Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực:

*Năng lực đặc thù: Học sinh biết:

a. Nhận thức khoa học

- Mặt trăng là vệ tinh của trái đất. Trình bày mối quan hệ giữa trái đất,mặt trời và mặt trăng.

b. Tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh

- Sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.

* Năng lực chung:

- Giải quyết vấn đề- sáng tạo

- Nhận thức khoa học, Tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh,

2. Phẩm chất:

- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh tìm tòi, sáng tạo, tư duy trong cuộc sống

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh

2. Học sinh: SGK,

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Phương pháp Nội dung

1. HĐ khởi động (3 phút)

- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Bắn tên”:

+ Nêu các hành tinh trong hệ mặt trời?

+ Vì sao nói Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời?

- Học sinh chơi

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

 Ở môn tự nhiên và xã hội lớp 2, các em đã được biết đến Mặt Trăng. Ngày hôm nay, cô cùng các em sẽ cùng khám phá thêm những điều thú vị về Mặt Trăng và cùng xem Mặt Trăng và Trái Đất có liên quan với nhau như thế nào nhé.

Ghi đầu bài lên bảng.

+ Vì Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời

 

docx 54 trang ducthuan 04/08/2022 1290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 19 tháng 4 năm 2021
TOÁN
TIẾT 151: NHÂN SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực tư duy và lập luận toán học: 
- Học sinh biết cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số (có nhớ không quá hai lần và nhớ không liên tiếp).
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học:
- Hoàn thành các bài tập
* Năng lực chung: 
- Giao tiếp, hợp tác. 
- Năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán, 
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh cẩn thận, tỉ mỉ khi làm bài, yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, 
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (5 phút) 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Hộp quà bí mật”:
- Nội dung chơi :
 1094 x 6 2681 x 7
- Học sinh chơi
- Tổng kết – Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
2. Khám phá: 
* Mục tiêu: Học sinh biết thực hiện phép nhân số có 5 chữ số với số có một chữ số (có 2 nhớ lần nhớ không liền nhau)
* Phương pháp: làm mẫu 
* Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cả lớp: 
- GV ghi bảng: 14273 x 3 =?
- Gọi HS đọc phép tính, nhận xét.
- HS tự đặt tính và tính.
- 1 HS lên bảng thực hiện phép tính.
- Chữa bài: Nhận xét Đ - S?
 + Nêu cách thực hiện?
- HS nhắc lại cách nhân: lưu ý nhân rồi mới cộng phần nhớ (nếu có) ở hàng liền trước.
*Kết luận: Thực hiện nhân từ phải sang trái, lưu ý nhân có nhớ.
+ Cộng "phần nhớ" (nếu có) ở hàng liền trước.
+ Nhân rồi mới cộng phần nhớ. 
1. Giới thiệu phép nhân 14 273 x 3
* 3 nhân 3 bằng 9, viết 9. 
* 3 nhân 7 bằng 21, viết 1, nhớ 2.
* 3 nhân 2 bằng 6, thêm 2 bằng 8, viết 8.
* 3 nhân 4 bằng 12, viết 2, nhớ 1.
* 3 nhân 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 4.
Kết luận: 14273 x 3 = 42819.
3. Luyện tập 
* Mục tiêu: Học sinh thực hiện nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ 2 lần không liên tiếp)
* Phương pháp: thực hành 
* Thời gian: 12 phút 
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cá nhân:
- HS nêu yêu cầu 
- Học sinh làm bài vào vở, 2 HS lên bảng thực hiện 
- Giáo viên giúp đỡ HS chưa làm được 
- Giáo viên hướng dẫn chữa bài. 
- Chữa bài: + Nhận xét Đ/S
 + Nêu cách làm
+ Học sinh tự đối chiếu kết quả
