Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 9 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 9 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực:

*Năng lực đặc thù:

a. Nhận thức môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:

+ Biết cấu tạo ngoài và chức năng của các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh.

b. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội :

+ Biết nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ và giữ vệ sinh các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh

* Năng lực chung:

- Tự chủ- tự học. Giải quyết vấn đề- sáng tạo.

- Nhận thức khoa học, Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học .

2. Phẩm chất:

- Có ý thức bảo vệ cơ quan thần kinh.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh

2. Học sinh: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 48 trang ducthuan 04/08/2022 2020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 9 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ư
Thứ hai ngày 2 tháng 11năm 2020
TOÁN
GÓC VUÔNG - GÓC KHÔNG VUÔNG
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực tư duy và lập luận toán học: 
- Bước đầu có biểu tượng về góc, góc vuông, góc không vuông.
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học:
- Vận dụng làm được các bài tập liên quan.
c. Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán 
- Biết sử dụng ê ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông (theo mẫu). 
* Năng lực chung: 
- Giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán, 
2. Phẩm chất: 
- Yêu thích học toán. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh
2. Học sinh: SGK, ê - ke
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (5 phút) :
- Trò chơi: Đoán nhanh đáp số:
30 : x = 5; 42 : x = 7; 56 : x = 8
- Tổng kết TC – Tuyên dương những HS làm đúng và nhanh nhất.
- Kết nối bài học
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
 2. Khám phá: 
* Mục tiêu: 
- Nhận biết được về góc vuông, góc không vuông 
* Phương pháp: động não, vấn đáp 
* Thời gian: 13 phút 
* Cách tiến hành: 
- Gv cho hs quan sát hình ảnh hai kim đồng hồ tạo thành 1 góc
GV: gồm có hai cạnh xuất phát từ 1 điểm
- Gv vẽ góc
- Hs làm quen với góc: vẽ tia OM, ON chung gốc O
Ta có: góc đỉnh O, cạnh OM, ON
- GV vẽ 3 góc như trong SGK.
- Giới thiệu tên đỉnh, cạnh của góc vuông
 + Đỉnh O
 + Cạnh OA, OB( chỉ hình vẽ)
- Góc không vuông: tên góc là:
 + Góc đỉnh P cạnh PM, PN
 + Góc đỉnh E cạnh EC, ED
- Gv cho hs quan sát êke- giới thiệu cấu tạo của êke
- Êke dùng để nhận biết (kiểm tra) góc vuông
- Kiểm tra góc không vuông
- 2- 3 HS lên bảng thực hành kiểm tra góc vuông
1. Giới thiệu về góc
M
 M
 O N
O N 
2. Giới thiệu góc vuông, góc không vuông.
3. Ê - ke và cách dùng ê - ke
 3. Luyện tập
* Mục tiêu: Biết dùng ê ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông; biết đọc tên góc vuông và vẽ góc vuông (theo mẫu).
* Phương pháp: thực hành 
* Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành: 
- Hs đọc yêu cầu bài
- Làm bài VBT- 2 em lên thao tác bằng êke
- Chữa bài: + Nhận xét Đ- S
+ Đánh giá việc dùng êke
*Kết luận: Góc vuông là góc khi ta đặt góc vuông của ê- ke mà 2 cạnh góc vuông của ê – ke trùng với hai cạnh của góc vuông đó.
- Hs đọc yêu cầu bài
- Làm bài vở
- Chữa bài: Nối tiếp đọc têngóc
+ Nhận xét Đ- S ?
+ Dựa vào đâu em biết đó là góc vuông, góc không vuông
*Kết luận: xác định góc bằng êke
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Hs đọc tên các góc vuông và các góc không vuông
- Chữa bài: + Nhận xét Đ - S?
 + Nêu đặc điểm của góc vuông và góc không vuông.
*Kết luận: Để xác định được góc vuông và góc không vuông ta dùng ê – ke để xác định.
