Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2021-2022 (Bản hay)
I.Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức- Kỹ năng:
- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Người mẹ rất yêu con.Vì con, người mẹ có thể làm tất cả (Trả lời được các câu hỏi SGK). Cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai.
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (hớt hải, khẩn khoản, ). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện.Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.
-Thấy được tình cảm của những người mẹ dành cho con cái, từ đó biết trân trọng, yêu thương và kính trọng mẹ.
2.Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
3. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,.
*GDKNS:
- Ra quyết định, giải quyết vấn đề.
- Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.
II. Đồ dùng:
- GV: Tranh minh họa bài đọc SGK, bảng phụ viết sẵn câu văn dài.
TUẦN 4 Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2021 Tập đọc- Kể chuyện NGƯỜI MẸ I.Yêu cầu cần đạt 1. Kiến thức- Kỹ năng: - Hiểu nghĩa của các từ trong bài: mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Người mẹ rất yêu con.Vì con, người mẹ có thể làm tất cả (Trả lời được các câu hỏi SGK). Cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai. - Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (hớt hải, khẩn khoản, ). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện.Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe. -Thấy được tình cảm của những người mẹ dành cho con cái, từ đó biết trân trọng, yêu thương và kính trọng mẹ. 2.Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 3. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,... *GDKNS: - Ra quyết định, giải quyết vấn đề. - Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân. II. Đồ dùng: - GV: Tranh minh họa bài đọc SGK, bảng phụ viết sẵn câu văn dài. III. Các hoạt động dạy học TIẾT 1 1. Hoạt động khởi động - Cả lớp hát bài: Mẹ yêu - Kết nối nội dung với bài học. - Giới thiệu bài - Ghi tên bài. - HS hát bài: Mẹ yêu. - Học sinh nghe giới thiệu, mở SGK 2. HĐ Luyện đọc *Mục tiêu: - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. * Cách tiến hành: a. GV đọc mẫu toàn bài: - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Lưu ý giọng đọc cho HS. b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó - GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS. c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó: - Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài: + Thần Chết chạy nhanh hơn gió / và chẳng bao giờ trả lại những người lão đã cướp đi đâu.// + Tôi sẽ chỉ đường cho bà,/ nếu bà ủ ấm tôi.// + Tôi sẽ giúp bà, nhưng bà phải cho tôi đôi mắt.// Hãy khóc đi,/ cho đến khi đôi mắt rơi xuống!// + Làm sao ngươi có thể tìm đến tận nơi đây ?// + Vì tôi là mẹ.// Hãy trả con cho tôi.// - GV kết hợp giảng giải thêm d. Đọc toàn bài: * Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động. - HS lắng nghe - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. - Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm. - Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (hớt hải, khẩn khoản, ) - HS chia đoạn (4 đoạn như SGK) - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm. - Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm. - Đọc phần chú giải (cá nhân). - 1 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp. - Đại diện 4 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp. - 2 HS (M4) nối tiếp nhau đọc toàn bài. 3. HĐ tìm hiểu bài * Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Người mẹ rất yêu con.Vì con, người mẹ có thể làm tất cả. * Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp - GV yêu cầu 1 HS đọc to 4 câu hỏi cuối bài. - GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp. + Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà? + Người mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho bà? + Thái độ của thần chết như thế nào khi nhìn thấy bà mẹ? + Người mẹ trả lời như thế nào? + Chọn ý đúng nhất nói lên nội dung câu chuyện? *GV chốt ND: Câu chuyện ca ngợi người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả. - 1 HS đọc 4 câu hỏi cuối bài. - Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút). - ...Ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm cho nó... - Bà mẹ khóc đến nỗi đôi mắt theo dòng lệ rơi xuống hồ, hóa thành 2 viên ngọc - Ngạc nhiên không thể hiểu vì sao người mẹ có thể tìm đến tận nơi mình ở - ...Người mẹ có thể làm được tất cả vì con.... - Ý C: Người mẹ có thể hi sinh tất cả vì con. TIẾT 2 4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm *Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. *Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp - Yêu cầu HS nêu lại cách đọc của các nhân vật. - GV nhận xét chung - Chuyển HĐ - 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài. - Xác định các giọng đọc có trong câu chuyện - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai. + Phân vai trong nhóm + Luyện đọc phân vai trong nhóm. - Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp - Lớp nhận xét. 5. HĐ kể chuyện * Mục tiêu: - HS dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai nhân vật: Người dẫn chuyện, Thần Đêm Tối, bụi gai, hồ nước, Thần Chết. - Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện. * Cách tiến hành: a. GV nêu yêu cầu của tiết kể chuyện b. Hướng dẫn HS kể chuyện: - Câu hỏi gợi ý: c. HS kể chuyện trong nhóm d. Thi kể chuyện trước lớp: * Lưu ý: - M1, M2: Kể đúng nội dung. - M3, M4: Kể có ngữ điệu * GV đặt câu hỏi chốt nội dung bài: + Câu chuyện nói về ai? + Qua truyện đọc này, em hiểu gì về tấm lòng người mẹ? + Em học được gì từ câu chuyện này? - Lắng nghe - Học sinh đọc thầm các câu hỏi trong từng đoạn để tìm hiểu yêu cầu của bài. - Nhóm trưởng điều khiển: - Luyện kể cá nhân - Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm. - Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp. - Lớp nhận xét. - HS trả lời theo ý đã hiểu. - HS trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài. - Nhiều Hs trả lời. 6. HĐ ứng dụng 7. Hoạt động sáng tạo - Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - VN tìm đọc các câu chuyện có cùng chủ đề. Luyện đọc trước bài: Ông ngoại. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tiết 3 Tiếng Anh ( Đ/C Hoa soạn giảng) _______________________________________ Tiết 4 Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. Yêu cầu cần đạt 1. Kiến thức - Kĩ năng: - Củng cố kĩ năng cộng trừ, nhân chia đã học, vẽ hình theo hình mẫu. Giải bài toán nhiều hơn. Củng cố về cách tìm thành phần chưa biết. -Rèn kĩ năng tính toán và kĩ năng giải toán. -Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 2.Hình thành phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 3.Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic. II.Đồ dùng: - GV: phiếu học tập. - HS: bảng con. III. Các hoạt động dạy học 1. HĐ khởi động : - TC: Truyền điện (Nêu kết quả của các phép tính trong bảng nhân chia đã học) - Tổng kết – Kết nối bài học - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. - HS cả lớp tham gia chơi - Lắng nghe. - Mở vở ghi bài. 2. HĐ thực hành * Mục tiêu: - Củng cố kĩ năng cộng trừ, nhân chia đã học, vẽ hình theo hình mẫu. - Giải bài toán nhiều hơn. - Củng cố về cách tìm thành phần chưa biết. * Cách tiến hành: Bài 1: (Cá nhân - Cặp - Lớp) - GV củng cố cách cộng, trừ. Bài 2: (Cá nhân - Cặp - Lớp) + Muốn tìm thành phần chưa biết ta làm thế nào? - GVKL: Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết; Tìm SBC = thương nhân với số chia. Bài 3: (Cặp đôi - Lớp) Bài 4: (Cá nhân – Cặp – Lớp) - GV chốt kiến thức về giải bài toán nhiều hơn. Bài 5: - GV kiểm tra, đánh giá riêng từng em - Học sinh đọc và làm bài cá nhân. - Chia sẻ trong cặp. - Chia sẻ kết quả trước lớp: 415 234 