Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 9 - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn kiến thức)
HĐ1. Kiểm tra tập đọc (5 em)
- GV gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
- GV đặt câu hỏi cho đoạn văn vừa đọc.
- GV nhận xét
HĐ2. Làm bài tập
Bài tập 2: (BP): Ghi tên các sự vật được so sánh với nhau trong những câu văn (đó cho).
- GV yêu cầu HS phân tích mẫu câu.
- GV gọi HS nêu kết quả.
- Nêu tên các sự vật được so sánh trong câu a.
- Tương tự các câu b, c.
- GV nhận xét – chốt lại lời giải đúng:
Hình ảnh so sánh
a. Hồ nước như một chiếc gương khổng lồ.
b. Cầu Thê Húc cong như con tôm.
c. Con rùa đầu to như trái bưởi.
=> Củng cố các hình ảnh được so sánh.
*Đặt câu có hình ảnh so sánh.
Bài tập 3: Chọn các từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống để tạo thành hình ảnh so sánh.
- GV yêu cầu HS làm vào vở.
* Vỡ sao em chọn các từ đó ?
- GV chốt đáp án: Những từ cần điền vào chỗ trống là:a. Một cánh diều. b. Tiếng sáo
c. Như hạt ngọc
-Từng HS lên bốc thăm và xem lại bài trong 2 phút.
- HS đọc bài + TLCH
- KKHS đọc to rõ ràng, trả lời tốt.
- 1 HS đọc, nêu yêu cầu bài tập.
- 1 HS làm mẫu một câu.
- HS làm bài vào vở bài tập.
- hồ - chiếc gương bầu dục
- 3, 4 HS nêu
- HS nhận xét, chữa bài.
Sự vật 1 Sự vật 2
hồ nước chiếc gương bầu dục khổng lồ.
cầu Thê Húc con tôm
đầu con rùa trái bưởi
+ HS đặt câu.
VD: Những chùm hoa phượng nở đỏ rực như những đốm lửa cháy trên cành.
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS làm cá nhân vào vở bài tập.
- Nêu đáp án trước lớp.
+Các từ chỉ vật đó có đặc điểm giống các sự vật đã cho.
Tuần 9 Thứ hai ngày 2 tháng 11 năm 2020 SÁNG GIÁO DỤC TẬP THỂ Chào cờ ______________________ TOÁN Góc vuông, góc không vuông I. MỤC TIÊU: - Bước đầu có biểu tượng về góc vuông, góc không vuông. Biết sử dụng ê ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông (theo mẫu). - Rèn kỹ năng phân biệt góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông. - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG: - Thước dài, ê ke. mô hình đồng hồ, BP bài 4. - Dạy trải nghiệm bài 1 III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC A. KTBC: - GV yêu cầu HS tính độ dài đường gấp khúc. O 8cm 5cm A B + Đường gấp khúc trên gồm mấy đoạn thẳng? Mấy điểm? - GV nhận xét B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV chỉ vào góc O và giới thiệu đây là góc. Cứ hai đoạn thẳng xuất phát từ một điểm tạo thành góc, 2 đoạn thẳng OA và OB ta cũng gọi là 2 cạnh của góc. - GV giới thiệu vào bài. 2. Nội dung HĐ1: Giới thiệu về góc - GV đưa mô hình đồng hồ thứ nhất như hình 1 SGK. - GT: Hai kim đồng hồ trên có chung 1 điểm gốc, ta nói hai kim đồng hồ tạo thành 1 góc. - Cho HS quan sát tiếp mô hình đồng hồ thứ hai, thứ ba và nói: Hai kim đồng hồ có chung 1 điểm gốc. Vậy 2 kim đồng hồ này cũng tạo thành 1 góc - GV vẽ lên bảng các hình vẽ góc như các góc tạo bởi hai kim trong mỗi đồng hồ. => Kết luận: Góc gồm 2 cạnh xuất phát từ một điểm. HĐ2: Giới thiệu góc vuông và góc không vuông. - GV vẽ lên bảng góc vuông AOB như phần bài học và giới thiệu: Đây là góc vuông. - Sau đó GV vừa chỉ vào hình vừa giới thiệu: góc vuông đỉnh O, cạnh OA, OB. - Yêu cầu HS nhắc lại. - Vẽ 2 góc: góc đỉnh P, cạnh PM và PN ; góc đỉnh E, cạnh EC và EC lên bảng và giới thiệu đây là góc không vuông. - YC HS nêu tên đỉnh, các cạnh của từng góc. => Kết luận: Góc AOB là góc vuông, Góc MPN và góc CED là góc không vuông. HĐ3: Giới thiệu ê ke - Cho HS cả lớp quan sát êkê loại to và giới thiệu: Đây là cái ê ke. Ê ke có 1 góc vuông, dùng để kiểm tra 1 góc vuông hay không vuông và để vẽ góc vuông. - YC HS lên chỉ góc vuông, góc không vuông trên ê ke. - GV hướng dẫn HS cách dùng e ke để kiểm tra góc vuông, góc không vuông: + Đặt một cạnh của góc vuông trong thước ê ke trùng với một cạnh của góc cần kiểm tra. + Nếu cạnh góc vuông còn lại của ê ke trùng với cạnh còn lại của góc cần kiểm tra thì góc đó là góc vuông. + Nếu cạnh góc