- HS đọc yêu cầu
- Tổ chức trò chơi: 2 em/ chơi2’
- Gv nêu cách chơi
- Chữa bài: + Nhận xét Đ- S- thời gian
+ Đánh giá- tuyên dương
*Kết luận: Để biết được có mấy góc vuông ta phải dùng ê- ke để đo các góc xem có những góc nào vuông 
Bài 1: a, Dùng êke kiểm tra góc vuông và đánh dấu góc vuông
b, Dùng ê ke để vẽ :
- Góc vuông đỉnh O; cạnh OA, OB
- Góc vuông đỉnh M; cạnh MC, MD
Bài 2: Trong các hình dưới đây 
a) Nêu tên đỉnh và cạnh các góc vuông.
b) Nêu tên đỉnh và cạnh các góc không vuông. 
 G
 D
 B
 H
 A E 
 D I
 M N C K
 G
 E X 	
 Q Y
 P
Bài 3:Trong hình tứ giác MNPQ có
a) Các góc vuông là...........
b) Các góc không vuông..........
 M N
 Q P
Bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
số góc vuông trong hình bên là
A.1 B.2 C.3 D.4
4. Hoạt động Vận dụng 
*Mục tiêu: Học sinh vận dụng liên hệ thực tế
* Phương pháp: Trò chơi 
* Thời gian: 5 phút 
*Cách tiến hành: 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi 
- Nội dung : thi kể các góc vuông trong thực tế
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
 5. Củng cố, dặn dò: 2 phút 
 - Học sinh đọc thuộc bảng nhân 7
- Gv nhận xét tiết học 
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 
ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE 
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Nhận thức môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: 
+ Biết cấu tạo ngoài và chức năng của các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh.
b. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội : 
+ Biết nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ và giữ vệ sinh các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh
* Năng lực chung:
- Tự chủ- tự học. Giải quyết vấn đề- sáng tạo. 
- Nhận thức khoa học, Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học . 
2. Phẩm chất: 
- Có ý thức bảo vệ cơ quan thần kinh. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động khởi động (5 phút)
- Tổ chức cho chơi trò chơi yêu thích
- Giới thiệu bài mới – Ghi đầu bài lên bảng
3. Luyện tập 
*Mục tiêu: Củng cố, hệ thống hóa các kiến thức về cấu tạo ngoài và chức năng của các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh.
+ Biết nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ và giữ vệ sinh các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh
* Phương pháp: Trò chơi 
* Thời gian: 10 phút 
*Cách tiến hành: 
+ GV Chia lớp thành 4 nhóm
+ Cử 5 hs làm ban giám khảo- theo dõi và ghi câu trả lời của các đội
- Phổ biến cách chơi và luật chơi
- Hs nghe câu hỏi, đội nào có câu trả lời trước đội đó thắng.
- Tuyên dương những hs có câu trả lời đầy đủ và chính xác.
 Nội dung câu hỏi trong phiếu:
+ Em đã được học những cơ quan nào trong cơ thể người?
+ Chỉ vị trí các bộ phận và chức năng của từng bộ phận trong cơ quan hô hấp?
+ Để bảo vệ cơ quan hô hấp em nên làm gì? Không nên làm gì?
+ Nêu tên và chức năng các bộ phận của cơ quan tuần hoàn?
+ Nêu những việc nên làm và những việc không nên làm để bảo vệ cơ quan tuần hoàn?
+ Nêu tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu? Chức năng của từng bộ phận?
+ Nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ, giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu?
+ Nêu tên các bộ phận của cơ quan thần kinh? Chức năng của từng bộ phận?
+ Nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ cơ quan thần kinh?
3. Vận dụng 
*Mục tiêu: Nêu việc nên làm và không nên làm để bảo vệ, giữ gìn cơ quan thần kinh
 * Phương pháp: trình bày 1 phút 
* Thời gian: 5 phút 
*Cách tiến hành:
- Giáo viên nêu vấn đề
+ Em đã làm gì để giữa gìn sức khỏe và bảo vệ các cơ quan trong cơ thể?
- Học sinh trao đổi
- Học sinh trình bày 1 phút 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
*Kết luận: Nhắc học sinh thực hiện giữ gìn và bảo vệ cơ quan thần kinh và các cơ quan khác trên cơ thể. Phổ biến kinh nghiệm của bản thân cho mọi người trong gia đình.
