Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2019-2020

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2019-2020

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A- Mở bài:

1- Ổn định

2- Kiểm tra bài cũ;

- Gọi HS đọc bài: Quạt cho bà ngủ

- Nêu nội dung bài đọc

- Nhận xét, đánh giá

3- Giới thiệu bài:

B- Bài mới:

1- Luyện đọc:

a- Đọc mẫu:

- Đọc mẫu toàn bài

- Giới thiệu về nội dung bức tranh

b- Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

-Hướng dẫn HS đọc từng câu trước lớp và theo dõi để sửa chữa cho những em phát âm sai.

- Hát

- 3HS lên đọc bài, mỗi em đọc một đoạn.

- 1 HS đọc cả bài và nên nội dung bài đọc.

- Lớp theo dõi GV đọc mẫu

- Lớp quan sát

- Đọc nối tiếp từng câu( chú ý phát âm đúng các từ: hớt hải, hoảng hốt, lã chã, lạnh lẽo.)

- Gọi HS đọc từng đoạn trước lớp

- Lắng nghe nhắc nhớ học sinh ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp

- Giúp HS hiểu các từ mới ở phần chú giải trong sách giáo khoa (hớt hải, vội vàng, hoảng hốt ).

- Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm.

- Tổ chức cho các nhóm thi đọc.

2- Hướng dẫn tìm hiểu bài :

- Đoạn 1

?Hãy kể vắn tắt câu chuyện xảy ra ở đoạn 1

- Đoạn 2, 3

? Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà.

? Người mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho bà.

- Đoạn 4

? Thái độ của thần chết như thế nào khi thấy người mẹ.

? Người mẹ trả lời như thế nào ?

- Yêu cầu học sinh đọc thầm toàn bài suy nghĩ để chọn ý đúng nhất nói lên nội dung câu chuyện.

- Chốt lại nội dung: Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả vì con.

Kể chuyện

3. Luyện đọc lại

- GV đọc lại đoạn 4.

- Yêu cầu học sinh tự hình thành các nhóm mỗi nhóm 3 em rồi tự phân ra các vai như trong chuyện để đọc diễn cảm đoạn 4.

- Chia nhóm (mỗi nhóm 6 em) phân vai theo các nhân vật để đọc lại toàn bộ câu chuyện.

- Giáo viên và lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất.

4. Kể chuyện

+ Giáo viên nêu nhiệm vụ

- Các em sẽ kể chuyện, dựng lại câu chuyện theo cách phân vai (không cầm sách đọc)

- Hướng dẫn HS dựng lại câu chuyện theo vai (Cứ mỗi lượt kể là 6 em đóng các vai).

-Theo dõi gợi ý nếu có HS kể còn lúng túng

- GV cùng lớp bình chọn nhóm, CN kể hay nhất

 

