G hoa, nhắc lại chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của chữ G hoa trong mối quan hệ so sánh với chữ C hoa.
- HS quan sát giáo viên viết mẫu và nêu quy trình viết chữ G hoa( có thể chọn một HS viết tốt viết chữ G hoa trên bảng cho cả lớp quan sát).
- HS viết chữ C, G hoa vào VTV.
- HS quan sát mẫu 
- HS quan sát GV viết mẫu
- HS quan sát GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ C, G hoa. 
- HS viết vào bảng con, VTV
*Cấu tạo chữ C hoa: Gồm nét cong trái và nét cong phải.
* Cách viết: Đặt bút trên ĐK dọc 2, dưới ĐK ngang 4, viết một nét cong trái nhỏ phía trên ĐK ngang 2, lượn vòng lên chạm ĐK dọc 3 viết tiếp nét cong trái lớn liền mạch với nét cong phải và dừng bút bên phải ĐK dọc 2, dưới ĐK ngang 2 (Chỗ bắt đầu viết nét cong trái lớn phải ngang bằng với điểm đặt bút)
*Cấu tạo chữ G hoa: Gồm nét cong trái và nét khuyết dưới 
*Cách viết: Đặt bút trên ĐK dọc 2, dưới ĐK ngang 4 (phía trên), viết một nét cong trái nhỏ (lưng chạm ĐK dọc 1), lượn vòng lên chạm ĐK dọc 3 viết liền mạch nét cong rái lớn, dừng bút tại giao điểm của ĐK ngang 2 (phía trên) và ĐK dọc 3 (Chỗ bắt đầu viết nét cong trái lớn phải ngang bằng với điểm đặt bút).
- Không nhấc bút, viết tiếp nét kuyết dưới và dừng bút trước ĐK dọc 4, dưới ĐK ngang 2 (phía trên).
2. Hoạt động 2: Luyện viết từ ứng dụng ( 7 phút)
- HS đọc và tìm hiểu nghĩa của từ ứng dụng: 
 Cần Giờ (Tên một huyện của Thành phố Hồ Chí Minh, ở đây có khu rừng ngập mặn với nhiều loại động thực vật đặc trưng của miền Duyên Hải Việt Nam).
- HS nghe GV nhắc lại cách nối chữ C hoa sang chữ â và từ chữ G hoa sang chữ i (nếu cần).
- HS viết chữ Cần Giờ vào VTV.
- Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của từ ứng dụng 
- GV nhắc lại quy trình viết chữ C, G hoa và cách nối từ chữ G hoa sang chữ i.
- GV viết chữ Cần Giờ
- HD HS viết chữ Cần Giờ
 vào VTV
 Hoạt động 3: Luyện viết câu ứng dụng (8 phút)
- HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng: 
 Bàn tay ta làm nên tất cả,
 Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
 Hoàng Trung Thông
(Câu thơ ca ngợi sức lao động, sáng tạo của con người. Nhờ sức lao động, sự sáng tạo, con người đã chinh phục được thiên nhiên, khắc phục mọi khó khăn làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp).
- HS viết câu ứng dụng vào VTV.
2.5. Đánh giá bài viết
- HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn.
- HS nghe GV nhận xét một số bài viết.
- Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng 
- GV cho HS nhắc lại cách viết thể thơ lục bát
- HD HS viết câu ứng dụng vào VTV
- HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. 
- HS nghe GV nhận xét một số bài viết
Luyện viết thêm: 
- HS đọc và tìm hiểu nghĩa của từ Phan Đình Giót (1922-1954, là một trong 16 anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân được tuyên dương thành tích trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Phan Đình Giót đã tham gia nhiều chiến dịch lớn như: Trung Du, Tây Bắc, Hoà Bình, Điện Biên Phủ) và câu ứng dụng: Con cua máy sẽ giúp ba mẹ thu hoạch lúa nhanh hơn.
- HD HS viết từ Phan Đình Giót vào VTV
- HS đọc và tìm hiểu từ Phan Đình Giót 
- HS viết vào VTV
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực 
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.
+ Cho HS quan sát video cảnh đẹp của Cần Giờ.
+Cần Giờ thuộc Thành phố nào của nước ta?
+ Nếu có dịp được tới thăm vùng đất Cần Giờ thì em sẽ làm gì để có thể lưu lại những khoảng khắc đẹp ở nơi đó?
- Nhận xét, tuyên dương
HS quan sát
Hs trả lời
Lắng nghe để rút kinh nghiệm
*Nối tiếp:
 Đánh giá bài viết: GV nhận xét một số bài viết.
- Chuẩn bị bài sau
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3
BÀI 1: Ý TƯỞNG CỦA CHÚNG MÌNH 
LTVC: Mở rộng vốn từ Ước mơ (Tiết 4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- MRVT về Ước mơ, đặt câu với từ ngữ vừa tìm được.
- Giới thiệu về đồ vật em muốn chế tạo để giúp con người làm việc vui hơn.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ và tự học : HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,... 
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác : Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo :HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lí tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp 
– Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. 