- 
4. Củng cố- dặn dò: 5 phút 
- Ghi nhớ nội dung bài học. 
- Xem trước bài tiếp theo
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 20 tháng 11năm 2020 
ĐẠO ĐỨC
CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU: 
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực điều chỉnh hành vi: 
- Hs hiểu cần chúc mừng khi có chuyện vui, an ủi, động viên, giúp đỡ khi bạn có chuyện buồn
b. Năng lực phát triển bản thân: 
- Thông cảm, chia sẻ vui buồn cùng bạn trong những tình huống cụ thể. Biết đánh giá và tự đánh giá bản thân trong việc quan tâm giúp đỡ bạn
* Năng lực chung:
- Giao tiếp, hợp tác. Tự chủ- tự học. Giải quyết vấn đề- sáng tạo. 
- Năng lực điều chỉnh hành vi. 
2. Phẩm chất: 
- Quý trọng các bạn, biết quan tâm chia sẻ vui buồn với bạn
3. Nội dung tích hợp:
*GD sách Bác Hồ :
- Cảm nhận được đức tính hòa đồng, luôn chia sẻ với người khác của Bác.
- Biết đề cao ý thức chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt lúc người khác gặp khó khăn
* Các kĩ năng sống cơ bản :
KN lắng nghe ý kiến của bạn.
KN thể hiện sự cảm thông, cha sẻ khi bạn vui, buồn.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
- Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
 	- Học sinh: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động Khởi động (3 phút):
- Hát bài: tình bạn
+ Bài hát nói lên điều gì?
- Nhận xét – kết nối bài học
- Giới thiệu bài mới – ghi bài
2. Khám phá: 
Hoạt động 1.
*Mục tiêu: HS biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui, buồn.
* Phương pháp: hoạt động nhóm, thực hành, 
* Thời gian: 10 phút 
*Cách tiến hành:
- Hs cặp đôi- quan sát tranh tình huống 
? ND tranh là gì?
- GV giao nhiệm vụ: thảo luận về cách ứng xử và phân tích kết quả của mỗi cách ứng xử 
“ Nếu em là bạn cùng lớp với Ân, em sẽ làm gì để an ủi giúp đỡ bạn? Vì sao”
- Đại diện nêu cách ứng xử
- Chọn cách ứng xử đúng đắn nhất
*Kết luận: Khi bạn có chuyện buồn em cần động viên, an ủi hoặc giúp đỡ bạn bằng những việc làm phù hợp với khả năng, để bạn có thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn.
1. Phân tích tình huống :
- Bạn Ân đang được cô giáo nói về hoàn cảnh gia đình cho cả lớp nghe
1. Chép bài giúp bạn
2. Đến nhà giúp việc nhà
3. Góp tiền giúp bạn
4. Động viên an ủi để bạn đỡ buồn và đi học bài
3. Luyện tập
*Mục tiêu: HS chia sẻ vui buồn cùng bạn bè trong các tình huống
* Phương pháp: đóng vai 
* Thời gian: 10 phút 
*Cách tiến hành:
- Chia 6 nhóm- yêu cầu hs xây dựng kịch bản và đóng vai các tình huống
+ Chung vui với bạn
+ Chia sẻ khi bạn gặp khó khăn
- Hs thảo luận phân vai
- Đại diện lên đóng vai
- Nhận xét- rút kinh nhiệm
*Kết luận: Khi bạn có chuyện vui cần chúc mừng
+ Khi bạn có chuyện buồn cần an ủi, động viên giúp đỡ bạn những việc phù hợp
Bài 2: Hãy thảo luận và đóng vai theo các tình huống sau
- Khi bạn được điểm tốt, khi bạn làm 1 việc tốt, sinh nhật
- Trong học tập, khi bạn ngã đau, bị ốm mệt, nhà bạn nghèo không có tiền mua sách vở
 4. Vận dụng 
*Mục tiêu: Vận dụng bày tỏ thái độ trước các ý kiến có liên quan đến ND bài.