docx 28 trang ducthuan 04/08/2022 1280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Thứ hai ngày 16 tháng 09 năm 2019
Buổi sáng: 
TIÕT 1: 
Chào cờ tuần 4
===========================–––{———===============================
TIẾT 2+ 3: TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
TIẾT 10 + 11: NGƯỜI MẸ
I- MỤC TIÊU:
1-Tập đọc:
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Rèn đọc đúng các từ: hoảng hốt, hớt hải
- Hiểu nội dung: Người mẹ rất yêu con.Vì con người mẹ có thể làm tất cả.( trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2- Kể chuyện:
- Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
-Tranh minh họa bài đọc trong SGK
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A- Mở bài:
1- Ổn định
2- Kiểm tra bài cũ;
- Gọi HS đọc bài: Quạt cho bà ngủ
- Nêu nội dung bài đọc
- Nhận xét, đánh giá
3- Giới thiệu bài:
B- Bài mới:
1- Luyện đọc:
a- Đọc mẫu:
- Đọc mẫu toàn bài
- Giới thiệu về nội dung bức tranh
b- Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
-Hướng dẫn HS đọc từng câu trước lớp và theo dõi để sửa chữa cho những em phát âm sai.
- Hát
- 3HS lên đọc bài, mỗi em đọc một đoạn.
- 1 HS đọc cả bài và nên nội dung bài đọc.
- Lớp theo dõi GV đọc mẫu
- Lớp quan sát
- Đọc nối tiếp từng câu( chú ý phát âm đúng các từ: hớt hải, hoảng hốt, lã chã, lạnh lẽo...)
- Gọi HS đọc từng đoạn trước lớp 
- Lắng nghe nhắc nhớ học sinh ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp 
- Giúp HS hiểu các từ mới ở phần chú giải trong sách giáo khoa (hớt hải, vội vàng, hoảng hốt ).
- Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm.
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc. 
2- Hướng dẫn tìm hiểu bài : 
- Đoạn 1
?Hãy kể vắn tắt câu chuyện xảy ra ở đoạn 1 
- Đoạn 2, 3
? Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà. 
? Người mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho bà.
- Đoạn 4
? Thái độ của thần chết như thế nào khi thấy người mẹ.
? Người mẹ trả lời như thế nào ? 
- Yêu cầu học sinh đọc thầm toàn bài suy nghĩ để chọn ý đúng nhất nói lên nội dung câu chuyện.
- Chốt lại nội dung: Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả vì con.
Kể chuyện
3. Luyện đọc lại 
- GV đọc lại đoạn 4.
- Yêu cầu học sinh tự hình thành các nhóm mỗi nhóm 3 em rồi tự phân ra các vai như trong chuyện để đọc diễn cảm đoạn 4.
- Chia nhóm (mỗi nhóm 6 em) phân vai theo các nhân vật để đọc lại toàn bộ câu chuyện.
- Giáo viên và lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất.
4. Kể chuyện 
+ Giáo viên nêu nhiệm vụ 
- Các em sẽ kể chuyện, dựng lại câu chuyện theo cách phân vai (không cầm sách đọc)
- Hướng dẫn HS dựng lại câu chuyện theo vai (Cứ mỗi lượt kể là 6 em đóng các vai).
-Theo dõi gợi ý nếu có HS kể còn lúng túng 
- GV cùng lớp bình chọn nhóm, CN kể hay nhất
C. KẾT LUẬN:
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn học sinh về nhà học bài xem trước bài “ Mẹ vắng nhà ngày bão’’ 
- Học sinh nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài (1-2lượt ), 
- Giải nghĩa các từ : hoảng hốt, hớt hải, vội vàng (chú giải SGK) 
- Luyện đọc trong nhóm. 
- 4 đại diện 4 nhóm nối tiếp đọc 4 đoạn.
- Một học sinh đọc lại cả bài .
- Đọc thầm đoạn 1
