Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 8 - Năm học 2021-2022 - Phạm Ngọc Lan

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 8 - Năm học 2021-2022 - Phạm Ngọc Lan

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau. Sự quan tâm, sẵn sàng chia sẻ của những người xung quanh làm cho mỗi người thấy những lo lắng, buồn phiền được dịu bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn.

- Kể được lại câu chuyện Các em nhỏ và cụ già theo lời 1 bạn nhỏ.

2. Kỹ năng:

- Bước đầu đọc đúng các kiểu câu: câu kể, câu hỏi

- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật (đám trẻ, ông cụ).

- Đọc đúng và hiểu: sếu, sải cánh, ấm áp, bệnh viện, xe buýt.

- Biết nhập vai một bạn nhỏ trong truyện, kể lại được toàn bộ câu chuyện; giọng kể tự nhiên, phù hợp với diễn biến câu chuyện.

Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*GDKNS: Xác định giá trị, thể hiện sự cảm thông

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 1. Giáo viên :

- Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể.

- Bảng viết câu, đoạn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

2. Học sinh : Sách Tiếng Việt.

 

docx 32 trang ducthuan 05/08/2022 1350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 8 - Năm học 2021-2022 - Phạm Ngọc Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2021
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn: Tập đọc- Kể chuyện
Bài: Các em nhỏ và cụ già
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức:
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau. Sự quan tâm, sẵn sàng chia sẻ của những người xung quanh làm cho mỗi người thấy những lo lắng, buồn phiền được dịu bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Kể được lại câu chuyện Các em nhỏ và cụ già theo lời 1 bạn nhỏ.
2. Kỹ năng: 
- Bước đầu đọc đúng các kiểu câu: câu kể, câu hỏi
- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật (đám trẻ, ông cụ).
- Đọc đúng và hiểu: sếu, sải cánh, ấm áp, bệnh viện, xe buýt.....
- Biết nhập vai một bạn nhỏ trong truyện, kể lại được toàn bộ câu chuyện; giọng kể tự nhiên, phù hợp với diễn biến câu chuyện.
Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
*GDKNS: Xác định giá trị, thể hiện sự cảm thông	
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 1. Giáo viên :
- Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể.
- Bảng viết câu, đoạn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
2. Học sinh : Sách Tiếng Việt.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TG
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
PT
4’
1. HĐ khởi động
- 3 HS đọc thuộc lòng bài: Bận
H: Mọi người trong bài thơ bận những công việc gì?
- GV yêu cầu HS nhận xét
* GV nhận xét, chốt
- GV giới thiệu nội dung bài tập đọc và chiếu tên bài.
- Mời 1 HS đọc lại tên bài
- 3 HS đọc bài
- HS trả lời
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS ghi vở tên bài 
1’
21’
15’
2. HĐ luyện đọc.
* Đọc mẫu.
* Luyện đọc đoạn 
* Luyện đọc theo nhóm.
3.HĐ tìm hiểu bài
- GV đọc mẫu toàn bài và HD HS cách đọc
H: Bài tập đọc được chia làm mấy đoạn? 
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn
® GV theo dõi sửa sai
- GV yêu cầu luyện đọc nối tiếp từng đoạn.
- GV kết hợp HD HS ngắt, nghỉ hơi đúng, đọc đúng câu kể, câu hỏi kết hợp giải nghĩa từ: u sầu, nghẹn ngào
- Yêu cầu HS đặt 2 câu với các từ trên.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp trên Zoom
- Gọi 2 nhóm thi đọc 
- GV yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và TLCH.
+ Các em nhỏ đi đâu?
+ Trên đường đi các bạn gặp điều gì mà phải dừng lại?
- HS đọc tên bài
- HS theo dõi
- HS trả lời
- HS đọc nối tiếp
- HS đọc nối tiếp đoạn
- HS làm theo yêu cầu của GV
- HS đặt câu
- HS luyện đọc 
- 2 nhóm thi đọc
- HS đọc thầm từng đoạn và TLCH
+ Về nhà sau cuộc dạo chơi
+ Gặp cụ già 
+ Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào?
+ Vì sao các bạn quan tâm đến ông cụ như vậy?