356 728 + 415 +423 - 156 - 245 830 657 200 483 - Học sinh lắng nghe. - HS làm cá nhân. - Chia sẻ cặp đôi. - Chia sẻ kết quả trước lớp: x 4 = 32 : 8 = 4 = 32 : 3 = 4 x 8 = 8 = 32 - Học sinh trả lời. - Học sinh làm việc cặp đôi. - Chia sẻ kết quả trước lớp: a) 5 x 9 + 27 = 45 + 27 = 72 b) 80 : 2 – 13 = 40 – 13 = 27 - HS làm cá nhân. - Chia sẻ cặp đôi. - Chia sẻ kết quả trước lớp: Thùng thứ hai nhiều hơn thùng thứ nhất số lít dầu là: 160 – 125 = 35 (l) Đ/S: 35 lít dầu - HS tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành. 3. HĐ ứng dụng 4. HĐ sáng tạo - Về xem lại bài đã làm trên lớp. Trình bày lại bài giải của bài 4 - Tìm và phân biệt các bài toán về nhiều hơn, ít hơn. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ________________________________________________ Tiết 5 Đạo đức GIỮ LỜI HỨA (Tiết 2) I.Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức- Kĩ năng: Học sinh biết: - Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa. Vì sao phải giữ lời hứa? -Học sinh biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người. -Học sinh có thái độ quý trọng những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những người hay thất hứa. 2.Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 3. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức. *GDKNS:Kĩ năng tự tin. Kĩ năng thương lượng. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm. II.Đồ dùng: - GV: Phiếu học tập. - HS: thẻ màu xanh, đỏ. III. Các hoạt động dạy học 1. Hoạt động Khởi động - Trò chơi: “Làm theo lời tôi nói - không làm theo lời tôi làm”. - Bạn nào đã thực hiện được 5 điều Bác Hồ dạy? - Thế nào là giữ lời hứa? - Giáo viên kết nối nội dung bài học. - Học sinh tham gia chơi. - Học sinh trả lời. - Học sinh trả lời. - Lắng nghe. 2. HĐ Thực hành: * Mục tiêu: Học sinh biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người. * Cách tiến hành: Bài 3: - GV yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi. + Qua các tình huống trong bài, các nhân vật đó đã biết giữ lời hứa chưa? + Thông qua các tình huống trong bài tập trên em có thể rút ra điều gì? Lưu ý HS chưa thật sự nghiêm túc trong lời hứa với cô về nhà ôn bài. + Người biết giữ lời hứa sẽ được người khác đánh giá như thế nào? *GVKL: Người biết giữ lời hứa sẽ được người khác quý trọng, tin cậy và noi theo. Bài 5: Xử lý tình huống: - GV treo bảng phụ ghi các tình huống. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4. - Giáo viên lần lượt cho học sinh đọc các tình huống cho học sinh suy nghĩ và đưa ra cách giải quyết. *GV kết luận: + Kết luận xử lý 2 tình huống trên. + Cần phải giữ lời hứa vì giữ lời hứa là tự trọng và tôn trọng người khác. + Khi vì một lý do gì đó, em không thực hiện được lời hứa với người khác em cần xin lỗi họ và giải thích rõ lý do. Bài 6: - GV nêu các tình huống. - Lưu ý gọi HS giải thích vì sao lựa chọn thẻ đỏ ( vàng, ...). * Tự liên hệ: + Em cảm thấy thế nào khi thực hiện được điều đã hứa? + Em cảm thấy thế nào khi không thực hiện được điều đã hứa? - HS đọc bài 3 VBT trang 7. - Thảo luận. - Thống nhất ý kiến. - Đại diện nhóm báo cáo. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. VD tình huống 1: Vân đã biết giữ lời hứa với mẹ là đúng 9 giờ Vân đã về nhà mặc dù các bạn vẫn chơi rất vui... - Cần phải giữ lời hứa. - Và là cần thực hiện điều mình đã nói, đã hứa hẹn với người khác. - Sẽ được mọi người quý trọng, tin cậy và noi theo. - Học sinh lắng nghe. - Đọc các tình huống. - Thảo luận nhóm 4 theo YC của BT. - Học sinh suy nghĩ và thực hiện. + Chọn cách xử lí tình huống. + Đóng vai trong nhóm đẻ thể hiện cách xử lí tình huống. + Các nhóm khác chia sẻ. + Chọn cách giải quyết D. “Không làm, giải thích lí do và khuyên bạn cũng không nên làm điều sai trái”. - Học sinh nghe. HS suy nghĩ và lựa chon đáp án bằng cách giơ thẻ màu. + Tán thành: Thẻ màu đỏ. + không tán thành: Thẻ màu xanh. + Còn phân vân: Thẻ màu vàng. - Khi thực hiện được điều đã hứa, em cảm thấy vui và tự hào. - Khi không thực hiện được điều đã hứa, em cảm thấy buồn, ân hận. 3. Hoạt động ứng dụng 4. HĐ sáng tạo - Thực hiện giữ lời hứa cùng khuyên mọi người cần phải biết giữ lời hứa. - Sưa tầm các gương biết giữ lời hứa của bạn bè trong trường, lớp, làng xóm,... ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG ......................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................... ________________________________________________________________________________________________ Thứ ba ngày 28 tháng 9 năm 2021 Tiết 1: Chính tả (Nghe – viết) NGƯỜI MẸ I. Yêu cầu cần đạt 1.Kiến thức- Kĩ năng - Nghe viết đúng bài chính tả; Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Làm đúng BT(2) a/b, hoặc BT(3) a/b. -Biết viết hoa chữ cái đầu câu và tên riêng. Viết đúng các dấu câu: Dấu chấm, phẩy, hai chấm. -Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt. 2.Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 3. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. II.Đồ dùng: - GV: Bảng phụ viết nội dung câu a – BT2. - HS: bảng con. III.Các hoạt động dạy học 1. HĐ khởi động - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng - Hát: “Bàn tay mẹ”. 2. HĐ chuẩn bị viết chính tả *Mục tiêu: - Học sinh có tâm thế tốt để viết bài. - Nắm được nội dung bài viết, biết cách trình bày đúng quy định để viết cho đúng chính tả. *Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp a. Trao đổi về nội dung đoạn chép - GV đọc đoạn văn một lượt. + Bà mẹ đã làm gì để giành lại đứa con? + Thần Chết ngạc nhiên vì điều gì? b. Hướng dẫn trình bày: + Đoạn văn có mấy câu? + Tìm tên riêng trong bài chính tả. + Các tên riêng ấy được viết như thế nào? + Những dấu câu nào được dùng trong đoạn văn? c. Hướng dẫn viết từ khó: - Luyện viết từ khó, dễ lẫn. - Theo dõi và chỉnh lỗi cho học sinh. - 2 HS đọc đoạn văn. - Bà vượt qua bao khó khăn và hi sinh cả đôi mắt của mình để giành lại đứa con đã mất. - Thần Chết ngạc nhiên vì người mẹ có thể làm tất cả vì con. - Đoạn văn có 4 câu. - Thần Chết, Thần Đêm Tối. - Viết hoa các chữ đầu mỗi tiếng. - Dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm. - hi sinh, giành lại, chỉ đường,... 3. HĐ viết chính tả *Mục tiêu: - Học sinh chép lại chính xác đoạn chính tả. - Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. Trình bày đúng quy định bài chính tả. *Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. - Cho học sinh viết bài. Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1. - Lắng nghe. - HS nhìn bảng chép bài. 4. HĐ chấm, nhận xét bài *Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn. *Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi - Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo. - GV đánh giá, nhận xét 7 - 10 bài - Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh. - Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực. - Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau. - Lắng nghe. 5. HĐ làm bài tập *Mục tiêu: - Làm đúng các bài tập, phân biệt cách viết các phụ âm đầu hoặc thanh dễ lẫn. *Cách tiến hành: Làm việc cá nhân - cặp đôi - Chia sẻ trước lớp Bài 2a: - Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu trong sách giáo khoa. - Giáo viên chỉnh sửa, chốt lời giải đúng. Bài 3: - Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu trong sách giáo khoa. - Giáo viên chỉnh sửa, chốt lời giải đúng. - Làm bài cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Lớp - Lời giải: Hòn gì bằng đất nặn ra Xếp vào lò lửa nung ba bốn ngày Khi ra da đỏ hây hây Thân hình vuông vắn đem xây cửa nhà (là hòn gạch) - Làm bài cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Lớp - Lời giải: +) ru +) dịu dàng +) giải thưởng *Lưu ý: Cho học sinh so sánh tên âm và tên chữ để cho HS không bị lẫn lộn. - HS đọc nhiều lần, ghi nhớ chữ (cách viết) và tên chữ. 6. HĐ ứng dụng - Về nhà luyện viết lại 10 lần các chữ đã viết sai trong bài chỉnh tả. - Tìm và viết lại 10 từ có âm đầu là r hoặc d hoặc gi. 7. HĐ sáng tạo - Về nhà tự luyện chữ cho đẹp hơn. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ___________________________________________________ Tiết 2: Tự nhiên và xã hội HOẠT ĐỘNG TUẦN HOÀN I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức- Kĩ năng: -Biết nghe nhịp đập của tim, đếm nhịp đập của mạch. -Chỉ được đường đi của máu trong sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ. -GD HS ý thức học tập đúng đắn. 2.Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 3. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá. *GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin. Kĩ năng ra quyết định. *GDBVMT: Biết một số hoạt động của con người đã gây ơ nhiễm bầu khơng khí, có hại đối với cơ quan tuần hoàn. - Học sinh biết một số việc làm có lợi, có hại cho sức khỏe. II. Đồ dùng: - GV: Hình minh hoạ trang 16,17 SGK (phóng to). III. Các hoạt động dạy học : 1. HĐ khởi động + Máu được chia thành mấy phần, kể ra? + Huyết cầu đơ có hình dạng và nhiệm vụ như thế nào? + Cơ quan tuần hoàn có nhiệm vụ gì? Nêu các bộ phận của cơ quan này? - Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng - HS hát bài: Tập thể dục buổi sáng. - Trả lời. - Lắng nghe – Mở SGK. 2. HĐ khám phá kiến thức *Mục tiêu: Biết nghe nhịp đập của tim, đếm nhịp đập của mạch. *Cách tiến hành: Hoạt động 1: Thực hành nghe, đếm nhịp tim, mạch. * Mục tiêu: Thực hành nghe, đếm nhịp tim, mạch. * Cách Tiến hành: - Yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: + Các bạn trong hình đang làm gì? - Yêu cầu HS thực hành nghe, đếm nhịp tim, mạch của nhau trong 1 phút. - Yêu cầu HS thực hiện theo nội dung thực hành trang 16. - Gọi HS đọc nội dung cần biết trang 16. *GVKL: Đặt tay vào ta có thể nghe và đếm được nhịp đập của tim . Hoạt động 2: Sơ đồ các vòng tuần hoàn. * Mục tiêu: Chỉ được đường đi của máu trong sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ. * Cách Tiến hành: - Treo tranh sơ đồ vòng tuần hoàn. + Chỉ động mạch, tĩnh mạch và mao mạch trên sơ đồ? + Có mấy vòng tuần hoàn? + Chỉ và nói đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ? - Yêu cầu HS nêu nhiệm vụ của động mạch, mao mạch, tĩnh mạch. * GVKL: Hoạt động của vòng tuần hoàn... - Tổ chức cho HS thi vẽ vòng tuần hoàn. - Tuyên dương HS có tinh thần hợp tác tốt trong nhóm. - Làm việc cá nhân. - Nghe nhịp tim và bắt mạch cho nhau. - 2 HS ngồi cùng bàn thực hành. - Thực hành và báo cáo kết quả trước lớp. - Vài HS đọc. + Ta có thể nghe và đếm được nhịp đập của tim. - Quan sát tranh. - 3 HS lên bảng. - Có 2 vòng tuần hoàn - 3 HS lần lượt lên bảng trình bày, lớp nhận xét. - Học sinh trả lời: + Động mạch: đưa máu từ tim đi khắp cơ thể. + Tĩnh mạch: đưa máu từ các cơ quan của cơ thể về tim. + Mao mạch: nối động mạch với tĩnh mạch. - ND trang 17/ SGK. - HS vẽ ra giấy A4 - Đánh giá sản phẩm đúng, đẹp và nhanh. 3. HĐ ứng dụng 4. HĐ sáng tạo - Ghi nhớ nội dung bài học. - Xem trước bài Vệ sinh cơ quan tuần hoàn. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tiết 3: Toán KIỂM TRA I.Yêu cầu cần đạt 1.kiến thức- Kĩ năng - Tập trung kiểm tra: phép cộng, trừ (có nhớ một lần) các số có 3 chữ số. Giải bài toán đơn. Tính độ dài đường gấp khúc. - Rèn kỹ năng thực hiện phép cộng, trừ. Nhận biết số phần bằng nhau của đơn vị. Kỹ năng giải bài toán đơn, tính độ dài đường gấp khúc. - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 2.Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 3.Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,... II. Đồ dùng: - GV: Đề kiểm tra - HS: Giấy kiểm tra III. Các hoạt động dạy học: ĐỀ BÀI Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng Số 825 đọc là: A. Tám trăm hai năm. C. Tám trăm hai mươi năm . B. Tám trăm hai mươi lăm. D. Tám hai mươi năm. Câu 2 : Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. Kết quả của phép tính 428 + 345 là: A. 763 B. 83 C. 773 Câu 3: Trường em có 425 học sinh nam, số học sinh nam nhiều hơn số học sinh nữ là 87 em.Như vậy trường em có .................... học sinh nữ. Câu 4: Đặt tính rồi tính: 517 + 360 ......................... ......................... ......................... 