*Kết luận: Nhân từ phải sang trái, lưu ý có nhớ 2 lần.
Bài 1: Tính: 
*Hoạt động cá nhân:
- HS nêu yêu cầu 
- Học sinh làm bài vào vở, 2 HS lên bảng thực hiện 
- Giáo viên giúp đỡ HS chưa làm được 
- Giáo viên hướng dẫn chữa bài. 
- Chữa bài: + Nhận xét Đ/S
 + Để tìm tích ta thực hiện phép tính gì?
+ Đổi vở kiểm tra kết quả 
*Kết luận: Tích bằng thừa số nhân với thừa số.
Bài 2: Số?
Thừa số
19091
130
0
10709
Thừa số
5
6
7
Tích
95455
78420
74963
4. Hoạt động Vận dụng 
*Mục tiêu: Học sinh vận dụng giải bài toán có lời văn 
* Phương pháp: thực hành 
* Thời gian: 8 phút 
*Cách tiến hành: 
*Hoạt động cá nhân:
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
+ Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
-Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài. 
- Chữa bài: + Nhận xét Đ/S?
 + Giải thích cách làm bài 
+ Muốn tính số thóc cả hai lần chuyển vào kho ta cần biết gì?
+ Nêu lời giải khác
+ Giáo viên chấm bài
*Kết luận: 
Bài toán giải bằng 2 phép tính có liên quan đến gấp lên 1 số lần.
Bài 3: 
Tóm tắt: 
 27150kg 
Lần đầu: 	 kg thóc? 
Lần sau: 
Bài giải
Số ki-lô-gam thóc chuyển trong lần sau là:
27150 x 2 = 54300 (kg)
Số thóc chuyển vào kho trong cả hai lần là:
27150 + 54300 = 81450 (kg)
Đáp số: 81450kg thóc.
5. Củng cố, dặn dò: 2 phút 
+ Nhắc lại thực hiện nhân số có năm chữ số với số có 1 chữ số. 
- Gv nhận xét tiết học
- Về nhà đo và tìm cách tính diện tích của mặt chiếc bàn học của em.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 
BÀI 61: MẶT TRĂNG LÀ VỆ TINH CỦA TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù: Học sinh biết: 
a. Nhận thức khoa học
- Mặt trăng là vệ tinh của trái đất. Trình bày mối quan hệ giữa trái đất,mặt trời và mặt trăng.
b. Tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh 
- Sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
* Năng lực chung:
- Giải quyết vấn đề- sáng tạo
- Nhận thức khoa học, Tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, 
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh tìm tòi, sáng tạo, tư duy trong cuộc sống 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
2. Học sinh: SGK, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (3 phút)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Bắn tên”:
+ Nêu các hành tinh trong hệ mặt trời?
+ Vì sao nói Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời?
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
 Ở môn tự nhiên và xã hội lớp 2, các em đã được biết đến Mặt Trăng. Ngày hôm nay, cô cùng các em sẽ cùng khám phá thêm những điều thú vị về Mặt Trăng và cùng xem Mặt Trăng và Trái Đất có liên quan với nhau như thế nào nhé. 
Ghi đầu bài lên bảng.
+ Vì Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời
2. Khám phá: 
*Mục tiêu: Học sinh:
- Biết Mặt Trăng là một vệ tinh của Trái Đất và có kích thước nhỏ hơn Trái Đất. Trái Đất có kích thước nhỏ hơn Mặt Trời
* Phương pháp: quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm, chia sẻ trước lớp, trình bày 2 phút 
* Thời gian: 15 phút 
*Cách tiến hành:
Hoạt động nhóm 
- Gv cho hs quan sát hình 1, trang 118 SGK, người hỏi, người trả lời theo câu hỏi gợi ý của GV:
+ Vệ tinh là gì?
+ Tại sao Mặt Trăng lại được gọi là vệ tinh của Trái Đất?
+ Chỉ Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng và trình bày hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất 
+ Hãy so sánh kích thước giữa Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng?
+ Em biết gì Mặt Trăng?
*Kết luận: Mặt Trăng cũng có dạng hình cầu. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và kết luận rằng : Trên Mặt Trăng không có không khí, nước và sự sống . Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất nên nó được gọi là vệ tinh của Trái Đất.