3. Phẩm chất: 
 - Biết hợp tác cùng bạn ( hợp tác)
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc sách, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Đối với GV: 
+ Tranh ảnh, video clip để tổ chức hoạt động 
+ Thẻ từ để tổ chức trò chơi khi học LTVC
- Đối với HS:
+ Sách, vở, dụng cụ học tập + Sách có truyện về Ước mơ và phiếu đọc sách đã ghi chép về truyện đã đọc. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: 
* Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
+ Cách thực hiện:
Gv cho hs nói về ước mơ của mình sau này
GV dẫn dắc giới thiệu bài – ghi bảng
Hs chia sẻ trước lớp về ước mơ của mình
2. Khám phá.
1. Hoạt động 1: Luyện từ 
+ Mục tiêu: HS quan sát, tìm từ phù hợp với từng quả bóng; chơi tiếp sức để tìm được câu thành ngữ phù hợp. 
+ Cách thực hiện:
 Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 1
--HD HS tìm từ ngữ trong nhóm nhỏ. Chia sẻ kết quả trước lớp.
HS có thể thức hiện bài tập bằng hình thức trò chơi thi tìm từ nhanh với bạn hoặc nhóm của bạn bằng cách nối các tiếng đã cho tạo thành từ ngữ.
- HS nghe GV nhận xét kết quả. GV chỉ ra những từ ngữ phù hợp
- HS xác định yêu cầu 
- HS tìm các từ ngữ , thảo luận
- Chia sẻ kết quả trước lớp.
(Đáp án: Ước mơ, ước mong, ước muốn, ước ao, mơ ước, mơ mộng, mong muốn, mong ước, ao ước.
2. Hoạt động 2: Luyện câu 
+ Mục tiêu: Hs tìm được các từ ngữ thuộc chủ đề Ước mơ. Từ đó nói được ước mơ của em sau này
+ Cách thực hiện:
Bài 2: Đặt câu có từ ngữ thuộc chủ đề Ước mơ
- HS xác định yêu cầu của BT 2, đọc lại các từ ngữ tìm được ở BT 1 và các câu mẫu.
- HS đặt câu theo yêu cầu BT trong nhóm đôi, nghe bạn nhận xét để điều chỉnh cách diễn đạt, mở rộng câu, 
- 1-2 HS nói câu trước lớp.
- HS nghe bạn và GV nhận xét.
- HS viết 1-2 câu vào VBT.
- HS nhận xét bài làm của bạn trong nhóm đôi.
(Các BT 2b và 2c thức hiện tương tự nhưng có thể lược bớt một vài bước nếu thấy không cần thiết.)
- HS xác định yêu cầu của BT - HS làm việc theo nhóm
- HS viết vào VBT câu đã đặt
- HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn
Gợi ý đáp án:
a. Nói về nghề nghiệp em ước mơ.
Mơ ước của em là trở thành một cô giáo.
Em luôn có ước mơ trở thành một nhà thiết kế.
b. Nói về những ước mơ đẹp cho bạn bè, người thân.
Mong ước của em đó là bố mẹ sẽ luôn mạnh khỏe để nuôi em khôn lớn.
Ước muốn của em đó là em trai của em sẽ thật ngoan ngoãn và thông minh.
c. Nói về những ước mơ của em cho tương lai.
Trong tương lai, em luôn ao ước sẽ được đi du lịch vòng quanh thế giới.
Em mong ước mình có thể bay vào vũ trụ.
3 Vận dụng: + Mục tiêu: HS biết giới thiệu về đồ vật em muốn chế tạo để giúp con người làm việc vui hơn.
 + Cách thực hiện:
- HS xác định yêu cầu của hoạt động: Giới thiệu về đồ vật em muốn chế tạo để giúp con người làm việc vui hơn.
- HS suy nghĩ và chia sẻ trong nhóm đôi về đồ vật em muốn chế tạo để giúp con người làm việc vui hơn dựa vào một số câu hỏi gợi ý của GV:
 + Em muốn chế tạo đồ vật gì?
 + Đồ vật ấy dùng để làm gì?
 + Công việc của con người thay đổi như thế nào nếu sử dụng đồ vật em chế tạo?
 + 
- HS nghe bạn và GV nhận xét, tổng kết tiết học.
- HS xác định yêu cầu của hoạt động
- HS thảo luận trong nhóm nhỏ 
- 1-2 HS chia sẻ trước lớp.
- HS chia sẻ trước lớp
1.Em muốn chế tạo một chiếc máy bay đa năng. Chiếc máy bay ấy có cả cánh để có thể bay trên bầu trời, vừa có thể có đuôi để lặn đưới đại dương. Như vậy chiếc máy đa năng hoạt động như một chiếc máy bay và một chiếc tàu lặn. Con người có thể sử dụng nó để khám phá khắp mọi nơi.
2. Em muốn chế tạo một chú robot máy xây nhà. Chiếc máy ấy như một chú robot không lồ có thể xây dựng mọi căn nhà. Người kĩ sư chỉ cần đưa bản thiết kế nhà vào cỗ máy, robot sẽ tự động xây dựng lên ngôi nhà chúng ta mong muốn.
* nối tiếp: 
+ Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
+ Cách thực hiện:
- Cho HS chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả học tập của mình.
- Chuẩn bị: 
- Hs đánh giá
- Nhận xét, tuyên dương
- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tieng_viet_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_ho.docx