Kế hoạch bài dạy Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 - Tuần 1, Chủ đề: Trái đất và bầu trời - Bài 1: Họ nội, họ ngoại

Kế hoạch bài dạy Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 - Tuần 1, Chủ đề: Trái đất và bầu trời - Bài 1: Họ nội, họ ngoại

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Năng lực:

a) Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

b) Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Nêu được mối quan hệ họ hàng, nội ngoại.

- Xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại.

- Vẽ, viết hoặc cắt, dán ảnh vào sơ đồ gia đình và họ hàng nội, ngoại theo mẫu.

- Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng nội, ngoại.

2. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Có biểu hiện yêu quý những người trong gia đình, họ hàng, biết nhớ về những ngày lễ trọng đại của gia đình.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: SGK, tranh ảnh có trong bài

- HS: SGK, VBT

 

docx 7 trang Đăng Hưng 23/06/2023 1330
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 - Tuần 1, Chủ đề: Trái đất và bầu trời - Bài 1: Họ nội, họ ngoại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: TNXH	Lớp: 3
Tên bài học: HỌ NỘI, HỌ NGOẠI (tiết 1)
Tuần: 1	Tiết: 1
Thời gian thực hiện: Thứ , ngày tháng năm 2022
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực:
a) Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
b) Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Nêu được mối quan hệ họ hàng, nội ngoại.
- Xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại.
- Vẽ, viết hoặc cắt, dán ảnh vào sơ đồ gia đình và họ hàng nội, ngoại theo mẫu.
- Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng nội, ngoại.
2. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có biểu hiện yêu quý những người trong gia đình, họ hàng, biết nhớ về những ngày lễ trọng đại của gia đình.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: SGK, tranh ảnh có trong bài
- HS: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu:
- Cho HS cùng múa hát theo bài hát: Thiên đàng búp bê
- Nội dung bài hát nói về điều gì?
- Trong gia đình, ngoài ông bà, cha mẹ, anh chị em, còn có những người trong họ hàng. Họ hàng là những người có quan hệ huyết thống.
- Kể tên một số người trong họ hàng của em.
- GV nhận xét và giới thiệu bài học: Họ nội, họ ngoại (tiết 1)
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Nhận biết mối quan hệ họ hàng nội, ngoại
- Cho HS quan sát hình cưới của bố mẹ bạn An (SGK trang 8).
Thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi:
+ Trong hình có những ai?
+ Những người nào thuộc họ nội của An? Những người nào thuộc họ ngoại của An?
- Trình bày
- GV nhận xét
* Kết luận: Ông bà sinh ra bố và các anh, chị, em của bố cùng với các con của họ là những người thuộc họ nội. Ông bà sinh ra mẹ và các anh, chị, em của mẹ cùng với các con của họ là những người thuộc họ ngoại.
Hoạt động 2: Xưng hô với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại
- Cho HS quan sát hình 2 SGK trang 9. 
Cho HS thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi: An xưng hô với các thành viên trong gia đình họ nội, họ ngoại như thế nào?
VD: Em trai của mẹ: cậu Sơn.
Vợ của cậu Sơn: mợ.
Con trai của cậu mợ: em (em họ)
Chị của bố: cô
- Trình bày
- GV: Họ nội có: bác, cô, chú, thím, ; Họ ngoại có: cậu, dì, mợ, dượng, 
* Kết luận: Em cần xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- Cho HS làm việc nhóm đôi, chia sẻ:
+ Ngoài bố em, ông bà nội còn sinh ra những ai?
+ Ngoài mẹ em, ông bà ngoại còn sinh ra những ai?
- Trình bày
- GV nhận xét
* Kết luận: Trong gia đình, ngoài ông bà, cha mẹ, anh chị em của mình còn có cô, dì, chú, bác, Em cần xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại.
4. Hoạt động tiếp nối sau bài học:
- Yêu cầu HS thực hành xưng hô với các thành viên trong gia đình họ nội, họ ngoại cho đúng.
- Sưu tầm ảnh chụp, tranh vẽ gia đình họ nội, họ ngoại để chuẩn bị cho tiết 2.
- HS cùng múa hát theo bài hát: Thiên đàng búp bê
- HS nêu
- HS kể theo nhóm đôi. Vài HS kể trước lớp.
- HS lắng nghe
- HS quan sát hình.
Thảo luận nhóm đôi.
+ Trong hình có bố mẹ của An, ông bà nội, ông bà ngoại, cô (chị gái của bố An), cậu (em trai của mẹ An).
+ Họ nội của An: ông bà nội, bố An và cô. Họ ngoại: ông bà ngoại, mẹ An và cậu.
- Đại diện vài nhóm trình bày
- HS lắng nghe. 2 HS nhắc lại
- HS quan sát hình 2
- Thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi
- Đại diện vài nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe
- HS chia sẻ theo nhóm đôi
