Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thùy Dung

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thùy Dung

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải cuối bài (khăn mùi xoa, viết lia lịa.)

 - Nội dung: Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn nói.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)

2. Kỹ năng:

- Đọc trôi chảy toàn bài, đoc đúng các từ: Làm văn, loay hoay, lia lịa, ngắn ngủi. Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện

- Kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ.

- Biết đọc phân biệt lời nhân vật : "tôi" với lời mẹ .

3.Thái độ: Khi muốn nói gì với ai thì lời nói phải đi đôi với việc làm.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc, bảng phụ.

2. Học sinh: SGK, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức: (1P)

- HS hát.

2. Kiểm tra bài cũ: (4P)

- GV gọi HS đọc bài: Cuộc họp của chữ viết và trả lời câu hỏi. Em hãy nêu nội dung của bài tập đọc ?

- HS đọc bài và trả lời : Nội dung của bài tập đọc là thấy được tầm quan trọng của dấu chấm và dấu câu. Nếu đánh dấu chấm sai vị trí sẽ làm cho người đọc hiểu lầm ý của câu.

- Giáo viên nhận xét.

 

docx 48 trang ducthuan 03/08/2022 1850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thùy Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Ngày soạn : Ngày 9 tháng 10 năm 2020
Ngày giảng: Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2020
TIẾT 1: 
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
 ..@&? ..
TIẾT 2:
TOÁN
§26: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số .
2. Kĩ năng: Vận dụng được để giải các bài toán có lời văn.
3. Thái độ: Yêu thích môn toán.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ
2. Học sinh: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức (1P)
- Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ (4P)
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập: Điền vào chỗ trống:
 1 của 16 = 1 của 32 = 
 4	 2
- HS lên bảng điền: 1 của 16 = 4; 1 của 32 = 16
 4 2
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới (30P)
 NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ 1: Giới thiệu bài 
HĐ 2: Bài tập 
- Để giúp các em rèn luyện thành thạo kĩ năng tính toán đi tìm một trong các phần bằng nhau của một số các em sẽ đi làm một số bài tập qua tiết học ngày hôm nay.
Bài 1:
- Gọi học sinh nêu bài tập 
- Gọi 2 HS lên tính mỗi em một phép tính, dưới lớp làm vảo vở.
a, Tìm của: 12 cm, 18 kg, 10 lít
b, Tìm của: 24m, 30 giờ, 54 ngày
- GV gọi HS nhận xét.
- GV chữa bài, tuyên dương HS làm đúng.
 Bài 2: 
- GV gọi HS đọc bài toán.
- GV hỏi:
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Muốn biết Vân tặng bạn bao nhiêu bông hoa ta phải làm gì ?
- Yêu cầu 1HS làm bài vào bảng phụ, dưới lớp giải bài toán vào vở.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Muốn biết lớp 3A có bao nhiêu HS đang tập bơi ta phải làm gì ?
- Yêu cầu 1HS làm bài vào bảng phụ, dưới lớp giải bài toán vào vở.
- GV nhận xét, chữa bài
Bài 4:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS quan sát hình và tìm hình đã được tô màu số ô vuông
- GV giải thích câu trả lời của các em.
+ Mỗi hình có mấy ô vuông ? 
+ 1/5 của 10 ô vuông là bao nhiêu ô vuông ? 
+ Hình 2 và hình 4 mỗi hình tô màu mấy ô vuông ? 
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
- 2 HS lên bảng thực hiện mỗi em 1cột 
a, Là: 6cm, 9 kg, 5 lít
b, Là: 4m, 5 giờ, 9 ngày.
- HS nhận xét. 
- HS đọc : Vân làm được 30 bông hoa giấy, Vân tặng bạn 1/6 số bông hoa đó .Hỏi Vân tặng bạn bao nhiêu bông hoa? 
- Vân làm được 30 bông hoa giấy, Vân tặng bạn 1/6 số bông hoa đó.
- Hỏi Vân tặng bạn bao nhiêu bông hoa.
- Ta phải đi tính 1/6 của 30 bông hoa.
 Bài giải
Số bông hoa Vân tặng bạn là:
30 : 6 = 5 (bông hoa)
 Đáp số: 5 bông hoa
- HS nêu
- Có 28 HS đang tập bơi, 1/4 số bạn đó là học sinh lớp 3A.
- Hỏi lớp 3A có bao nhiêu HS đang tập bơi.
- Ta phải tính 1/4 của 28 HS
- HS làm bài.
Bài giải:
Số HS lớp 3A đang tập bơi là:
28 : 4 = 7 ( học sinh)
 Đáp số: 7 học sinh
- HS nêu.
