Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Bài 32: Vệ sinh môi trường

Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Bài 32: Vệ sinh môi trường

I.MỤC TIÊU:

Sau giờ học học sinh có khả năng:

1. Kiến thức:

- Tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người.

- Thực hiện những hành vi đúng để tránh ô nhiễm do rác thải gây ra đối với môi trường.

2. Kĩ năng:

- Rèn cho học sinh kỹ năng nói (làm một số việc đơn giản) được những việc làm đúng và những việc làm sai trong việc thu gom rác thải.

Hình thành phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.

*KNS:

- Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin.

- Kĩ năng tư duy phê phán.

- Kĩ năng làm chủ bản thân.

- Kĩ năng ra quyết định.

- Kĩ năng hợp tác.

3. Thái độ

Giáo dục hs có ý thức giữ gìn môi trường

*GD TKNL&HQ (tiết 1)

- Giáo dục học sinh biết phân loại và xử lí rác hợp vệ sinh như: một số rác rau, củ, quả có thể làm phân bón, một số rác có thể chế thành các sản phẩm khác, như vậy là đã giảm thiểu sự lãng phí khi dùng các vật liệu, góp phần tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng có hiệu quả.

*GD BVMT:

- Biết rác, phân, nước thải là nơi chứa các mầm bệnh làm hại sức khỏe con người và động vật

- Biết phân, rác thải nếu không xử lí hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

 

docx 4 trang ducthuan 08/08/2022 1860
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Bài 32: Vệ sinh môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 
BÀI 32: VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
I.MỤC TIÊU:
Sau giờ học học sinh có khả năng:
1. Kiến thức: 
- Tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người.
- Thực hiện những hành vi đúng để tránh ô nhiễm do rác thải gây ra đối với môi trường.
2. Kĩ năng: 
- Rèn cho học sinh kỹ năng nói (làm một số việc đơn giản) được những việc làm đúng và những việc làm sai trong việc thu gom rác thải.
Hình thành phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.
*KNS:
- Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin.
- Kĩ năng tư duy phê phán.
- Kĩ năng làm chủ bản thân.
- Kĩ năng ra quyết định.
- Kĩ năng hợp tác.
3. Thái độ 
Giáo dục hs có ý thức giữ gìn môi trường 
*GD TKNL&HQ (tiết 1)
- Giáo dục học sinh biết phân loại và xử lí rác hợp vệ sinh như: một số rác rau, củ, quả có thể làm phân bón, một số rác có thể chế thành các sản phẩm khác, như vậy là đã giảm thiểu sự lãng phí khi dùng các vật liệu, góp phần tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng có hiệu quả.
*GD BVMT:
- Biết rác, phân, nước thải là nơi chứa các mầm bệnh làm hại sức khỏe con người và động vật
- Biết phân, rác thải nếu không xử lí hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường...
II.CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Tranh ảnh sưu tầm được về rác thải, cảnh thu gom và xử lí rác thải, các hình trong sách giáo khoa trang 68, 69.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (5 phút)
+ Kể một số hoạt động nông nghiệp mà em biết ở địa phương?
+Em hãy kể về những hoạt động công nghiệp, mà em biết?
- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh hát “Quê hương em biết bao tươi đẹp”.
- Học sinh nêu.
- Mở sách giáo khoa.
2. HĐ hình thành kiến thức mới (25 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh biết được sự ô nhiễm và tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người. 
- Học sinh nói được những việc làm đúng và những việc làm sai trong việc thu gom rác thải.
*Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Tác hại của rác thải (Thảo luận nhóm)
*Mục tiêu: Học sinh biết được sự ô nhiễm và tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người. GDKNS: Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin.
*Cách tiến hành:
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 1, 2 trang 68 sách giáo khoa và trả lời câu hỏi theo gợi ý:
+ Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác. Rác có hại như thế nào?
+ Những sinh vật nào thường sống ở đống rác, chúng có hại gì đối với sức khoẻ con người?
- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Giáo viên nêu thêm những hiện tượng về sự ô nhiễm của rác thải ở những nơi công cộng và tác hại đối với sức khoẻ con người.
*Kết luận: Trong các loại rác, có những loại rác dễ bị thối rữa và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Chuột, gián, ruồi, thường sống ở nơi có rác. Chúng là những con vật trung gian truyền bệnh cho người.
Hoạt động 2: Những việc nên làm và không nên làm đối với rác thải (Làm việc theo cặp)
*Mục tiêu: Học sinh nói được những việc làm đúng và những việc làm sai trong việc thu gom rác thải. Lồng ghép giáo dục SDNLTK&HQ.
*Cách tiến hành:
- Giáo viên cho từng cặp học sinh quan sát các hình trong sách giáo khoa trang 69 và những tranh ảnh sưu tầm được, trả lời câu hỏi theo gợi ý:
+ Chỉ và nói việc làm nào đúng, việc làm nào sai?
+ Cần làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng? 
+ Em đã làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng?
+ Hãy nêu cách xử lí rác ở địa phương em?
- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
* Hoạt động 3: Cách xử lí rác thải
- Giáo viên cho học sinh liên hệ đến môi trường 
nơi các em đang sống: đường phố, ngõ xóm, bản làng 
- Giáo viên vẽ bảng để điền những câu trả lời của học sinh và căn cứ vào phần trả lời của học sinh, Giáo viên giới thiệu những cách xử lí rác hợp vệ sinh.
Tên xã (huyện)
Chôn
Đốt
Ủ
Tái chế
*Giáo viên kết luận chung: Chúng ta nên biết phân loại và xử lí rác thải hợp vệ sinh: một số rác rau, củ, quả, có thể làm phân bón, một số rác có thể tái chế thành các sản phẩm khác, như vậy đã làm giảm thiểu sự lảng phí khi dùng các vật liệu, góp phần tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng có hiệu quả.
- Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
- Rác (vỏ đồ hộp, giấy gói thức ăn ) nếu vứt bừa bãi sẽ là vật trung gian truyền bệnh.
- Xác chết xúc vật vứt bừa bãi sẽ bị thối rữa sinh nhiều mầm bệnh và còn là nơi để một số sinh vật sinh sản và truyền bệnh như: ruồi, muỗi, chuột, 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 
- Các nhóm khác nghe và bổ sung.
- Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 
- Học sinh liên hệ.
- Học sinh lắng nghe.
3. Củng cố : 
Trò chơi phân loại rác thải
-Hs tham gia trò chơi củng cố
- Kể tên một số việc làm vệ sinh môi trường của bản thân.
IV- Định hướng học tập tiếp theo: 
- Nx giờ học 
-Về xem và chuẩn bị bài sau : “Bài 37 Vệ sinh môi trường ( tiếp )”.
- Tham gia cùng gia đình và cộng đồng các việc làm góp phần vệ sinh môi trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_3_bai_32_ve_sinh_moi_truong.docx