+ Ông bà nội còn sinh ra: bác, cô, chú.
+ Ông bà ngoại còn sinh ra: cậu, dì.
- Vài HS trình bày trước lớp
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: TNXH	Lớp: 3
Tên bài học: HỌ NỘI, HỌ NGOẠI (tiết 2)
Tuần: 1	Tiết: 2
Thời gian thực hiện: Thứ , ngày tháng năm 2022
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực:
a) Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
b) Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Nêu được mối quan hệ họ hàng, nội ngoại.
- Xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại.
- Vẽ, viết hoặc cắt, dán ảnh vào sơ đồ gia đình và họ hàng nội, ngoại theo mẫu.
- Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng nội, ngoại.
2. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có biểu hiện yêu quý những người trong gia đình, họ hàng, biết nhớ về những ngày lễ trọng đại của gia đình.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: SGK, tranh ảnh có trong bài, phiếu giao việc
- HS: SGK, VBT, bảng con, ảnh các thành viên trong gia đình
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu:
Trò chơi: Ô cửa bí mật
- Cho cả lớp tham gia trò chơi. Nêu cách xưng hô cho phù hợp:
+ Chị của mẹ.
+ Em trai của mẹ.
+ Anh trai của cha.
+ Con gái của cô.
- GV nhận xét
- GV giới thiệu bài học: Họ nội, họ ngoại (tiết 2)
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Thực hành làm sơ đồ các
thế hệ trong gia đình
- Cho HS quan sát hình 3 trang 10. 
- Phát phiếu giao việc (sơ đồ theo mẫu)
- Yêu cầu HS vẽ hình/ cắt dán ảnh đã chuẩn bị trước vào khung theo đúng thứ tự các thế hệ trong gia đình.
- Yêu cầu HS viết cách xưng hô của em với các thành viên họ nội, họ ngoại.
- Cho HS chia sẻ sơ đồ họ nội, họ ngoại với bạn theo nhóm đôi.
- GV nhận xét
* Nhận xét: Khi vẽ sơ đồ họ nội, họ ngoại, em cần vẽ thế hệ thứ nhất ở trên cùng, sau đó mới đến những thế hệ kế tiếp sau.
Hoạt động 2: Việc làm thể hiện sự quan tâm đến các thành viên trong gia đình họ hàng nội, ngoại
- Cho HS quan sát tranh 4 và 5 trang 10.
- Cho HS thảo luận, trả lời câu hỏi:
+ Các thành viên trong gia đình bạn An đang làm gì?
+ Việc làm đó thể hiện điều gì?
- Lần 1: Cho HS thảo luận nhóm chuyên sâu. Mỗi nhóm 6 HS. Nhóm 1, 3, 5: tranh 4. Nhóm 2, 4, 6: tranh 5.
- Lần 2: Tiến hành nhóm mảnh ghép. Mỗi nhóm 6 HS, thảo luận tranh 4 và 5.
- Trình bày
- GV nhận xét
- Cho HS nêu thêm những việc làm khác
thể hiện sự quan tâm đến các thành viên
trong gia đình họ nội, họ ngoại.
* Kết luận: Thăm hỏi, giúp đỡ, chăm ngoan, lễ phép, là những việc làm thể hiện sự quan tâm đến họ hàng nội, ngoại.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành:
Hoạt động : Xử lí tình huống
- Cho HS quan sát hình 6 SGK trang 11. Nêu nội dung tình huống: Nếu là Nam, em sẽ làm gì trong tình huống sau? Vì sao?
- Cho HS thảo luận nhóm 6, đóng vai xử lí tình huống.
- Trình bày
- GV nhận xét
* Kết luận: Khi có họ hàng ở quê ghé thăm, em cần thể hiện thái độ niềm nở, kính trọng và lễ phép.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
Hoạt động: Liên hệ bản thân
- Cho HS chia sẻ theo nhóm đôi:
+ Những người trong họ hàng của em thường gặp nhau vào dịp nào?
+ Mọi người thường làm gì để thể hiện tình cảm với nhau?
- Cho HS chia sẻ trước lớp
- GV hỏi: Em làm gì để thể hiện sự quan tâm, yêu quý đối với những người trong họ hàng của mình?
* Kết luận: Em yêu quý, quan tâm những
người trong họ hàng bên nội, bên ngoại của
mình.
- Cho HS nêu từ khóa của bài
5. Hoạt động tiếp nối sau bài học
- Về nhà thực hiện những việc làm thể hiện sự quan tâm, yêu quý đối với những người họ hàng của mình.
- Có thể chụp ảnh lưu lại để chia sẻ với bạn hoặc dán vào góc học tập của lớp.
- HS cùng tham gia trò chơi. HS nêu/ ghi cách xưng hô phù hợp.
+ Dì
+ Cậu
+ Bác
+ Chị
- HS quan sát hình 3 trang 10
- HS nhận phiếu giao việc
- Cá nhân thực hiện theo yêu cầu
- HS viết cách xưng hô
- HS chia sẻ theo nhóm đôi
- HS lắng nghe
- HS quan sát tranh 4 và 5 trang 10
+ H4: Mẹ và An đang làm bánh để biếu ông bà.
+ H5: Cả gia đình về thăm ông bà vào cuối tuần.
- HS thảo luận nhóm theo yêu cầu
- HS thảo luận theo nhóm mảnh ghép
- Đại điện vài nhóm trình bày tranh 4 và 5
- HS nêu
- HS lắng nghe
- HS quan sát hình 6. Lắng nghe nội dung tình huống.
- HS thảo luận nhóm 6, đóng vai xử lí tình huống.
- 2 – 3 nhóm đóng vai xử lí tình huống.
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét
- HS lắng nghe
- HS chia sẻ theo nhóm đôi
- 2 – 3 cặp HS chia sẻ trước lớp
- HS nêu
- HS lắng nghe. 2 HS nêu lại
- HS nêu: Họ ngoại, họ nội.
- HS lắng nghe
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_3_tuan_1_chu_de_trai.docx