- Hình 2 và 4 có số ô vuông đã được tô màu . 
- Mỗi hình có 10 ô vuông.
- Là 2 ô vuông.
- Tô 2 ô vuông.
4. Củng cố: ( 4P)
- GV: Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm thế nào?
- HS: Lấy số đó chia cho số phần.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: ( 1P)
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau Chia số có hai chư số cho số có một chữ số.
Rút kinh nghiệm:
 . 
.. 
 ..@&? ..
TIẾT 3,4:
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
§16, 17: BÀI TẬP LÀM VĂN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải cuối bài (khăn mùi xoa, viết lia lịa..)
 - Nội dung: Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn nói.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)
2. Kỹ năng: 
- Đọc trôi chảy toàn bài, đoc đúng các từ: Làm văn, loay hoay, lia lịa, ngắn ngủi. Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện
- Kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ.
- Biết đọc phân biệt lời nhân vật : "tôi" với lời mẹ .
3.Thái độ: Khi muốn nói gì với ai thì lời nói phải đi đôi với việc làm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc, bảng phụ.
2. Học sinh: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: (1P)
- HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ: (4P)
- GV gọi HS đọc bài: Cuộc họp của chữ viết và trả lời câu hỏi. Em hãy nêu nội dung của bài tập đọc ?
- HS đọc bài và trả lời : Nội dung của bài tập đọc là thấy được tầm quan trọng của dấu chấm và dấu câu. Nếu đánh dấu chấm sai vị trí sẽ làm cho người đọc hiểu lầm ý của câu.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: (30P)
 NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ 1: Giới thiệu bài 
HĐ 2 : Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu bài
HĐ 4 : Luyện đọc lại 
HĐ 5 : Kể chuyện
- Trong giờ tập đọc này, các em sẽ được làm quen với các bạn Cô-li-a . Cô-li-a là một học sinh biết cố gắng làm bài tập trên lớp. Bạn còn biết làm những điều mình đã nói. Đó là những điều gì ? Các em đọc Bài tập làm văn sẽ hiểu.
*Luyện đọc 
- GV đọc mẫu diễn cảm toàn bài.
- Chú ý lời các nhân vật:
+ Giọng nhân vật tôi : hồn nhiên , nhẹ nhàng.
+ Giọng mẹ : ấm áp, dịu dàng. 
* HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu 
- Luyện đọc tiếng, từ HS phát âm sai: 
 Liu - xi - a , Cô-li-a.
- Gọi học sinh đọc tiếp nối các đoạn.
- GV hướng dẫn HS đọc câu khó.
Nhưng / chẳng lẽ lại nộp một bài văn ngắn ngủi như thế này?// Tôi nhìn xung quanh ,/ mọi người vẫn viết.//
Cô-li-a này!// Hôm nay con giặt áo sơ mi / và quần áo lót đi nhé!//
- GV giải nghĩa các từ khó.
+ Cho HS xem khăn mùi soa, hỏi : Đây là loại khăn gì ?
+ Thế nào là viết lia lịa ?
+ Thế nào là ngắn ngủn, hãy đặt câu với từ này ?
- GV gọi HS đọc theo đoạn lần 2.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 4.
- Gọi các nhóm lên đọc bài.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- Yêu cầu HS đọc đồng thanh.
*Tìm hiểu bài:
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1và 2, trả lời câu hỏi: 
+ Nhân vật xưng “Tôi” trong truyện này là ai?
+ Cô giáo ra cho lớp đề tập làm văn như thế nào? 
+ Vì sao Cô - li - a thấy khó viết bài TLV này?
- Yêu cầu 1HS đọc thành tiếng đoạn 3, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Thấy các bạn viết nhiều, Cô-li-a làm cách gì để bài viết dài ra?
+ Vì sao lúc đầu mẹ sai đi giặt quần áo Cô- li-a lại ngạc nhiên?
+ Do đâu mà sau đó bạn lại vui vẻ làm theo lời mẹ 
+ Qua bài học giúp em hiểu thêm điều gì?
*Luyện đọc lại 
- GV đọc mẫu đoạn 3 và 4, hướng dẫn HS đọc đúng câu khó trong đoạn .
- Mời 1 số em thi đọc diễn cảm bài văn.
- Mời 4 HS tiếp nối nhau thi đọc 4 đoạn văn.
- GV nhận xét.
* Giáo viên nêu nhiệm vụ: Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện. Sau đó chọn kể 1 đoạn của câu chuyện bằng lời của em.
* Hướng dẫn học sinh sắp xếp các bức tranh theo thứ tự .
- Gọi học sinh xung phong nêu trật tự của 4 bức tranh của câu chuyện.
- Mời một em đọc yêu cầu kể chuyện và mẫu .
- Mời học sinh kể mẫu từ 2 – 3 câu 
- Gọi từng cặp kể.
- Yêu cầu ba, bốn học sinh tiếp nối nhau kể lại 1đoạn bất kì câu chuyện. 
