Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thùy Dung

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thùy Dung

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

* Tập đọc:

- Chú ý đọc đúng các từ ngữ: loạt đạn, hạ lệnh, nứa tép, leo lên, .

- Biết đọc phân biệt lời ngời dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.

- Hiểu ý nghĩa: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi; ngời dám nhận lỗi và sửa lỗi là ngời dũng cảm. (trả lời đợc các câu hỏi trong SGK)

* Kể chuyện:

- Biết kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ trong SGK.

(HS khá, giỏi kể lại đợc toàn bộ câu chuyện).

2. Kĩ năng

- HS đọc đúng các từ ngữ, đoạn khó.

- Rèn cho HS kĩ năng kể chuyện.

3. Thái độ: HS hiểu bài, biết sửa lỗi khi mắc lỗi

* GDBVMT: Giáo dục học sinh bảo vệ vườn trường,tránh những việc gây hại đến môi trường.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Bảng phụ ghi sẵn câu dài, SGK, Tranh minh họa trong SGK.

2. Học sinh: SGK, vở, bút,

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Ổn định tổ chức (1P ) : HS hát

2. Kiểm tra bài cũ (3P):

- Gọi 2 HS đọc bài Ông ngoại và nêu nội dung của bài.

- GV nhận xét, khen ngợi.

 