 * Phương pháp: hoạt động cá nhân, 
* Thời gian: 10 phút 
*Cách tiến hành: 
- Gv mở bảng phụ- hs đọc yêu cầu và nội dung các ý kiến
+ Hs tán thành- giơ thẻ đỏ
+ Không tán thành- thẻ xanh
+ Chia sẻ buồn vui cùng bạn có ý nghĩa gì ?
+ Người không biết chia sẻ buồn vui cùng bạn là người như thế nào?
- GV kể cho HS nghe câu chuyện : « Bát chè sẻ đôi »
? Nêu ý nghĩa về hành động sẻ đôi bát chè của Bác ? 
 + Biết chia sẻ buồn, vui cùng bạn sẽ mang lại điều gì ?
- GV : Biết chia sẻ niềm vui nỗi buồn cùng bạn sẽ làm cho tình bạn càng trở lên thân thiết gắn bó hơn, niềm vui sẽ được nhân lên, nỗi buồn sẽ được vơi đi.
Bài 3: Em có tán thành với các ý kiến dưới đây không? Vì sao?
a) Chia sẻ vui buồn cùng bạn làm cho tình bạn thân thiết
b) Niềm vui, nỗi buồn là của riêng mỗi người, không nên chia sẻ với ai
c) Niềm vui sẽ được nhân lên, nỗi buồn sẽ được vơi đi nếu được cảm thông, chia sẻ
d) Người không quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn của bạn bè thì không phải là người bạn tốt
5. Củng cố, dặn dò: 2 phút 
- Nhận xét tiết học.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
TIẾNG VIỆT
ÔN GIỮA HỌC KÌ I ( TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù: 
a. Năng lực ngôn ngữ: 
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc của tuần 1,2.
- Ôn câu: ai là gì? ( đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu)
b. Năng lực văn học: 
- Ôn tập phép so sánh: tìm đúng được sự vật so sánh với nhau trong các câu đã cho. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh.
* Năng lực chung: 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác. 
- Năng lực văn học.
2. Phẩm chất: 
- Tích cực, hứng thú trong nhận thức tri thức mới.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
2. Học sinh: Sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
 1. Hoạt động khởi động (3 phút)
- Cả lớp hát bài: Bài ca đi học
- Kết nối nội dung với bài học.
- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.- GV ghi tên bài.
2. Thực hành 
Hoạt động 1. 1. Kiểm tra đọc
*Mục tiêu:
Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 55 tiếng / phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn ,bài.
 * Phương pháp: Hoạt động cá nhân – nhóm – lớp
* Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành :
- GV đưa phiếu đã viết sẵn tên các bài tập đọc.
- HS lên bốc thăm, chọn bài và chuẩn bị khoảng 1’.
- HS đọc bài theo chỉ định trong phiếu và trả lời câu hỏi nội dung của bài.
- HS – GV nhận xét, tuyên dương HS.
1. Kiểm tra đọc :
Cậu bé thông minh.
Đơn xin vào Đội
Ai có lỗi
Cô giáo tí hon
Chiếc áo len 
Chú sẻ và bông hoa bằng lăng.
Hoạt động 2 2. Bài tập 
* Mục tiêu: - Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho (BT2)
- Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh (BT3)
 * Phương pháp: động não, Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp, trình bày 1 phút 
* Thời gian: 17 phút
* Cách tiến hành: 
- Đọc yêu cầu của bài.
+ Bài tập yêu cầu gì?
- HS đứng tại chỗ phân tích và làm mẫu 1 câu.
- HS làm bài vào VBT
- Vài HS nối tiếp nêu kết quả.
- Cả lớp nhận xét và nêu lời giải đúng
- 1 – 2 HS đọc các hình ảnh so sánh.
?Có những từ so sánh nào?
+ Những hình ảnh được so sánh với nhau có đặc điểm như thế nào?
*Kết luận: Những hình ảnh được so sánh với nhau thường có đặc điểm gần giống nhau hoặc giống nhau.
- Hs đọc yêu cầu bài
+ Bài tập yêu cầu gì?