- Theo dõi bình chọn học sinh kể tốt nhất
- GV nhận xét, tuyên dương HS kể hay.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp câu.
- Lớp luyện đọc từ chỉ tên người nước ngoài: liu - xi – a, Cô- li-a.
- Đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp.
- HS đọc.
- Loại khăn nhỏ, mỏng dùng lau tay, lau mặt.
- Là viết nhanh và liên tục.
- Ngắn ngủn là rất ngẵn và có ý chê.Học sinh tự đặt câu với từ ngắn ngủn (Chiếc áo của em đã ngắn ngủn)
- HS đọc bài theo đoạn.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong nhóm. 
- 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn 
- HS nhận xét.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1và 2 một lượt
- Nhân vật xưng “tôi” trong truyện có tên là Cô – li – a 
- Kể lại những việc làm đã giúp mẹ. 
- Vì Cô-li-a chẳng phải làm việc gì giúp mẹ cả, mẹ dành thời gian cho bạn ấy học.
- 1HS đọc thành tiếng đoạn 3, cả lớp đọc thầm. 
- Cố nhớ lại những việc thỉnh thoảng mới làm và đã kể ra những việc mình chưa bao giờ làm như..
- Vì Cô-li-a chưa bao giờ phải giặt quần áo, đây là lần đầu tiên mẹ bảo bạn làm việc này.
- Vì nhớ ra đó là việc bạn đã viết trong bài tập làm văn .
- Lời nói phải đi đôi với việc làm...
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu. 
- 2 em đọc diễn cảm bài văn.
- 4 em tiếp nối nhau thi đọc 4 đoạn văn
- Học sinh quan sát sắp xếp lại thứ tự 4 bức tranh theo câu chuyện (Thứ tự các bức tranh là: 3 - 4 - 2 - 1)
- 1HS đọc yêu cầu kể chuyện và mẫu. 
- Một học sinh kể mẫu 2-3 câu.
- Lần lượt từng cặp học sinh kể.
- Ba, bốn em nối tiếp nhau kể một đoạn câu chuyện .
- Lớp bình xét nhóm kể hay nhất
4. Củng cố: (4P)
- GV: Qua câu chuyện em hiểu được điều gì?
- HS : Mỗi chúng ta lời nói phải đi đôi với việc làm
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1P)
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau Nhớ lại buổi đầu đi học.
Rút kinh nghiệm:
 . 
. .. . ..@&? . . 
Ngày soạn : Ngày 10 tháng 9 năm 2020
Ngày giảng: Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2020
TIẾT 3:
TOÁN
§27: CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết làm tính chia số có 2 chữ số cho số có một chữ số ( trường hợp chia hết ở tất cả các lượt chia ).Thực hành tìm một trong các phần bằng nhau của một số.Giải các bài toán liên quan đến tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh tính nhanh, chính xác khi làm bài .
3. Thái độ: Giaó dục học sinh yêu thích và ham học toán.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - SGK, bảng phụ.
2. Học sinh: - SGK, vở toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: (1P)
- Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (4P)
- GV gọi 3 HS lên bảng làm bài.
 của 60m là . m. của 45kg là kg. của 32dm là dm.
- HS: của 60m là 10 m. của 45kg là 9 kg. của 32dm là 8 dm.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: (30P)
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2:Hướng dẫn thực hiện phép chia.
HĐ3:Luyện tập
- Giờ học hôm nay cô sẽ hướng dẫn lớp mình chia số có hai chữ số cho số có một chữ số .
* Hướng dẫn HS thực hiện phép chia 96: 3
- GV ghi bảng: 96: 3 =?
- Em có nhận xét gì về phép tính này?
- Muốn thực hiện phép tính này chúng ta phải đặt tính rồi tính
- GV hướng dẫn đặt tính và tính: Kẻ cột, phía bên trái ghi SBC, bên phải SBC ghi SC. Đối với phép tính cộng trừ ta thực hiện tính từ phải qua trái nhưng đối với phép tính chia ta thực hiện từ trái qua phải.
- Tính: Đầu tiên, ta lấy chữ số hàng chục chia trước
+ 9 chia 3 bằng mấy?
+ 9 chia 3 được 3, viết 3 dưới SBC.
- Sau đó ta nhân lại để thử xem chia đúng chưa: 3 nhân 3 bằng 9, 9 trừ 9 bằng 0.
- Chúng ta hoàn thành lượt chia thứ nhất.
- Hạ 6, 6 chia 3 bằng mấy?
- 6 chia 3 được 2, viết 2. 2 nhân 3 bằng 6, 6 trừ 6 bằng 0.
- Chúng ta hoàn thành lượt chia thứ hai
- Để kiểm tra lại kết quả phép chia 96 : 3 = 32 đúng hay sai các em phải làm như thế nào?
- Vậy 96 : 3 =?
- Gọi vài em nêu lại cách chia.
- Khi thực hiện chia số có hai chữ số cho số có một chữ số chúng ta cần thực hiện mấy bước?
- Khi đặt tính chúng ta cần lưu ý điều gì?