docx 46 trang ducthuan 03/08/2022 2200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thùy Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Ngày soạn : Ngày 02 tháng 10 năm 2020
Ngày giảng: Thứ hai ngày 05 tháng 10 năm 2020
TIẾT 1: 
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
 ..@&? ..
TIẾT 2:
TOÁN
§21: NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI
SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (CÓ NHỚ)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết thực hiện phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ)
- Biết giải bài toán có một phép nhân
2. Kĩ năng:
 - HS có kĩ năng thực hiện thành thạo tính nhân số có hai chữ sô với số có một chữ số ( có nhớ). 
3. Thái độ: 
- HS hiểu bài, làm đầy đủ bài tập. 
II. CHUẨN BỊ	
1. Giáo viên: SGK.
2. Học sinh: SGK, VBT, vở,bút, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1P) :Hát
2. Kiểm tra bài cũ (3P)
- GV gọi 1 HS lên bảng đặt tính rồi tính phép tính: 15 x 5 = ? 
- 1 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào nháp - Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, khen ngợi HS
3. Bài mới (27P)
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1(1P) Giới thiệu bài 
HĐ2 (8P)
Hướng dẫn HS thực hiện phép nhân 
HĐ3 (18P) 
Luyện tập 
- Trong giờ học toán này, các em sẽ học về phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số, có nhớ.
- Ghi bảng
a)Phép nhân 26 x 3 = ?
- GV viết lên bảng phép nhân 
26 x 3 = ?
 - Yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc
+ Khi thực hiện phép nhân này ta phải thực hiện tính từ đâu?
- Yêu cầu HS suy nghĩ và thực hiện phép tính trên.
- Gọi HS nêu cách tính.
b)Phép nhân 54 x 6 = ?
- Tiến hành tương tự như phép tính 26 x 3 = 78. 
* Em có nhận xét gì về 2 phép tính trên?
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- GV yêu cầu HS tính vào SGK, gọi 4 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, gọi HS nêu lại cách tính từng phép tính.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Có tất cả mấy tấm vải?
+ Mỗi tấm vài dài bao nhiêu mét?
+ Muốn biết 2 tấm vải dài bao nhiêu mét ta làm như thế nào?
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở, gọi 1 HS lên bảng làm.
- GV nhận xét. Cho HS nêu các lời giải khác nhau.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài tập vào nháp. 2 HS lên bảng chữa bài
- GV nhận xét, khen ngợi
+ Vì sao khi tìm x trong phần a lại tính tích 12 x 6 ?
- Lắng nghe
- Ghi vở
- HS đọc phép nhân
- 1 HS lên bảng đặt tính, cả lớp đặt tính ra nháp.
x
 26
 3
 78 
+ Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị, sau đó mới tính đến hàng chục.
- HS thực hiện phép tính.
 26 
 3 
 78
- HS nêu: 
+ 3 nhân 6 bằng 18, viết 8 
( thẳng hàng đơn vị), nhớ 1.
+ 3 nhân 2 bằng 6, 6 thêm 1 bằng 7, viết 7(thẳng hàng chục).
+ Vậy 26 nhân 3 bằng 78.
- HS thực hiện phép tính. 
- Đều là phép tính nhân số có 2 chữ số với số có một chữ số( có nhớ)
- Kết quả của phép nhân 26 x 3 là hai chữ số. kết quả phép nhân 54 x 6 là một số có ba chữ số.
- HS đọc yêu cầu.
- HS thực hiện tính.
 47 25 16
 2 3 6
 94 75 76
 18 28 36 
 4 6 4
 72 168 144 
- HS nêu lại cách tính.
- HS đọc
+ Có 2 tấm vải.
+ Mỗi tấm vải dài 35 m
+Ta tính tích 35 x 2
 Bài giải
 2 tấm vải dài số mét là:
 35 2 = 70 (m)
 Đáp số: 70 m
- Tìm x
- HS làm bài
a)x : 6 = 12 b)x : 4 = 23
 x =12 6 x= 234
 x = 72 x= 92 
+ Vì x là SBC trong phép chia
 x : 6 = 12, nên muốn tìm SBC ta lấy thương nhân với số chia
4. Củng cố (3P)
- Nêu lại cách đặt tính?
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1P)
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
.. 
 ..@&? ..
TIẾT 3, 4:
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
§13, 14: NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
* TËp ®äc: 
- Chó ý ®äc ®óng c¸c tõ ng÷: lo¹t ®¹n, h¹ lÖnh, nøa tÐp, leo lªn, ...
- BiÕt ®äc ph©n biÖt lêi ng­êi dÉn chuyÖn víi lêi c¸c nh©n vËt. 
- HiÓu nghÜa c¸c tõ ng÷ trong bµi. 
- HiÓu ý nghÜa: Khi m¾c lçi ph¶i d¸m nhËn lçi vµ söa lçi; ng­êi d¸m nhËn lçi vµ söa lçi lµ ng­êi dòng c¶m. (tr¶ lêi ®­îc c¸c c©u hái trong SGK) 
* KÓ chuyÖn: 
- BiÕt kÓ l¹i tõng ®o¹n cña c©u chuyÖn dùa theo tranh minh ho¹ trong SGK. 
(HS kh¸, giái kÓ l¹i ®­îc toµn bé c©u chuyÖn). 
2. Kĩ năng
- HS đọc đúng các từ ngữ, đoạn khó.
- Rèn cho HS kĩ năng kể chuyện.
3. Thái độ: HS hiểu bài, biết sửa lỗi khi mắc lỗi
* GDBVMT: Giáo dục học sinh bảo vệ vườn trường,tránh những việc gây hại đến môi trường.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bảng phụ ghi sẵn câu dài, SGK, Tranh minh họa trong SGK. 
