Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 28

Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 28

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực chung:

Năng lực giao tiếp và hợp tác được hình thành qua hoạt động nhóm.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua các hoạt động chính của bài học (khởi động, khám phá, luyện tập và vận dụng);

Năng lực tự chủ và tự học qua hoạt động học cá nhân, được trình bày và được thể hiện tích hợp trong các hoạt động và mục tiêu hoạt động.

2. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết đước vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

- Tuyên truyền tới bạn bè, người thân về việc bả vệ vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

- Nhận biết được những biểu hiện của ô nhiễm môi trường.

- Thực hiện được các hoạt động để phòng chống ô nhiễm môi trường phù hợp với lứa tuổi.

3. Phẩm chất:

Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho HS:

+ Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức và thực hiện các việc làm để phòng chống ô nhễm môi trường phù hợp với lứa tuổi và bảo vệ vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên địa phương.

+ Phẩm chất yêu nước: Thể hiện ở tình yêu thiên nhiên, lòng tự hào và ý thức bảo vệ môi trường cảnh quan của địa phương.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 

docx 9 trang Đăng Hưng 24/06/2023 4420
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN HĐTN LỚP 3
CHỦ ĐỀ 8: CUỘC SỐNG XANH
SINH HOẠT DƯỚI CỜ (TUẦN 28)
Hưởng ứng phong trào “Môi trường xanh – Cuộc sống xanh”
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác được hình thành qua hoạt động nhóm.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua các hoạt động chính của bài học (khởi động, khám phá, luyện tập và vận dụng); 
Năng lực tự chủ và tự học qua hoạt động học cá nhân, được trình bày và được thể hiện tích hợp trong các hoạt động và mục tiêu hoạt động. 
2. Năng lực đặc thù:
- Nhận biết đước vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.
- Tuyên truyền tới bạn bè, người thân về việc bả vệ vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.
- Nhận biết được những biểu hiện của ô nhiễm môi trường.
- Thực hiện được các hoạt động để phòng chống ô nhiễm môi trường phù hợp với lứa tuổi.
3. Phẩm chất:
Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho HS: 
+ Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức và thực hiện các việc làm để phòng chống ô nhễm môi trường phù hợp với lứa tuổi và bảo vệ vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên địa phương.
+ Phẩm chất yêu nước: Thể hiện ở tình yêu thiên nhiên, lòng tự hào và ý thức bảo vệ môi trường cảnh quan của địa phương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên 
- SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3 (nếu có); 
- Giấy A4, AO, giấy màu, bút màu, keo/hồ dán;
2. Học sinh 
- SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3 (nếu có); 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động 
- GV yêu cầu HS tập trung xuống sân
- GV yêu cầu HS xếp hàng và ổn định nề nếp.
- HS di chuyển xuống sân
- HS xếp hàng và ổn định nề nếp.
2. Khám phá 
a.Phần nghi lễ:
+ Chào cờ (có trống Đội)
+ HS hát Quốc ca
b.Nhận xét công tác tuần:
+ Lớp trực tuần nhận xét thi đua.
+ TPT hoặc BGH nhận xét bổ sung và triển khai công tác tuần tới.
- GV tổ chức cho HS ghi nhớ về các truyền thống quê em.
- Nhắc nhở HS giữ trật tự, tập trung chú ý.
+ HS Chào cờ 
+ HS hát Quốc ca
+ HS lắng nghe kế hoạch tuần mới.
- HS tham gia giao lưu.
c. Sinh hoạt theo chủ đề:
* Mục tiêu: Nắm được một số kiến thức thông qua chủ điểm.
* Cách thực hiện:
- GV tổ chức cho HS tập trung vị trí để hưởng ứng phong trào “Môi trường xanh – Cuộc sống xanh”.
- Các em có biết để cho môi trường luôn sạch sẽ thì chúng ta phải làm gì? 
- Để bảo vệ môi trường thì chúng ta thực hiện bằng cách nào?
- Em hãy suy nghĩ và đề xuất những việc làm phù hợp về việc bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên của địa phương để hưởng ứng phong trào.
- GV mời 1, 2 HS chia sẻ về những việc làm phù hợp về việc bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên của địa phương để hưởng ứng phong trào.