- Khi tính chúng ta cần lưu ý điều gì?
- Cho HS thực hiện vào nháp: 24 : 2
- Nhận xét, khen ngợi HS
Bài 1: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV gọi HS làm mẫu :
 48: 4 = ?
- Gọi HS chia miệng
- GV ghi bảng.
- GV gọi 3 HS lên bảng làm bài tập, dưới lớp làm vào vở.
- GV nhận xét, sửa chữa.
+ Bài tập 1 giúp các em củng cố kiến thức gì ?
 Bài 2: 
- GV gọi HS nêu đề bài.
- Gọi 2 HS lên bảng , các em khác làm bài vào vở.
a) Tìm của: 69 kg; 36 m
b) Tìm của: 24 giờ; 48 phút.
- GV nhận xét, sửa chữa.
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Muốn biết mẹ biếu bà bao nhiêu quả cam em hãy suy nghĩ làm bài.
- Gọi 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở.
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- Củng cố giải toán có lời văn.
* Trò chơi: GV treo bảng phụ, phổ biến luật chơi: Mỗi tổ cử ra 3 bạn thi tìm và ghi kết quả đúng, sai vào các phép tính. Tổ nào tìm được nhiều phép tính và đúng thì tổ đó thắng.
- GV nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc phép tính
- Đây là phép tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số 
+ 9 chia 3 bằng 3
- 6 chia 3 bằng 2
- Thử lại: Lấy 32 × 3 = 96
- Vậy 96 : 3 = 32
- HS nêu.
- Hai bước: đặt tính rồi tính
- Kẻ cột, viết SBC ở bên trái, viết SC bên phải SBC, thương viết bên dưới SC.
- Tính từ trái qua phải.
- 1 HS nêu cách đặt tính và tính: 24 : 2 = 12
- HS nêu yêu cầu
+ 4 chia 4 được 1, viết 1.
+ 1 nhân 4 bằng 4, 4 trừ 4 bằng 0.
+ Hạ 8, 8 chia 4 được 2, viết 2.
+ 2 nhân 4 bằng 8, 8 trừ 8 bằng 0.
- Củng cố chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
- HS nêu.
 của 69 kg là: 69: 3 = 23(kg)
 của 36 m là: 36: 3 = 12 (m)
 của 24 giờ là: 24: 2 = 12(giờ)
 của 48 phút là: 48: 2 = 24 (phút)
- 1 HS đọc bài toán: Mẹ cái được 36 quả cam, mẹ biếu bà 1/3 số cam đó.Hỏi mẹ biếu bà bao nhiêu quả cam ?
- Cho biết mẹ hái được 36 quả cam, mẹ biếu bà số cam đó.
- Hỏi mẹ biếu bà bao nhiêu quả cam.
Bài giải
Số quả cam mẹ biếu bà là:
: 3 = 12 (quả)
 Đáp số: 12 quả cam.
- HS nhận xét.
- HS nêu lời giải khác.
- Các tổ chơi trò chơi.
4. Củng cố: (4P)
- GV : Muốn thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ta làm thế nào?
- HS : Muốn thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ta đặt tính rồi tính
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1P)
- Dặn HS làm bài tập ở vở và chuẩn bị bài tiếp theo: Luyện tập.
Rút kinh nghiệm:
 . 
.. 
 ..@&? ..
TIẾT 4:
CHÍNH TẢ( NGHE - VIẾT)
§11: BÀI TẬP LÀM VĂN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nghe viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
2. Kĩ năng:
- Làm đúng bài tập phân biệt cặp vần eo/ oeo; phân biệt cách viết một số tiếng có âm đầu dễ lẫn (s/ x).
3. Thái độ: 
- HS có ý thức viết đúng chính tả.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2 và 3a.
2. Học sinh: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Ổn định tổ chức: ( 1P)
- Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (4P)
- GV gọi HS lên bảng viết từ: nắm cơm , dưới lớp viết bảng con từ : lo lắng.
- 2 HS viết bảng lớp , dưới lớp viết bảng con.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: (30P)
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2:Hướng dẫn HS viết chính tả.
HĐ3:Hướng dẫn làm bài tập
- Giờ chính tả hôm nay các em sẽ viết đoạn tóm tắt nội dung truyện Bài tập làm văn và làm các bài tập chính tả.
a.Trao đổi về nội dung đoạn viết
- GV đọc bài viết.
- Gọi 2 HS đọc lại bài.
- GV hỏi :
+ Vì sao mẹ bảo Cô-li-a đi giặt quần áo, lúc đầu Cô-li-a ngạc nhiên?
+ Vì sao sau đó Cô-li-a vui vẻ làm theo lời mẹ?
b. Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn văn có mấy câu ?
- Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa ?
- Tìm tên riêng trong bài chính tả.
- Tên riêng trong bài chính tả được viết như thế nào?
- Yêu cầu HS nêu các từ khó.
- GV yêu cầu HS đọc và viết các từ khó vào bảng con.
c. HS viết bài:
- GV đọc cho HS viết bài vào vở.Nhắc HS tư thế ngồi viết.
d. Soát lỗi
- GV đọc chậm phân tích các tiếng khó.
 e.Thu vở nhận xét.
- GV thu, chấm và nhận xét 5-7 bài.