70 + 256 ....................... ....................... ....................... 399 - 387 ....................... ....................... ....................... 935 - 551 .......................... ......................... ........................ Câu 5: Tính 20 : 4 + 145 = ..................................... ........................................ b. 2 x 9 : 3 = ...................................... ......................................... Câu 6: Tìm X (Khoanh tròn vào chưc cái đặt trước câu trả lời đúng) x - 123 = 319 A. x = 196 B. x = 442 C. x = 432 Câu 7: Có 27 học sinh chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 3 học sinh. Như vậy đã chia được ........ nhóm. Câu 8: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng N 135 cm 120cm P 36 dm Q M Độ dài đường gấp khúc MNPQ là: A. 615 cm B. 291cm C. 291dm Câu 9: Một cửa hàng ngày đầu bán được 376 m vải và bán nhiều hơn ngày thứ hai 48m vải. Hỏi ngày thứ hai bán được bao nhiêu mét vải? Bài giải ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Câu 10: Nam có số bi bằng số lớn nhất có một chữ số. Nam có số bi bằng số nhỏ nhất có hai chữ số. Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu hòn bi? A. 19 hòn bi B. 109 hòn bi C. 101 hòn bi III. Các hoạt động dạy - học: - GVgiao đề - HS làm bài - Thu bài, đánh giá. IV. Đáp án: Câu 1: B Câu 2: C Câu 3: 338 Câu 4: 517 70 399 935 + 360 + 256 - 387 - 551 877 326 12 384 Câu 5: a) 20 : 4 + 145 = 5 + 145 b) 2x 9 : 3 = 18 : 3 = 150 = 6 Câu 6: B Câu 7: 9 Câu 8: A Câu 10: A Câu 9: Số mét vải cửa hàng bán trong ngày thứ hai là: 376 - 48 = 328 (m) Đáp số: 328 m vải 3. HĐ ứng dụng - Về xem lại các nội dung đã kiểm tra. - Tìm các bài toán có dạng tương tự trong sách Toán 3 để giải. 4. HĐ sáng tạo ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tiết 4: Tập đọc ÔNG NGOẠI I. Yêu cầu cần đat 1. Kiến thức - Kĩ năng: - Hiểu nghĩa các từ trong bài: loang lổ. Hiểu nội dung bài, hiểu được tình cảm của ông cháu rất sâu nặng. Ông hết lòng chăm lo cho cháu, cháu mãi mãi biết ơn ông - Người thầy đầu tiên của cháu trước ngưỡng cửa của trường tiểu học. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc cả bài thơ). - Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn: cơn nóng, luồng khí, lặng lẽ, vắng lặng, loang lổ,. Đọc đúng các kiểu câu. Phân biệt được lời người dẫn chuyện và lời nhân vật. -Kỹ năng sống; giao tiếp ứng xử. Yêu quý, kính trọng ông bà. 2.Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 3. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. *GDKNS: Giao tiếp: trình bày suy nghĩ. Xác định giá trị. II.Đồ dùng: - GV: Tranh minh họa bài đọc SGK, bảng phụ viết đoạn 1 và đoạn 4. III. Các hoạt động dạy học : 1. HĐ khởi động - Trò chơi: Con thỏ (Con thỏ - ăn cỏ - chui vào hang thực hiện bằng thao tác ) - GV kết nối kiến thức. - Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng. - Học sinh tham gia chơi. - Lắng nghe. - Mở SGK. 2. HĐ Luyện đọc *Mục tiêu: Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn bài. * Cách tiến hành : a. GV đọc mẫu toàn bài: - Giáo viên đọc mẫu toàn bài, lưu ý HS đọc với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng thể hiện tình cảm kính yêu và biết ơn của cháu đối với ông. b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó: - GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS. c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó: - Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài: - Hướng dẫn đọc câu khó: + Trời xanh ngắt trên cao,/ xanh như dòng sông trong,/ trôi lặng lẽ/ giữa những ngọn cây hè phố.// + Tiếng trống buổi sáng trong trẻo ấy/ là tiếng trống trường đầu tiên,/ âm vang mãi trong đời đi học của tôi sau này.