+ Ông cụ gặp chuyện buồn gì?
+ Vì sao ông cụ thấy lòng nhẹ hơn
sau khi trò chuyện với các bạn?
+ Câu chuyện muốn nói lên điều gì?
- GV yêu cầu HS nhận xét
* GV nhận xét, chốt
+ Băn khoăn và trao đổi 
+ Vì là nhiều trẻ ngoan 
+ Cụ bà bị ốm, đang nằm viện
+ Ông cảm thấy nỗi buồn được chia sẻ
+ Con người phải quan tâm giúp đỡ lẫn nhau
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
 4. HĐ luyện đọc lại
- GV phân vai: Người dẫn chuyện, ông cụ, 4 bạn nhỏ 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm
- Yêu cầu 2 nhóm lên thi đọc theo phân vai.
- GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá
* GV nhận xét, tuyên dương, chốt
- HS lắng nghe
- HS luyện đọc trong nhóm
- 2 nhóm thi đọc
- HS nhận xét 
- HS lắng nghe
20’
5. HĐ kể chuyện
- GV yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện.
+ Kể chuyện theo lời của một bạn nhỏ có nghĩa là thế nào?
- Yêu cầu HS lựa chọn đóng vai bạn nào 
- GV yêu cầu HS khá, giỏi kể mẫu
- GV nhận xét phần kể mẫu
- Yêu cầu HS tập kể
- GV yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét
- Yêu cầu 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện
* GV nhận xét, chốt
- 1 HS đọc: Kể lại câu chuyện theo lời một bạn nhỏ.
+ Kể lại bằng lời của bạn nhỏ.
- HS đóng vai, kể mẫu
- HS lắng nghe
- HS tập kể
- HS Nhận xét
- HS lắng nghe
- 1 HS kể
- HS lắng nghe
2’
III. Củng cố - Dặn dò 
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Thực hiện nội dung bài học.
- VN tìm đọc các câu chuyện có cùng chủ đề.
- Tìm hiểu hoàn cảnh của các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp. Thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của mình dành cho bạn. - Bài sau: Tiếng ru
- HS liên hệ
- HS lắng nghe
Bổ sung và rút kinh nghiệm: 
Tuần 8
Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2021
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn: Toán
Bài: Luyện tập
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: HS thuộc bảng chia 7. Biết xác định 1/7 của một hình đơn giản.
2. Kĩ năng: Biết vận dụng được phép chia 7 trong giải toán.
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2 (cột 1, 2, 3), 3, 4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, SGV, powerpoint, máy tính, phần mềm vào Zoom.
- HS: Sách giáo khoa, vở, bút, máy tính hoặc điện thoại.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
PT
5’
1. HĐ khởi động
- Trò chơi:“Xì điện”(Bảng chia 7)
- Tổng kết TC – Kết nối bài học
- GV nêu nội dung yêu cầu tiết học và chiếu tên bài.
- Yêu cầu 1 HS đọc lại tên bài
- HS tham gia trò chơi
-HS lắng nghe
- HS lắng nghe và ghi tên bài vào vở
- 1 HS đọc tên bài
25’
2. HĐ thực hành
* Bài số 1a: Củng cố bảng nhân 7, bảng chia 7 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu HS làm vào SGK
- Đọc kết quả của BT1a
- GV chữa bài:
+ Để tìm kết quả của phép chia 
(56 : 7) con cần dựa vào đâu ?
- GV yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét
- 1 HS đọc
- HS làm vào SGK
- HS đọc
- HS đối chiếu 
+ Dựa vào(7x8= 56)
nên 56 : 7 = 8
- HS nhận xét
- HS lắng ngheHSHHS
* Bài số 1b: Củng cố bảng nhân 7, bảng chia 7
- Làm tương tự BT1a
- GV yêu cầu HS làm bài
- GV chữa bài: Để làm tốt BT1b con cần dựa vào đâu ?
- Gọi 1 HS đọc xuôi bảng chia 7
- GV yêu cầu HS nhận xét bài
* GV nhận xét, chốt
- 1 HS đọc
- HS làm bài vào SGK
- Bảng nhân, chia 7
- 1 HS đọc xuôi
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
* Bài 2 : Củng cố chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số.
* Bài số 3: Củng cố về giải toán
* Bài 4: Củng cố về tìm một phần mấy của 1 số
- Yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 
- Yêu cầu HS làm 3 cột vào vở
- GV gọi HS chữa bài.
- Yêu cầu HS nhận xét.
* GV nhận xét và chốt bài làm đúng 
- Gọi HS đọc yêu cầu
+ BT cho biết gì ? 
 BT hỏi gì ?
- Yêu cầu HS làm vào vở, chụp gửi Zalo cho GV
- GV chữa bài: GV chiếu bài của HS
+ Vì sao để tìm số HS giỏi của lớp con lại lấy 27 : 3
+ BT thuộc dạng toán nào?
