Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm Lớp 3 - Tuần 12
- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Tổng kết tháng hành động Em là học sinh thân thiện
- Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề:
+ Sắm vai xử lý tình huống
+Làm sổ tay bạn bè
- Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Văn nghệ theo chủ đề Thầy cô và bạn bè
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất:
- Kể lại điều ấn tượng nhất về thầy cô giáo.
- Thực hiện được tình cảm với thầy cô bằng sản phẩm tự làm.
- Thực hiện được những việc làm hoà giải những bất đồng với bạn bè.
- Làm được những việc thể hiện sự kính yêu thầy cô. Chủ động thực hiện những việc làm hoà giải những bất đồng với bạn bè.
2. Năng lực:
*Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Chia sẻ những việc làm thể hiện tình cảm, suy nghĩ, mong muốn của em với các thầy cô giáo.
-Năng lực thẩm mỹ: Làm được sản phẩm thể hiện tình cảm với thầy, cô giáo.
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thực hiện được những việc làm để hoà giải bất đồng với bạn bè. Thực hiện được những việc làm thể hiện sự kính yêu thầy cô.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Hoạt động trải nghiệm CHỦ ĐỀ 3: KÍNH YÊU THẦY CÔ THÂN THIỆN VỚI BẠN BÈ Tuần: 12 Ngày soạn: Tiết: 1 Ngày dạy: - Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Tổng kết tháng hành động Em là học sinh thân thiện - Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: + Sắm vai xử lý tình huống +Làm sổ tay bạn bè - Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Văn nghệ theo chủ đề Thầy cô và bạn bè I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Phẩm chất: - Kể lại điều ấn tượng nhất về thầy cô giáo. - Thực hiện được tình cảm với thầy cô bằng sản phẩm tự làm. - Thực hiện được những việc làm hoà giải những bất đồng với bạn bè. - Làm được những việc thể hiện sự kính yêu thầy cô. Chủ động thực hiện những việc làm hoà giải những bất đồng với bạn bè. 2. Năng lực: *Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Chia sẻ những việc làm thể hiện tình cảm, suy nghĩ, mong muốn của em với các thầy cô giáo. -Năng lực thẩm mỹ: Làm được sản phẩm thể hiện tình cảm với thầy, cô giáo. - Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thực hiện được những việc làm để hoà giải bất đồng với bạn bè. Thực hiện được những việc làm thể hiện sự kính yêu thầy cô. *Năng lực đặc thù: - Lập được kế hoạch thực hiện việc làm thể hiện tình cảm đối với thầy cô giáo. - Phối hợp với mọi người để tìm hiểu thông tin để làm bảng thông tin thầy cô, thực hiện các hoạt động nhóm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên – SGK Hoạt động trải nghiệm 3; SGV Hoạt động trải nghiệm 3 – Phiếu đánh giá. 2. Đối với học sinh - SGK Hoạt động trải nghiệm 3 - Cuối mỗi tiết hoạt động, GV nên nhắc nhở lại những điều HS cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TUẨN 12 – TIẾT 1: TỔNG KẾT THÁNG HÀNH ĐỘNG “ EM LÀ HỌC SINH THÂN THIỆN” HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh và kết hợp với GV Tổng phụ trách tổ chức cho các em tham gia các hoạt động tập thể trong lễ tổng kết tháng. - GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn, cổ vũ học sinh tham gia hoạt động. - GV yêu cầu học sinh ghi lại cảm nhận và chia sẻ những điều em đã làm được trong tháng hành động. - GV nhắc nhở những HS nói chuyện, làm việc riêng, gây ảnh hưởng tới những bạn xung quanh. -GV khen ngợi và động viên các em tiếp tục làm nhiều việc tốt thể hiện sự kính yêu thầy cô, thân thiện với bạn bè. - Lớp trưởng kiểm tra và báo cáo cho GV. -HS lắng nghe và cổ vũ cho bạn. -HS về chia sẻ cảm nhận về những việc bản thân mình đã làm được trong tháng hành động “Em là học sinh thân thiện”. - HS tiếp thu lời nhắc nhở, ngồi nghiêm túc. - HS tiếp thu lời khen ngợi và phát huy. VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy: KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Hoạt động trải nghiệm CHỦ ĐỀ 3: KÍNH YÊU THẦY CÔ THÂN THIỆN VỚI BẠN BÈ Tuần: 12 Ngày soạn: Tiết: 2 Ngày dạy: I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Phẩm chất: - Kể lại điều ấn tượng nhất về thầy cô giáo. - Thực hiện được tình cảm với thầy cô bằng sản phẩm tự làm. - Thực hiện được những việc làm hoà giải những bất đồng với bạn bè. - Làm được những việc thể hiện sự kính yêu thầy cô. Chủ động thực hiện những việc làm hoà giải những bất đồng với bạn bè. 2. Năng lực: *Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Chia sẻ những việc làm thể hiện tình cảm, suy nghĩ, mong muốn của em với các thầy cô giáo. -Năng lực thẩm mỹ: Làm được sản phẩm thể hiện tình cảm với thầy, cô giáo. - Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thực hiện được những việc làm để hoà giải bất đồng với bạn bè. Thực hiện được những việc làm thể hiện sự kính yêu thầy cô. *Năng lực đặc thù: - Lập được kế hoạch thực hiện việc làm thể hiện tình cảm đối với thầy cô giáo. - Phối hợp với mọi người để tìm hiểu thông tin để làm bảng thông tin thầy cô, thực hiện các hoạt động nhóm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1.Thiết bị dành cho giáo viên: - SGK Hoạt động trải nghiệm 3; SGV Hoạt động trải nghiệm 3 - Bảng nhóm 2. Thiết bị dành cho học sinh: - Giấy A4; giấy bìa, bút màu, bút chì, kéo, hồ dán III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TUẨN 12 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: Thực hành hoà giải bất đồng với bạn. Mục tiêu: Thực hiện được những việc làm hoà giải những bất đồng với bạn bè. Cách tiến hành: *GV tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 4-6 HS, chọn 1 tình huống trong SGK/ 34 thảo luận và sắm vai thể hiện cách xử lý tình huống, theo gợi ý: +Chuyện gì đã xảy ra? +Trong hoàn cảnh đó, em đã làm gì để giải quyết những bất đồng? -GV gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, góp ý. - GV nhận xét, tổng kết hoạt động thảo luận nhóm, nhắc HS khi xử lý các tình huống cụ thể cần chú ý đến cử chỉ, lời nói phù hợp với người mình giao tiếp. - Sau khi kết thúc, GV cho HS ở các nhóm nêu lại những khả năng mà mình chia sẻ với các bạn trong nhóm và hỏi thêm: +Em đã biết thêm những việc làm nào để giải quyết những bất đồng với bạn bè? +Em có nhường nhịn bạn trong các hoạt động vui chơi không? - GV nhận xét, tổng kết hoạt động, chuyển tiếp sang hoạt động 2. Hoạt động 2: Làm sổ tay tình bạn. Mục tiêu: Thực hiện được tình cảm với thầy cô bằng sản phẩm tự làm. Cách tiến hành: -GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh -GV hướng dẫn làm sổ tay theo gợi ý: +Thiết kế bìa, trang trí, viết tên cuốn sổ và trang trí từng trang trong cuốn sổ. +Ghi thông tin bản thân lên trang đầu trong cuốn sổ (họ tên, lớp, trường, ngày sinh, sở thích ). +Vẽ chân dung hoặc dán ảnh của người mà em yêu quý và viết thông tin trong cuốn sổ (họ và tên, ngày sinh, điều em ấn tượng nhất về bạn, kỉ niệm giữa em và bạn ); +Trang trí để cuốn sổ thêm sinh động, đẹp mắt. -GV lưu ý: Mỗi người bạn làm trên một trang giấy. -GV tổ chức cho HS làm “Sổ tay tình bạn”; GV quan sát, hỗ trợ các em khi cần. -GV cho HS giới thiệu cuốn sổ tay với các bạn trong nhóm và gọi một số học sinh giới thiệu trước lớp. -GV hướng dẫn học sinh ghi những suy nghĩ ghi những chuyện vui buồn hằng ngày của em và của bạn vào sổ (mỗi bạn giữ một ngày và chuyền tay nhau ghi vào sổ). -GV nhận xét và tổng kết hoạt động và nhắc nhở học sinh về nhà hoàn thiện, sử dụng Sổ tay tình bạn hằng ngày. -GV nhắc các em về nhà tìm các bài hát nói về thầy cô và bạn bè để chuẩn bị cho tiết Sinh hoạt lớp. Hoạt động 3: Luyện tập – vận dụng Mục tiêu: HS liên hệ với bản thân, chia sẻ việc làm của mình thể hiện việc kính yêu thầy cô. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, chia sẻ những việc mình đã làm thể hiện việc kính yêu thầy cô. - GV tổ chức cho HS chia sẻ những việc mình đã làm thể hiện việc kính yêu thầy cô. - GV nhận xét, tổng kết hoạt động: Về nhà các em tiếp tục thực hiện “Sổ tay tình bạn” và thực hiện tốt những việc làm thể hiện sự kính yêu thầy cô. -Cho HS thảo luận nhóm và trình bày theo gợi ý. -Nêu nhận xét chung -Nhóm khác nêu cảm nhận về nhóm bạn. -HS trả lời theo cảm nhận của mình. -Tổ trưởng kiểm tra và báo cáo: + Một cuốn sổ tay hoặc giấy A4. + giấy bìa, bút màu, bút chì, kéo, hồ dán - HS lắng nghe -HS tham gia làm “Sổ tay tình bạn” - HS chia sẻ trước lớp - HS nghe và thực hiện. - HS nghe GV nhận xét, tổng kết - HS nghe GV nhận xét, tổng kết - HS làm việc theo nhóm -HS chia sẻ những việc mình đã làm được thể hiện việc kính yêu thầy cô. VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy: KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Hoạt động trải nghiệm CHỦ ĐỀ 3: KÍNH YÊU THẦY CÔ THÂN THIỆN VỚI BẠN BÈ Tuần: 12 Ngày soạn: Tiết: 3 Ngày dạy: I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Phẩm chất: - Kể lại điều ấn tượng nhất về thầy cô giáo. - Thực hiện được tình cảm với thầy cô bằng sản phẩm tự làm. - Thực hiện được những việc làm hoà giải những bất đồng với bạn bè. - Làm được những việc thể hiện sự kính yêu thầy cô. Chủ động thực hiện những việc làm hoà giải những bất đồng với bạn bè. 2. Năng lực: *Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Chia sẻ những việc làm thể hiện tình cảm, suy nghĩ, mong muốn của em với các thầy cô giáo. -Năng lực thẩm mỹ: Làm được sản phẩm thể hiện tình cảm với thầy, cô giáo. - Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thực hiện được những việc làm để hoà giải bất đồng với bạn bè. Thực hiện được những việc làm thể hiện sự kính yêu thầy cô. *Năng lực đặc thù: - Lập được kế hoạch thực hiện việc làm thể hiện tình cảm đối với thầy cô giáo. - Phối hợp với mọi người để tìm hiểu thông tin để làm bảng thông tin thầy cô, thực hiện các hoạt động nhóm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1.Thiết bị dành cho giáo viên: - Bảng phụ, Sách GV hoạt động trải nghiệm 3. 2. Thiết bị dành cho học sinh - Sách hoạt động trải nghiệm 3 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TUẨN 12 – TIẾT 3: VĂN NGHỆ THEO CHỦ ĐỀ “THẦY CÔ VÀ BẠN BÈ” Thời gian HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.BÁO CÁO SƠ KẾT CÔNG TÁC TUÂN - GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo: +Đi học chuyên cần + Tác phong , đồng phục + Chuẩn bị bài,đồ dùng học tập + Vệ sinh. + GV nhận xét qua 1 tuần học * Tuyên dương: - GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích. * Nhắc nhở: - GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần. 2.THẢO LUẬN KẾ HOẠCH SINH HOẠT TUẦN TIẾP THEO: - Thực hiện chương trình tuần 13, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện. - Tiếp tục thực hiện nội quy HS, giáo dục quyền trẻ em ... - Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới. 3.SINH HOẠT CHỦ ĐỀ: Văn nghệ theo chủ đề Thầy cô và bạn bè -GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 và kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm để tham gia hoạt động *GV phổ biến luật chơi: +Mỗi nhóm lần lượt hát một câu hát trong câu có từ: bạn, thầy, cô +Nhóm hát sau không được hát trùng bài hát với nhóm trước. +Nhóm nào hát được nhiều bài hát nhất thì thắng cuộc. -GV tổ chức cho HS hát đối với nhau và chia sẻ cảm xúc sau khi chơi. -GV nhận xét và tổng kết hoạt động: Thực hiện tốt được những việc làm để hoà giải bất đồng với bạn bè. Thực hiện được những việc làm thể hiện sự kính yêu thầy cô mới xứng đáng là: “Học sinh thân thiện”. -Lớp trưởng báo cáo tình hình của lớp và các mặt như sau: chuyên cần, học tập, tác phong đạo đức, thể dục, vệ sinh, truy bài, các việc khác .. -HS trong lớp bổ sung để thống nhất các ý kiến chung. -HS đề xuất ý kiến hoặc nêu nguyện vọng chính đáng. Cả lớp lắng nghe Lắng nghe giáo viên nhận xét chung. Góp ý và biểu dương HS khá tốt thực hiện nội quy -HS chú ý nghe cô nói, bổ sung hoặc đề xuất ý kiến, nêu thắc mắc nếu có -Các tổ thực hiện theo kế hoạch GVCN Lớp đề ra. -Tổ trưởng kiểm tra và báo cáo -Nghe phổ biến luật chơi. -HS thi hát đối với nhau và nêu cảm xúc của mình sau khi tham gia. -HS lắng nghe. VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:
Tài liệu đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_hoat_dong_trai_nghiem_lop_3_tuan_12.docx