vuông còn lại của ê ke không trùng với cạnh còn lại của góc cần kiểm tra thì góc đó là góc không vuông. - Yêu cầu HS thực hành dùng ê ke kiểm tra các góc ở HĐ2. => Kết luận: Ê ke dùng để kiểm tra 1 góc vuông hay không vuông và để vẽ góc vuông. HĐ4: Thực hành Bài 1: a. GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập . - GV vẽ lên bảng hình chữ nhật, hướng dẫn HS dùng ê ke để kiểm tra 1 góc vuông và cách đánh dấu góc vuông. - GV yêu cầu HS dùng ê ke kiểm tra trực tiếp 3 góc còn lại của hình chữ nhật trong SGK - GV bao quát giúp đỡ HS b. GV hướng dẫn HS cách dùng ê ke để vẽ góc vuông đỉnh O, cạnh OA, OB. - GV yêu cầu HS thực hành vẽ góc vuông đỉnh M; cạnh MC, MD. - Ê ke dùng để làm gì? GV cho HS thực hành trải nghiệm thực tế để áp dụng vào việc đo các vật xung quanh như:quyển sách, quyển vở... => Chốt hai tác dụng của ê ke. Dùng ê ke để kiểm tra góc vuông và dùng ê ke để vẽ góc vuông. Bài 2: (3 hình dòng trên) - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi quan sát các hình để tìm ra góc vuông và góc không vuông, đọc tên đỉnh và các cạnh các góc vuông, góc không vuông. - Yêu cầu HS trình bày kết quả. => GV chốt: góc vuông đỉnh A, cạnh AE, AD; góc không vuông đỉnh B, cạnh BG, BH; góc không vuông đỉnh C, cạnh CI, CK. Bài 3: GV vẽ hình lên bảng. - GV HD cách đọc các góc trong hình tứ giác: đỉnh của góc là đỉnh của hình tứ giác, cạnh của góc là 2 cạnh liền kề của hình tứ giác - YC HS nhận diện và đọc các góc vuông, góc không vuông trong hình - GV yêu cầu HS dùng ê ke để kiểm tra. => Củng cố cách sử dụng ê ke để tìm ra góc vuông, góc không vuông. Bài 4: GV treo bảng phụ - YC HS làm bài. - YC HS lên dùng ê ke để kiểm tra lại. - GV chốt cách làm theo hai bước: B1: Dùng ê ke để kiểm tra và đếm số góc vuông. B2: Khoanh vào đáp án đúng. 3. Củng cố, dặn dò - YC HS tìm và chỉ các góc vuông, góc không vuông trong thực tế các vật ở lớp học - Dặn HS chuẩn bị bài: Thực hành nhận biết và vẽ góc vuông bằng ê – ke - HS tính vào nháp, 1 HS lên bảng. - Nhận xét. - gồm 2 đoạn thẳng, 3 điểm. - HS theo dừi. - HS lắng nghe. - HS quan sát. - HS lắng nghe. - HS quan sát, lắng nghe. - HS theo dừi. - HS quan sát, lắng nghe. - HS nêu lại. - HS theo dừi. - HS nêu: + Góc đỉnh D; cạnh DC và DE + Góc đỉnh P; cạnh NP và MP - HS quan sát. - 2 HS lên bảng chỉ. - HS nghe, quan sát. - HS thực hành cá nhân, 1HS thực hành trước lớp. - HS nêu yêu cầu. - HS quan sát. - HS thực hành nhóm đôi, 1HS lên bảng. - HS thực hành cá nhân, 1HS lên bảng. - Dùng ê ke để kiểm tra góc vuông và dùng ê ke để vẽ góc vuông. - HS thực hành trải nghiệm cá nhân. - HS nêu yêu cầu. - HS hoạt động cặp đôi. - Đại diện nhóm trình bày. - HS nhận xét. - HS theo dõi. - HS làm bài cá nhân. HS nêu kết quả. - HS nhận xét. - HS lên kiểm tra. - HS nêu yêu cầu bài tập. - HS làm cá nhân, HS nêu kết quả: Đáp án: D. 4 - 1 HS lên kiểm tra. - HS tìm và chỉ. TIẾNG VIỆT Ôn tập giữa học kì I ( Tiết 1) I. MỤC TIÊU: - Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đó học (tốc độ khoảng 55 tiếng/ phút); Trả lời được một câu hỏi về nội dung bài, đoạn. Tỡm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu văn đó cho (BT2). Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh (BT3). - Rèn HS có kĩ năng đọc và tìm từ nhanh, chính xác. - Giáo dục HS ý thức tốt trong giờ học. II. ĐỒ DÙNG: Phiếu ghi tên từng bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8 (HĐ1). BP bài 2 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ1. Kiểm tra tập đọc (5 em) - GV gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc. - GV đặt câu hỏi cho đoạn văn vừa đọc. - GV nhận xét HĐ2. Làm bài tập Bài tập 2: (BP): Ghi tên các sự vật được so sánh với nhau trong những câu văn (đó cho). - GV yêu cầu HS phân tích mẫu câu. - GV gọi HS nêu kết quả. - Nêu tên các sự vật được so sánh trong câu a. - Tương tự các câu b, c. - GV nhận xét – chốt lại lời giải đúng: Hình ảnh so sánh a. Hồ nước như một chiếc gương khổng lồ. b. Cầu Thê Húc cong như con tôm. c. Con