+ Muốn tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số con làm như thế nào ?
* GV nhận xét, chốt KT
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài vào SGK
- GV chữa bài:
+ Trong hình a 1/7 số con mèolà
- 1 HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài vào vở 
- HS chữa bài
- HS nhận xét
- HS đối chiếu
- 1 HS đọc yêu cầu
+ Lớp có 27 HS, trong đó 1/3 là HS giỏi . 
Hỏi lớp có bao nhiêu HS giỏi ?
- HS làm vở, chụp bài gửi cho GV.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe, trả lời
+ Vì số HS giỏi bằng 1/3 sĩ số của lớp
+ BT thuộc dạng tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số
+ Lấy số đó chia cho số phần bằng nhau
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc yêu cầu
- Lớp làm vào SGK
- HS lắng nghe
+ Là 3 con
mấy con ?
+ Làm thế nào con tìm được 1/7 của số con mèo trong hình (b)?
+ Muốn tìm một phần mấy của 1 số con làm như thế nào?
* GV nhận xét, chốt KT
+ Lấy 14 : 7 = 2 con
+ Ta lấy số đó chia cho số phần bằng nhau
- HS lắng nghe
2’
3. HĐ ứng dụng – Sáng tạo
- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Ôn lại bảng chia 7. Tìm 1/7 số trang trong quyển Toán 3 
- Suy nghĩ cách tìm 1/8 của 1 số.
- Bài sau: Giảm đi một số lần 
- HS lắng nghe
Bổ sung và rút kinh nghiệm: 
Tuần 8
Thứ ba ngày 26 tháng 10 năm 2021
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn: Chính tả
Bài: Các em nhỏ và cụ già
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
- Nghe - viết đúng đoạn 4 của truyện “Các em nhỏ và cụ già”; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT 2 a .
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng viết đẹp và đúng. Biết trình bày đúng một đoạn văn: Chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa lùi vào 1ô. Phân biệt d/gi/r, uôn/uông
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, SGV, powerpoint, máy tính.
- HS: Sách giáo khoa, vở, bảng con, bút, máy tính hoặc điện thoại.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
Nôi dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
PT
3’
1.HĐ khởi động
- 1 HS viết bảng con: nhoẻn cười, trống rỗng, chống chọi, nghẹn ngào
- GV yêu cầu HS nhận xét
* Gv nhận xét, chốt
- GV nêu nội dung yêu cầu tiết học chính tả và chiếu tên bài.
- Mời 1 HS đọc lại tên bài 
- HS viết bảng con
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS đọc tên bài
25’
2. HĐ hướng dẫn viết chính tả
*Tìm hiểu nội dung đoạn viết.
* Luyện viết từ khó
3. HĐ viết chính tả
* Nhận xét bài 
4.HĐ hướng dẫn làm bài tập
*Bài 2a:Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng d/gi/r có nghĩa đã cho.
- GV đọc đoạn viết.
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi
+ Đoạn văn này kể gì?
+ Vì sao dẫu các bạn nhỏ không giúp gì được cụ già nhưng cụ vẫn thấy lòng nhẹ hơn?
+ Đoạn văn này có mấy câu? 
+ Những chữ nào trong đoạn văn được viết hoa? Vì sao?
+ Lời của ông cụ được viết như thế nào?
- Yêu cầu HS nêu các từ khó viết và dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS viết bảng con các từ :ngừng lại, nghẹn ngào, nặng lắm, xe buýt
- GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS
- GV đọc thong thả từng câu văn cho HS viết vào vở
- GV đọc bài, HS soát lỗi
- GV nhận xét chữ viết
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
+ Yêu cầu HS làm bài.
+ Gọi HS nhận xét 
+ GV nhận xét và yêu cầu làm bài vào SGK
+ Yêu cầu HS đọc lại các tiếng điền đúng.
* Gv nhận xét, chốt
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc bài
- HS TLCH
+ Cụ già nối lí do cụ buòn và cảm ơn lòng tốt của các bạn nhỏ
+ Vì cụ cảm thấy được chia sẻ nỗi buồn của mình với các bạn nhỏ.
+ 7 câu
+ HS nêu.
+ Sau dấu 2 chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
- HS nêu
- Cả lớp viết bảng con
- Nhận xét, đối chiếu
- HS viết bài
- HS soát lỗi
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài
- HS nhận xét
- HS đối chiếu và làm vào SGK
- HS đọc
- HS lắng nghe
2’
4. HĐ ứng dụng – Sáng tạo