+Bà mẹ thức mấy đêm ròng trông đứa con ốm, bà mẹ quá mệt và thiếp đi một lúc. Khi tỉnh dậy, bà không thấy con đâu, bà hớt hải gọi con. Thần Đêm Tối cho bà biết Thần Chết đã cướp đi đứa con của bà. Bà khẩn khoản cầu xin Thần Đêm Tối chỉ đường cho bà, Thần Đêm Tối đồng ý. 
+Mẹ chấp nhận yêu cầu bụi gai : Ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm nó. Gai đâm vào da thịt bà, máu nhỏ xuống từng giọt, bụi gai đâm chồi, nảy lộc và nở hoa ngay giữa mùa đông buốt giá.
+Bà đã khóc, nước mắt tuôn rơi lã chã cho dến khi đôi mắt rơi xuống và biến thành hai hòn ngọc.
+Ngạc nhiên không hiểu vì sao người mẹ có thể tìm đến tận nơi mình ở. 
+ Mẹ nói rằng vì bà là mẹ - người mẹ có thể làm tất cả vì con và bà đòi trả con cho mình.
- Cả lớp đọc thầm bài văn, trao đổi chọn ý đúng nói lên ND câu chuyện: cả 3 ý đều đúng nhưng đúng nhất là ý 3 (Người mẹ có thể làm tất cả vì đứa con).
- 2 HS nêu lại nội dung.
- Lắng nghe giáo viên đọc mẫu 
- Các nhóm (mỗi nhóm 3 em) tự phân vai đọc diễn cảm đoạn 4.
- Các nhóm tự phân vai (Người dẫn chuyện, người mẹ, thần bóng đêm, thần hồ nước, bụi gai, thần chết) và đọc lại truyện.
- Bình xét cá nhân và nhóm đọc hay 
- Lắng nghe GV nêu nhiệm vụ của tiết học.
- Dựa vào gợi ý của 4 đoạn truyện, tự lập nhóm và phân vai, nhẩm kể chuyện không nhìn sách. 
- Các nhóm thi dựng lại câu chuyện theo vai.
- Lớp theo dõi bình chọn nhóm kể hay nhất 
-Về nhà tập kể lại nhiều lần.
- Học bài và xem trước bài mới.
===============================–––{———================================
Buổi chiều:
TIẾT 1: TOÁN
TIẾT 16: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
- Biết làm tính cộng, trừ các số có ba chữ số, tính nhân, chia trong bảng đã học (BT 1, 2, 3).
- Biết giải toán có lời văn (lien quan đến so sánh hai số hơn, kém nhau một đơn vị) BT 4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động của HS
A. MỞ BÀI
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
 Nhận xét, đánh giá.
3. Giới thiệu bài:
Nêu mục tiêu bài học, ghi tên bài.
B. BÀI MỚI
Hướng dẫn làm bài
Bài 1: Đặt tính rồi tính
? Cần chú ý điều gì khi đặt tính
? Rồi thực hiện như thế nào.
- Cho lớp tự làm bài
 Nhận xét, tổng kết
Bài 2: Tìm x
 ? Bài tập yêu cầu ta làm gì.
? Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào.
? Muốn tìm số bị chia x trong phép chia này ta làm thế nào.
- Gọi 2 học sinh lên bảng
-Chữa bài, nhận xét.
 Bài 3: Tính
? Trong 1 dãy tính có phép tính nhân và phép tính cộng ta thực hiện như thế nào.
-Chữa bài.
Bài 4: Giải bài toán
Gọi 1 học sinh đọc bài toán
? Bài toán cho ta biết điều gì
? Bài toán hỏi ta điều gì
? Muốn biết thùng thứ hai có nhiều hơn thùng thứ nhất bao nhiêu lít ta làm thế nào
-Yêu cầu HS tự làm bài
- Chữa bài.
C. KẾT LUẬN
- Chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra
- Nhận xét tiết học
- Hát
- 3 HS lên bảng:
4 x 7 > 4 x 6
5 x 4 = 4 x 5
16 : 4 < 16 : 2
-Nhận xét
- Nêu yêu cầu
+ Đặt các hàng phải thẳng nhau
+ Tính từ phải sang trái
-3 HS lên bảng, HS còn lại làm vào vở
a) b) 
 c) 
- 1HS nêu yêu cầu bài.
+ Tìm x
+Muốn tìm thừa số chưa biết, ta lấy tích (32) chia cho thừa số kia (4).
+Ta lấy thương (4) nhân với số chia (8).
-2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
X x 4 = 32 X : 8 = 4
 X = 32 : 4 X = 4 x 8
 X = 8 X = 32
Học sinh nhận xét