- 3 HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài: + Nối tiếp đọc kết quả bài
+ Nhận xét Đ - S ?
H: - Từng HS đọc mỗi câu và trả lời câu hỏi: Vì sao em lại chọn hình ảnh so sánh đó?
*Kết luận: Chọn những hình ảnh gần giống hoặc giống nhau để so sánh với nhau.
Bài 1: Viết tên các sự vật được so sánh với nhau trong những câu sau
Câu có h/a so sánh
Sự vật 1
Sự vật 2
a) Từ trên gác cao nhìn xuống hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ, sáng long lanh
Hồ
Chiếc gương
b) Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn
Cầu 
Thê Húc
con tụm
c) Người ta thấy có con rùa lớn, đầu to như trái bưởi, nhô lên khỏi mặt nước
đầu rùa
trái bưởi
Bài 2: Điền từ thích hợp để có hình ảnh so sánh 
a) Mảnh trăng non đầu tháng lơ lửng giữa trời như......
b) Tiếng gió rừng vi vu như.........
c) Sương sớm long lanh tựa.....
( một cánh diều, những hạt ngọc, tiếng sáo)
3. Vận dụng 
* Mục tiêu: Vận dụng đặt câu có hình ảnh so sánh
 * Phương pháp: Trò chơi 
* Thời gian: 5 phút
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Truyền điện. 
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
- Nội dung: Học sinh truyền điện đặt câu có hình ảnh so sánh
5. Củng cố, dặn dò (5 phút)
- Về luyện đọc nhiều hơn
- Giáo viên nhận xét giờ học
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT
ÔN GIỮA HỌC KÌ I ( TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù: 
a. Năng lực ngôn ngữ: 
- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1. 
- Đặt được câu hỏi cho từng bộ phận câu Ai là gì ? (BT 2).
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện đã học (BT 3). 
b. Năng lực văn học: 
- Sử dụng từ ngữ hình ảnh hay, biện pháp so sánh để đặt câu.
* Năng lực chung: 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác. 
- Năng lực văn học.
2. Phẩm chất: 
- Tích cực, hứng thú trong nhận thức tri thức mới.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, phiếu đọc 
2. Học sinh: Sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
 1. Hoạt động khởi động (3 phút)
- Cả lớp hát bài: Bài ca đi học
- Kết nối nội dung với bài học.
- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.- GV ghi tên bài.
2. Thực hành 
Hoạt động 1. 1. Kiểm tra đọc
*Mục tiêu:
Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 55 tiếng / phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn ,bài.
* Phương pháp: Hoạt động cá nhân – nhóm – lớp
* Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành :
- GV đưa phiếu đã viết sẵn tên các bài tập đọc.
- HS lên bốc thăm, chọn bài và chuẩn bị khoảng 1’.
- HS đọc bài theo chỉ định trong phiếu và trả lời câu hỏi nội dung của bài.
- HS – GV nhận xét, tuyên dương HS.
Cậu bé thông minh.
Đơn xin vào Đội
Ai có lỗi
Cô giáo tí hon
Chiếc áo len 
Chú sẻ và bông hoa bằng lăng.
Người mẹ 
Ông ngoại
Hoạt động 2 2. Bài tập 
* Mục tiêu: - Đặt được câu hỏi cho từng bộ phận câu Ai là gì ? (BT 2).
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện đã học (BT 3). 
* Phương pháp: động não, Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp, trình bày 1 phút 
* Thời gian: 17 phút
* Cách tiến hành: 
- Hs đọc yêu cầu bài
- Bài tập yêu cầu gì?
- GV lưu ý HS xác định câu văn được cấu tạo theo mẫu nào?
- 2 HS lên bảng làm bài 
- Chữa bài: + Nối tiếp đọc câu
+ Nhận xét Đ- S ?
+ Đánh giá bài làm cả lớp
- 2 câu văn của bài tập thuộc kiểu câu nào?
*Kết luận: Để đặt được câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu, trước tiên ta phải xác định được bộ phận in đậm đó trả lời cho câu hỏi nào?