- Tìm các tiếng có chưa phụ âm đâu d/gi/r và viết lại cho đúng.
- Sưu tầm các bài thơ, bài hát hoặc các câu ca dao, tục ngữ nói về sự chia sẻ, quan tâm của mọi người trong cộng đồng.
- Chép lại nắn nót bài thơ, bài hát, câu ca dao, tục ngữ đẽ sưu tầm được vào 1 quyển sổ
HS lắng nghe
Bổ sung và rút kinh nghiệm: 
Tuần 8
Thứ ba ngày 26 tháng 10 năm 2021
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn: Toán
Bài: Giảm đi một số lần
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
- Biết thực hiện giảm một số đi một số lần. 
- Biết phân biệt giảm đi một số đơn vị với giảm đi một số lần qua các ví dụ cụ thể.
2. Kĩ năng: Biết vận dụng kiến thức vào giải các bài toán về giảm đi 1 số lần. 
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng:	
- GV: SGK, SGV, powerpoint, máy tính.
- HS: Sách giáo khoa, vở, vở nháp, bút, máy tính hoặc điện thoại.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TG
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
PT
3’
1. HĐ khởi động
- Gọi 1 HS làm BT 3
- Yêu cầu HS nhận xét 
* GV nhận xét, chốt KT
- GV nêu nội dung yêu cầu tiết học và chiếu tên bài.
- Mời 1 HS đọc lại tên bài
- 1 HS lên bảng
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
-HS lắng nghe và ghi tên bài vào vở
- 1 HS đọc tên bài
24’
2. HĐ hình thành kiến thức mới
* Hướng dẫn HS cách giảm đi một số lần
- GV hướng dẫn HS sắp xếp các con gà như hình vẽ SGK (thay bằng hình r)
+ Hàng trên có bao nhiêu hình r?
+ Hàng dưới có bao nhiêu hình r?
+ Số hình r ở hàng dưới so với hàng trên như thế nào ?
- GV chiếu: 
+ Hàng trên : 6 hình r
+ Hàng dưới : 2 hình r
à 6 : 3 = 2 hình r
- HS lấy hình r xếp như SGK
+ 6 hình r
+ 2 hình r
+ Kém hàng trên
- HS quan sát 
- Yêu cầu HS nêu lại
+ Số hình r ở hàng trên giảm 3 lần thì được số hình r ở hàng dưới.
- GV hướng dẫn tương tự đối với trường hợp độ dài các đoạn thẳng AB và CD trong SGK
- Muốn giảm 8 cm đi 4 lần ta làm thế nào?
- Muốn giảm 1 số đi nhiều lần con làm như thế nào ?
* GV chốt kiến thức
- HS nêu lại
- Lấy 6 : 3
- HS tiến hành theo hướng dẫn của giáo viên.
- Ta lấy 8 : 4 = 2 
- Muốn giảm một số đi nhiều lần, ta lấy số đó chia cho số lần.
- HS lắng nghe
3. HĐ thực hành
*Bài 1: Củng cố về giảm đi một số lần
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu
+ Muốn giảm 48 đi 4 lần con làm như thế nào ?
- Yêu cầu HS làm vào SGK
- Chữa bài:
+ Muốn giảm 1 số đi nhiều lần con làm như thế nào ?
* Gv nhận xét, chốt
- 1 HS đọc yêu cầu
+ Lấy 48 : 4 = ?
- HS làm vào SGK
+ Lấy số đó chia cho số lần
- HS lắng nghe
* Bài 2: Củng cố về giải toán
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu, tóm tắt bài 
+ Qua phần (a) để tìm số quả bưởi còn lại ta làm như thế nào ?
+ Phân tích đề bài
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
- Phân tích bài toán
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở, chụp Zalo
- GV chiếu bài của HS
- GV yêu cầu HS nhận xét
* Gv nhận xét, chốt
- 1 HS đọc yêu cầu
+ Lấy 40 : 4 =
+ HS phân tích
- 1 HS đọc
- HS phân tích 
- Lớp làm bài vào vở 
- Hs nhận xét, chữa bài
- HS lắng nghe
3’
4. HĐ ứng dụng – Sáng tạo
- Muốn giảm 1 số đi nhiều lần con làm như thế nào ?
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò HS về nhà 
- Bài sau: Luyện tập
- Ta lấy số đó chia cho số lần
- HS lắng nghe
Bổ sung và rút kinh nghiệm: 
Tuần 8
Thứ ba ngày 26 tháng 10 năm 2021
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn: Tự nhiên xã hội
Bài: Vệ sinh thần kinh
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
- Nêu được một số việc nên làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh 
	- Kể được tên một số thức ăn đồ uống nếu bị đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh
2. Kĩ năng: Biết tránh những việc làm có hại đối với cơ quan thần kinh 
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.
*GDKNS:
+ Kĩ năng tự nhận thức: Đánh giá được những việc làm của mình có liên quan 
đến hệ thần kinh.