2. Học sinh: SGK, vở, bút,
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức (1P ) : HS hát
2. Kiểm tra bài cũ (3P): 
- Gọi 2 HS đọc bài Ông ngoại và nêu nội dung của bài. 
- GV nhận xét, khen ngợi.
3. Bài mới (30P)
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1: Giới thiệu bài 
HĐ 2: Luyện đọc 
HĐ 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài 
HĐ 4: Luyện đọc lại 
HĐ 5: Kể chuyện
* Giới thiệu bài: 
- GV hỏi: Theo em, người như thế nào là người dũng cảm?
 Bài học Người lính dũng cảm của giờ Tập đọc hôm nay sẽ cho các em biết điều đó.
* Luyện đọc:
a.Đọc mẫu
- GV đọc toàn bài với giọng hơi nhanh.
- Chú ý lời các nhân vật:
+ Giọng viên tướng : dứt khoát , rõ ràng, tự tin.
+ Giọng chú lính: Lúc đầu rụt rè đến cuối chuyện dứt khoát.
+ Giọng thầy giáo : Nghiêm khắc, buồn bã.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
- GV gọi HS đọc nối tiếp câu.
- GV cho HS đọc các từ khó : thủ lĩnh, lỗ hổng, leo lên, hoảng sợ, luống...
- Bài tập đọc gồm mấy đoạn?
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1.
- GV hướng dẫn HS đọc câu khó:
 Thầy mong em nào phạm lỗi sẽ sửa lại hàng rào/ và luống hoa//. 
 (Giọng khẩn thiết , bao dung )
- GV giúp HS đi giải nghĩa một số từ khó :
+ GV cho HS xem một đoạn nứa tép và yêu cầu HS nêu nứa tép 
+ Vẽ lên bảng hàng rào hình ô quả trám và giới thiệu từ ô quả trám.
+ Hoa mười giờ là hoa có màu gì, loại nhỏ hay to, nở vào thời gian nào?
+ Em hiểu từ nghiêm trọng trong câu ‘thầy giáo nghiêm trọng hỏi” như thế nào ?
+ Thế nào là quả quyết ? Em hãy đặt câu với từ này.
- GV gọi HS đọc phần chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. Mỗi nhóm 4HS.
- Gọi các nhóm lên đọc bài theo đoạn.
- Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn truyện.
- Cả lớp đọc đồng thanh bài.
* Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Cho 1HS đọc lại bài, trả lời câu hỏi sau :
+ Các bạn nhỏ trong truyện chơi trò chơi gì? Ở đâu ?
- Đánh trận giả là trò chơi quen thuộc với trẻ em . Trong trò chơi, các bạn cũng phân cấp tướng , chỉ huy, lính...như trong quân đội và cấp dưới phải phục tùng cấp trên.
- Cho HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi :
+ Viên tướng đã làm gì khi không tiêu diệt được máy bay địch?
+ Khi đó chú lính nhỏ đã làm gì?
+ Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào?
 - Như vậy chú lính đã làm trái lệnh của viên tướng, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2 xem chuyện gì xảy ra sau đó.
- GV yêu cầu HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi sau :
+ Việc leo rào của các bạn khác đã gây hậu quả gì?
- Cho HS đọc thầm đoạn 3, cho biết:
+ Thầy giáo chờ mong điều gì ở HS trong lớp?
+ Vì sao chú lính nhỏ “ run lên ” khi nghe thầy giáo hỏi?
 - Vậy là đến cuối giờ học cả tướng và lính đều chưa ai dám nhận lỗi với thầy giáo. Liệu sau đó các bạn nhỏ có dũng cảm và thực hiện được điều thầy giáo mong muốn không, chúng ta cùng tìm hiểu đoạn cuối bài.
- Cho HS đọc thầm đoạn 4, trả lời:
+ Chú lính nhỏ đã nói với viên tướng điều gì khi ra khỏi lớp học?
+ Phản ứng của chú lính như thế nào khi nghe lệnh “ về thôi ”của viên tướng?
+ Thái độ của các bạn ra sao trước hành động của chú lính nhỏ?
+ Ai là người lính dũng cảm trong truyện này? Vì sao?
+ Các em có khi nào dám dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi như bạn nhỏ trong truyện không?
- GV nhận xét.
*Luyện đọc lại:
- Hướng dẫn HS đọc đoạn 4.
- Cho HS thi đọc đoạn văn.
- Cho HS đọc phân vai.
- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
- GV nêu nhiệm vụ:
Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh họa 4 đoạn của câu chuyện trong SGK, tập kể lại câu chuyện Người lính dũng cảm.
- Hướng dẫn HS kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh:
- Yêu cầu HS quan sát 4 tranh minh họa để nhận ra các nhân vật.
+ Tranh 1: Viên tướng ra lệnh như thế nào ? Chú lính định làm gì ?
+ Tranh 2: Cả nhóm đã vượt qua bằng cách nào ? Chú lính vượt rào bằng cách nào ? Chuyện gì đã xảy ra sau đó ?
+ Tranh 3: Thầy giáo đã nói gì với các bạn ? Khi nghe thầy giáo nói chú lính cảm thấy thế nào? Thầy mông muốn điều gì ở các bạn học sinh ?
+ Tranh 4: Viên tướng ra lệnh thế nào? Chú lính nhỏ đã nói và làm gì khi đó? Mọi người có thái độ như thế nào trước lời nói và việc làm của chú lính?
- Kể lại câu chuyện:
- Yêu cầu 1 HS kể mẫu.
- Kể trong nhóm:
+Yêu cầu HS kể cho bạn trong nhóm nghe.
- Kể trước lớp:
+Tổ chức cho HS thi kể lại câu chuyện theo vai.
- Gọi HS nhận xét.
- Tuyên dương HS kể tốt.
- Người dũng cảm là người dám làm 