rùa đầu to như trái bưởi. => Củng cố các hình ảnh được so sánh. *Đặt câu có hình ảnh so sánh. Bài tập 3: Chọn các từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống để tạo thành hình ảnh so sánh. - GV yêu cầu HS làm vào vở. * Vỡ sao em chọn các từ đó ? - GV chốt đáp án: Những từ cần điền vào chỗ trống là:a. Một cánh diều. b. Tiếng sáo c. Như hạt ngọc -Từng HS lên bốc thăm và xem lại bài trong 2 phút. - HS đọc bài + TLCH - KKHS đọc to rõ ràng, trả lời tốt. - 1 HS đọc, nêu yêu cầu bài tập. - 1 HS làm mẫu một câu. - HS làm bài vào vở bài tập. - hồ - chiếc gương bầu dục - 3, 4 HS nêu - HS nhận xét, chữa bài. Sự vật 1 Sự vật 2 hồ nước chiếc gương bầu dục khổng lồ. cầu Thê Húc con tôm đầu con rùa trái bưởi + HS đặt câu. VD: Những chùm hoa phượng nở đỏ rực như những đốm lửa cháy trên cành. - HS đọc, nêu yêu cầu của bài. - HS làm cá nhân vào vở bài tập. - Nêu đáp án trước lớp. +Các từ chỉ vật đó có đặc điểm giống các sự vật đã cho. 3. Củng cố – dặn dò: - Nêu cách viết câu có hình ảnh so sánh. - Dặn HS về học thuộc những câu văn ở BT2, BT3, Ôn tập (tiết 2) ___________________________ TIẾNG VIỆT Ôn tập giữa học kì I ( Tiết 2) I. MỤC TIÊU: - Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1. Đặt được câu hỏi cho từng bộ phận câu Ai là gì?(BT2). - Kể lại được từng đoạn câu chuyện đã học (BT3). - HS có ý thức ôn tập tốt . II. ĐỒ DÙNG: - Phiếu ghi tên từng bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8 (HĐ1) - Bảng phụ viết sẵn các câu văn ở bài tập 2. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ1. Kiểm tra tập đọc (5 em) - GV gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc. - GV đặt câu hỏi cho đoạn văn vừa đọc. - GV nhận xét HĐ2: Ôn kiểu câu : Ai là gì? Bài tập 2: (BP): Đặt câu hỏi cho các bộ phận được in đậm. - Hai câu này thuộc mẫu câu nào? Câu a: Từ nào được in đậm ? Từ đó trả lời cho BP nào của câu ? - Em hãy đặt câu hỏi cho BP in đậm này ? - GV chốt đáp án đúng: Ai là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường ? + Tương tự với câu b. Chốt đáp án đúng: Câu lạc bộ thiếu nhi là gì ? * Đặt 1 câu theo mẫu: Ai là gì ? Chốt: Câu kiểu Ai là gì gồm 2 bộ phận, BP thứ 1 TLCH Ai (cái gì?, con gì?). BP thứ 2 TLCH là gì?. Bài 3: Kể lại một câu chuyện trong 8 tuần đầu. - HS suy nghĩ, tự chọn nội dung (kể chuyện nào, một đoạn hay cả câu chuyện), hình thức (kể theo trình tự câu chuyện, kể theo lời một nhân vật hay cùng các bạn kể phân vai ) - Gọi HS thi kể chuyện trước lớp. - Giáo viên nhận xét.Tuyên dương HS kể tốt, kể có sáng tạo. - Từng HS lên bốc thăm và xem lại bài trong 2 phút. - HS đọc bài + trả lời câu hỏi - 1 HS đọc, nêu yêu cầu bài tập. Cả lớp đọc thầm theo. - Ai là gì? - HS nêu. - Em trả lời cho BP Ai. - HS đặt câu hỏi. Nhận xét, chốt kq đúng. - HS nêu miệng, nx. - HS lắng nghe. - HS đọc, nêu yêu cầu. - HS nói nhanh tên các bài đó học trong các tiết tập đọc từ đầu năm và được nghe trong các tiết Tập làm văn. - HS chọn nội dung kể. -HS có thể kể cả câu chuyện - HS thi kể. - KKHS kể đủ nội dung kể có sáng tạo 3. Củng cố – dặn dò: - GV khen ngợi, biểu dương những HS nhớ và kể chuyện hấp dẫn; nhắc những HS chưa kiểm tra đọc hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc. - Chuẩn bị bài sau: Ôn tập giữa học kì 1(tiết 3). ______________________________ CHIỀU TIẾNG VIỆT Ôn tập giữa học kì I (Tiết 3) I. MỤC TIÊU + Tiếp tục kiểm tra Tập đọc (yêu cầu như tiết 1) + Củng cố cách đặt câu hỏi theo mẫu Ai là gì? + Củng cố cách viết đúng đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi phường (xã, quận, huyện) theo mẫu đã học. - Rèn cho HS kĩ năng đọc lưu loát, trôi chảy - Giáo dục HS có ý thức tốt trong giờ học. II. ĐỒ DÙNG - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8.(HĐ1) - Giấy to và bút dạ. (HĐ2) - Phô tô mẫu đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ phát cho HS.