Kế hoạch bài dạy Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 12, Chủ đề: Cộng đồng địa phương - Bài 11: Hoạt động sản xuất ở địa phương em (Tiết 3)

Kế hoạch bài dạy Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 12, Chủ đề: Cộng đồng địa phương - Bài 11: Hoạt động sản xuất ở địa phương em (Tiết 3)

BÀI 1: Hoạt động sản xuất ở địa phương em (TIẾT 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học, HS:

- Tạo hứng thú và khơi gợi lại nội dung học tập của tiết 1, 2

2. Năng lực:

*Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

* Năng lực riêng: Trình bày khoa học các sản phẩm của nhóm

3. Phẩm chất: Chăm chỉ, đoàn kết, yêu quê hương.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- GV: Phim, hình ảnh mở rộng về các hoạt động sản xuất ở địa phương

- HS: Thông tin ,tranh ảnh vật thật,. về một số sản phẩm của các hoạt động sản xuất tại địa phương.

 

docx 3 trang Đăng Hưng 23/06/2023 1190
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 12, Chủ đề: Cộng đồng địa phương - Bài 11: Hoạt động sản xuất ở địa phương em (Tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
BÀI 1: Hoạt động sản xuất ở địa phương em (TIẾT 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức
Sau bài học, HS:
- Tạo hứng thú và khơi gợi lại nội dung học tập của tiết 1, 2
2. Năng lực:
*Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Năng lực riêng: Trình bày khoa học các sản phẩm của nhóm
3. Phẩm chất: Chăm chỉ, đoàn kết, yêu quê hương.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- GV: Phim, hình ảnh mở rộng về các hoạt động sản xuất ở địa phương 
- HS: Thông tin ,tranh ảnh vật thật,... về một số sản phẩm của các hoạt động sản xuất tại địa phương.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Hoạt động khởi động (2-3p)
Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về các thành viên trong gia đình để dẫn dắt vào bài học mới.
Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 2 nhóm, tổ chức cho HS thi đua kể tên các hoạt động sản xuất ở địa phương.
- Nhóm nào kể được được nhiều tên hoạt động sản xuất ở địa phương hơn thì nhóm đó chiến thắng.
- GV nhận xét chung, dẫn dắt vào bài học.
B. KHÁM PHÁ (15-20p)
Hoạt động 1: Tìm hiểu thực tế và thu thập thông tin ,tranh ảnh vật thật,... về một số sản phẩm của các hoạt động sản xuất tại địa phương
Mục tiêu: Học sinh tham gia tìm hiểu thực tế và thu thập được các thông tin, tranh ảnh, vật thật,... về một số sản phẩm do các hoạt động sản xuất tại địa phương làm ra.
Cách tiến hành: 
-Chuẩn bị: HS tìm hiểu ở nhà một hoạt động sản xuất tại địa phương, thu thập thông tin, tranh ảnh hoặc vật thật về các sản phẩm của hoạt động sản xuất đó tại địa phương.
- GV Chia lớp thành các tổ hoặc các nhóm 6- 8 theo các bảng nội dung đã được hướng dẫn:
+ Nhóm sản phẩm của hoạt động sản xuất công nghiệp.
+ Nhóm sản phẩm của hoạt động sản xuất nông nghiệp.
+ Nhóm sản phẩm của hoạt động sản xuất thủ công.
Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm và báo cáo kết quả làm việc của nhóm .
.Mục tiêu: Học sinh biết cách cách trình bày kết quả thu thập được và chia sẻ với bạn bạn. 
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho học sinh trưng bày theo các góc sau:
+ Góc sản phẩm của hoạt động sản xuất công nghiệp.
+ Góc sản phẩm của hoạt động sản xuất nông nghiệp.
+ Góc sản phẩm của hoạt động sản xuất thủ công.
-Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày, nhận xét.
 - GV nhận xét, kết luận: Có nhiều hoạt động sản xuất khác nhau ở mỗi địa phương. Các hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm phục vụ đời sống con người và góp phần phát triển kinh tế của địa phương.
*Hoạt động tiếp nối sau bài học: giáo viên dẫn dắt để học sinh Nêu được các từ khóa của bài: “Hoạt động sản xuất- Công nghiệp- Nông nghiệp- Thủ công.”
→Giáo viên chiếu thêm phim phim về một số hoạt động sản xuất ở địa phương.
Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp sau bài học
- GV yêu cầu học sinh về nhà giới thiệu với mọi người xung quanh về các sản phẩm của địa phương và tích cực sử dụng những sản phẩm đó để góp phần phát triển kinh tế địa phương. 
- Học sinh thi đua kể tên các hoạt động sản xuất ở địa phương
- HS lắng nghe.
-Học sinh lấy sản phẩm đã chuẩn bị:
-Học sinh lắng nghe .
- HS di chuyển về nhóm 
- HS tổng hợp lại các thông tin, tranh ảnh, vật thật,... đã thu thập được để làm bài báo cáo.
- HS trình bày kết quả trước lớp
- HS lắng nghe GV nhận xét, bổ sung 
- HS lắng nghe.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_3_chan_troi_sang_tao.docx