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau từ đầu đến hết bài.
- HS đọc.
- Bài được chia thành 4 đoạn
- Mỗi HS đọc 1 đoạn.
- HS đọc.
- HS quan sát.
- HS quan sát và lắng nghe.
- Hoa mười giờ là loại hoa nhỏ, có màu hồng ( đỏ, vàng ) thường nở vào khoảng 10 giờ trưa.
- Nhĩa là thầy giáo hỏi bằng giọng nghiêm khắc.
- Nghĩa là dứt khoát không do dự.
- 1 HS đọc chú giải, lớp lắng nghe.
- HS đọc theo cặp, mỗi em lần lượt đọc 1 đoạn.
- HS đọc.
- HS đọc.
- HS đọc .
- Các bạn chơi trò đánh trận giả trong vườn trường.
- Viên tướng hạ lệnh trèo qua hàng rào vào vườn để bắt sống nó.
- Chú lính nhỏ quyết định không leo lên hàng rào như lệnh của viên tướng mà chui qua lỗ hổng dưới chân hàng rào.
- Chú lính sợ làm hỏng hàng rào vườn trường.
- Hàng rào đổ. Tướng sĩ ngã để lên luống hoa mười giờ, hàng rào đè lên chú lính nhỏ.
- Thầy mong HS dũng cảm nhận khuyết điểm.
- Vì chú lính quá hối hận...
- Chú lính nói khẽ: ‘Ra vườn đi’.
- Chú nói: “ Nhưng như vậy là hèn ” rồi quả quyết bước về phía vườn trường.
- Mọi người sững lại nhìn chú, rồi bước nhanh theo chú như bước theo một người chỉ huy dũng cảm.
- Chú lính đã chui qua lỗ hổng dưới chân hàng rào lại là người lính dũng cảm vì dám nhận lỗi và sửa lỗi.
- HS phát biểu.
- HS luyện đọc.
- 2 HS thi đọc đoạn văn.
- 4 HS tự phân các vai đọc lại truyện theo vai (Người dẫn chuyện, viên tướng, chú lính nhỏ, thầy giáo).
- Chú ý lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS kể.
- HS kể.
- Các nhóm thi kể.
4. Củng cố: (4P)
- GV hỏi: Câu chuyện trên giúp em hiểu ra điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1P)
- Về nhà tiếp tục kể lại câu chuyện cho bạn bè và người thân nghe và chuẩn bị bài sau ‘ Cuộc họp của chữ viết’.
Rút kinh nghiệm:
.. 
 .. ..@&? . 
Ngày soạn : Ngày 3 tháng 10 năm 2020
Ngày giảng: Thứ ba ngày 6 tháng 10 năm 2020
TIẾT 3:
 TOÁN
§22: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS củng cố cách thực hiện phép nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ)
2. Kĩ năng: Ôn tập về thời gian (xem đồng hồ và số giờ trong mỗi ngày) và làm các bài tập 1, 2(a,b) , 3, 4.
3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, tự tin và hứng thú trong giờ học toán.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ ghi nội dung bài tập 5. Mô hình đồng hồ 
2. Học sinh: SGK, Vở toán tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: (1P) - HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ: (4P)
- 2 HS lên bảng thực hiện các phép tính: 42 x 5.
- HS thực hiện: 42
 × 5
 210
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét.
3. Bài mới: (30P)
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1: Giới thiệu bài
HĐ 2: Thực hành
*Giới thiệu bài: Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ củng cố kỹ năng thực hiện tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ).
Bài 1: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu 2HS lên bảng , dưới lớp làm vào vở.
- GV chữa bài.Yêu cầu HS vừa lên bảng nêu cách thực hiện cách tính của mình.
- Gọi HS nhận xét cách làm của bạn.
- GV nhận xét tuyên dương HS làm đúng.
Bài 2.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
+ Khi đặt tính cần chú ý điều gì?
 Thực hiện tính từ đâu?
- Yêu cầu 2HS làm vào bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS nhận xét cách làm của bạn
Bài 3: 
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV hỏi :
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
- Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài vào vở và 1 HS lên bảng làm bài.
- GV chữa bài. Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét .
Bài 4: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu.
- GV đọc từng giờ, sau đó yêu cầu HS sử dụng mặt đồng hồ của mình để quay kim đến đúng giờ đó.
- GV nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Tính.
- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
 49 27 57 
 x 2 x 4 x 6 
 98 108 342 
 18 64
x 5 x 3 
 90 192
- HS trình bày.
- HS nhận xét.
- HS nêu: Đặt tính rồi tính.
- Đặt tính sao cho đơn vị thẳng hàng đơn vị, chục thẳng hàng chục.
- Tính từ hàng đơn vị đến hàng chục.
- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
a, 38 27 b, 53 45
 x 2 x 6 x 4 x 5
 76 162 212 225
- HS nhận xét.
- HS nêu: Mỗi ngày có 24 giờ. Hỏi 6 ngày có tất cả bao nhiêu giờ?
- Mỗi ngày có 24 giờ. 
- Hỏi 6 ngày có tất cả bao nhiêu giờ .
Tóm tắt:
1ngày : 24 giờ
6 ngày: ....giờ?
Bài giải
Cả 6 ngày có số giờ là:
 24 x 6 = 144 (giờ)
 Đáp số : 144 giờ
- HS nhận xét.
- HS nêu: Quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ:
a. 3 giờ 10 phút. 