1. Chuyển động của Mặt Trăng
+ Vệ tinh là thiên thể chuyển động xung quanh hành tinh.
+ Vì Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất
+ Ở giữa là Mặt Trời, tiếp đến là Trái Đất và ngoài cùng là Mặt Trăng. Hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất giống như hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời, theo hướng từ Tây sang Đông.
+ Mặt Trời có kích thước lớn nhất, sau đó là Trái Đất, cuối cùng là Mặt Trăng.
+ MT hình tròn, giống Trái Đất. Bề mặt lồi lõm. Trên Mặt Trăng không có sự sống. 
3. Thực hành 
*Mục tiêu: Học sinh Sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
 * Phương pháp: thực hành 
* Thời gian: 5 phút 
*Cách tiến hành:
Hoạt động cá nhân 
- Giáo viên phát phiếu học tập
- HS vẽ hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất vào phiếu
- 1 Học sinh vẽ vào bảng phụ
- Học sinh nêu chiều chuyện động của Mặt Trăng
*Kết luận: Hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất theo hướng từ Tây sang Đông.
2. Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.
- 
4. Hoạt động vận dụng 
*Mục tiêu: Học sinh củng cố kiến thức
* Phương pháp: trò chơi 
* Thời gian: 10 phút 
*Cách tiến hành: 
- GV chia nhóm, xác định ví trí làm việc của từng nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn đóng vai Mặt Trăng đi vòng quanh quả địa cầu 1 vòng theo chiều mũi tên sao cho mặt luôn hướng về quả địa cầu (như hình trang 119 - SGK).
- Một số HS trình diễn trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
*Kết luận: Mặt trăng luôn quay quanh Trái Đất
3. Trò chơi: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất
5. Củng cố, dặn dò: 3 phút 
- Học sinh xem lại bài, ghi nhớ nội dung bài học.
- Gv nhận xét tiết học.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 20 tháng 4 năm 2021 
ĐẠO ĐỨC
CHĂM SÓC CÂY TRỒNG VẬT NUÔI (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU: 
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực điều chỉnh hành vi: 
Học sinh hiểu:
+ Sự cần thiết phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi và cách thực hiện 
b. Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội.
- HS biết chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi và cách thực hiện.
* Điều chỉnh: Không yêu cầu HS lập đề án trang trại sản xuất và tìm cách bảo vệ trại, vườn của mình cho tốt; có thể cho HS kể lại một số việc đã làm hoặc biết về việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
* Năng lực chung:
- Giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội.
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh có thái độ đồng tình ủng hộ những hành vi chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
*GDBVMT: Tham gia bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi là góp phần phát triển, giữ gìn và bảo vệ môi trường.
*GDTKNL: Chăm sóc cây trồng và vật nuôi là góp phần giữ gìn, bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên, góp phần làm trong sạch môi trường, giảm độ ô nhiễm môi trường, giảm hiệu ứng nhà kính do các chất thải gây ra, tiết kiệm được nguồn năng lượng.
*GDMTBĐ: Cây trồng vật nuôi là nguồn sống quý giá của con người vùng biển, hải đảo.
- Giữ gìn, chăm sóc cây trồng vật nuôi là giữ gìn bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo
* Các kĩ năng sống cơ bản có trong bài: 
Kĩ năng lắng nghe ý kiến các bạn.
Kĩ năng trình bày các ý tưởng chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường.
Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin liên quan đến chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường.