- HS đọc và nêu yêu cầu của bài.
- HS nối tiếp nêu tên các câu chuyện đã học.
- HS kể cho bạn nghe câu chuyện mình chọn theo nhóm 2.
- 1số HS thi kể trước lớp
- Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay, đúng nội dung câu chuyện.
2.Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm
a) Em là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường
b) Câu lạc bộ thiếu niên là nơi chúng ta vui chơi, rèn luyện và học tập
Bài 3 : Kể lại 1 câu chuyện mà em đã học.
Cậu bé thông minh, 
Ai có lỗi, 
Chiếc áo len, 
Người mẹ, 
Người lính dũng cảm, 
bài tập làm văn, 
Trận bóng dưới lòng đường, 
Các em nhỏ và cụ già.
3. Vận dụng 
* Mục tiêu: Vận dụng đặt câu theo mẫu “Ai là gì”
* Phương pháp: Trò chơi 
* Thời gian: 5 phút
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Truyền điện. 
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
- Nội dung: Học sinh truyền điện đặt câu theo mẫu “Ai là gì”
5. Củng cố, dặn dò (5 phút)
- Về luyện đọc nhiều hơn
- Giáo viên nhận xét giờ học
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................TOÁN
THỰC HÀNH NHẬN BIẾT VÀ VẼ GÓC VUÔNG BẰNG Ê KE
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực tư duy và lập luận toán học: 
- Bước đầu có biểu tượng về góc, góc vuông, góc không vuông.
b. - Năng lực giải quyết vấn đề toán học:
- Vận dụng làm được các bài tập liên quan.
c. Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán 
- Biết sử dụng ê ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông (theo mẫu). 
- Biết cách dùng êke để vẽ góc
* Năng lực chung:
- Tự chủ- tự học. Giải quyết vấn đề- sáng tạo. 
- Năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán, 
2. Phẩm chất: 
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, Ê-ke, thước. 
2. Học sinh: Bút, nháp, Ê-ke, thước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (3 phút):
- Trò chơi: Góc nào đây?
+ GV vẽ ra một số góc vuông và góc không vuông, cho HS quan sát và gọi tên góc vuông và góc không vuông.
- Kết nối kiến thức 
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng 
2. Hoạt động luyện tập 
* Mục tiêu: Hs sử dụng ê ke để kiểm tra, nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông trong trường hợp đơn giản.
* Phương pháp: hoạt động cá nhân – cả lớp
* Thời gian: 25 phút 
* Cách tiến hành: 
- Hs đọc yêu cầu bài
- 2 em lên bảng- lớp làm VBT
- Chữa bài: + Nhận xét Đ- S
+ Giải thích cách làm
+ Thao tác vẽ- êke
*KẾT LUẬN: Để vẽ được góc vuông, ta vẽ 1 cạnh trước, sau đó đặt 1 cạnh góc vuông của ê – ke trùng với cạnh vừa vẽ rồi vẽ cạnh còn lại trùng với cạnh góc vuông còn lại của ê – ke.
- Hs đọc yêu cầu bài
- Làm bài VBT- 2 em lên bảng
- Chữa bài: + Nhận xét Đ- S
+ Nêu cách làm
+ Đổi bài kiểm tra
*KẾT LUẬN: Đặt góc vuông của ê- ke trùng với góc ta cần kiểm tra.
Bài 1: Dùng êke vẽ góc vuông có đỉnh và 1 cạnh cho trước
 A
O B
Bài 2: Dùng êke kiểm tra số góc vuông trong mỗi hình
3. Hoạt động vận dụng 
* Mục tiêu: Học sinh vận dụng giải bài toán có lời văn 
* Phương pháp: trò chơi, hoạt động cá nhân 
* Thời gian: 5 phút 
* Cách tiến hành:
- HS đọc yêu cầu của bài.
+ Bài tập yêu cầu gì?
- HS nêu đáp án
- Chữa bài: + Nhận xét Đ - S ?
 + Nêu cách chọn hình để ghép?