- GV nhận xét – khen ngợi.
- TPTĐ giao nhiệm vụ cho GVCN và HS các lớp chuẩn bị một số tiết mục và tham gia phong trào để giữ cho môi trường luôn sạch sẽ và cuộc sống của chúng ta luôn tươi đẹp.
- HS trả lời: Phải biết bảo vệ môi trường.
- HS trả lời: trồng thật nhiều cây xanh, bỏ rác đúng nơi quy định,......
1, 2 HS chia sẻ
- Gợi ý:
+ Nhặt rác trong sân trường, vườn trường hoặc khu vực trước cổng trường.
+ Tái sử dụng các vỉ chai nhựa để tưới cây.
+ Cùng nhau đi bộ, đi xe đạp hoặc sử dụng xe buýt để đến trường.
+ Tái chế giấy bìa, vỏ lon, vỏ chai, ống hút,... để làm đồ trang trí lớp học.
+ Sử dụng túi vải thay vì túi nilon để đựng đồ.
- HS lắng nghe.
3. Hoạt động nối tiếp
- Nhận xét tiêt SHDC.
- Nêu các kế hoạch và phương hướng của tuần tới.
- HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN HĐTN LỚP 3
CHỦ ĐỀ 8: CUỘC SỐNG XANH
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: (TUẦN 28)
Chơi trò chơi “Gọi tên cảnh đẹp quê mình”
Nhận biết về ô nhiễm môi trường
Tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
I I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác được hình thành qua hoạt động nhóm.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua các hoạt động chính của bài học (khởi động, khám phá, luyện tập và vận dụng); 
Năng lực tự chủ và tự học qua hoạt động học cá nhân, được trình bày và được thể hiện tích hợp trong các hoạt động và mục tiêu hoạt động. 
2. Năng lực đặc thù:
- Nhận biết đước vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.
- Tuyên truyền tới bạn bè, người thân về việc bả vệ vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.
- Nhận biết được những biểu hiện của ô nhiễm môi trường.
- Thực hiện được các hoạt động để phòng chống ô nhiễm môi trường phù hợp với lứa tuổi.
3. Phẩm chất:
Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho HS: 
+ Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức và thực hiện các việc làm để phòng chống ô nhễm môi trường phù hợp với lứa tuổi và bảo vệ vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên địa phương.
+ Phẩm chất yêu nước: Thể hiện ở tình yêu thiên nhiên, lòng tự hào và ý thức bảo vệ môi trường cảnh quan của địa phương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên 
- SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3 (nếu có); 
- Giấy A4, AO, giấy màu, bút màu, keo/hồ dán;
2. Học sinh 
- SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3 (nếu có); 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Hoạt động khởi động: 
* Mục tiêu: Tạo bầu khí vui tươi, sinh động cho lớp học và dẫn dắt vào bài học.
* Phương pháp, hình thức: Hát 
* Cách tiến hành:
- GV cho HS hát bài hát 
- GV nhận xét, khen ngợi HS, dẫn dắt vào bài học
- HS hát, vận động theo bài hát
- HS lắng nghe
2. Khám phá 
Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Gọi tên cảnh đẹp quê mình”
* Mục tiêu: HS chơi trò chơi “Gọi tên cảnh đẹp quê mình”
* Phương pháp, hình thức: hoạt động nhóm, vấn đáp, trò chơi, hát.
* Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu của hoạt động 1 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 3 trang 74.
- GV phát cho mỗi HS một mảnh giấy nhỏ yêu cầu HS viết tên một nơi mà em thấy đẹp của địa phương ( ví dụ: sông, hồ, núi, cánh đồng, ) vào mảnh giấy đó.
- Yêu cầu HS suy nghĩ để mô tả ngắn gọn về cảnh đẹp đó bằng ba câu.
- HS cử ra một bạn làm quản trò. GV yêu cầu HS tập trung thành đội hình vòng tròn, quản trò đứng ngoài vòng tròn.
- GV phổ biến luật chơi:
+ Cả lớp hát theo giai điệu một bài hát. Khi quản trò tắt nhạc và hô tên một cảnh đẹp của địa phương (VD: Sông) thì cả lớp cầm tờ giấy có viết chữ “Sông/Dòng sông” sẽ bước một bước vào vòng tròn.
Lần lượt mỗi HS sẽ có 3 câu mô tả về dòng sông theo cảm nhạn của bản thân
VD: Dòng sông quê mình là sông Đào. Nước sông có màu xanh đậm. Hai bên bờ là những rặng tre xanh mướt.
+ Nếu bạn nào không mô tả được thì bạn đó sẽ thực hiện một hành động do quản trò yêu cầu
- GV tổng kết trò chơi – Khen ngợi và dẫn dắt chuyển tiếp sang hoạt động sau.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS tập trung thành đội hình vòng tròn, quản trò đứng ngoài vòng tròn