(HĐ3) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Giới thiệu bài - Nêu mục tiêu tiết học. 2. Nội dung HĐ1 : Kiểm tra tập đọc - Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc. - Gọi HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. - Gọi HS nhận xét bài vừa đọc. - GV nhận xét trực tiếp từng HS. HĐ2: Ôn luyện cách đặt theo mẫu Ai là gì? - Gọi HS đọc yêu cầu. - Phát giấy và bút cho các nhóm. - GV nên gợi ý về một số đối tượng. Ví dụ: Các em hãy nói về bố, mẹ, ông, bà, bạn bè,... - Yêu cầu HS tự làm. - Gọi các nhóm dán bài của mình lên bảng, nhóm trưởng đọc các câu mà nhóm mình đặt được. - Gọi HS nhận xét từng câu của từng nhóm. - Tuyên dương nhóm đặt được nhiều câu đúng theo mẫu và có nội dung hay. HĐ3 : Viết đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi xã - Phát phiếu cho HS. - Gọi HS đọc mẫu đơn. - Yêu cầu HS giải nghĩa từ: ban chủ nhiệm, câu lạc bộ. - Yêu cầu HS tự làm. - Gọi HS đọc lá đơn của mình và các HS khác nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò - Nhắc lại các phần trình bày của một lá đơn. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết ôn tập sau. Lần lượt từng HS bốc thăm bài (khoảng 7 đến 8 HS), về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút. - Đọc và trả lời câu hỏi. - Theo dõi và nhận xét. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - Nhận đồ dùng học tập. - HS tự làm bài trong nhóm. *HS đặt được câu có nội dung hay - Dán bài và đọc phần bài làm. - Nhận xét. - Nhận phiếu. - 1 HS đọc mẫu đơn có sẵn. * HS giải nghĩa: + ban chủ nhiệm: tập thể chịu trách nhiệm chính của một tổ chức + câu lạc bộ: tổ chức lập ra cho nhiều người tham gia sinh hoạt như vui chơi, giải trí, văn hoá, thể thao,... - 3 đến 4 HS nhắc lại nghĩa từ hoặc tìm thêm tên các câu lạc bộ có ở địa phương. - HS tự điền vào mẫu đơn. - 5 đến 7 HS đọc lá đơn của mình. - HS nhắc lại. TOÁN + Luyện tập: Nhân, chia số có hai chữ số với( cho) số có một chữ số I. MỤC TIÊU - Củng cố cho HS cách nhân, chia các số có hai chữ số với (cho) số có 1 chữ số. Giải toán - Rèn kĩ năng nhân, chia các số có hai chữ số với (cho) số có 1 chữ số. Giải toán - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, tỉ mỉ II. ĐỒ DÙNG - bảng phụ (BT3, 4) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ1: Củng cố kiến thức - Gọi HS lấy ví dụ 1 phép nhân, 1 phép chia số có hai chữ số với (cho) số có 1 chữ số. - Gọi HS nêu cách làm - Thế nào là phép chia hết, phép chia có dư? - So sánh số dư và số chia - Chốt các kiến thức về phép nhân, phép chia. HĐ2: Luyện tập, thực hành Bài 1: Đặt tính rồi tính 47 x 6 18 x 7 25 x 5 45 : 5 36 : 3 29 : 4 - Yc HS đọc đề và làm - Nhận xét - Trong các phép chia trên, đâu là phép chia hết, đâu là phép chia có dư? - Khi thực hiện nhân có nhớ, ta thực hiện như thế nào? - Chốt các kiến thức liên quan đến phép nhân, chia Bài 2: (BP) Tìm x a. 56 : x = 7 b. x x 6 = 48 c. x : 5 = 29 ( dư 40 - Yêu cầu HS đọc đề và làm bài -Nhận xét - Trong phép chia có dư, muốn tìm số bị chia ta làm thế nào? - Chốt: + SC = SBC : T + TS = T : TS + SBC = T x SC Bài 3: Nhà Lan có 56 con gà. Sau khi bán số gà còn lại giảm đi 7 lần. Hỏi nhà Lan còn lại bao nhiêu con gà? - Yc HS đọc đề và làm bài - Nhận xét - bài toán thuộc dạng toán nào? - Chốt: Muốn giảm một số đi nhiều lần ta chia số đó cho số lần Bài 4 (BP): Em hái được 25 quả cam, chị hái được gấp 3 lần số cam của em. Hỏi: a. Chị hái được bao nhiêu quả cam? b. Cả hai chị em hái được bao nhiêu quả cam? - Yc HS đọc đề - bài toán thuộc dạng toán nào? - Yc HS làm bài - Nhận xét - Chốt: Muốn gấp một số lên nhiều lần ta lấy số đó nhân với số lần HĐ3. Củng cố, dặn dò - Khi thực hiện phép nhân có nhớ, ta cần lưu ý gì? - HS lấy ví dụ - HS nêu - Phép chia hết là phép chia có số dư bằng 0, phép chia có dư là phép chia có số dư khác 0 - Số dư luôn nhỏ hơn số chia - HS làm bài *HS lấy thêm ví dụ - HS nêu - ta nhớ sang tích của hàng liền trước - HS làm bài *HS thử lại - SBC = T x SC + SD - HS làm bài *HS tìm số con gà đã bán - Dạng: giảm một số đi nhiều lần - HS đọc đề - Gấp một số lên nhiều lần - HS làm bài: + Chị: 25 x 3 = 75 (quả) + Chị và em: 25 + 75 = 100 (quả) *HS có nhiều câu trả lời - HS nêu ____________________________ TIẾNG ANH Đ/c Hòa dạy ___________________________________________________________________ SÁNG Thứ ba ngày 3 tháng 11 năm 2020 TIẾNG VIỆT Ôn tập giữa học kì I (Tiết 4) I.MỤC TIÊU + Tiếp tục kiểm tra Tập đọc (yêu cầu như tiết 1) + Ôn tập đặt câu hỏi cho các bộ phận câu Ai làm gì? + Nghe - viết chính xác đoạn văn “Gió heo may”. - Rèn cho HS kĩ năng đọc trôi chảy, lưu loát - Giáo dục HS ý thức rèn chữ viết, giữ vở sạch. II. ĐỒ DÙNG - Phiếu ghi tên từng bài tập đọc (8 tuần đầu).