-Nêu yêu cầu bài toán
+ Ta thực hiện phép nhân trước, sau đó mới thực hiện phép tính cộng.
-2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở
a) 5 x 9 + 27 = 45 + 27
 = 72
 b) 80 : 2 - 13 = 40 - 13
 = 27
-Nhận xét
-1HS đọc bài toán	
Tóm tắt:
Thùng nhất: 125 lít
Thùng 2: 160 lít
Thùng 2 nhiều hơn thùng nhất bao nhiêu lít?
-Lấy số dầu thùng thứ 2 trừ đi số dầu thùng thứ nhất
-1 HS lên bảng giải, lớp giải vào vở
Bài giải:
Số dầu thùng thứ hai nhiều hơn số dầu thùng thứ nhất là:
160 - 125 = 35 (l)
 Đáp số: 35 l
===========================–––{———===============================
TIẾT 2: TẬP VIẾT
TIẾT 4: ÔN CHỮ HOA C
I. MỤC TIÊU:
- Viết đúng chữ hoa C, L, N (1 dòng); viết đúng tên riêng Cửu Long (1 dòng) và câu ứng dụng: Công cha như núi Thái Sơn 
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. (1 dòng bằng chữ cỡ nhỏ.)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu chữ viết hoa
- Tên riêng Cửu Long và câu ca dao viết trên dòng kẻ ô li
- Vở tập viết, bảng con, phấn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. MỞ BÀI :
1. Ôn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
- GV kiểm tra học sinh viết bài tập ở nhà (v TV).
- Yêu cầu học sinh viết: Bố Hạ; Bầu.
- Nhận xét, đánh giá
3.Giới thiệu bài.
Nêu mục tiêu yêu cầu tiết học, ghi tên bài.
B. BÀI MỚI:
1- Hướng dẫn viết trên bảng con.
a) Luyện viết chữ hoa.
- Tìm các chữ hoa c trong bài?
- Cho học sinh quan sát chữ mẫu và nhận xét.
- Các chữ hoa cao mấy ly?
- Mỗi chữ gồm mấy nét?
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ: C, L, N
- Yêu cầu học sinh viết bảng con từng chữ hoa.
- Nhận xét, sửa sai cho học sinh.
b) Luyện viết từ ứng dụng.
- Cho học sinh đọc từ ứng dụng.
- GV giới thiệu: Cửu Long là dòng sông lớn nhất nước ta, chảy qua nhiều tỉnh Nam Bộ.
- Yêu cầu học sinh quan sát mẫu và nhận xét
+ Tìm những chữ cái cao 2 li rưỡi?
+ Những chữ cái cao 1 ly?
+ Khoảng cách giữa các tiếng?
- Viết mẫu và lưu ý học sinh cách nối nét:
- Yêu cầu học sinh viết bảng con.
- Nhận xét, sửa sai cho học sinh.
c) Luyện viết câu ứng dụng.
- Yêu cầu đọc câu ứng dụng.
 ? Câu ca dao nói lên điều gì
+ Tìm các chữ viết hoa ?
- Hướng dẫn và yêu cầu hs viết hoa: Công, Nghĩa.
- Nhận xét.
2. Hướng dẫn viết vào vở TV.
- GV nêu yêu cầu.
+ Viết chữ C: 1 dòng.
+ Viêt các chữ L, N: 1 dòng.
+ Tên riêng Cửu Long: 2 dòng.
+ Viết câu ca dao: 2 lần.
- Yêu cầu học sinh viết vở.
- GV chú ý hướng dẫn học sinh viết đúng nét, độ cao, khoảng cách và cách trình bày câu ca dao.
3. Nhận xét, chữa bài.
- Nhận xét 4-5 bài.
C. KẾT LUẬN: 
Nhận xét tiết học.
- Báo cáo sĩ số, Hát
- 2HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con.
- Nhắc lại đề bài.
- HS nêu.
- Học sinh nêu.
- Học sinh theo dõi GV viết mẫu.
- Học sinh viết bảng con.
- Học sinh đọc: Cửu Long
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh quan sát trả lời câu hỏi.
+ Các chữ cao 2,5 ly là : C, L, g.
+Các chữ cào 1 ly là : ư, u, o, n.
+Khoảng cách giữa các tiếng 1 con chữ o.
-Quan sát GV viết mẫu.
-Cả lớp viết bảng con.
- Học sinh đọc :
 Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
+Công ơn của cha mẹ rất lớn lao.
- HS nêu : C, T, S, N
- HS viết bảng con.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh viết vào vở TV.