Kĩ năng ra quyết định lựa chọn các giải pháp tốt nhất để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường.
Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
- Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, phiếu học tập
 - Học sinh: SGK, VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động Khởi động (3 phút):
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Bắn tên”:
+ Nhà em nuôi con vật và trồng cây gì?
+ Nêu tác dụng của cây trồng, vật nuôi?
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
- Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng
2. Thực hành 
*Mục tiêu: Học sinh hiểu:
 - Sự cần thiết phải chăm sóc cây trồng vật nuôi và cách thực hiện.
- Quyền được tham gia vào các hoạt động chăm sóc, bảo vệ cây trồng vật nuôi tạo điều kiện ch sự phát triển của bản thân.
* Phương pháp: thực hành 
* Thời gian: 25 phút 
*Cách tiến hành: 
Hoạt động cá nhân 
- Thu các phiếu điều tra của HS, yêu cầu một số em trình bày kết quả điều tra. 
- Một số HS trình bày lại kết quả điều tra. 
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Nhà em nuôi con vật, trồng cây đó nhằm mục đích gì?
+ Em chăm sóc cây trồng, vật nuôi đó sẽ có tác dụng gì?
+ Ngược lại, nếu không chăm sóc, cây trồng, vật nuôi sẽ thế nào?
- Theo dõi, nhận xét, bổ sung và kết luận.
Hoạt động nhóm 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi 1 và xử lí tình huống ở câu hỏi 2. 
+ Từng cặp học sinh nhận phiếu bài tập, cùng nhau thảo luận làm bài tập trong phiếu.
 Tình huống 1: Nhà bạn Dũng nuôi được mấy con gà trống choai. Chúng rất hay vào vườn kiếm ăn và mổ vào mấy luống cải. Nếu là Dũng, em sẽ làm gì? Vì sao?
+ Tình huống 2: Lan và Đào cùng đi thăm vườn rau Thấy rau có sâu, Đào ngắt những chiếc lá có sâu vứt ở xung quanh. Nếu là Lan, em sẽ nói gì?
+ Tình huống 2: Đàn gà nhà Minh đột nhiên lăn ra chết hàng loạt. Mẹ đem chôn hết gà và không cho ai biết gà bị dịch cúm. Là Minh, em sẽ nói gì với mẹ?
 Theo dõi, nhận xét cách xử lí của các nhóm. 
* Giáo viên kết luận : Mỗi người cần phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi phục vụ cho cuộc sống và mang lại niềm vui cho con người, góp phần làm cho môi trường sống của chúng ta xanh, sạch, đẹp
- Đọc phần ghi nhớ SGK
1. Kết quả điều tra
+ Nhà em trồng cây để lấy rau ăn hoặc bán để lấy tiền. 
+ Chăm sóc sẽ giúp cây, con vật lớn nhanh, tránh bị bệnh. 
+ Nếu không, cây/con vật dễ mắc bệnh, chậm lớn. 
2. Thảo luận xử lý tình huống
Câu hỏi 1: Viết chữ T vào ô c trước ý kiến em tán thành, viết chữ K vào ô c trước ý kiến em không tán thành. 
c Cần chăm sóc và bảo vệ các con vật của gia đình mình. 
c Chỉ cần chăm sóc những loại cây do con người trồng. 
c Cần bảo vệ tất cả các loài vật, cây trồng. 
c Thỉnh thoảng tưới nước cho cây cũng được. 
c Cần chăm sóc cây trồng,vật nuôi thường xuyên, liên tục. 
 + Rào vườn lại hoặc rào luống rau lại. Cho gà ăn và chăm sóc chúng. 
+ Nói Đào gom lá sâu lại rồi đem về nhà đốt. Nếu để lung tung, sâu sẽ bò sang vườn nhà khác. Sau đó nói bố mẹ phun thuốc. 
+ Nói mẹ làm sạch chuồng, cho gà uống thuốc phòng bệnh, chôn kĩ gà chết, báo cho nhân viên thú y để có cách phòng dịch. 
3. Vận dụng 
*Mục tiêu: Hs ghi nhớ lại các việc chăm sóc vật nuôi cây trồng
 * Phương pháp: trò chơi 
* Thời gian: 5 phút 
*Cách tiến hành: 
- Chia hs thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm có nhiệm vụ liệt kê các việc để chăm sóc bảo vệ cây trồng, vật nuôi.
- Yêu cầu học sinh trao đổi với nhau theo nhóm rồi ghi ra giấy to.
- Đại diện nhóm lên dán kết quả.( KNS )
- Học sinh nhận xét nhóm nào ghi được nhiều việc nhất, đúng và nhanh nhất sẽ thắng cuộc.