Bài 2: 
- GV gọi HS đọc đề bài.
- Gọi 3HS lên bảng, dưới lớp làm vào vở.
- GV nhận xét, bổ sung.
Bài 3a: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu.
- GV gọi 1HS lamg bài vào bảng phụ, dưới lớp làm vào vở.
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi ở SGK.
- 2 HS đọc lại bài.
+ Cô-li-a ngạc nhiên vì chưa bao giờ phải giặt quần áo, lần đầu tiên mẹ bảo bạn làm việc này.
+ Cô-li-a vui vẻ làm theo lời mẹ vì nhớ ra đó là việc bạn đã nói trong bài tập làm văn.
- Đoạn văn có 4 câu.
- Các chữ đầu dòng, tên riêng.
- Tên riêng trong bài chính tả là tên của Cô-li-a 
- Tên riêng trong bài chính tả được viết hoa chữ cái đầu tiên; đặt gạch nối giữa các tiếng.
- HS nêu: Cô-li-a ,lúng túng, làm văn...
- HS viết các từ khó.
- Nghe đọc viết bài vào vở.
- HS dùng bút chì gạch chân lỗi sai.
- HS đọc: Chọn chữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống cho thích hợp.
- HS làm bài
a) (kheo, khoeo): kheo chân
b) (khẻo, khoẻo): người lẻo khoẻo
c) (nghéo, ngoéo): ngoéo tay.
- HS nêu : Điền vào chỗ trống s/x ?
- Làm bài trên phiếu.
a) Giàu đôi con mắt, đôi tay
 Tay siêng làm lụng, mắt hay kiếm tìm.
Hai con mắt mở, ta nhìn
Cho sâu cho sáng mà tin cuộc đời.
- HS nhận xét.
4. Củng cố: (4P)
 - GV gọi 2 HS đọc lại kết quả bài tập vừa làm.
- GV nhận xét tiết học
5. Dặn dò: (1P)
- Dặn HS tập viết lại các từ đã viết sai: Chuẩn bị bài tiếp theo.
Rút kinh nghiệm:
 . 
.. 
 ..@&? ..
TIẾT 5:
ĐẠO ĐỨC
	 §6:	 TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS biết tự làm lấy công việc của mình trong học tập,lao động sinh hoạt ở trường và ở nhà .
- Kể được một số việc mà HS lớp 3 có thể tự làm lấy
- Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống thể hiện ý thức tự làm lấy việc của mình.
- Kĩ năng lập kế hoạch tự làm lấy công việc của bản thân.
3. Thái độ: HS có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình .
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tranh minh hoạ.
2. Học sinh: Vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Ổn định tổ chức: (1P)
- Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (4P)
- GV: Em cảm thấy thế nào khi thực hiện điều đã hứa?
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: (30P)
 NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1: Giới thiệu bài 
HĐ2 : Xác định hành vi
HĐ 3: “Đóng vai”
HĐ4: Tổ chức trò chơi “Ai chăm chỉ hơn”
- Hôm nay em sẽ biết tự làm lấy công việc của mình trong sinh hoạt hằng ngày.
- Giáo viên phát phiếu học tập cho 4 nhóm
- GV gọi HS đọc nội dung trong phiếu học tập.
- Yêu cầu: Sau 2 phút các nhóm phải thảo luận xong để lên bảng trình bày nội dung và giải thích cho biết vì sao chọn (Đ) hoặc (S)
a. Lan nhờ chị làm hộ bài tập về nhà.
b. Tùng nhờ chị rửa hộ ấm chén
- Công việc mà Tùng được bố giao.
c. Trong giờ kiểm tra Nam gặp bài toán khó không giải được , bạn Hà bèn cho Nam chép bài nhưng Nam từ chối.
d. Vì muốn mượn Toàn quyển truyện , Tuấn đã trực nhật hộ Toàn.
đ. Nhớ lời mẹ dặn 5 giờ chiều phải nấu cơm nên đang chơi vui với các bạn Hường cũng chào các bạn về để nấu cơm.
- GV gọi các nhóm trình bày.
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét và giáo dục HS : 
->Phải luôn luôn tự làm lấy công việc của mình, không được ỷ lại vào người khác.
- Giáo viên đưa ra tình huống, cả lớp theo dõi , sau đó cho học sinh thảo luận theo nhóm để sắm vai xử lí tình huống 
Tình huống:
- Toàn và Hải là đôi bạn thân Toàn học rất giỏi , còn Hải học yếu, Hải thường bị bố mẹ đánh khi bị điểm kém. Thương bạn ở trên lớp, nếu có dịp Toàn tìm cách để nhắc bài cho Hải. Nhờ thế Hải bị ít đánh đòn hơn và bài có nhiều học đạt điểm cao. Hải cảm ơn rối rít. Em là bạn học chung hai bạn Toàn và Hải, nghe lời cảm ơn của Hải tới Toàn, em sẽ làm gì?
- GV yêu cầu HS đóng vai và xử lí tình huống.
- Giáo viên tổ chức nhận xét, đóng góp ý kiến cho cách giải quyết của từng nhóm.
- Giáo viên chốt nội dung . 
- Tuyên dương nhóm có cách ứng xử tình huống tốt. 
- Thi đua giữa hai đội: “Oẳn tù tì” để giành quyền nêu ra động tác câm để nhóm khác phát hiện việc giúp đỡ gia đình (nhóm thua sẽ diễn kịch câm).