c. 6 giờ 45 phút 
b. 8giờ20 phút. 
d. 11 giờ 35 phút 
- HS thực hiện.
4. Củng cố: (4P)
- Cho HS nêu cách thực hiện phép tính: 49 x 2.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1P)
- Về nhà luyện tập thêm về nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số và chuẩn bị bài sau: Bảng chia 6.
Rút kinh nghiệm:
 . 
.. 
 ..@&? ..
TIẾT4: 
CHÍNH TẢ (NGHE – VIẾT)
§9: NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nghe – viết đúng bài chính tả và trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng các BT 2/a
- Điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng (BT 3)
2. Kĩ năng: Biết cách trình bày một đoạn văn đúng, đẹp.
3. Thái độ: HS tích cực trong giờ học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết nội dung bài tập 2. Bảng phụ kẻ bảng chữ và tên chữ 
2. Học sinh: SGK, vở chính tả.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: (1P)
- HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ: (4P)
- GV đọc cho HS viết bảng lớp từ: loay hoay, cả lớp viết ra bảng con từ :hàng rào.
- 1 HS đọc thuộc lòng 19 tên chữ đã học.
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét.
3. Bài mới: (30P)
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1:Giới thiệu bài
HĐ 2: Hướng dẫn HS viết chính tả
HĐ 3: Bài tập chính tả
*Giới thiệu bài: Trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ nghe viết một đoạn trong bài: Người lính dũng cảm. Sau đó, các em sẽ làm bài tập chính tả phân biệt âm l/n.
a.Trao đổi về nội dung đoạn viết
- GV đọc rõ ràng, thong thả đoạn chính tả.
- Gọi HS đọc lại đoạn văn.
- GV hỏi : Đoạn văn kể về chuyện gì? 
b.Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn văn có mấy câu?
- Những chữ nào trong đoạn văn viết hoa?
- Lời của nhân vật được viết như thế nào ?
- Trong đoạn văn có những dấu câu nào?
c. Hướng dẫn viết từ khó.
- GV đọc các từ khó : quả quyết, viên tướng, sững lại, vườn trường.
- Yêu cầu cả lớp đọc.
- GV đọc cho HS viết bảng con. 3HS viết bảng lớp.
d.Viết chính tả:
- Nhắc HS tư thế ngồi viết.
- Đọc thong thả từng câu, từng cụm từ cho HS viết vào vở.
e. Soát lỗi chữa bài:
- Đọc lại bài, dừng lại phân tích các tiếng khó cho HS chữa.
- Thu 5 đến 7 bài. Nhận xét bài viết của HS.
Bài tập 2a:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu 1HS làm bài vào bảng phụ, dưới lớp làm vào vở bài tập.
- Gọi HS nhận xét, GV chốt lời giải đúng.
Bài tập 3: 
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS làm bài. Gọi 2 HS tiếp nối nhau lên điền đủ 9 chữ và tên chữ vào bảng GV đã chuẩn bị trước.
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng 9 chữ và tên chữ.
- HS nghe
- Theo dõi SGK.
- 1 HS đọc lại.
- Lớp tan học , chú lính nhỏ rủ viên tướng ra sửa lại hàng rào, viên tướng không nghe và chú quả quyết bước về phía vườn trường, mọi người ngạc nhiên và bước nhanh theo chú.
- Có 6 câu.
- Các chữ đầu câu và tên riêng.
- Lời của các nhân vật viết sau dấu hai chấm, xuống dòng và dấu gạch ngang.
- Dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu chấm than.
- HS đọc từ khó.
- HS viết.
- Nghe GV đọc viết lại bài văn.
- Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài.
- 1HS đọc : Điền vào chỗ trống n hayl ?
- HS làm bài
Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng
Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua.
- HS nhận xét.
- 1HS đọc: Chép vào vở những chữ và tên chữ còn thiếu.
- HS làm bài :
STT
Chữ
Tên chữ
1
n
En – nờ
2
ng
En- nờ- giê
3
ngh
En-nờ-giê-hát
4
nh
En-nờ-hát
5
o
o
6
ô
ô
7
ơ
ơ
8
p
pê
9
ph
Pê-hát
- HS nhận xét
- HS đọc thuộc lòng.
4. Củng cố: (4P)
- Yêu cầu HS đọc các con chữ ở bài tập 3.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1P) 
- Nhắc những HS viết chính tả còn mắc lỗi, về nhà viết lại cho đúng và chuẩn bị bài sau: Mùa thu của em.
Rút kinh nghiệm:
 . 
.. 
 ..@&? ..
TIẾT 5:
ĐẠO ĐỨC
§5: TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH (TIẾT 1 )
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Kể được một số việc mà học sinh lớp 3 có thể tự làm được
2. Kĩ năng : Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình
3. Thái độ: Biết tự làm lấy việc của mình ở nhà, ở trường
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Phiếu học tập, Vở bài tập đạo đức 3 
2. Học sinh: Vở bài tập đạo đức 3, vở ghi, thẻ xanh đỏ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1P) - HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ (3P)
- Thế nào là giữ lời hứa? Tại sao phải giữ lời hứa?
- Nhận xét.
3. Bài mới (27P)
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2: Thảo luận 