- Học sinh lắng nghe và thực hiện
Học sinh lắng nghe.
Hoạt động 2: Nhận biết về ô nhiễm môi trường. 
* Mục tiêu: HS giới thiệu cảnh đẹp của địa phương em 
* Phương pháp, hình thức: hoạt động nhóm, vấn đáp, trò chơi, hát.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc nhiệm vụ hoạt động 2 trong SGK trang 74.
- Yêu cầu HS quan sát các bức ảnh ở nhiệm vụ 1 và chỉ ra các bức ảnh thể hiện môi trường bị ô nhiễm.
- Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi thảo luận về những biểu hiện môi trường bị ô nhiễm trong các bức ảnh và kể thêm các dạng ô nhiễm môi trường khác mà em biết.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- GV nhận xét.
- GV hỏi về các dạng ô nhiễm môi trường ở những cảnh quan thiên nhiên của địa phương theo gợi ý:
+ Ở địa phương chứng ta có hiện tượng ô nhiễm môi trường không?
+ Theo em đó là dạng ô nhiễm nào?
- GV nhận xét, tổng kết hoạt động
Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
* Mục tiêu: HS hiểu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
* Phương pháp, hình thức: hoạt động nhóm, vấn đáp.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ của hoạt động 3 trong SGK trang 75.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, quan sát các bức tranh trong SGK và trao đổi với các bạn trong nhóm về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở từng tranh theo gợi ý:
+ Loại ô nhiễm môi trường thể hiện trong mỗi ảnh.
+ Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở từng tranh
- GV hỏi thêm về các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương theo gợi ý sau:
+ Ở nơi em sống môi trường có bị ô nhiễm không?
+ Theo em, việc ô nhiễm đó là do nguyên nhân nào?
- GV nhận xét, tổng kết hoạt động.
- HS đọc nhiệm vụ hoạt động 2 trong SGK trang 74.
- HS trả lời: Các bức ảnh thể hiện môi trường bị ô nhiễm: ảnh 1, 2 và 4.
- Học sinh lắng nghe và thực hiện.
- HS trình bày
+ Ảnh 1: Môi trường có nhiều rác thải sinh hoạt để bừa bãi, không được thu dọn → Ô nhiễm đất, nước
+ Ảnh 2: Con đường khói bụi mù mịt, che khuất tầm nhìn → Ô nhiễm không khí
+ Ảnh 4: rác thải nhựa, vỏ chai, hộp giấy,... trôi đầy trên sông, nước sống đục, chuyển màu xám đen → Ô nhiễm nước
- Các dạng ô nhiễm môi trường khác mà em biết:
+ Ô nhiễm môi trường đất: đất mất chất dinh dưỡng, xói mòn,...
+ Ô nhiễm tiếng ồn: bao gồm tiếng ồn máy bay, tiếng ồn công nghiệp, tiếng ồn trên đường,...
+ Ô nhiễm ánh sáng: bao gồm xâm lấn ánh sáng, giao thoa thiên văn, chiếu sáng quá mức.
+ Ô nhiễm môi trường nhiệt: là sự biến đổi nhiệt độ trong các vùng nước tự nhiên do ảnh hưởng của con người như sử dụng nước thay cho chất làm mát trong nhà máy điện.
- HS lắng nghe và trả lời các câu hỏi.
- Học sinh lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu nhiệm vụ của hoạt động 3 trong SGK trang 75
- HS lắng nghe
- HS trình bày:
+ Tranh 1: Ô nhiễm rác thải sinh hoạt do những người thiếu ý thức nên chưa để rác đúng qui định
+ Tranh 2: Ô nhiễm môi trường nước do xả thải từ các nhà máy, khu công nghiệp.
+ Tranh 3: Ô nhiễm không khí do khói bụi từ các nhà máy, khu công nghiệp.
+ Tranh 4: Ô nhiễm môi trường đất do việc sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp.
+ Tranh 5: Ô nhiễm tiếng ồn do âm thanh với cường độ lớn, mạnh từ các cửa hàng.
- HS trả lời: Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương em:
+ Vứt rác bừa bãi.
+ Khói bụi từ các phương tiện giao thông.
+ Nước thải từ các hộ gia đình xả trực tiếp ra sông.
- HS lắng nghe
3. Hoạt động nối tiếp: 
* Mục tiêu: Khắc sâu nội dung bài học 
* Phương pháp, hình thức: vấn đáp.
* Cách tiến hành:
- GV hỏi: Hôm nay, em đã học những nội dung gì? Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV yêu cầu HS xem trước bài tiếp theo.
- GV khen ngợi, động viên HS.
- Nhận xét giờ học.
Học sinh trả lời.
HS xem trước bài tiếp theo. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
 .
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN HĐTN LỚP 3
CHỦ ĐỀ 8: CUỘC SỐNG XANH
SINH HOẠT LỚP (TUẦN 28)
Nghe hướng dẫn cách điều tra thực trạng 
ô nhiễm môi trường ở địa phương
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác được hình thành qua hoạt động nhóm.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua các hoạt động chính của bài học (khởi động, khám phá, luyện tập và vận dụng); 