- Giáo viên mở rộng:
*GDBVMT: Tham gia baỏ vệ, chăm sóc cây trồng,vật nuôi là góp phần phát triển, giữ gìn và bảo vệ môi trường.
*GDTKNL: Chăm sóc cây trồng và vật nuôi là góp phần giữ gìn, bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên, góp phần làm trong sạch môi trường, giảm độ ô nhiễm môi trường, giảm hiệu ứng nhà kính do các chất thải gây ra, tiết kiệm được nguồn năng lượng.
* GDMTBĐ: Cây trồng vật nuôi là nguồn sống quý giá của con người vùng biển, hải đảo.
3. Trò chơi ai nhanh, ai đúng.
4. Củng cố, dặn dò: 2 phút 
- Nhận xét giờ học
- Thực hành chăm sóc cây trồng, vật nuôi có trong gia đình
- Tuyền truyền mọi trong gia đình cùng thực hiện theo nội dung bài học.
- Chuẩn bị giờ sau.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT)
BÁC SĨ Y- ÉC- XANH 
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù: 
+ Năng lực ngôn ngữ:
- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Bước đầu biết kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của bà khách, dựa theo tranh minh họa 
- Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mắt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
+ Năng lực văn học:
- Hiểu nội dung: Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y-éc-xanh (sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại) nói lên sự gắn bó của Y- éc-xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung 
* Năng lực chung: 
- Tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề.
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh chăm học, tự tin, trách nhiệm, đoàn kết yêu thương, Có ý thức cống hiến, biết yêu thương đồng loại
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
2. Học sinh: Sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
 1. Hoạt động khởi động (3 phút)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Bắn tên”
+ Đọc thuộc lòng bài thơ “Một mái nhà chung” 
+ Nêu nội dung bài thơ
-Gv mời hs quan sát tranh:
 -Mời hs nói về hình ảnh trong tranh minh hoạ bài đọc, 
 - Gv ghi đầu bài: 
2. Khám phá: 
Hoạt động 1. 1. Luyện đọc
*Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Hiểu nghĩa các từ mới.
 - HS hòa nhập: + Đọc được 1, 2 câu trong bài tập đọc.
* Phương pháp: Hoạt động cá nhân – nhóm – lớp
* Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành: 
a. GV đọc toàn bài 
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu nối tiếp
( GV sửa lỗi phát âm sai)
- Học sinh chia đoạn (4 đoạn như sách giáo khoa).
- Đọc từng đoạn trước lớp
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn
- Gv kết hợp nhắc nhở HS nghỉ hơi đúng, đọc đúng các câu hỏi, câu cảm
- GV đưa câu cần luyện đọc, HS nêu cách ngắt hơi, nhấn giọng
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, chốt cách đọc phù hợp đối với câu 
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 và giải nghĩa từ
- HS đọc chú giải SGK.
+ Đặt câu với từ: ngưỡng mộ
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- HS đại diện các nhóm thi đọc nối tiếp từng đoạn
- Các nhóm khác nhận xét
- 1 HS đọc lại toàn bài.
- Chú ý cách đọc với giọng kể cảm động, nhẹ nhàng
+ Lời bà khách thể hiện thái độ kính trọng
+ Lời Y-éc-xanh chậm rãi như kiên quyết, giàu nhiệt huyết.
- Từ khó: Y- éc- xanh,ngưỡng mộ, nghiên cứu, là ủi, im lặng, vi trùng, chân trời, toa
- Câu dài:
+ Y- éc - xanh kính mến,/ ông quên nước Pháp rồi ư?// Ông định ở đây suốt đời sao?//
- Giải nghĩa từ: Chú giải
VD: Em rất ngưỡng mộ bác sĩ Y-ec-xanh.
* Tiêu chí nhận xét:
+ Đọc đúng.
+ Đọc trôi chảy
+ Thể hiện được lời nhân vật
Hoạt động 2 2. Tìm hiểu bài 