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích , so sánh, phán đoán một số việc làm, trạng thái thần kinh, các thực phẩm có lợi hoặc có hại với cơ quan thần kinh.
+ Kĩ năng làm chủ bản thân: Quản lí thời gian để thực hiện được mục tiêu theo thời gian biểu hàng ngày.
*GD BVMT:
- Biết một số hoạt động của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí, có hại đối với cơ quan thần kinh
- Học sinh biết một số việc làm có lợi, có hại cho sức khỏe.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng:	
- GV: SGK, SGV, powerpoint, máy tính.
- HS: Sách giáo khoa, vở, vở nháp, bút, máy tính hoặc điện thoại.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TG
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
ĐD
4’
22’
4’
1. HĐ khởi động
2. HĐ khám phá kiến thức mới
 Hoạt động 1: 
nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh 
Hoạt động2: Cái gì có lợi ? Cái gì có hại 
3. HĐ ứng dụng – Sáng tạo
H: Cơ quan thàn kinh gồm có những bộ phận nào?
H: Nêu vai trò của não và tuỷ sống?
- GV yêu cầu HS nhận xét
* GV nhận xét, chốt
- Gv giới thiệu bài và chiếu tên bài 
- Yêu cầu HS nhắc lại tên bài
- Yêu cầu HS quan sát tranh 1-8 SGK chọn việc làm có lợi, có hại cơ quan thần kinh
- GV chọn vài HS trình bày, giải thích điểm có lợi, hại.
- Gv yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung
* Gv nhận xét, chốt
.- GV nhận xét và kết luận: cần sống vui vẻ, tránh lo lắng hoặc sợ hãi.
- Chiếu tranh vẽ 1 số đồ ăn, đồ uống như: nước cam, viên C sủi, hoa quả, bánh kẹo, cà phê, thuốc lá, rượu, ma tuý, thuốc ngủ.
- Yêu cầu HS suy nghĩa để sắp xết các đồ vật đó thành 3 nhóm : có lợi cho cơ quan thần kinh, có hại cho cơ quan thần kinh, rất nguy hiểm với cơ quan thần kinh.
- Yêu câu HS trình bày
* Gv nhận xét, chốt
H: Tại sao cà phê, thuốc là, rượu lại có hại cho cơ quan thần kinh?
H: Ma tuý vô cùng nguy hiểm, vậy chúng ta phải làm gì ?
H: Vậy em nào biết một số việc làm có lợi, có hại cho sức khoẻ?
* GV nhận xét, chốt
- Về nhà các em thực hiện đúng như nội dung bài học luôn giữ gìn cơ quan thần kinh 
- Chuẩn bị bài 16.
- HS trả lời
- HS nhận xét
- HS nhận xét
- Lắng nghe, ghi tên bài vào vở
- 1 HS nhắc lại
- HS quan sát tranh và trả lời
- HS trình bày
- HS nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS quan sát và xếp vào các nhóm
+ Có lợi: nước cam, viên C sủi, hoa quả, bánh kẹo.
+ Có hại: cà phê, thuốc lá, rượu.
+ Nguy hiểm: ma tuý, thuốc ngủ.
- HS trình bày, HS khác quan sát nhận xét
+ Vì chúng gây nghiện, dễ làm cơ quan thần kinh bị mệt mỏi.
+ Tránh xa ma túy , tuyệt đối không được dùng thử
- HS trả lời
- Lắng nghe
- Lắng nghe
Bổ sung và rút kinh nghiệm: 
Tuần 8
Thứ tư ngày 27 tháng 10 năm 2021
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn: Tập đọc
Bài: Tiếng ru
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa bài thơ: Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí. HS trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 2 khổ thơ trong bài 
2.Kĩ năng:
- HS đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn: tiếng ru, yêu trời, nhân gian, sống, đốm lửa, sông nhỏ, biển sâu.
 	- Ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
Hình thành phẩm chất: nhân ái,chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng:	
- GV: SGK, SGV, powerpoint, máy tính.
- HS: Sách giáo khoa, vở, bút, máy tính hoặc điện thoại.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TG
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
PT
5’
1. HĐ khởi động 
- Gọi 1 HS kể lại câu chuyện: Các em nhỏ và cụ già?
- Nêu ý nghĩa câu chuyện.
GV yêu cầu HS nhận xét.
* GV nhận xét, chốt
- Gv giới thiệu nội dung bài tập đọc và chiếu tên bài.
- Mời 1 HS đọc lại tên bài
- 1 HS kể
- HS nêu
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS ghi vở tên bài 
- HS đọc tên bài
33’
2. Luyện đọc.
* Đọc mẫu.
* Luyện đọc đoạn
* Luyện đọc khổ thơ và giải nghĩa từ
* Luyện đọc trong nhóm.
- GV đọc mẫu toàn bài và HD học sinh cách đọc