(HĐ1) - Bảng phụ chép (BT2). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung HĐ1 : Kiểm tra tập đọc - Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc. - Lần lượt từng HS bốc thăm bài (khoảng 7 đến 8 HS), về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút. - Gọi HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. - Đọc và trả lời câu hỏi. - Gọi HS nhận xét bài vừa đọc. - Theo dõi và nhận xét. HĐ2: Ôn luyện cách đặt câu hỏi cho các bộ phận câu Ai làm gì? Bài 2 (bảng phụ) - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Gọi HS đọc câu văn trong phần a. - Bộ phận nào trong câu trên được in đậm? - Vậy ta đặt câu hỏi nào cho bộ phận này? - Yêu cầu HS tự làm phần b. - Gọi HS đọc lại lời giải. (GV lưu ý HS: khi đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm ở câu a, cần chuyển từ em thành bạn). Chốt: Khi đặt câu hỏi cho các bộ phận câu Ai làm gì? ta phải xác định đó là bộ phận TLCH nào? - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - Ở câu lạc bộ, chúng em chơi cầu lông, đánh cờ, học hát và múa. - Bộ phận: chơi cầu lông, đánh cờ, học hát và múa. - Là câu hỏi: Làm gì? Ở câu lạc bộ, các bạn làm gì?/ Các bạn làm gì ở câu lạc bộ ? - Tự làm bài tập. - 3 HS đọc: Ai thường đến câu lạc bộ vào ngày nghỉ? * HS có thể đặt một câu khác theo mẫu Ai làm gì? và đặt câu hỏi cho một trong hai bộ phận của đó. HĐ3 : Nghe viết: Gió heo may - Giáo viên đọc đoạn văn Gió heo may 1 lượt. - Gió heo may báo hiệu mùa nào? - Cái nắng của mùa hè đi đâu? - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được. - GV đọc cho HS viết. - Nhận xét bài của HS. 3. Củng cố, dặn dò - Câu Ai làm gì? gồm mấy bộ phận? - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị tiết ôn tập sau - Theo dõi, sau đó 2 HS đọc lại. - Gió heo may báo hiệu mùa thu. *Cái nắng thành thóc vàng, ẩn vào quả na, quả mít, quả hồng, quả bưởi... - nắng, làn gió, giữa trưa, mỏng,... - 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào giấy nháp. - Nghe GV đọc và viết bài. *HS viết nhanh, đúng, đẹp - Hai bộ phận: Ai? - Làm gì? _______________________ TỰ NHIÊN XÃ HỘI Ôn tập: Con người và sức khoẻ (tiết 1) I. MỤC TIÊU - Giúp HS khắc sâu kiến thức đã học về cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh: Cấu tạo ngoài, chức năng, giữ vệ sinh. - Biết được những điều nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh.. - Giáo dục HS ý thức bảo vệ và giữ gìn sức khoẻ bản thân, người thân trong gia đình. II. ĐỒ DÙNG - 4 cái trống (HĐ1) - Tranh minh họa trong SGK (HĐ2) III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - Nêu những cách giữ gìn cơ quan thần kinh? - Nhận xét. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Nội dung HĐ1: Ôn tập về cấu tạo, chức năng, giữ vệ sinh các cơ quan. Trò chơi: Thi trả lời nhanh, đúng. - Chia lớp thành 4 đội chơi, phát cho mỗi đội 01 cái trống. - Các đội cử 1 đội trưởng để đánh trống. - Thảo luận nhóm trong 3 phút để ôn tập lại các kiến thức về cấu tạo, chức năng các cơ quan đã học, cách giữ vệ sinh. - Cử 01 học sinh lên đọc các câu hỏi để các đội suy nghĩ, đánh trống và giành quyền trả lời. Đội nào có số câu trả lời đúng nhiều giành phần thắng trong cuộc chơi. - Nhận xét, tổng kết câu trả lời, tuyên dương các đội. - Gọi HS kết luận lại theo từng cơ quan. - Nhận xét, kết luận lại HĐ2: Vẽ tranh - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi về những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh các cơ quan trên thông qua tìm các tranh trong sách giáo khoa. - Yêu cầu HS trả lời theo từng cơ quan: nên và không nên - GV ghi theo từng cơ quan số thứ tự các tranh vẽ những việc nên làm và không nên làm trên bảng lớp. - Vẽ tranh vận động mọi người sống lành mạnh, không sử dụng các chất độc hại như thuốc lá, rượu, ma tuý - GV nhận xét các tranh. 