HĐ3: Điền từ 
HĐ4: Xử lí tình huống 
- Giờ học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thế nào là tự làm lấy việc của mình. 
- Ghi đầu bài lên bảng.
- Gọi HS đọc đầu bài.
- GV nêu tình huống cho HS tìm cách giải quyết: Gặp bài toán khó, Đại loay hoay mãi mà vẫn chưa giải được. Thấy vậy, An đưa bài đã giải sẵn cho bạn chép.
- Nếu là Đại, em sẽ làm gì khi đó? 
- Yêu cầu HS thảo luận, phân tích, và lựa chọn cách ứng xử đúng.
- Kết luận: Trong cuộc sống, ai cũng có công việc của mình và mỗi người cần phải tự làm lấy việc của mình.
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- Hãy điền những từ tiến bộ, bản thân, cố gắng, làm phiền, dựa dẫm vào chỗ trống thích hợp.
+ GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, phát phiếu HS thảo luận. 
- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày ý kiến trước lớp.
- Nhận xét.
+ Thế nào là tự làm lấy việc của mình?
+ Tự làm lấy việc của mình có lợi ích gì?
- Kết luận: Tự làm lấy việc của mình là cố gắng làm lấy công việc của bản thân mà không dựa dẫm vào người khác. Tự làm lấy việc của mình giúp cho em mau tiến bộ và không làm phiền người khác.
+ GV nêu tình huống cho HS xử lí: Khi Việt đang cắt hoa giấy chuẩn bị cho cuộc thi “Hái hoa dân chủ” tuần tới của lớp thì Dũng đến chơi. Dũng bảo Việt:
- Tớ khéo tay, cậu để tớ làm thay cho. Còn cậu giỏi toán thì làm bài hộ tớ.
Nếu em là Việt, em có đồng ý với đề nghị của Dũng không? Vì sao?
- Yêu cầu HS suy nghĩ cách giải quyết.
- Kết luận: Đề nghị của Dũng là sai. Hai bạn cần tự làm lấy việc của mình.
- Ghi nhớ (VBT trang 13)
- Lắng nghe.
- Ghi đầu bài vào vở.
- Đọc.
- Một số HS nêu cách giải quyết của mình.
- HS thảo luận. Cách ứng xử đúng: Đại cần tự làm bài mà không nên chép của bạn vì đó là nhiệm vụ của mình.
- Lắng nghe.
- HS thảo luận và viết kết quả vào phiếu học tập.
- Đại diện các nhóm trình bày.
a, Tự làm lấy việc của mình là cố gắng làm lấy công việc của bản thân mà không dựa dẫm vào người khác.
b, Tự làm lấy việc của mình giúp cho em mau tiến bộ và không làm phiền người khác.
- Giúp chúng ta tiến bộ hơn và không làm phiền người khác.
- HS suy nghĩ cách giải quyết: Nếu em là Việt, em sẽ không đồng ý với đề nghị của Dũng vì mỗi người phải tự làm lấy việc của mình.
- 1, 2 HS đọc.
4. Củng cố (3P)
- Thế nào là tự làm lấy việc của mình?
- Nhận xét tiết học
5. Dặn dò (1P)
- Sưu tầm những mẩu chuyện, tấm gương về tự làm lấy việc của mình.
Rút kinh nghiệm:
 . 
.. 
 ..@&? ..
TIẾT 6: 
TẬP VIẾT
§5: ÔN CHỮ HOA C ( tiếp theo )
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Củng cố cách viết các chữ hoa C .
2. Kĩ năng:
- Viết đúng , đẹp chữ viết hoa : C , V , A, N
- Viết đúng , đẹp theo chữ nhỏ tên riêng Chu Văn An và câu ứng dụng: 
Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
3.Thái độ: HS tích cực luyện viết, rèn tính cẩn thận .
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Mẫu chữ viết hoa C 
- Các chữ Chu Văn An và câu ứng dụng viết trên dòng kẻ ô ly
2. Học sinh: Vở Tập viết 3 –T1, bảng con, phấn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (1P) - HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: (4P)
- Gọi 1 HS nhắc lại từ và câu ứng dụng đã học ở bài trước.
- 2 HS viết bảng lớp : Cửu Long , cả lớp viết bảng con các từ : Công.
- HS nhận xét
- GV nhận xét.
3. Bài mới: (30P)
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1: Giới thiệu bài
HĐ 2: Hướng dẫn viết chữ hoa
HĐ 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng 
HĐ 4: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
HĐ 5: Viết bài
*Giới thiệu bài: Trong giờ tập viết này, các em sẽ Ôn lại cách viết chữ hoa C thông qua bài tập ứng dụng viết tên riêng Chu Văn An và câu ứng dụng.
a. Quan sát và nêu quy trình viết chữ hoa
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
- GV treo các chữ hoa C, V, A, N và gọi HS nhắc lại quy trình viết.
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết.
C A V N
b.Viết bảng	
- Yêu cầu HS tập viết chữ C và các chữ V, N vào bảng con.
a.Giới thiệu từ ứng dụng:
- Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng.
- GV giới thiệu: Chu Văn An là một nhà giáo nổi tiếng đời Trần. Ông có nhiều học trị giỏi, nhiều người sau này trở thành nhân tài của đất nước.
b.Quan sát và nhận xét
- Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
- GV viết mẫu, lưu ý cách viết
Chu Văn An
- Yêu cầu HS viết bảng từ ứng dụng vào bảng con
a.Giới thiệu câu ứng dụng
- Yêu cầu HS đọc câu ứng dụng.
- GV giúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ: Khuyên chúng ta phải biết nói năng dịu dàng, lịch sự.