*Kết luận: + Ghép hình 1, 4 được hình A
 + Ghép hình 2, 4 được hình B
- Hs đọc yêu cầu bài
- Thực hành trên giấy( cả lớp)
- Nhiều HS thao tác trước lớp
- Yêu cầu học sinh chỉ góc vuông
- Giáo viên nhận xét - đánh giá bài làm
Bài 3: Hai miếng bìa nào có thể ghép lại được một góc vuông như hình A hoặc hình B
Bài 4: Thực hành
Gấp tờ giấy theo hình sau để được góc vuông
4. Củng cố - dặn dò: 2 phút 
- Về nhà luyện tập thêm về xem giờ.
- Nhận xét tiết học. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT 
ÔN GIỮA HK I (TIẾT 3)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực ngôn ngữ:
- Tiếp tục ôn các bài tập đọc của tuần 3 + 4
- Luyện tập đặt câu theo mẫu Ai là gì? ai làm gì?
- Hoàn thành đơn xin tham gia câu lạc bộ thiếu nhi phường (xã, quận, huyện) theo mẫu
b. Năng lực văn học:
- Hiểu nội dung: Hiểu nội dung bài đọc
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
2. Phẩm chất: 
- Yêu thích môn học. Nghiêm túc, lắng nghe, tập trung trong giờ học
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, Phiếu ghi tên các bài tập đọc 
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
 1. Hoạt động khởi động (3 phút)
- Cả lớp hát bài: Bài ca đi học
- Kết nối nội dung với bài học.
- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.- GV ghi tên bài.
2. Thực hành 
Hoạt động 1. 1. Kiểm tra đọc
*Mục tiêu:
Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 55 tiếng / phút ); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn ,bài.
 * Phương pháp: Hoạt động cá nhân – nhóm – lớp
* Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành :
- GV đưa phiếu đã viết sẵn tên các bài tập đọc tuần 3+4 .
- HS lên bốc thăm, chọn bài và chuẩn bị khoảng 1’.
- HS đọc bài theo chỉ định trong phiếu và trả lời câu hỏi nội dung của bài.
- HS – GV nhận xét, tuyên dương HS.
Hoạt động 2 2. Bài tập 
* Mục tiêu: - Đặt được 2 - 3 câu theo mẫu Ai là gì ? (BT 2).
- Hoàn thành được đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi phường (xã, quận, huyện) theo mẫu (BT 3).
 * Phương pháp: động não, Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp, trình bày 1 phút 
* Thời gian: 17 phút
* Cách tiến hành: 
- Hs đọc yêu cầu bài
- Làm bài VBT, 3 HS làm bảng.
- Chữa bài: + Nối tiếp đọc câu
+ Nhận xét Đ- S ?
+ GV đánh giá bài cả lớp
*Kết luận: Lưu ý đặt câu phải đúng theo mẫu Ai – là gì? Cuối câu phải có dấu chấm.
- Hs đọc yêu cầu bài
- 1 hs đọc mẫu đơn
- Gồm các mục nào?
- Những mục nào cần điền?
- Hs làm bài trên mẫu đơn
- Nối tiếp đọc ND đơn
- GV nhận xét, đánh giá.
*Kết luận: Nêu những phần cần có của lá đơn, như:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày tháng
+ Nội dung đơn:....
+ Người viết đơn (ký tên)
Bài 1: Viết ba câu theo mẫu Ai là gì?
a) Bố em là công nhân Công ty Viglacera Hạ Long.
b) Chúng em là học trò ngoan.
c)Bạn Minh là lớp trưởng lớp em.
Bài 2: Điền vào chỗ trống để hoàn thành đơn tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi phường (xã, quận, huyện) theo mẫu:
3. Vận dụng 
* Mục tiêu: Vận dụng đặt câu theo mẫu “Ai là gì”
 * Phương pháp: Trò chơi 
* Thời gian: 5 phút
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Truyền điện. 