* Mục tiêu: - Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y- éc- xanh (sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại); nói lên sự gắn bó của Y- éc- xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và VN nói chung 
* Phương pháp: động não, Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp, trình bày 1 phút 
* Thời gian: 17 phút
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cả lớp: 
- 1 HS đọc đoạn 1- Lớp đọc thầm 
+ Vì sao khách ước ao được gặp bác sĩ Y -éc - xanh?
+ Y -éc -xanh có khác gì so với trí tưởng tượng của bà?
+ Vì sao bà khách nghĩ là bác sĩ Y -ec -xanh đã quên nước Pháp?
+ Những câu nào nói lên lòng yêu nước của bác sĩ Y -ec - xanh?
+ Theo em vì sao bác sĩ Y -ec –xanh ở lại Nha Trang?
+ Em hiểu lẽ sống của bác sĩ Y -ec -xanh là gì?
+ - Nêu nội dung chính của bài?
*Kết luận: Bác sĩ Y- éc- xanh cũng như nhiều người nước ngoài yêu đất nước Việt Nam, đã góp phần xây dựng đất nước ta thêm giàu đẹp.
1.Cuộc sống giản dị của bác sĩ Y-ec-xanh.
- Vì họ ngưỡng mộ, tò mò muốn biết vì sao bác sĩ Y -ec -xanh chọn cuộc sống nơi góc biển chân trời để nghiên cứu bệnh nhiệt đới.
- Bà tưởng tượng Y -ec -xanh là người ăn mặc sang trọng, dáng điệu quý phái. Trong thực tế ông mặc bộ quần áo ca ki cũ, không là ủi trông như khách đi toa tàu hạng ba, toa tàu dành cho người ít tiền. Chỉ có đôi mắt đầy bí ẩn của ông làm bà chú ý.
- Vì bà thấy Y -ec -xanh không có ý định trở về nước Pháp.
2. Lòng yêu nước của bác sĩ Y-ec-xanh.
+ Tôi là người Pháp mãi mãi tôi là công dân Pháp. Người ta không thể nào sống mà không có tổ quốc .
3. Lẽ sống của bác sĩ Y -ec -xanh.
- ông muốn ở lai để giúp đỡ người dân Việt Nam đấu tranh chống bệnh tật. Ông muốn thực hiện lẽ sống của mình: Sống để yêu thương... yêu mến cảnh vật và đất nước Việt Nam.
- Lẽ sống của ông là: luôn yêu thương và giúp đỡ đồng loại.
* Nội dung: Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y- éc- xanh (sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại); nói lên sự gắn bó của Y- éc- xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và VN nói chung.
3. Luyện tập 
Hoạt động 1 3. Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm 
*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết, đọc phù hợp với diễn biến của truyện. 
* Phương pháp: 
* Thời gian: 10 phút
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- GV đọc mẫu đoạn 1 và hướng dẫn đọc diễn cảm một đoạn 
+ Khi đọc đoạn văn này em cần nhấn giọng ở những từ ngữ nào?
+ Giọng đọc của đoạn văn trên như thế nào?
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn 
- 2- 3 HS thi đọc lại đoạn 
- 1 HS đọc lại toàn bài.
 1. Bà khách ước ao được gặp bác sĩ Y-éc-xanh/ phần vì ngưỡng mộ người đã tìm ra vi trùng dịch hạch, phần vì tò mò. Bà muốn biết/ điều gì khiến ông chọn cuộc sống nơi góc biển chân trời này/ để nghiên cứu những bệnh nhiệt đới. 
* Tiêu chí bình chọn:
- Đọc đúng 
- Đọc trôi chảy
- Thể hiện được tình cảm của từng nhân vật
 Hoạt động 2 3. Kể chuyện 
* Mục tiêu: Học sinh - Bước đầu biết kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của bà khách, dựa theo tranh minh họa. 
- YC kể tự nhiên, sinh động, thể hiện đúng nội dung 
* Phương pháp: làm mẫu, quan sát, hoạt động cá nhân – nhóm – cả lớp
* Thời gian: 25 phút 
* Cách tiến hành:
1. Gv nêu nhiệm vụ
- GV nêu nhiệm vụ 
- HS nhắc lại
2. Hướng dẫn kể chuyện
- HS quan sát từng tranh nêu vắn tắt nội dung từng bức tranh.
- GV lưu ý HS: Kể theo vai bà khách, đổi từ “ bà khách” thành “tôi”. 
- 1 HS kể mẫu.
- GV nhận xét cách nhập vai, cách kể.
- Từng cặp HS thi kể từng đoạn của chuyện theo lời của 1 nhân vật.
- Vài HS thi kể cả câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn
- Kể lại theo lời của bà khách dựa vào tranh vẽ.
Tiêu chí đánh giá
+ Nội dung: Kể có đủ ý đúng trình tự không, đã biết kể bằng lời của mình chưa
+ Diễn đạt: Nói đã thành câu chưa, dùng từ đã phù hợp chưa
+ Cách thể hiện: Giọng kể, điệu bộ nét mặt
4. Hoạt động vận dụng 
*Mục tiêu: Học sinh vận dụng liên hệ bản thân
 * Phương pháp: nêu vấn đề, trình bày 1 phút 
* Thời gian: 5 phút 
*Cách tiến hành: 
- Giáo viên nêu vấn đề: 
+ Em học được gì từ bác sĩ Y-éc-xanh?
+ Em biết gì về bác sĩ Y-éc-xanh?
- Học sinh trình bày 1 phút 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
- Giáo viên cho Học sinh xem tranh ảnh và kể cho học sinh nghe về bác sĩ Y-éc-xanh
*Kết luận: GD học sinh tôn trọng người nước ngoài.
+ Tình yêu Tổ quốc, sự cống hiến cho nhân loại,...
5. Củng cố, dặn dò (5 phút)
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- VN tìm đọc các câu chuyện có cùng chủ đề. Luyện đọc trước bài tiếp theo
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
TIẾT 152: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực tư duy và lập luận toán học: 
- Biết nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.
- Biết tính nhẩm, tính giá trị của biểu thức.
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học: 
- Vận dụng làm bài tập liên quan.
* Năng lực chung:
- Giao tiếp, hợp tác. Tự chủ- tự học. Giải quyết vấn đề- sáng tạo. 
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh yêu thích và ham học toán, tính cẩn thận khi làm bài.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị PHTT
2. Học sinh: Bút, nháp, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Phương pháp
Nội dung
Học sinh A
1. HĐ khởi động (3 phút)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”:
+ Tính: 21718 x 4 12198 x 4 
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
- Kết nối kiến thức. 
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
Học sinh cổ vũ bạn chơi.
Học sinh nghe 
2. Hoạt động luyện tập 
* Mục tiêu: Học sinh Rèn kĩ năng nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.
- HS hòa nhập: Học sinh thực hiện nhận không nhớ
* Phương pháp: thực hành 
* Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cá nhân:
- 1 học sinh đọc đề bài 
+ Bài yêu cầu gì?
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. 
- Chữa bài:
+ Học sinh đọc bài làm
+ Nhận xét Đ - S?
+ Nêu cách đặt tính và tính
+ 1 học sinh đọc, cả lớp kiểm tra kết quả 
*Kết luận: Đặt tính phải thẳng hàng
Bài 1: Đặt tính rồi tính: 
Học sinh tính: 
244 x 2
123 x 3
3. Hoạt động vận dụng 
* Mục tiêu: - Học sinh vận dụng giải bài toán có lời văn liên quan ẩn dữ kiện, kĩ năng tính nhẩm, tính giá trị của biểu thức
* Phương pháp: thực hành, trò chơi 
* Thời gian: 20 phút 
* Cách tiến hành:
*Hoạt động nhóm đôi
- HS nêu yêu cầu bài tập
+ Bài tập cho biết gì? Bài hỏi gì?
- 1 HS lên bảng làm bài
- Giáo viên giúp đỡ HS chưa làm được:
+ Muốn tìm số dầu còn lại, ta cần biết gì?
- Chữa bài: 
+ Nhận xét Đ - S?
+Bài toán thuộc dạng toán nào?
+ Giáo viên chấm bài nhanh cho học sinh 
*Kết luận: Bài toán giải bằng 2 phép tính có liên quan đến các phép tính nhân, trừ các số trong phạm vi 100 000.
Bài 2: Tóm tắt: 
Có: 63 150l dầu.
Lấy ra: 3lần, 
mỗi lần: 10 715l dầu.
Còn lại:... lít dầu?
Bài giải
Số dầu đã lấy ra khỏi kho là: 
10 715 x 3 = 32 145 (l)
Số dầu còn lại trong kho là: 
63 150 - 32 145 = 31 005 (l)
Đáp số: 31 005l dầu.
Học sinh đọc bài giải 
*Hoạt động cá nhân:
- 1 học sinh đọc đề bài 
+ Bài yêu cầu gì?
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. 
- Chữa bài:
+ Học sinh đọc bài làm
+ Nhận xét Đ - S?
+ Nêu cách tính
+ Học sinh đổi vở kiểm tra kết quả.
