Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Bài 53: Thú - Năm học 2021-2022 -Nguyễn Huyền Trang

Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Bài 53: Thú - Năm học 2021-2022 -Nguyễn Huyền Trang

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ:

- Chỉ và nói tên được các bộ phận bên ngoài của các con thú, nêu được điểm giống và khác nhau của các con thú.

- Nêu được đặc điểm của thú.

- Nêu được lợi ích của thú đối với đời sống con người.

- Vẽ được thú nhà mà mình thích.

Phẩm chất

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái.

Năng lực

- Phát triển năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Giáo viên: Phiếu bài tập, Sách giáo khoa, bài trình chiếu

Học sinh: sách vở, bảng con, phấn (bút lông)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Hoạt động Mở đầu

Mục tiêu:

- Ổn định lớp học, tạo không khí vui nhộn.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức hoạt động “Đố vui”: GV nêu ra các câu hỏi đố vui, HS suy nghĩ và viết đáp án vào bảng.

Câu 1: Con gì ăn cỏ, đầu có hai sừng, lỗ mũi buộc thừng, kéo cày rất giỏi? (Con trâu)

Câu 2: Con gì ăn no, bụng to mắt híp, mồm kêu ụt ịt, nằm thở phì phò? (Con lợn (heo))

Câu 3: Con gì bốn vó, ngực nở bụng thon, rung rinh chiếc bờm, phi nhanh như gió? (con ngựa)

Câu 4: Con gì kêu “be, be”, đầu có đôi sừng nhỏ, thích ăn nhiều lá cỏ, mang sữa ngọt cho người? (Con dê)

- GV yêu cầu HS lấy bảng con

- HS lấy bảng

- GV chiếu từng câu đố và đọc lên

- HS lắng nghe ghi đáp án vào bảng

- GV nhận xét, chiếu hình ảnh các con vật.

- GV nói: Các con vật trên đây được gọi chung là thú. Để hiểu hơn chúng ta cùng bước sang bài học hôm nay.

 

docx 4 trang ducthuan 08/08/2022 1680
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Bài 53: Thú - Năm học 2021-2022 -Nguyễn Huyền Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo sinh: Nguyễn Huyền Trang
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Tự nhiên xã hội lớp 3
THÚ 
Ngày 25 tháng 3 năm 2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ:
- Chỉ và nói tên được các bộ phận bên ngoài của các con thú, nêu được điểm giống và khác nhau của các con thú.
- Nêu được đặc điểm của thú.
- Nêu được lợi ích của thú đối với đời sống con người.
- Vẽ được thú nhà mà mình thích.
Phẩm chất
- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái.
Năng lực
- Phát triển năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: Phiếu bài tập, Sách giáo khoa, bài trình chiếu
Học sinh: sách vở, bảng con, phấn (bút lông)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động Mở đầu
Mục tiêu:
- Ổn định lớp học, tạo không khí vui nhộn.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức hoạt động “Đố vui”: GV nêu ra các câu hỏi đố vui, HS suy nghĩ và viết đáp án vào bảng.
Câu 1: Con gì ăn cỏ, đầu có hai sừng, lỗ mũi buộc thừng, kéo cày rất giỏi? (Con trâu)
Câu 2: Con gì ăn no, bụng to mắt híp, mồm kêu ụt ịt, nằm thở phì phò? (Con lợn (heo))
Câu 3: Con gì bốn vó, ngực nở bụng thon, rung rinh chiếc bờm, phi nhanh như gió? (con ngựa)
Câu 4: Con gì kêu “be, be”, đầu có đôi sừng nhỏ, thích ăn nhiều lá cỏ, mang sữa ngọt cho người? (Con dê)
- GV yêu cầu HS lấy bảng con
- HS lấy bảng
- GV chiếu từng câu đố và đọc lên
- HS lắng nghe ghi đáp án vào bảng
- GV nhận xét, chiếu hình ảnh các con vật.
- GV nói: Các con vật trên đây được gọi chung là thú. Để hiểu hơn chúng ta cùng bước sang bài học hôm nay.
2. Hoạt động Khám phá
Mục tiêu: 
- Chỉ và nói tên được các bộ phận bên ngoài của các con thú, nêu được điểm giống và khác nhau của các con thú.
- Nêu được đặc điểm của thú.
- Nêu được lợi ích của thú đối với đời sống con người.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm 4 thảo luận điền vào phiếu bài tập
Nêu tên các bộ phận bên ngòai của loài thú có trong hình (vẽ mũi tên ở mỗi bộ phận và ghi tên). Các loài thú này đẻ con hay đẻ trứng? Thú mẹ nuôi thú con mới sinh bằng gì?
- HS làm việc nhóm trong thời gian 2 phút
- GV gọi mỗi nhóm trình bày 1 con.
- Các nhóm khác nhận xét chỉnh sửa
- GV nhận xét
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và nêu điểm giống nhau của các loài thú 
- HS trả lời (đều có 3 phần đầu, mình, chân, có 4 chân và có lông bao phủ)
- GV hỏi điểm khác nhau của các loài thú
- HS trả lời (Ngựa có bờm, trâu và dê có sừng,..)
- GV kết luận: Những động vật có các đặc điểm như có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú.
- HS nhắc lại nối tiếp
- GV yêu cầu HS suy nghĩ lợi ích của các con vật: Trâu, bò, lợn, chó, mèo
- HS suy nghĩ trong 1 phút
- GV tổ chứ trò chơi “Bắn tên”: GV hô bắn tên bắn tên, HS đáp tên gì tên gì? Gv gọi tên 1 HS và yêu cầu HS nêu lợi ích của 1 con bất kì. HS tiếp tục bắn tên vào bạn khác
- HS tham gia trò chơi
- GV nhận xét các lợi ích HS vừa nêu và kết luận: 
+ Lợn là vật nuôi chính của nước ta. Thịt lợn là thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho con người. Phân lợn được dùng để bón ruộng.
+ Trâu, bò được dùng để kéo cày, kéo xe,... Phân trâu, bò được dùng để bón ruộng.
+ Bò còn được nuôi để lấy thịt, lấy sữa. Các sản phẩm của sữa bò như bơ, pho-mát cùng với thịt bò là những thức ăn ngon và bổ, cung cấp các chất đạm, chất béo cho cơ thể con người.
+ Mèo giúp con người bắt chuột, chó trông nhà.
- HS nhắc lại
3. Hoạt động thực hành.
Mục tiêu: Vẽ được thú nhà mà mình thích.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS lấy giấy đã chuẩn bị và vẽ 1 con thú mà mình yêu thích rồi tô màu
- HS vẽ và tô màu trong thời gian 5 phút
- GV yêu cầu các nhóm trưởng thu thập các bài vẽ của nhóm dán vào 1 tờ giấy lớn và treo lên bảng
- GV mời 1 vài HS chia sẻ con vật yêu thích của mình và lý do.
- HS chia sẻ
- GV và HS nhận xét đánh giá
- GV hỏi: Các con thú rất đáng yêu và mang nhiều lợi ích. Vậy để bảo vệ các con thú các con cần làm gì?
- HS trả lời suy nghĩ của mình
- GV nhận xét 
4. Hoạt động củng cố
Mục tiêu:
Cách tiến hành:
- GV cho HS xem 1 video về các loài thú nhà
- HS xem video
- GV nhận xét tiết học
- GV dặn dò cho tiết sau

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_3_bai_53_thu_nam_hoc_2021_202.docx