Năng lực tự chủ và tự học qua hoạt động học cá nhân, được trình bày và được thể hiện tích hợp trong các hoạt động và mục tiêu hoạt động. 
2. Năng lực đặc thù:
- Nhận biết đước vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.
- Tuyên truyền tới bạn bè, người thân về việc bả vệ vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.
- Nhận biết được những biểu hiện của ô nhiễm môi trường.
- Thực hiện được các hoạt động để phòng chống ô nhiễm môi trường phù hợp với lứa tuổi.
3. Phẩm chất:
Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho HS: 
+ Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức và thực hiện các việc làm để phòng chống ô nhễm môi trường phù hợp với lứa tuổi và bảo vệ vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên địa phương.
+ Phẩm chất yêu nước: Thể hiện ở tình yêu thiên nhiên, lòng tự hào và ý thức bảo vệ môi trường cảnh quan của địa phương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên 
- SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3 (nếu có); 
- Giấy A4, AO, giấy màu, bút màu, keo/hồ dán;
2. Học sinh 
- SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3 (nếu có); 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động: 
* Mục tiêu: Tạo bầu khí vui tươi, sinh động cho lớp học và dẫn dắt vào bài học.
* Phương pháp, hình thức: Hát 
* Cách tiến hành: 
- GV cho HS hát bài hát 
- GV nhận xét, khen ngợi HS, dẫn dắt vào bài học
- HS hát, vận động theo bài hát
- HS lắng nghe
2. Báo cáo sơ kết công tác tuần
- GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo:
+ Đi học chuyên cần
+ Tác phong , đồng phục .
+ Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập 
+ Vệ sinh. 
+ GV nhận xét qua 1 tuần học:
* Tuyên dương:
 - GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích.
* Nhắc nhở: 
- GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần.
- HS lắng nghe 
3. Sinh hoạt theo chủ đề
Hoạt động: Nghe hướng dẫn cách điều tra thực trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương
* Mục tiêu: Giúp HS biết được thực trạng môi trường 
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu Hs đọc nhiệm vụ trong SGK trang 75 và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS.
- GV gợi ý cho HS một số cách thức có thể sử dụng để điều tra về thực trạng ô nhiễm ô nhiễm môi trường ở địa phương. Gợi ý
+ Chụp ảnh hoặc quay video hiện trạng
+ Quan sát và mô tả hiện trạng.
+ Phỏng vẫn những người dân sống lân cận hoặc các chuyên gia về môi trường
+ Theo dõi thông tin trên truyền hình ở địa phương và ghi chép.
- GV cùng HS phân tích các bước hực hiện:
+ Bước 1: Chú ý quan sát khu vực quanh em sống và tình hình rác thải, nguồn nước, không khí, 
+ Bước 2: Chụp ảnh hoặc quay video hoặc ghi chép hiện trạng những nơi có hiện tượng ô nhiễm môi trường.
+ Bước 3: Đánh giá mức độ ô nhiễm theo 2 mức:
 Có ô nhiễm
 Không có ô nhiễm
+ Bước 4: Tổng kết các tư liệu thu gom được thành báo cáo.
- GV hướng dẫn HS một số kĩ năng khi tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường theo hướng dẫn.
- GV tổng kết hoạt động
- HS đọc nhiệm vụ trong SGK trang 75 
- HS lắng nghe và thực hiện
- HS lắng nghe và thực hiện
- HS lắng nghe và ghi nhớ hướng dẫn của GV.
4. Thảo luận kế hoạch tuần 29:
 * Hoạt động: Phương hướng kế hoạch tuần 29
* Mục tiêu: Giúp học sinh đề ra được phương hướng kế hoạch tuần 29 và giao nhiệm vụ cụ thể đến từng học sinh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, luyện tập thực hành.
* Cách tiến hành:
- GV thông qua phương hướng, kế hoạch tuần tới: Thi đua học tốt, tích cực tham gia hoạt động của trường.
- HS thảo luận nhóm 4 nêu các biện pháp để thi đua học tốt, tích cực tham gia hoạt động vẽ tranh cho tuần sau. 
- GV nhận xét, yêu cầu HS thực hiện tốt
các kế hoạch đề ra.
- Nhận xét giờ học, khen ngợi HS tích cực trong tuần qua.
- HS thảo luận nhóm 4
- HS chia sẻ trước lớp: Tích cực học tập, ôn và đọc trước bài mới, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, sách vở. 
- HS lắng nghe và thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_hoat_dong_trai_nghiem_lop_3_sach_chan_troi.docx