// + Trước ngưỡng cửa của trường tiểu học,/ tôi đã may mắn có ông ngoại .// thầy giáo đầu tiên của tôi.// d. Đọc đồng thanh: * Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động. - HS lắng nghe. - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. - Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm. - Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1) => cả lớp (xanh ngắt, vắng lặng, loang lổ, trong trẻo. ) - HS chia đoạn (4 đoạn: + Đoạn 1: Thành phố... hè phố. + Đoạn 2: Năm nay...thế nào. + Đoạn 3: Ông chậm rãi...sau này. + Đoạn 4: Phần còn lại. - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm. - Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm. - Đọc phần chú giải (cá nhân). - 1 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp. - Đại diện 4 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp. - Lớp đọc đồng thanh cả bài tập đọc. 3. HĐ Tìm hiểu bài *Mục tiêu: Hiểu được tình cảm của ông cháu rất sâu nặng. Ông hết lòng chăm lo cho cháu, cháu mãi mãi biết ơn ông - Người thầy đầu tiên của cháu trước ngưỡng cửa của trường tiểu học. *Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp - Cho học sinh thảo luận và tìm hiểu bài *GV hỗ trợ TBHT điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp. + Thành phố sắp vào thu có gì đẹp? + Ông ngoại giúp bạn nhỏ chuẩn bị đi học như thế nào? + Tìm một hình ảnh đẹp mà em thích trong đoạn ông dẫn cháu đến thăm trường? + Vì sao bạn nhỏ gọi ông ngoại là người thầy đầu tiên? *GVKL: Bài đọc nói về tình cảm của ông cháu rất sâu nặng. Ông hết lòng chăm lo cho cháu, cháu mãi mãi biết ơn ông - Người thầy đầu tiên của cháu trước ngưỡng cửa của trường tiểu học. - 1 HS đọc 4 câu hỏi cuối bài. - Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút) *Trưởng ban Học tập điều khiển lớp chia sẻ kết quả. - Không khí mát dịu: Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố. - Dẫn bạn đi mua vở, chọn bút, hướng dẫn bạn bọc vở, pha mực, dạy bạn những chữ cái đầu tiên. - Ông chậm rãi nhấn từng nhịp chân trên chiếc xe đạp cũ, đèo bạn nhỏ tới trường. - Ông dạy bạn chữ cái đầu tiên, ông là người đầu tiên dẫn bạn đến trường học, nhấc bổng bạn trên tay, cho bạn gõ thử vào chiếc trống trường, nghe tiếng trống trường đầu tiên. - Bạn nhỏ rất yêu quý ông của mình. 4. HĐ Đọc diễn cảm *Mục tiêu: HS đọc diễn cảm đoạn 1 và 4 trong bài. *Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - cả lớp - Gv đọc đoạn 1 và 4 trong bài. - GV treo bảng phụ, hướng dẫn các em ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng đúng ở đoạn 1và 4. - Gọi 3 HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trên. - Gọi 2 HS thi đọc cả bài. - Gv cùng cả lớp bình chọn người đọc hay nhất. - Nhận xét, tuyên dương học sinh. - HS lắng nghe. - 3 HS thi đọc, cả lớp theo dõi. - 2 HS thi đọc cả bài - Nhận xét. 5. HĐ ứng dụng - Về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm. 6. HĐ sáng tạo - Sưu tầm các bài thơ, bài văn có chủ đề tương tự. =>Đọc trước bài: Người lính dũng cảm. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ tư ngày 29 tháng 9 năm 2021 Tiết 1 Thể dục (Đ/C La soạn giảng ) Tiết 2 Tập viết ÔN CHỮ HOA C I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức- Kĩ năng: - Viết tên riêng Cửu Long và câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ. Viết câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ. Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. -Củng cố cách viết chữ hoa C (viết đúng mẫu, đều nét,...) thông qua bài tập ứng dụng. -Yêu thích chữ Việt, có mong muốn được viết chữ đẹp. 2.Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 3. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. II. Đồ dùng: - GV: Mẫu chữ hoa C, L, T, S, N độ cao 2,5 li.Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp. - HS: Bảng con. III. Các hoạt động dạy học 1. HĐ khởi động - Nhậ
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_4_nam_hoc_2021_2022_ban.doc