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn, GV nghe sửa lỗi cho HS
- GV HD HS ngắt nghỉ đúng ở các khổ thơ và giải nghĩa từ:
+“Đồng chí” chỉ những người như thế nào?
+“Nhân gian” bao gồm những gì?
+ Đặt câu với từ “bồi”
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm đôi trên Zoom.
- GV theo dõi, yêu cầu 2 nhóm thi đọc
- GV yêu cầu HS nhận xét
* GV nhận xét, chốt
- HS lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp đoạn
- HS đọc từng khổ thơ
+ Người cùng đứng trong hàng ngũ 
+ Ở đây chỉ loài người 
+ HS đặt câu.
- HS đọc theo nhóm đôi
- 2 nhóm thi đọc
- HS nhận xét
3. HD tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Con cá, con ong, con chim yến yêu những gì? Vì sao?
+ Hãy nêu cách hiểu của em về mỗi câu thơ trong khổ thơ 2?
- GV khuyến khích HS diễn đạt mỗi câu thơ theo nhiều cách khác nhau
+ Vì sao núi không chê đất thấp, biển không chê sông nhỏ
+ Câu lục bát nào trong khổ thơ 1 nói lên ý chính của bài?
- GV yêu cầu HS nhận xét
* GV chốt: Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí
- HS đọc thầm
+ Con cá yêu nước vì
có nước cá mới bơi được 
+ Một thân lúa chín
không thể làm nên mưa vàng 
+ Nhiều thân lúa mới chỉ làm nên mùa lúa chín
+ Vì núi nhờ có đất bồi cao, biển nhờ có nước của sông
+ Con người 
 . . anh em
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
4. Luyện học thuộc lòng
- GV HD HS đọc khổ thơ 1 
- GV yêu cầu 1 HS đọc 
- Yêu cầu HS luyện đọc
- GV nhận xét
- HD HS luyện HTL cả bài
* GV nhận xét, chốt
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc khổ thơ 1
HS luyện đọc
- HS lắng nghe
- HS luyện 
- HS lắng nghe
2’
5. HĐ ứng dụng – Sáng tạo 
- VN tiếp tục HTL bài thơ
- Sưu tầm các bài thơ hoặc các câu ca dao, tục ngữ có chủ đề tương tự
- HS lắng nghe.
Bổ sung và rút kinh nghiệm: 
Tuần 8
Thứ tư ngày 27 tháng 10 năm 2021
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn: Toán
Bài: Luyện tập
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần và giảm một số đi một số lần và vận dụng vào giải toán.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải các bài toán gấp một số lên nhiều lần và giảm một số đi một số lần và vận dụng tính toán trong thực tế
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* Bài tập cần làm: Bài 1 (dòng 2), 2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng:	
- GV: SGK, SGV, powerpoint, máy tính.
- HS: Sách giáo khoa, vở, vở nháp, bút, máy tính hoặc điện thoại.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TG
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
PT
5’
1. HĐ khởi động
- Cho HS chơi trò chơi: “Xì điện”
* GV nhận xét, chốt
- GV nêu nội dung yêu cầu tiết học và chiếu tên bài.
- Mời 1 HS đọc lại tên bài
- HS tham gia trò chơi
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe và ghi tên bài vào vở
- 1 HS đọc tên bài
23’
2. HĐ luyện trậo
* Bài 1: Củng cố về giảm đi một số lần và gấp lên một số lần 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu HS làm vào SGK.
+ Muốn gấp 4 lên 6 lần con làm như thế nào? 
+ Giảm 24 đi 3 lần con làm như thế nào ?
- GV yêu cầu Hs nhận xét bài làm trên bảng
- GV chữa bài:
+ Muốn giảm 1 số đi nhiều lần con làm như thế nào ?
+ Muốn gấp 1 số lên nhiều lần con làm như thế nào ?
* GV chốt kiến thức
- 1 HS đọc
- HS làm bài
+ Lấy 4 x 6 =
+ Lấy 24 : 3 = 
- HS nhận xét
- HS đối chiếu 
+ Lấy số đó chia cho số lần
+Lấy số đó nhân với số lần
HSHHS
* Bài 2a: Củng cố về giải toán
- Gọi HS đọc yêu cầu của đề bài, tóm tắt BT
- Phân tích : Muốn tìm số lít dầu cửa hàng bán trong buổi chiều con làm thế nào?
- 1 HS đọc
- Lấy 60 : 3 = 
- Bài toán trên thuộc dạng gì ?
- Yêu cầu HS làm vào vở
- Gv yêu cầu HS nhận xét
* GV nhận xét, chốt
- Giảm đi 1 số lần
- HS lớp làm vở
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
* Bài 2b: Củng cố về giải toán
- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài
- Gọi HS làm vào vở, chụp bài gửi Zalo cho GV.
