Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 - Tuần 4

Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 - Tuần 4

CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH

BÀI 4: GIỮ VỆ SINH XUNG QUANH NHÀ (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học, HS:

- Kể tên và làm được một số việc phù hợp để giữ vệ sinh xung quanh nhà.

- Giải thích được một cách đơn giản tại sao cần phải giữ vệ sinh xung quanh nhà.

2. Năng lực:

* Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

* Năng lực riêng: Có ý thức giữ vệ sinh xung quanh nhà và biết cách vệ sinh nhà ở sạch sẽ, gọn gàng.

3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- GV: Các tranh trong sách GK của bài 4; bài hát; quả bóng cho trò chơi khởi động ở tiết 1; phiếu quan sát; gấu bông để đóng vai ở tiết 2.

 

docx 9 trang Đăng Hưng 24/06/2023 1400
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Tự nhiên và xã hội lớp 3
Tuần 4
Tiết: 7
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
BÀI 4: GIỮ VỆ SINH XUNG QUANH NHÀ (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức
Sau bài học, HS:
- Kể tên và làm được một số việc phù hợp để giữ vệ sinh xung quanh nhà.
- Giải thích được một cách đơn giản tại sao cần phải giữ vệ sinh xung quanh nhà.
2. Năng lực:
* Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Năng lực riêng: Có ý thức giữ vệ sinh xung quanh nhà và biết cách vệ sinh nhà ở sạch sẽ, gọn gàng. 
3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- GV: Các tranh trong sách GK của bài 4; bài hát; quả bóng cho trò chơi khởi động ở tiết 1; phiếu quan sát; gấu bông để đóng vai ở tiết 2.
- HS: SGK, VBT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Hoạt động khởi động 
Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về khu phố đang sinh sống để dẫn dắt vào bài học mới.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS trò chơi “Chuyền bóng”.
- GV phổ biến luật chơi: Gv mở bài hát cho lớp hát theo và cùng chuyền bóng. Khi GV cho dừng bài hát vào thời điểm thích hợp, HS nào giữ bóng sẽ trả lời câu hỏi: Em thích nơi nào nhất trong khu vực gia đình mình đang sống? Vì sao?. Cứ thế chơi đến hết thời gian quy định.
- GV nhận xét chung, dẫn dắt vào bài học “Giữ vệ sinh xung quanh nhà”.
B. KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Sự cần thiết phải giữ vệ sinh xung quanh nhà.
Mục tiêu: HS biết được sự cần thiết phải giữ vệ sinh xung quanh nhà.
Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1,2,3 trong sgk trang 20 và làm việc với nhóm 4. Kể lại câu chuyện của bạn Nam.
- Mời đại diện nhóm kể lại câu chuyện. 
- GV đặt câu hỏi: 
+ Nam đã nói với bố mẹ điều gì? 
+ Gia đình Nam sẽ làm gì để giữ vệ sinh xung quanh nhà? 
- GV nhận xét, kết luận: Giữ gìn xung quanh nhà ở sạch sẽ thì ruồi, muỗi, chuột, gián không còn nơi trú ần, góp phần tạo bầu không khí trong lành, giúp em và gia đình có sức khoẻ tốt, phòng tránh được nhiều bệnh tật.
Hoạt động 2: Việc làm giữ vệ sinh xung quanh nhà.
Mục tiêu: HS biết được một số việc làm phù hợp để giữ vệ sinh xung quanh nhà.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát các hình 4,5,6,7 trong SGK trang 21 và trả lời câu hỏi: Mọi người trong các hình đang làm gì? Nêu ích lợi của những việc làm đó? 
- GV nhận xét, kết luận: Mọi người dân trong khu phố chung tay thực hiện những việc làm giúp giữ vệ sinh nơi mình đang sinh sống.
Hoạt động 3: Tìm hiểu thực trạng vệ sinh nơi em ở.