b.Quan sát và nhận xét
- Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
- Yêu cầu HS tập viết chữ Chim, Người vào bảng con. - GV theo dõi chỉnh sửa cho HS.
*Hướng dẫn HS viết bài vào vở tập viết:
- GV nêu yêu cầu.
+ Viết chữ Ch: 1 dòng
+ Viết chữ V, A: 1 dòng 
+ Viết chữ Chu Văn An: 2 dòng
+ Viết câu tục ngữ: 2 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ.
- Yêu cầu HS viết vào vở. GV chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét, đúng độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
* Nhận xét, đánh giá
- GV chấm nhanh từ 5 đến 7 bài.
- Nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
- HS lắng nghe.
- Chữ hoa C, A, V, N .
- HS nhắc lại.
- HS quan sát.
- HS viết bảng.
- HS đọc
Chu Văn An
- HS lắng nghe.
- Các chữ C , h, V, A cao 2,5 li các chữ còn lại cao 1 li.
- Bằng 1 con chữ o.
- HS viết bảng con.
- HS đọc.
 Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
- HS lắng nghe.
- Các chữ C, h, k, g, d, N cao 2,5 li , chữ t cao 1,5 li , các chữ còn lại cao 1li.
- Bằng 1 con chữ o.
- HS viết bảng.
- HS viết bài.
4. Củng cố: (4P)
- Cho HS nhắc lại từ và câu ứng dụng.
- Cho HS nêu lại cách viết hoa chữ C.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1P)
- Yêu cầu HS luyện viết thêm ở nhà. Học thuộc lòng từ và câu ứng dụng và chuẩn bị bài sau: Ôn chữ hoa D,Đ.
Rút kinh nghiệm:
 . 
.. 
 ..@&? ..
TIẾT 7:
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
§9: PHÒNG BỆNH TIM MẠCH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Kể được tên một số bệnh về tim mạch.
2. Kiến thức:
- Nêu được sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim ở trẻ em.
- Kể ra một số cách đề phòng bệnh thấp tim.
3. Thái độ: Có ý thức đề phòng bệnh thấp tim.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Các hình trong SGK trang 20, 21. 
2. Học sinh: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: (1P) - HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ: (4P) 
- GV hỏi : Nên và không nên làm gì để bảo vệ tim mạch?
- Gọi HS nhận xét - GV nhận xét.
3. Bài mới: (30P)
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1: Giới thiệu bài
HĐ 2: Động não
HĐ 3: Đóng vai
HĐ 4: Thảo luận nhóm
*Giới thiệu bài: Bệnh tim là bệnh rất nguy hiểm và khó chữa. Phòng bệnh tim mạch là điều rất quan trọng, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về điều đó.
* Mục tiêu :Kể được tên một vài bệnh về tim mạch
* Cách tiến hành
- Yêu cầu HS kể tên một bệnh tim mạch mà các em biết.
- GV nêu bệnh tim mạch thường gặp nhưng nguy hiểm đối với trẻ em, đó là bệnh thấp tim.
*Mục tiêu
- Nêu được sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim ở trẻ em.
* Cách tiến hành
- Yêu cầu HS quan sát các hình trang 20 SGK và đọc các câu hỏi, đáp của từng nhân vật trong hình.
- Yêu cầu HS thảo luận theo gợi ý:
+ Ở lứa tuổi nào thường hay bị bệnh thấp tim?
+ Bệnh thấp tim nguy hiểm như thế nào?
+ Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim?
- Gọi các nhóm báo cáo.
- GV nhận xét
- Yêu cầu HS tập đóng vai bác sĩ để hỏi và trả lời về bệnh thấp tim.
- Cho các nhóm xung phong đóng vai dựa theo các nhân vật có trong các hình 1, 2, 3 SGK.
*Kết luận: Thấp tim là một bệnh tim mạch mà ở lứa tuổi HS thường mắc.Bệnh này để lại di chứng nặng nề cho van tim, cuối cùng gây suy tim.
- Nguyên nhân: bệnh thấp tim do bị viêm họng, viêm a-mi-đan kéo dài hoặc do thấp khớp cấp khơng được chữa trị kịp thời.
* Mục tiêu
- Kể được một số cách đề phòng bệnh thấp tim.
- Có ý thức đề phòng bệnh thấp tim.
* Cách tiến hành
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp chỉ vào từng hình 4, 5, 6 và nói với nhau về nội dung và ý nghĩa của các việc làm đề phòng bệnh thấp tim.
- Gọi một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp.
*Kết luận: Đề phòng bệnh thấp tim cần phải: giữ ấm cơ thể khi trời lạnh , ăn uống đủ chất, giữ vệ sinh cá nhân và rèn luyện thân thể hàng ngày để không bị các bệnh viêm họng , viêm a - mi- đan kéo dài hoặc viêm khớp cấp
- HS lắng nghe.
- Bệnh thấp tim, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim .
- Lứa tuổi trẻ em.
- Để lại di chứng cho van tim, gây suy tim.
- Do bị viêm họng, viêm a-mi- đan kéo dài, viêm khớp cấp không chữa trị kịp thời, dứt điểm.
- HS đóng vai.
- Thực hiện
- Chú ý lắng nghe.
- Làm việc theo cặp.
+ Hình 4: Một bạn đang súc miệng bằng nước muối trước khi đi ngủ để đề phòng viêm họng.
+ Hình 5: Thể hiện nội dung giữ ấm cổ, ngực, tay và bàn chân để đề phòng cảm lạnh, viêm khớp cấp tính.