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
- Nội dung: Học sinh truyền điện đặt câu theo mẫu “Ai là gì”
5. Củng cố, dặn dò (5 phút)
- Về luyện đọc nhiều hơn
- Giáo viên nhận xét giờ học
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
ĐỀ- CA-MÉT. HÉC-TÔ-MÉT
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực tư duy và lập luận toán học: 
- Nắm được tên gọi, kí hiệu của đề-ca-met. Héc-tô-mét
- Nắm được quan hệ giữa dam và hm
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học: 
- Biết đổi từ dm, hm ra m
* Năng lực chung:
- Tự chủ- tự học. Giải quyết vấn đề- sáng tạo. 
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học 
2. Phẩm chất: 
- Rèn tính cẩn thận khi làm toán. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
2. Học sinh: SGK, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (5 phút):
- Đố vui: Dài khoảng bao nhiêu?
+ GV đưa ra 1 số đồ vật như cái bút, cái thước, quyển sách, cái bảng, rồi cho HS ước lượng chúng dài khoảng bao nhiêu cm, dm, m?
+ Muốn đo chiều dài của 1 ngôi trường ta làm thế nào?
+ Vậy nếu muốn đo chiều dài (khoảng cách )của 1 xã nọ sang xã kia thì sao?
=> Ta sẽ dùng các đơn vị khác lớn hơn đơn vị mét.
- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.
2. Khám phá: 
* Mục tiêu: - Nắm được tên gọi và kí hiệu của đề - ca - mét, héc – tô - mét.
- Biết được mối quan hệ giữa đề - ca - mét và héc – tô - mét với mét.
 * Phương pháp: động não, hoạt động cá nhân – cả lớp
* Thời gian: 15 phút 
* Cách tiến hành:
- Nêu các đơn vị đo độ dài đã học?
- Gv giới thiệu 2 đơn vị dam và hm qua quan hệ với đơn vị m
- Giới thiệu 1 dam = 10m
- Đơn vị héc- tô- mét
- Nhiều hs nhắc lại
- Gv hệ thống lại các đơn vị đo độ dài đã học
- Nhiều hs nhắc lại
1 dam = ? m
1 hm = ? m
1 hm = ? dam
*KẾT LUẬN: Mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài
1. Giới thiệu đơn vị đo độ dài dam, hm
- m, dm, cm, mm, km
+ Đề-ca-mét là 1 đơn vị đo độ dài
+ Đề-ca-mét viết tắt là dam
 1 dam = 10 m
+ Héc-tô-mét là 1 đơn vị đo độ dài
+ Héc-tô-mét viết tắt là hm
+ 1dam = 10 m
+ 1 hm = 100m
+ 1 hm = 10 dam
- km- hm-dam- m- dm- cm- mm
3. Hoạt động luyện tập 
* Mục tiêu: Thực hành đổi đơn vị độ dài
* Phương pháp: hoạt động cá nhân – cả lớp
* Thời gian: 15 phút 
* Cách tiến hành: 
- Đọc yêu cầu bài
- 2 em lên bảng
- Chữa bài: + Đọc bài và nhận xét Đ - S?
? 2 đơn vị đứng liền nhau gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần?
+ Đổi vở kiểm tra bài
*Kết luận: Lưu ý khi đổi đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ và ngược lại
- Hs đọc yêu cầu bài
+ Bài tập yêu cầu gì?
- HS nêu cách làm mẫu.
- 2 em lên bảng
- Chữa bài: + Đọc bài, nhận xét Đ - S ?
+ Giải thích cách làm
+ Đánh giá kết quả bài cả lớp
*Kết luận: 1 dam = 10 m. Nên 4 dam = 40 m
Bài 1: số?
1 hm = .....m 1 m = ......dm
1 dam = .....m 1 m = ......cm
1 hm = ....dam 1 cm = ....mm
1 km = ......m 1 m = ....mm
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm( theo mẫu)
M:4dam = 40m 8 hm = 800 m
7 dam = ....m 7 hm = ......m
9 dam = .....m 9 hm = ......m
6 dam = .....m 5 hm = ......m
4. Hoạt động vận dụng 
* Mục tiêu: Học sinh vận dụng tính với số đo độ dài
* Phương pháp: thực hành 
* Thời gian: 5 phút 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_9_nam_hoc_2020_2021_ban.doc