VD: Xòe bàn tay, xoa đi xoa lại trên mặt bàn – lau bàn 
- Nhóm nêu ra được nhiều công việc đúng sẽ giành phần thắng. (mỗi công việc đúng ghi được 1 điểm)
- GV tổ chức cho HS chơi
- Kết thúc trò chơi.GV nhận xét và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- HS lắng nghe.
- HS đọc.
- HS thảo luận.
- Các ý Đ là :c, đ
 Các ý S là : a, b, d.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đóng vai.
- HS lắng nghe.
- Đại diện 1 dãy từ 5 -7 học sinh lên bảng thực hiện các động tác để cho đối phương tìm nêu công việc làm. 
4. Củng cố: ( 4P)
- GV: Tự làm lấy việc của mình sẽ có lợi gì?
- GDTT: chăm ngoan, học giỏi, luôn có ý thức tự giác làm tất cả những việc mình có thể làm được.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: ( 1P)
- Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau: Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
Rút kinh nghiệm:
 . 
.. 
 ..@&? ..
TIẾT 6:
TẬP VIẾT
§6: ÔN CHỮ HOA : D, Đ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Viết đúng chữ hoa D (1 dòng), Đ, H (1 dòng)
- Viết đúng tên riêng Kim Đồng (1dòng) và câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ: 
 Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp.
3. Thái độ: Rèn HS viết đúng mẫu, biết giữ vở sạch đẹp 
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Mẫu chữ viết hoa D, Đ, tên riêng: Kim Đồng
2. Học sinh: Vở tập viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định tổ chức: ( 1P) - HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ: ( 4P)
- Gọi 2 HS viết bảng lớp từ ứng dụng : Chu Văn An.Kiểm tra vở viết ở nhà của HS.
- Gọi HS nhận xét.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: (30P)
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2:Hướng dẫn viết chính tả
HĐ3:Hướng dẫn
HS viết vở tập viết
- Hôm nay, các em ôn cách viết chữ hoa D, Đ và từ Kim Đồng, câu ứng dụng: Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn.
a.Quan sát và nêu quy trình viết chữ hoa D, Đ, K.
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào ?
- GV treo bảng các chữ cái viết hoa và gọi HS nhắc lại quy trình viết của các chữ đã học.
- GV viết mẫu và hướng dẫn lại cách viết:
K D Đ
- Yêu cầu HS tập viết vào bảng con.
- GV nhận xét, sửa chữa cho các em chữa viết đúng.
 b.Hướng dẫn viết từ ứng dụng:
- GV gọi 1 HS đọc từ ứng dụng.
+ Em biết gì về anh Kim Đồng?
- GV giới thiệu về Anh Kim Đồng là một trong những đội viên đầu tiên của Đội Thiếu niên Tiền phong. Tên thật anh là Nông Văn Dền, quê ở bản Nà Mạ, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, anh hy sinh năm 1943, lúc đó anh 15 tuổi.
- GV hỏi :
+ Từ úng dụng gồm có mấy chữ ?Là những chữ nào ?
+ Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
+ Khoảng cách giữa các chữ bằng nào ?
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
Kim Đồng
- Yêu cầu HS viết bảng con.
- GV nhận xét, sửa lại cho HS (nếu viết sai)
c. Luyện viết câu ứng dụng:
- GV gọi HS đọc câu ứng dụng.
 Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn.
+ Em hiểu câu tục ngữ ấy như thế nào ?
- GV giải thích : Câu tục ngữ khuyên con người phải chăm chỉ học mới khôn ngoan, trưởng thành.
- Yêu cầu HS tập viết bảng con chữ: Dao
 - GV theo dõi, sửa sai cho HS.
d. Thực hành:
- Yêu cầu HS viết vào vở:
+ Chữ D, Ê viết một dòng.
+ Chữ Đ, K viết một dòng.
+ Kim Đồng viết hai dòng.
+ Câu ứng dụng viết 2 lần.
- Nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách để vở, cách cầm bút...
e.Chấm chữa bài:
- GV chấm 5 - 7 vở để nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Có các chữ K, D, Đ.
- HS nêu.
- HS viết ở bảng con.
- HS đọc.
- Kim đồng là đội viên đầu tiên của Đội Thiếu niên Tiền phong. 
- HS nghe
- Gồm 2 chữ Kim , Đồng.
- Chữ K, D, Đ cao 2,5 li.Các chữ còn lại cao 1 li.
- Bằng 1 con chữ o.
- HS tập viết ở bảng con
- HS đọc
- Khuyên ta phải chăm học.
- HS tập viết ở bảng con.
- HS viết bài ở vở.
- 5 - 7 HS nộp vở.
4. Củng cố: (4P)
- GV gọi HS: Nhắc lại cấu tạo chữ hoa D, Đ ?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1P)