3. Củng cố, dặn dò - Yêu cầu HS nêu lại một số câu trả lời ở HĐ1 - Nhận xét tiết học - HS nêu - Chia 4 đội chơi - Cử đội trưởng. - Thảo luận nhóm - Chơi - Nhận xét sau mỗi câu trả lời. - HS kết luận lại theo từng cơ quan: - Cấu tạo: + Cơ quan tuần hoàn gồm có tim và các mạch máu. + Cơ quan bài tiết: 2 quả thận, 2 ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái. + Cơ quan hô hấp: Mũi, khí quản, phế quản, 2 lá phổi. + Cơ quan thẩn kinh: Não, tuỷ sống và các dây thần kinh. - Chức năng: + Cơ quan tuần hoàn Tim và các mạch máu đưa máu chứa nhiều ôxi, các chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể và đưa các chất thải về tim. + Cơ quan bài tiết: 2 quả thận có chức năng lọc máu, lấy các chất độc hại có trong máu tạo thành nước tiểu và đưa xuống bóng đái và thải ra ngoài. + Cơ quan hô hấp: Mũi, khí quản, phế quản, 2 lá phổi để trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. + Cơ quan thẩn kinh: Não, tuỷ sống và các dây thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. - Thảo luận nhóm 2 - Trả lời câu hỏi. - Nhận xét - HS vẽ tranh -HS vẽ đẹp, có ý nghĩa - Trưng bày tranh. - HS nêu ___________________________ TOÁN Thực hành nhận biết và vẽ góc vuông bằng ê ke I. MỤC TIÊU: - Biết sử dụng ê ke để kiểm tra, nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông trong trường hợp đơn giản. Làm các (BT 1, 2, 3) - Rèn kĩ năng nhận biết góc vuông; góc không vuông và vẽ được góc vuông - Giáo dục HS vận dụng vào thực tế. II. ĐỒ DÙNG: Ê ke (BT 1) III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KTBC: - Góc được tạo bởi mấy cạnh? Góc có mấy đỉnh? - Thế nào là góc vuông? Góc không vuông? - GV nhận xét B. Bài mới: GTB- Ghi đề bài lên bảng. Bài 1: Dùng ê ke để vẽ góc vuông biết đỉnh và một cạnh cho trước. - GV hướng dẫn HS vẽ góc vuông đỉnh O: - Tương tự như vậy HS vẽ góc vuông đỉnh A, B vào vở. - GV bao quát giúp đỡ HS làm. * Em nào nêu cách vẽ cho cô? => Chốt lại cách vẽ góc vuông bằng ê ke khi biết một đỉnh và một cạnh cho trước. Bài 2: Dùng ê ke kiểm tra mỗi hình trong SGK (B2- T43 có mấy góc vuông). - GV yêu cầu HS quan sát, tưởng tượng nếu khó thì dùng e ke để kiểm tra để xác định góc vuông. - GV gọi HS đọc kết quả - GV và HS nx, chốt đáp án đúng. - Ở mỗi hình có mấy góc không vuông ? * Nêu cách kiểm tra góc vuông cho cô ? => Củng cố cách nhận dạng góc vuông trong mỗi hình. Bài 3: HS dùng miếng bìa ghép lại được góc vuông. - GV yêu cầu HS quan sát hình trong SGK. - GV có thể tổ chức cho HS ghép trên miếng bìa thật.(nếu có điều kiện). => Củng cố về cách nhận dạng góc vuông. - HS đọc, nêu yêu cầu của bài. - HS quan sát GV hướng dẫn và làm mẫu. - HS thực hành vẽ. - 1HS lên bảng vẽ, lớp vẽ vào vở. NX. - HS nêu lại cách vẽ. - HS đọc, nêu yêu cầu của bài. - HS quan sát. - HS dùng e ke kiểm tra góc vuông và đếm số góc vuông ở mỗi hình. - HS nêu miệng kết quả. + Hình bên phải có 4 góc vuông. + Hình bên trái có 2 góc vuông. - Tự nêu. - HS đọc, nêu yêu cầu của bài. - HS quan sát hình trong SGK, tưởng tượng rồi nêu miệng 2 miếng bìa có đánh số 1 và 4 hoặc 2 và 3 có thể ghép lại được góc vuông. - KKHS nêu nhanh, chính xác. 3. Củng cố dặn dò: - Nêu cách vẽ góc vuông. - Về nhà chuẩn bị bài sau: Đề-ca- mét. Héc-tô-mét. ÂM NHẠC Ôn tập 3 bài hát: Bài ca đi học - Đếm sao - Gà gáy I. MỤC TIÊU - Hát thuộc lời ca 3 bài hát, đúng giai điệu, đúng nhịp, đều giọng. - Biết hát kết hợp theo nhịp, phách, tiết tấu lời ca, hát diễn cảm, vận động phụ hoạ theo bài hát. - HS tham gia biểu diễn và vận động trò chơi thật tích cực. II. ĐỒ DÙNG: Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Bài