+ Nêu thứ tự tính giá trị của BT.
*Kết luận: Chú ý thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức
Bài 3: Tính giá trị của biểu thức
a) 10303 x 4 + 27854 
= 41212 + 27854
 = 69066
 21507 x 3 – 18799
 = 64521 – 18799
 = 45722
b) 26742 + 14031 x 5 
= 26742 + 70155
 = 96897
 81025 – 12071 x 6 
= 81025 – 72426
 = 8599
Học sinh thực hiện tính:
10303 x2
2424 x2
Hoạt động cả lớp 
- Giáo viên yêu cầu đọc đề. 
- HS nêu cách làm mẫu.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Tiếp sức”
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
*Kết luận: Cách nhân nhẩm số tròn nghìn: Chỉ nhân số nghìn, sau đó viết 3 chữ số 0 vào kết quả
Bài 4: Tính nhẩm
M: 11 000 x 3 =?
Nhẩm: 11 nghìn x 3 = 33 nghìn.
Vậy: 11 000 x 3= 33000
a) 3000 x 2 = 6000; 
b) 11 000 x 2 = 22000
 2000 x 3 = 6000; 
12 000 x 2 = 24000
 4000 x 2 = 8000; 
13 000 x 3 = 39000
 5000 x 2 = 10000; 
15 000 x 2 = 30000
Học sinh cổ vũ bạn chơi. 
Học sinh nêu: 3000 x 2 = 6000;
4. Củng cố - dặn dò: 2 phút 
+Nêu lại cách nhân các số các số trong phạm vi 100 000.
- Nhận xét tiết học. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP ĐỌC 
BÀI HÁT TRỒNG CÂY
I. MỤC TIÊU:	
1. Năng lực: 
+ Năng lực ngôn ngữ:
- Biết ngắt nhịp đúng khi đọc các dòng thơ, khổ thơ.
+ Năng lực văn học:
- Hiểu nội dung: Cây xanh mang lại cho con người cái đẹp, ích lợi và hành phúc. Mọi người hãy hăng hái trồng cây xanh (Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc bài thơ) 
* Năng lực chung:
- Tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề. 
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh:
+ Chăm học, trách nhiệm.
+ Yêu thiên nhiên, có ý thức giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, 
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (3 phút)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Bắn tên”:
+ Đọc bài “Bác sĩ Y-éc - xanh”
+ Nêu nội dung của bài.
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
- Giáo viên kết nối kiến thức. 
- Giới thiệu bài. Ghi đầu bài lên bảng. 
2. Khám phá: 
Hoạt động 1 1. Luyện đọc 
*Mục tiêu: Đọc đúng, rành mạch, ngắt nhịp đúng, hiểu nghĩa một số từ ngữ trong bài
 * Phương pháp: làm mẫu, hoạt động cả lớp – cá nhân –nhóm
* Thời gian: 15 phút 
* Cách tiến hành: 
a. GV đọc toàn bài
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc
 * Đọc từng câu (2 lần)
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu 
- GV sửa lỗi phát âm sai
* Đọc từng đoạn trước lớp
- Học sinh hướng dẫn chia đoạn
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn lần1
- HS nêu cách ngắt và nhấn giọng
- HS đọc nối tiếp từng đoạn lần 2 và giải nghĩa từ
* Đọc từng đoạn trong nhóm bàn
*Các nhóm tiếp nối nhau đọc đoạn
- HS đại diện các nhóm thi đọc nối tiếp từng đoạn
- Các nhóm khác nhận xét
- 1 HS đọc cả bài.
*Kết luận: Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, vui, hồn nhiên, nhấn giọng những từ ngữ khẳng định ích lợi và hạnh phúc mà công việc trồng cây mang lại cho con người.
 - Giọng đọc vui tươi, hồn nhiên, hồn nhiên.
- Từ khó: vòm cây, rung cành cây, lay lay, nắng xa, mau lớn lên 
- Học sinh chia đoạn (6 đoạn như sách giáo khoa) 
- Luyện đọc câu: 
Ai trồng cây/
 Người đó có tiếng hát/
 Trên vòm cây/
 Chim hót lời mê say.//
 - Giải nghĩa từ: 
+ Học sinh đọc Chú giải
 Hoạt động 2. 2. Tìm hiểu bài 
*Mục tiêu: Hiểu nội dung: Cây xanh mang lại cho người cái đẹp, ích lợi và hạnh phúc. Mọi người hăng hái trồng cây
 * Phương pháp: động não, trình bày 1 phút, hoạt động cá nhân – nhóm –cả lớp
* Thời gian: 10 phút 
*Cách tiến hành: 
*Hoạt động cả lớp: 
- HS đọc thầm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_31_nam_hoc_2020_2021.docx