===========================–––{———=============================
TIẾT 3: LUYỆN TIẾNG VIỆT:
TIẾT 7: LUYỆN ĐỌC NGƯỜI MẸ
 I. MỤC TIÊU:
 - Rèn cách đọc ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; 
 - Luyện kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo gợi ý.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. MỞ BÀ :
1. Ôn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giới thiệu bài:
Nêu mục tiêu yêu cầu tiết học, ghi tên bài.
B. BÀI MỚI :
1. Luyện đọc: 
a) GV đọc mẫu lần 1. (Hd cách đọc)
a) Đọc từng câu:
b) Đọc từng đoạn trước lớp
c) Đọc từng đoạn trong nhóm
- GV đọc mẫu lần 2: 
2. Luyện đọc phân vai:
( Người dẫn chuyện, bạn gái, hồ, Thần chết, Bà mẹ)
3. Kể chuyện: 
a) HD HS dựng lại câu chuyện theo vai.
- GV cùng HS nhận xét, 
III. KẾT LUẬN:
Nhắc lại nội dung
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Nghe
-Theo dõi
- HS đọc 2 lượt 
- HS đọc.
- 4 nhóm tiếp nối nhau đọc 4 đoạn
- Các nhóm đọc theo cách phân vai.
- Thi dựng lại câu chuyện theo vai.
- HS thi kể trước lớp.
- Người mẹ rất yêu con, rất dũng cảm,
 người mẹ có thể làm tất cả vì con, có thể hi sinh bản thân vì con.
===========================–––{———===============================
Thứ ba ngày 17 tháng 09 năm 2019
Buổi sáng:
TIẾT 2: TOÁN:
TIẾT 17: KIỂM TRA
I. MỤC TIÊU:
 Tập trung vào đánh giá:
+ Kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần).
+ Khả năng phân biệt số phần bằng nhau của đơn vị (dạng ½, 1/3, ¼. 1/5).
+ Giaỉ được bài toán có một phép tính.
+ Biết tính độ dài đường gấp khúc (trong phạm vi các số đã học).
II. ĐỒ DÙNG
Đề bài. Giấy kiểm tra
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. MỞ BÀI
1.Ổn đinh lớp
B. BÀI MỚI
1. Giáo viên phát đề bài
Bài 1: Đặt tính rồi tính
234 + 347 372 + 255 246 - 127 452 – 261
Bài 2: Khoanh vào: 
 số ngôi sao số ngôi sao 
Bài 3: Tìm x:
a) X x 2 = 6 b, 20 : x = 5 
Bài 4: Tính độ dài đường gấp khúc ABCD 
 B
 12cm
 24cm 40 cm D
A C
Bài 5: Lớp 3A có 32 học sinh, xếp thành 4 hàng. Hỏi mỗi hàng có bao nhiêu bạn ?
Buổi chiều:
TIẾT 1: CHÍNH TẢ: (Nghe- viết): 
TIẾT 7: NGƯỜI MẸ
 I. MỤC TIÊU: 
- Nghe- viết đúng bài chính tả; trình bầy đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập 2a/ b hoặc bài tập 3a/b, hoặc bài tập chính tả phương ngữ do giáo viên soạn.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi bài tập 2a 
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. MỞ BÀI:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Mời 3HS lên bảng, cả lớp viết vào bảng con viết - ngắc ngứ, ngoặc kép, mở của, đổ vỡ,..
- Nhận xét đánh giá.
 2. Giới thiệu bài:
Nêu muc tiêu tiết học, ghi tên bài.
B. BÀI MỚI:
1. Hướng dẫn nghe - viết: 
 * Hướng dẫn chuẩn bị 
 -Yêu cầu 2HS đọc đoạn chính tả.
+ Đoạn văn có mấy câu ?
+ Tìm các tên riêng có trong bài ?
+Những tiếng nào trong đoạn văn cần viết hoa ?
+ Những dấu nào được dùng trong đoạn văn?
-Yêu cầu HS lấy bảng con viết các tiếng khó 
-Đọc cho học sinh viết vào vở 
-Đọc lại để HS tự soát lỗi và ghi số lỗi ra ngoài lề.
- Nhận xét vở 1 số em, nhận xét.
 2. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2 : 
-Nêu yêu cầu của BT2a ( Giải câu đố).
-Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- 3HS làm bài trên băng giấy, làm xong dán bài trên bảng, đọc to kết quả.