+ Hình 6: Nội dung là ăn uống đầy đủ để cơ thể khỏe mạnh , có sức đề kháng phòng chống bệnh tật nói chung và bệnh thấp tim nói riêng.
- Chú ý lắng nghe.
4. Củng cố: (4’)
- GV gọi HS : Kể tên một số bệnh về tim mạch mà em biết ? Làm thế nào để phòng bệnh thấp tim ? - GV nhận xét.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1’)
- Tích cực phòng bệnh tim mạch trong cuộc sống hàng ngày và chuẩn bị bài sau: Hoạt động bài tiết nước tiểu.
Rút kinh nghiệm:
 . 
 .. . ..@&? . 
Ngày soạn : Ngày 4 tháng 10 năm 2020
Ngày giảng: Thứ tư ngày 7 tháng 10 năm 2020
TIẾT 1:
TOÁN
§23: BẢNG CHIA 6
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Giúp HS lập bảng chia 6 dựa vào bảng nhân 6.
- Củng cố ý nghĩa phép chia và giải toán bằng phép chia.
2. Kĩ năng: Thực hành bảng chia cho 6. Áp dụng bảng chia 6 để giải bài toán có liên quan.
3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, tự tin và hứng thú trong học tập toán.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn .
2. Học sinh: SGK, vở toán, bút...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: (1P)
- HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ: (4P)
- GV gọi 1 HS lên bảng đọc bảng nhân 6 
- 1 HS đọc bảng nhân 6.
- Gọi HS nhận xét - GV nhận xét.
3. Bài mới: (30P)
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1: Giới thiệu bài
HĐ 2: Hướng dẫn HS lập bảng chia 6
HĐ 3: Thực hành
- Trong giờ học toán này, các em sẽ dựa vào bảng nhân 6 để thành lập bảng chia 6 và làm các bài tập luyện tập trong bảng chia 6.
- GV ghi đầu bài.
- GV gắn 1 tấm bìa lên bảng yêu cầu HS quan sát và trả lời:
+ Trên tấm bìa có mấy chấm tròn? 
+ Cô có 3 tấm bìa như thế . Hỏi cô có bao nhiêu chấm tròn? 
+ Làm thế nào em tìm ra được kết quả là 18? 
 + Cô chia 18 chấm tròn đều vào các tấm bìa nhỏ. Mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn. Hỏi có bao nhiêu tấm bìa như thế ? 
+ GV ghi bảng : 6 x 3 = 18 (1)
 18 : 6 = 3 (2)
+ Nêu tên gọi thành phần, kết quả của 2 phép tính trên? 
+ Nêu mối quan hệ giữa 2 phép tính : 6 x 3 = 18 và 18 : 6 = 3 ? 
- Nhìn vào 2 biểu thức em có nhận xét gì? 
- Vậy phép tính 6 x 3 = 24 xuất hiện trong bảng nhân nào đã học? 
- Muốn có bảng chia 6 ta vận dụng bảng nhân nào ? 
* Từ bảng nhân 6 ta cùng nhau lập bảng chia 6. Cả lớp các em thảo luận nhóm đôi: 1 bạn nêu phép nhân 6, 1 bạn nêu phép chia 6 tương ứng (1 phút )
- Yêu cầu HS đọc bảng chia 6.
- Em có nhận xét gì về SBC (SC, thương) của các phép tính?
- Trong các bảng chia từ bảng 2 đến bảng 6 em thấy có điểm nào giống nhau ? 
- Yêu cầu HS nhẩm đọc thuộc 
- GV xóa dần các thương.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- GV yêu cầu HS tính vào SGK, gọi HS nêu nối tiếp kết quả.
- GV nhận xét.
- Gọi HS đọc lại kết quả từng phép tính. 
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- GV yêu cầu HS tính vào SGK, gọi HS nêu nối tiếp kết quả.
- GV nhận xét , gọi HS đọc lại kết quả từng phép tính 
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Bài toán cho biết gì? 
+ Bài toán hỏi gì? 
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở, gọi 1 HS lên bảng làm.
- GV nhận xét
Bài 4: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Bài toán cho biết gì? 
+ Bài toán hỏi gì? 
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở, gọi 1 HS lên bảng làm.
- GV nhận xét vở.
- Nhận xét và chốt KQ đúng.
- HS lắng nghe.
- HS ghi đầu bài. 
- HS quan sát – trả lời.
+ 6 chấm tròn.
+ 18 chấm tròn.
+ 6 x 3 = 18, hoặc 8 + 8 + 8 = 18 
+ 3 tấm bìa. Vì : 18 : 6 = 3 
+(1): 6 là Thừa số; 3 là thừa số; 18 là tích.
 (2): 18 là số bị chia;6 là số chia;3 là thương.
+ Tích của phép tính (1) là SBC của phép tính (2)
+ TS thứ nhất của phép tính (1) chính là SC của phép tính (2)
+ TS thứ hai của phép tính (1) chính là thương của phép tính (2) 
+ Tích chia cho thừa số thứ nhất ta được thừa số thứ hai 
+ Phép chia là phép tính ngược lại của phép nhân.
- Bảng nhân 6.
- Bảng nhân 6.
- HS thảo luận lập bảng nhân 6.
- HS đọc nối tiếp bảng chia 6.
- SBC là tích của bảng nhân 6 hoặc là các số hơn kém nhau 6 đơn vị từ 6 -> 60, số chia đều là 6, thương là số hơn nhau 1 đơn vị từ 1 -> 10)
- Thương giống nhau.
- HS nhẩm thuộc (2 phút)
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- HS đọc yêu cầu bài tập:Tính nhẩm
- HS nêu nối tiếp kết quả.
42 : 6 = 7 48 : 6 = 8
54 : 6 = 9 18 : 6 = 3
12 : 6 = 2 60 : 6 =10
24 : 6 = 4 30 : 6 = 5
36 : 6 = 6 30 : 5 = 6
 6 : 6 = 1 30 : 3 = 10
- HS đọc đồng thanh.
- HS đọc yêu cầu bài tập: Tính nhẩm
- HS nêu nối tiếp kết quả.
6 x 4 = 24

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_5_nam_hoc_2020_2021_hoan.docx