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau : Ôn chữ hoa : E Ê.
Rút kinh nghiệm:
 . 
.. 
 ..@&? ..
TIẾT 7:
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
§11: VỆ SINH CƠ QUAN BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Kể tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Nêu cách phòng tránh các bệnh kể trên.
2. Kĩ năng: Vệ sinh phòng bệnh.
3. Thái độ: Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Các hình trong SGK trang 25, 26.
2. Học sinh: Vở BT Tự nhiên - Xã hội.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: ( 1P)
- Kiểm tra sĩ số lớp.
2 .Kiểm tra bài cũ: ( 4P)
- GV : Nêu tên của các bộ phận trong cơ quan bài tiết nước tiểu ? 
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: (30P)
 NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1: Giới thiệu bài 
HĐ 2: Ích lợi của việc giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
HĐ 3: Quan sát và thảo luận
- Để giúp các em biết cách giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu và biết cách đề phòng một số bệnh ở cơ quan bài tiết nước tiểu. Cô và cả lớp 
- GV hỏi: 
+ Kể tên 1 số bệnh thường gặp ở cơ quan bài tiết nước tiểu ?
+ Nêu tác dụng của 1 bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu? Nếu bộ phận đó bị hỏng hoặc bị nhiễm trùng sẽ dẫn đến điều gì?
- GV nhận xét.
GV kết luận: Các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu rất quan trọng. Nếu bị hỏng thì sẽ không tốt cho sức khoẻ. Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu để tránh bị nhiễm trùng.
- Yêu cầu HS quan sát tranh 2, 3, 4, 5 trang 25 SGK thảo luận theo nhóm đôi:
+ Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì? Việc đó có lợi ích gì cho việc tránh viêm nhiễm các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu?
* Liên hệ 
+ Em đã làm việc đó hay chưa?
+ Theo em đó là việc nên hay không nên làm để bảo vệ và giữ gìn cơ quan bài tiết nước tiểu? Vì sao?
GVKL :Cần phải giữ gìn cơ quan bài tiết nước để đảm bảo sức khoẻ cho mình bằng cách: uống nhiều nước, không nhịn đi tiểu, vệ sinh cơ thể và quần áo hằng ngày.
- HS lắng nghe.
- Tiểu đường, Viêm thận, sỏi thận. nhiễm trùng đường tiểu .
- Thận có chức năng lọc máu lấy ra các chất thải độc hại có trong máu tạo thành nước tiểu 
- HS nhận xét.
- HS trả lời
- HS trả lời
4. Củng cố: (4P)
- GV : Giữ VS cơ quan bài tiết nước tiểu có lợi gì ?
- HS : Giữ VS cơ quan bài tiết nước tiểu giúp cho bộ phận ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu sạch sẽ, không hôi hám, không ngứa ngáy, không bị nhiễm trùng, ....
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1P)
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau: Cơ quan thần kinh.
Rút kinh nghiệm:
 . 
. .. . ..@&? . . 
Ngày soạn : Ngày 11 tháng 10 năm 2020
Ngày giảng: Thứ tư ngày 14 tháng 10 năm 2020
TIẾT 1:
TOÁN
§28: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
- Cñng cè c¸c kÜ n¨ng thùc hiÖn phÐp chia sè cã hai ch÷ sè cho sè cã mét ch÷ sè ( chia hÕt ë c¸c l­ît chia ).
- T×m mét trong c¸c phÇn b»ng nhau cña mét sè. 
2. Kĩ năng : HS có kÜ n¨ng thùc hiÖn phÐp chia sè cã hai ch÷ sè cho sè cã mét ch÷ sè ( chia hÕt ë c¸c l­ît chia ).
 - T×m mét trong c¸c phÇn b»ng nhau cña mét sè. 
3.Thái độ: HS hiểu bài, làm đầy đủ bài tập.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: SGK, bảng phụ.
2. Học sinh: SGK, vở, nháp. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1P): Hát
2. Kiểm tra bài cũ (3P)
- 1 HS lên bảng thực hiện phép chia : 55 : 5 và 86 : 2 
- 2 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào nháp 
- Gọi HS nhận xét 
- GV nhận xét
3. Bài mới (30P)
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1: Giới thiệu bài
 HĐ 2:
Thực hành
- Trong giờ học toán này, các em sẽ cñng cè c¸c kÜ n¨ng thùc hiÖn phÐp chia sè cã hai ch÷ sè cho sè cã mét ch÷ sè ( chia hÕt ë c¸c l­ît chia ). T×m mét trong c¸c phÇn b»ng nhau cña mét sè. 
- GV ghi đầu bài lên bảng. 
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập1a. 
- GV yêu cầu HS tính vào nháp, gọi 4 HS lên làm.
- GV gọi HS nêu lại cách tính từng phép tính.