Mục tiêu: HS tìm hiểu được thực trạng vệ sinh xung quanh nơi ở.
Cách tiến hành:
- GV phát cho HS phiếu điều tra như trong SGK trang 21, HDHS cách thực hiện hoàn thành phiếu.
- GV mời HS lên trình bày 
- GV nhận xét, kết luận: Mỗi gia đình cần bỏ rác đúng nơi qui định, giữ sạch sân vườn, khu vệ sinh và chuồng trại chăn nuôi, để phòng tránh bệnh tật và bảo vệ sức khoẻ..
Hoạt động 4: Thực hành
Mục tiêu: HS làm được một số việc phù hợp để giữ vệ sinh xung quanh nơi ở.
- GV nêu yêu cầu: Em cùng bố mẹ, người thân làm vệ sinh các khu vực xung quanh nơi em ở sau khi học xong bài này, sẽ báo cáo việc đã làm vào tiết sau.
Hoạt động tiếp nối sau bài học: 
- Gv yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thực trạng vệ sinh xung quanh nơi ở và cùng người thân vệ sinh các khu vực xung quanh nơi ở của mình.
- Cả lớp hát theo và tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi theo ý của mình. Có thể là: 
+ Em thích chơi cùng bạn trên con đường lát gạch hoa ở công viên, vì nó sạch đẹp.
+ Em thích khoản nhỏ sân thượng nhà em vì nó sạch, không có bụi, đất. Đứng nơi đó em ngắm nhìn được nhiều chỗ khác, thấy được mặt trời mọc buổi sáng, mặt trời lặn buổi chiều.
+ Em thích vui đùa cùng bạn nơi gốc đa đầu làng, cạnh hồ sen vì nơi đó sạch, có gió mát, có hương sen thơm, có không khí trong lành, 
- HS quan sát tranh và thực hiện kể theo nội dung tranh
+ Tranh 1: Buổi trưa, trên đường đi học về, bạn Nam thấy trước cổng nhà có một đống rác lớn, xung quanh có chuột và gián đang bò và mùi hôi thối bốc lên rất khó chịu.
+ Tranh 2: Buổi chiều, trên đường đi đá bóng, bạn Nam đọc được bảng tin của khu phố với nội dung kêu gọi mọi người dân cùng thực hiện những việc làm để giữ vệ sinh nhà ở.
+ Tranh 3: Buổi tối, trong lúc ngồi bàn ăn, bạn Nam đề xuất với bố mẹ làm thế nào để cổng nhà mình không còn rác nữa.
- HS trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nam đã nói: Bố ơi, làm thế nào để cổng nhà mình không còn rác nữa. Vì Nam thấy trước cổng nhà có một đống rác thật to, thật hôi.
- Sẽ nói với bác tổ trưởng khu phố, vận động mọi người cùng để rác đúng nơi qui định. (hoặc: sẽ quét dọn, hốt rác đem rác đến nơi qui định mỗi ngày). 
HS nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- HS theo nhóm đôi quan sát và trả lời
+ Tranh 4: Mọi người đang vệ sinh đường phố, giúp đường phố sạch, đẹp hơn.
Tranh 5: Mọi người đang tỉa cành cây, làm cho cây trông gọn, đẹp, tránh được nguy hiểm khi có mưa to, gió lớn.
+ Tranh 6: Vệ sinh chuồng trại, tránh được mùi hôi thối làm ô nhiễm bầu không khí.
+ Tranh 7: Vớt rác trên dòng kênh, tránh ô nhiễm nguồn nước, giúp dòng chảy được thông.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện phiếu điều tra: 
Khu vực q.sát
Thực trạng v.sinh
Đề xuất g.pháp
Sân trước nhà
Có nhiều lá rụng
Quét dọn sạch.
Chuồng trại sau nhà
Cây cối xung quanh nhà
Hàng rào phía cổng, 
- HS trình bày kết quả trước lớp.
- HS lắng nghe GV nhận xét
- HS lắng nghe, về nhà thực hành cùng người thân, ghi nhận các việc làm và báo cáo vào tiết học sau.
- Lắng nghe và thực hiện với người thân ở nhà.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Môn: Tự nhiên và xã hội lớp 3
Tuần 4
Tiết: 8
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
BÀI 4: GIỮ VỆ SINH XUNG QUANH NHÀ (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức
Sau bài học, HS:
- Kể tên và làm được một số việc phù hợp để giữ vệ sinh xung quanh nhà.
- Giải thích được một cách đơn giản tại sao cần phải giữ vệ sinh xung quanh nhà.