cũ: Kiểm tra đan xen trong quá trình dạy học 2. Bài mới HĐ1. Ôn bài hát :Bài ca đi học - Hỏi HS bài hát nào thể hiện niềm hân hoan khi được đến trường của các bạn nhỏ? Tác giả bài hát tên gì? - Hướng dẫn HS hát ôn bài bằng nhiều hình thức: (kết hợp kiểm trađánh giá HS trong quá trình ôn hát) - Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm theo nhịp phách, tiết tấu lời ca. -Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động nhịp nhàng theo bài hát. - GV nhận xét. HĐ2: Ôn bài hát Đếm sao - GV treo tranh minh hoạ cho HS quan sát tranh đoán tên bài hát. - Hướng dẫn ôn bài hát như các bước ở bài Bài ca đi học . - Trò chơi kết hợp bài hát: + Cho HS luyện tập đếm phách của nhịp 3: 1-2-3; 1-2-3, liên tục và đều đặn : Khi vỗ 1 các em tự vỗ tay một cái, khi đếm 2-3 các em đưa tay phải ra trước như đang chạm vào bàn tay của bạn mình 2 cái. Đếm 1 lại vỗ vào tay mình, 2-3 thì đổi sang tay trái. + Vào trò chơi, từng đôi bạn qauy mặt đối diện nhau, cả lớp cùng đếm đồng thanh và kết hợp vỗ tay như đã hướng dẫn. - Cho HS tập biểu diễn . - Nhận xét HĐ3: Ôn tập bài hát Gà gáy. - Hướng dẫn HS hát ôn bài như các bước như ở 2 bài trên. - Nghe và trả lời câu hỏi. + Bài Bài ca đi học + Tác giả: Phan Trần Bảng - Hát ôn bài theo hướn dẫn của GV + Hát tập thể, dãy, nhóm, cá nhân - HS hát ôn kết hợp gõ đệm theo hướng dẫn của GV. + Hát gõ đệm theo nhịp . + Hát gõ đệm theo phách . + Hát gõ đệm theo tiết tấu lời ca. - Hát kết hợp vận động phụ hoạ theo hướng dẫn của GV. - Lắng nghe GV nhận xét. - Quan sát tranh đoán tên bài hát: + Bài : Đếm sao Nhạc và lời Văn Chung - Thực hiện ôn bài hát theo GV hướng dẫn. - Thực hiện trò chơi như GV hướng dẫn + Tập từng động tác - Cả lớp đứng tại chỗ tập biểu diễn. - Lắng nghe GV nhận xét. - Thực hiện hát ôn như ở các bài trên. _________________________________ CHIỀU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG GV trung tâm dạy ______________________________ TIẾNG ANH Đ/c Hòa dạy _____________________________ TIẾNG VIỆT Ôn tập giữa học kì I (Tiết 5) I. MỤC TIÊU: - Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1. - Lựa chọn từ ngữ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho các từ chỉ sự vật (BT2). Đặt 2 - 3 câu theo mẫu Ai làm gì? (BT3). - Gd HS ý thức tự giác trong học tập. II. ĐỒ DÙNG: - Phiếu viết tên từng bài Tập đọc từ tuần 1 - tuần 8. - Bảng phụ chép sẵn câu văn của BT2 III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC HĐ1. Kiểm tra tập đọc - GV gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc. - GV đặt câu hỏi cho đoạn văn vừa đọc. - GV nhận xét HĐ2: Bài tập Bài 2: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để bổ sung ý nghĩa cho các từ ngữ in đậm. - Em chọn từ nào? Vì sao em chọn từ đó? Chốt đáp án đúng: Các từ cần điền theo thứ tự: xinh xắn, tinh xảo, tinh tế. Bài 3: Đặt ba câu theo mẫu: Ai làm gì? - GV nêu yêu cầu của bài, nhắc HS cần đặt bộ phận Ai của mỗi câu là (người, con vật, đồ vât, cây cối). - GV theo dõi, giúp đỡ các em làm bài. * Đặt nhiều hơn 3 câu. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại những câu đúng. - Câu Ai làm gì? có mấy BP là những BP nào? BP thứ nhất trả lời cho câu hỏi nào? BP thứ hai trả lời cho câu hỏi nào? Chốt: : Kiểu câu Ai- làm gì? + Ai: Chỉ về người, loài vật, đồ vật, cây cối. +Làm gì: Chỉ hoạt động của bộ phận Ai. - Từng HS lên bốc thăm và xem lại bài trong 2 phút. - HS đọc bài + trả lời câu hỏi. - HS đọc, nêu yêu cầu. Cả lớp đọc thầm theo. - Thực hành theo nhóm - Đại diện đọc kết quả. - Nhận xét, chốt kq đúng. - 1 HS đọc lại đoạn văn đã chọn. - HS đọc, nêu yêu cầu - 2HS lên bảng làm. Lớp làm vở. - Gọi nhiều em đọc câu của mình. - HS đặt. - HS lắng nghe 3. Củng cố, dặn dò: - Câu kiểu Ai làm gì ? Có mấy BP ? Đó là những BP nào ? BP Ai là những từ chỉ gì ? BP làm gì ? Là những từ chỉ gì ? - Chuẩn bị bài sau: Ôn tập giữa học kì 1(tiết 6). SÁNG Thứ tư ngày 4 tháng 11 năm 2020 TIN HỌC Đ/c Phạm Thảo dạy ___________________________ TIẾNG ANH Đ/C Hòa dạy __________________________ THỂ DỤC Đ/C Dũng dạy ___________________________ MĨ THUẬT Đ/c Luyến dạy _________________________ Chiều TIẾNG VIỆT Ôn tập giữa học kì I ( Tiết 6) I. MỤC TIÊU: - Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1. - Chọn từ ngữ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho các từ chỉ sự vật (BT2). Đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp (BT3) - Gd HS ý thức tự giác trong học tập. II. ĐỒ DÙNG: - Phiếu viết tên từng bài Tập đọc từ tuần 1 - tuần 8. - Bảng phụ chép sẵn câu văn của BT2 III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC HĐ1. Kiểm tra tập đọc - GV gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc. - GV đặt câu hỏi cho đoạn văn vừa đọc. - GV nhận xét HĐ2: Bài tập Bài 2: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để bổ sung ý nghĩa cho các từ in đậm. Chốt thứ tự các từ cần điền: xanh non, trắng tinh, vàng tươi, đỏ thắm, rực rỡ * Đoạn văn nói nên điều gì? GD: Các em có ý thức bảo vệ cảnh đẹp thiên nhiên Bài 3: Em có thể đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong những câu sau? (các câu đã cho ở SGK). a) Hằng năm, cứ vào đầu tháng 9, các trường lại khai giảng năm học mới. b) Sau ba tháng hè tạm xa trường, chúng em lại náo nức tới trường gặp thầy, gặp bạn. c) Đúng 8 giờ, trong tiếng Quốc ca hùng tráng, lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên ngọn cột cờ. * Dấu phẩy có tác dụng gì ? => Chốt : Dấu phẩy dùng để ngăn cách các từ và các cụm từ cùng bộ phận trong câu. - Từng HS lên bốc thăm và xem lại bài trong 2 phút. - HS đọc bài + trả lời CH. Cả lớp đọc thầm theo. - Thực hành theo nhóm - Đại diện đọc kết quả. - Nhận xét, chốt kq đúng. - 2 hoặc 3 HS đọc lại đoạn văn đã điền hoàn chỉnh. - Vẻ đẹp của mùa xuân - HS đọc, nêu yêu cầu - 3HS lên bảng làm. Lớp làm VBT. - Nhận xét, chốt điền dấu phẩy đúng. - HS nêu - nx. - HS lắng nghe 3. Củng cố, dặn dò: - Dấu phẩy có tác dụng gì ? - Chuẩn bị bài sau: Về nhà ôn tập chuẩn bị kiểm tra giữa kì I. ________________________ TOÁN Đề - ca - mét. Héc - tô - mét I. MỤC TIÊU: - Biết tên gọi, kí hiệu của Đề - ca - mét. Héc - tô - mét. Biết được mối quan hệ giữa dam và hm; biết chuyển đổi đơn vị từ dam, hm ra m. - Rèn HS kỹ năng nhận biết các đơn vị đo độ dài và chuyển đổi các đơn vị đo độ dài thành thạo chính xác. - Gd HS tính cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG : Bảng phụ bài 2. III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ : Nêu tên các đơn vị đo độ dài đã học. 2. Bài mới: GTB A. KTBC: - YC HS nêu các đơn vị đo dộ dài đã học - YC HS hỏi đáp nhau về mối quan hệ giữa các đơn vị đo đã học. - Nhận xét. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học 2. Nội dung HĐ1: Giới thiệu đề-ca-mét và héc- tô-mét . - HS nêu: km, m, dm, cm, mm. - HS hỏi đáp nhau trước lớp. - HS lắng nghe. - GV GT: - Đề- ca - mét là 1đơn vị đo độ - HS đọc: đề - ca – mét. dài. Đề - ca - mét kí hiệu dam. - HS nêu lại cách viết tắt của đề-ca-mét. - Độ dài của 1 dam bằng độ dài của 10m. - HS đọc: 1 đề - ca - mét bằng 10 mét. - GT: Héc- tô- mét cũng là 1 đơn vị đo độ - HS nghe. dài. Héc - tô - mét kí hiệu là hm. - HS nhắc lại. 1 hm = 10 dam; 1 hm = 100 m - YC HS tự ước lượng và nêu các khoảng cách trong thực tế có liên quan đến 2 đơn vị đo dam và hm. - Người ta thường dùng đơn vị đo dam, hm để đo những độ dài lớn hơn mét. Chốt : 1 hm = 100m 1 hm = 10 dam. hm > dam - HS nêu chẳng hạn : chiều rộng sân trường khoảng 1 dam, khoảng cách giữa 2 cột điện khoảng 1 hm... HĐ2:Thực hành Bài 1: (dòng 1,2,3)Số? - HS nêu. - Yêu cầu HS tự làm bài. - HS cả lớp làm bài. - 2 HS lên bảng chữa bài. - Nhận xét *Nêu mối quan hệ giữa đơn vị đo độ dài liền kề nhau. - Chốt: Hai đơn vị liền kề nhau hơn, kém nhau 10 lần. - HS nêu: Hai đơn vị liền kề hơn kém nhau 10 lần. Bài 2: (dòng 1,2) ( BP) a. HD mẫu 4dam = m - GV hướng dẫn: + 4 dam bằng 1dam
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_9_nam_hoc_2020_2021_ban.docx