- GV hướng dẫn mẫu HS làm phần b. 
42 6 
42 7 
 0 
+ 4 không chia được 6, lấy 42 chia 6 được 7, viết 7, 7 nhân 6 bắng 42, 42 trừ 42 bằng 0.
- Yêu cầu 4 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm ra nháp.
- GV nhận xét 
- Yêu cầu HS nêu lại cách thực hiện. 
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
+ Muèn t×m mét trong c¸c phÇn b»ng nhau cña mét sè ta lµm thÕ nµo?
- GV yêu cầu HS tính vào nháp, 3 HS lên bảng làm bài,
- GV nhận xét 
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Bài toán cho biết gì? 
+ Bài toán hỏi gì? 
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở, gọi 1 HS lên bảng làm.
- GV thu vở nhận xét.
- GV nhận xét bài.
- Lắng nghe.
- HS ghi đầu bài vào vở.
- HS đọc yêu cầu bài tập. Đặt tính rồi tính
- 4 HS lên bảng làm phần a, HS dưới lớp làm bài vào nháp: 
48 2 84 4
4 24 8 21 
08 04
 8 4
 0 0
55 5 96 3
5 11 9 32 
05 06
 5 6
 0 0 
- HS nêu lại
- 4 HS lên bảng làm bài. HS dưới lớp làm và nháp
54 6 48 6
54 9 48 8 
0 0
 35 5 27 3
 35 7 27 9 
 0 0
- Nhận xét. 
- HS nêu.
- HS đọc yêu cầu bài tập: Tìm của: 20cm, 40km, 80kg.
+ HS trả lời. 
- HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào nháp.
 của 20cm là 20 : 4 = 5cm
 của 40km là 40 : 4 = 10km
 của 80kg là 80 : 4 = 20kg
- HS nhận xét.
- HS đọc
+ Một quyển truyện có 84 trang. My đã đọc được số trang đó.
+ Hỏi My đã đọc được bao nhiêu trang ?
- HS làm bài
 Bài giải
My đã đọc được số trang là:
 84 : 2 = 42(trang)
 Đáp số: 42 trang
- HS nhận xét.
4. Củng cố (3P)
- HS làm bài tập thêm : Đặt tính rồi tính: 55 : 5 ; 46 : 2 ; 66 : 3 ; 84 :4 
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (2P)
Chuẩn bị bài sau: Phép chia hết và phép chia có dư
Rút kinh nghiệm:
 . 
.. 
 ..@&? ..
TIẾT 2:
TẬP ĐỌC
 §18: NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- Bước đầu biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, tình cảm .
- Hiểu nội dung bài : Những kỉ niệm đẹp đẽ của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu tiên đi học.(trả lời CH 1,2,3)
2. Kỹ năng: Học thuộc lòng 1 đoạn văn .
3. Thái độ: Học sinh yêu quý trường lớp
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK .
- Bảng phụ.
2. Học sinh: SGK, vở. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: ( 1P)
- HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ: ( 4P)
- GV gọi HS đọc bài ‘Bài tập làm văn’ và trả lời câu hỏi ?
- Gọi HS nhận xét.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: (30P)
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1: Giới thiệu bài
HĐ 2: Luyện đọc
HĐ 3:Tìm hiểu bài 
HĐ 4: Luyện đọc
- GV cho cả lớp hát bài: Ngày đầu tiên đi học.
GV: Mỗi chũng ta ai cũng có kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học.Trong giờ tập đọc này, chúng ta sẽ được biết những kỉ niệm đẹp đẽ trong sáng của nhà văn Thanh Tịnh trong buổi đầu đi học.
a. GV đọc mẫu toàn bài (Giọng hồi tưởng nhẹ nhàng, tình cảm).
b.GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- GV gọi HS đọc nối tiếp câu.
- GV cho HS luyện đọc các từ khó: hàng năm, lại nao nức, nảy nở, quang đãng,...
- GV chia bài thành 3 đoạn như sau :
+ Đoạn 1: Từ đầu... bầu trời quang đãng.
+ Đoạn 2: Tiếp theo... hôm nay tôi đi học.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- GV gọi 3HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc câu khó.
+ Hằng năm,/cứ vào cuối thu,/lá ngoài vườn rụng nhiều,/lòng tôi lại nao nức/những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.//
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn.
- GV giải nghĩa các từ khó :
+ Em hiểu thế nào là nao nức?
Gọi HS đặt câu với từ nao nức.
+ Mơn man có nghĩa là gì ? 
Gọi HS đặt câu với từ mơn man.
+ Bầu trời quang đãng là bầu trời như thế nào ? 
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm.
- GV gọi các nhóm lên thi đọc.
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- Yêu cầu lớp đọc đồng thanh.
- 1 HS đọc cả bài.
*Tìm hiểu bài:
- Gọi HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: 
+ Điều gì

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_6_nam_hoc_2020_2021_hoan.docx