2. Năng lực:
* Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Năng lực riêng: Có ý thức giữ vệ sinh xung quanh nhà và biết cách vệ sinh nhà ở sạch sẽ, gọn gàng. 
3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- GV: Các tranh trong sách GK của bài 4; bài hát; quả bóng cho trò chơi khởi động ở tiết 1; phiếu quan sát; cún bông để đóng vai ở tiết 2.
- HS: SGK, VBT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Hoạt động khởi động 
Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về việc giữ vệ sinh nhà ở.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS trò chơi “Hãy Đừng”.
- GV phổ biến luật chơi: Gv chia lớp thành hai đội, yêu cầu hai đội thi đua nói câu về chủ đề giữ vệ sinh xung quanh nhà ở. Đội thứ nhất nói câu bắt đầu bằng từ “Hãy, VD: Hãy giữ vệ sinh xung quanh nhà”. Đội thứ hai nói câu bắt đầu bằng từ “Đừng” (VD: Đừng vứt rác xuống kênh). Sau đó đổi ngược lại, đội nào nói được nhiều câu thì đội đó giành chiến thắng.
- GV nhận xét chung, dẫn dắt vào tiết 2 của bài học “Giữ vệ sinh xung quanh nhà”.
B. KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Báo cáo kết quả quan sát.
Mục tiêu: HS nêu được một số thực trạng vệ sinh xung quanh nơi ở và những việc đã làm để giữ vệ sinh xung quanh nhà..
Cách tiến hành: 
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả tìm hiểu trước lớp.
- GV nhận xét, kết luận: Rác và chất thải thường chứa các mầm bệnh gây hại cho sức khoẻ của con người. Nếu rác và chất thải không được xử lý hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, Mọi người cần có ý thức giữ vệ sinh xung quanh nơi ở.
Hoạt động 2: Đóng vai xử lý tình huống.
Mục tiêu: HS phân tích và xử lý được một số tình huống liên quan về việc thực hiện giữ vệ sinh xung quanh nhà.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát các hình 9,10 trong SGK trang 22 và cho biết nội dung hình vẽ gì? 
- GV tổ chức cho HS theo nhóm đôi thảo luận, đóng vai và giải quyết tình huống.
- Mời HS trình bày.
- Nhận xét, khen ngợi.
Kết luận: Giữ vệ sinh xung quanh nhà ở là góp phần xây dựng cảnh quan sạch, đẹp và bảo vệ môi trường. 
- GV dẫn dắt để HS nêu được các từ khoá của bài: “Cảnh quan – Thực trạng”
Hoạt động tiếp nối sau bài học: 
- Gv yêu cầu HS về nhà tự giác thực hiện một số việc làm để giữ vệ sinh xung quanh nhà ở của mình.
- Lắng nghe
- Cả lớp theo đội tham gia trò chơi.
- HS trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung và bình chọn bạn báo cáo hay nhất. Có thể là: Nơi mình sinh sống là một vùng nông thôn nên không có công viên, không có đường phố mà chỉ có con đường làng quanh co. Dọc theo con đường ấy là hàng cây xanh ngắt rợp bóng mát. Mùa này mưa nhiều, lá cây rụng xuống thành đống, lá xỉn màu bốc mùi khó chịu, mình thấy cỏ mọc lên nhiều mà chưa có người dọn .
- Lắng nghe.
- HS quan sát, nêu nội dung tranh.
+ Tranh 9: Một bạn trai dắt chó đi dạo trên đường phố, con chó đã phóng uế ngay trên mặt đường, trước mặt bạn.
+ Tranh 10: Tranh vẽ cảnh một vùng quê, có một ngôi nhà trên mảnh đất rộng, có đàn gà đang ăn trên bãi cỏ xanh, có cầu ao trên đó có hai người phụ nữ đang ngồi, người áo đỏ thì rửa chén bát, người áo xanh bưng thau chứa chất thải dơ đổ xuống nước.
- HS theo nhóm đôi thảo luận sau đó đóng vai xử lý tình huống và trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS nêu từ khoá: “Cảnh quan – Thực trạng”
- Lắng nghe và thực hiện ở nhà
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_3_tuan_4.docx