- GV chữa bài: chiếu bài của HS
+ BT trên thuộc dạng toán nào ?
+ Muốn tìm 1 phần mấy của 1 số con làm như thế nào ?
- So sánh cách giải BT tìm 1 phần mấy của 1 số với cách giải bài toán giảm đi một số lần 
* GV chốt KT
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm vào vở
- HS nhận xét 
+ Tìm một phần mấy của 1 số
+ Lấy số đó chia cho số phần
- Giống nhau
- HS lắng nghe
2’
3. HĐ ứng dụng – Sáng tạo
- Tìm các số có 2 chữ số, có hàng đơn vị là 0, giảm chúng đi 10 lần xem kết quả bằng bao nhiêu.
- Tìm các số có 2 chữ số, có hàng chục là 7, gấp chúng lên 5 lần xem kết quả bằng bao nhiêu.
- HS lắng nghe
Bổ sung và rút kinh nghiệm: 
Tuần 8
Thứ tư ngày 27 tháng 10 năm 2021
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn: Luyện từ và câu
Bài: Mở rộng vốn từ: Cộng đồng. Ôn tập câu: Ai làm gì?
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức: 
- HS hiểu và phân loại được một số từ ngữ về cộng đồng. (BT 1)
- HS biết tìm các bộ phận của câu trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì )?, làm gì? (BT 3)
- Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu đã xác định (BT 4); làm được BT 2.
2. Kĩ năng: Nâng cao kỹ năng sử dụng từ ngữ, kỹ năng đặt câu.
Hình thành phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, SGV, powerpoint, máy tính.
- HS: Sách giáo khoa, vở, vở nháp, bút, máy tính hoặc điện thoại.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TG
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
PT
4’
1.HĐ khởi động
- Gọi 1 HS chữa miệng BT2 Tr 58
- Gọi 1 HS chữa miệng BT3(SGK 
- GV yêu cầu HS nhận xét 
* GV nhận xét, chốt
 - 2 HS chữa miệng
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
32’
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài.
b. HD HS làm BT
* Bài 1: Mở rộng vốn từ về cộng đồng.
* Bài 2 : MRVT về ca dao, tục ngữ cộng đồng.
* Bài 3: Ôn tập câu: Ai ( cái gì, con gì ) làm gì?
* Bài 4: Đặt câu hỏi” Ai ( cái gì, con gì) làm gì?
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học và chiếu tên bài.
- Gọi 1 HS đọc lại tên bài.
- Gọi 1 HS đọc nội dung BT1
- GV hướng dẫn : 
+ Cộng đồng có nghĩa là gì?
+ Vậy phải xếp cộng đồng vào cột nào?
+ Cộng tác có nghĩa là gì?
+ Vậy chúng ta xếp từ công tác vào cột nào?
+ Vì sao con lại xếp được như vậy?
- Yêu cầu HS làm bài
- GV chữa bài, chốt kết quả đúng.
- Yêu cầu HS tìm thêm 1 số từ có tiếng cộng hoặc tiếng đồng?
- Yêu cầu HS nêu
- GV nhận xét và chốt từ đúng
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT2
- Yêu cầu HS đọc từng câu thành ngữ, tục ngữ trong BT2
- Yêu cầu HS làm bài
- Gọi HS trình bày
- GV yêu cầu các nhóm nhận xét
- Em hiểu nghĩa mỗi câu thành ngữ, tục ngữ trên như thế nào?
- Yêu cầu HS học thuộc 3 câu thành ngữ trên
* Gv nhận xét, chốt
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT3
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV chốt lời giải đúng
- Để xđ đúng bộ phận của câu TL câu hỏi: Ai làm gì? Cần chú ý điều gì?
* Gv nhận xét, chốt
- Gọi 1 HS đọc nội dung BT4
- Các câu văn trong bài tập được viết theo kiểu câu nào?
- Muốn đặt câu hỏi được đúng chúng ta phải chú ý điều gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi 1 HS chữa bài 
- Yêu cầu HS nhận xét.
* GV nhận xét, chốt
- 1 HS nêu
- HS ghi tên bài 
- 1 HS nhắc lại 
- 1 HS đọc yêu cầu 
- HS TLCH :
+ Những người cùng sống trong một tập thể hoặc một khu vực gắn bó với nhau.
+ Những người trong cộng đồng 
+ Cùng làm chung 1 việc
+ Thái độ, hoạt động trong cộng đồng
+ Hiểu nghĩa của từ
- HS làm bài
- HS lắng nghe
- HS tìm từ.
- HS nêu
- Nhận xét
- 1 HS đọc
- 1 HS nêu
- HS làm bài
- HS trình bày 
- Các nhóm khác nhận xét
- HS nêu nội dung
- HS học thuộc
- HS lắng nghe
- 1 HS nêu
- HS làm bài
- HS lắng nghe
- Xác định đúng bộ phận đó TL cho câu hỏi nào
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc ND BT4
- Ai ( cái gì, con gì) làm gì?
- Xác định được bộ phận câu được in đậm trả lời cho câu hỏi nào.
- HS làm bài
- HS chữa bài
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
4’
3. HĐ ứng dụng – Sáng tạo
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS về nhà: Học thuộc câu thành ngữ, tục ngữ về cộng đồng. Ghi nhớ các từ về cộng đồng.
- Bài sau: Ôn tập 
- HS lắng nghe
Bổ sung và rút kinh nghiệm: 
Tuần 8
Thứ tư ngày 27 tháng 10 năm 2021
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
Môn: Thủ công
Bài: Gấp, cắt , dán bông hoa (T1)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức: HS biết cách ứng dụng gấp, cắtngôi sao năm cánh để cắt được bông hoa năm cánh. Biết cách gấp, cắt, dán bông hoa 4 cánh, 8 cánh.
- Kĩ năng: Gấp, cắt, dán được bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh đúng quy trình kĩ thuật. Trang trí được những bông hoa theo ý thích.
- Thái độ: Hứng thú đối với giờ học gấp, cắt, dán hình.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên : 
- Mẫu hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh được gấp, cắt từ giấy màu, powerpoint, máy tính.
2. Học sinh : 
- Giấy thủ công.
- Bút màu, kéo thủ công, máy tính hoặc điện thoại
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
ổn định tổ chức :
Lớp hát tập thể.
Lớp trưởng báo cáo tình hình chuẩn bị đồ dùng học tập của lớp.
TG
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
ĐD
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét 
Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu
3. HĐ ứng dụng – Sáng tạo 
GV giới thiệu mẫu 1 số bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh
- Các bông hoa có màu sắc như thế nào?
- Các cánh của bông hoa có giống nhau không?
- Khoảng cách giữa các cánh hoa như thế nào?
- Có thể áp dụng cách gấp, cắt ngôi sao để gấp, cắt bông hoa 5 cánh được không?
- Nếu được thì phải làm như thế nào để được hình các cánh hoa như bông hoa mẫu?
GV nêu câu hỏi gợi ý về cách gấp, cắt bông hoa
- Phải gấp tờ giáy ban đầu làm mấy phần để cắt được bông hoa 4 cánh, 8 cánh?
- Trong thực tế, có rất nhiều loại hoa. Màu sắc, số cánh hoa, hình dạng của cánh hoa rất đa dạng
GV hướng dẫn cách gấp, cắt bông hoa 5 cánh
GV có thể giới thiệu các bông hoa có hình dạng khác nhau tuỳ cách vẽ và cắt lượn theo đường cong
Lần 2 : GV cho HS xem video thao tác
GV lưu ý các thao tác khó mà HS lúng túng
b) Gấp, cắt bông hoa 4 cánh, 8 cánh
- Cắt các tờ giấy hình vuông có kích thước khác nhau.
- Gấp tờ giấy hình vuông thành 8 phần bằng nhau.
- Vẽ đường cong rồi cắt lượn theo đường cong.
* Cách gấp, cắt bông hoa 8 cánh làm tương tự : Gấp tờ giấy hình vuông thành 16 phần bằng nhau.
c) Dán các bông hoa
* HS tập gấp, cắt bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh
- HS tiếp tục gấp cắt dán trang trí giỏ hoa.
- Chuẩn bị cho tiết học sau.
HS quan sát và trả ời câu hỏi
HS suy nghĩ và trả lời
1-2 HS thực hiện lại việc gấp,cắt ngôi sao 5 cánh
HS quan sát và ghi nhớ cách làm
1-2 HS nêu lại các bước thực hiện
HS tập gấp, cắt các bông hoa
GV hướng dẫn cách gấp, cắt bông hoa 5 cánh
HS lắng nghe, quan sát.
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
-HS thực hành gấp, trang trí theo ý thích
- HS lắng nghe.
Slide
Slide 
Bổ sung và rút kinh nghiệm: 
Tuần 8
Thứ năm ngày 28 tháng 10 năm 2021
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn: Toán
Bài: Tìm số chia
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
- HS biết tên gọi của các thành phần trong phép chia.
- Biết tìm số chia chưa biết. 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính và giải các bài toán về tìm số chia.
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng:	
- GV: SGK, SGV, powerpoint, máy tính.
- HS: Sách giáo khoa, vở, vở nháp, bút, máy tính hoặc điện thoại.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TG
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
PT
5’
1. HĐ khởi động
- Cho HS tham gia trò chơi: Xây nhà cho thỏ 
* GV nhận xé

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_8_nam_hoc_2021_2022_pham.docx