-Nhận xét bài làm học sinh 
Bài 3
-Gọi 2HS đọc yêu cầu bài 3a. 
-Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở.
- Gọi 3 học sinh lên thi viết nhanh từ tìm được 
-Giáo viên chốt kết quả đúng, HS phát âm lại các từ vừa điền.
C. KẾT LUẬN:
-Nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà học và làm bài xem trước bài mới 
- 3HS lên bảng viết cả lớp viết vào bảng con các từ: ngắc ngứ, ngoặc kép, đổ vỡ...
-Lớp lắng nghe giáo viên giới thiệu bài 
- 2HS đọc bài, lớp đọc thầm tìm hiểu ND 
+ Đoạn văn có 4 câu. 
+ Các danh từ riêng Thần Chết,Thần Đêm Tối.
+ Những tiếng đầu câu và danh từ riêng.
+ Dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm.
- Lớp viết vào bảng con: giành lại, ngạc nhiên, khó khăn
-Cả lớp nghe và viết bài vào vở 
-Học sinh nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì.
- Nộp bài lên để GV nhận xét.
- 2HS đọc yêu cầu BT
- Học sinh làm vào vở bài tập 
- 3 em làm rồi dán bài lên bảng, đọc kết quả
-Cả lớp theo dõi và nhận xét 
( Điền ra- da Giải đố a/ Hòn gạch)
- 2HS đọc yêu BT, lớp đọc thầm.
- Lớp thực hiện làm vào vở bài tập.
- 3 em lên thi đua viết nhanh từ tìm được trên bảng ( a- ru- dịu dàng- giải thưởng )
- Cả lớp nhận xét 
- 3HS nhắc lại các yêu cầu viết chính tả.
-Về nhà học và làm bài tập còn lại.
===========================–––{———===============================
TIẾT 2: LUYỆN TOÁN:
TIẾT 7: ÔN TẬP
I- MỤC TIÊU:
- Hướng dẫn học sinh đặt tính rồi tính, giải bài toán có lời văn.
II-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. MỞ BÀI:
1. Kiểm tra bài cũ:
2.Giới thiệu bài:
Nêu muc tiêu tiết học, ghi tên bài.
B. BÀI MỚI:
Ôn tập:
Bài 1: Đặt tính và tính
 a, 513+ 268 b, 647 + 319; c, 174+ 265 d, 329 - 173
Bài 2: Tính
a, 4x 9 + 18 = b, 60 : 3 - 14 =
-Nhận xét đánh giá
Bài 3: Tóm tắt và giải bài toán
Bài 4: Tính chu vi hình tam giác ABC
 ( bằng hai cách ).
C. KẾT LUẬN:
- GVchữa bài và nhắc lại toàn bài.
- 1 em đọc yêu cầu bài tập
-4 em lên bảng đặt tính và tính
- 1 em đọc yêu cầu bài tập
-2 em lên bảng tính
a, 4x 9 + 18 = 36 + 18 
 = 54 
b, 60 : 3 - 14 = 20 -14 
 = 6
-HS đọc bài toán, tóm tắt và giải.
 Tóm tắt:
Khối 2 :215 kg
Khối 3 :270 kg
Khối 3 nhiều hơn khối 2 :....... kg?
 Bài giải:
Khối lớp 3 thu gom được nhiều hơn khối lớp 2 số kg giấy vụn là:
 270 - 215 = 55 ( kg ) 
 Đáp số: 55 kg 
-HSđọc yêu cầu bài tập
-2 em lên bảng tính.
 Bài giải:
Cách 1 : Chu vi hình tam giác ABC là:
 200 + 200 + 200 = 600 ( cm )
Cách 2:Chu vi hình tam giác ABC là:
 200 x 3 = 600 ( cm )
 Đáp số : 600 cm 
==============================–––{———===============================
Thứ tư ngày 18 tháng 09 năm 2019
Buổi sáng:
TIẾT 1: TẬP ĐỌC
TIẾT 12: ÔNG NGOẠI
 I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc đúng các kiểu câu, bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu nội dung : Ông hết lòng chăm lo cho cháu, cháu mãi mãi biết ơn ông- người thầy đầu tiên của cháu trước ngưỡng cửa trường Tiểu học ( Trả lời được các CH trong SGK)
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh ảnh minh họa bài SGK. 
- Bảng phụ viết đoạn 1để hướng dẫn HS luyện đọc . 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. MỞ BÀI
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Quạt cho bà ngủ, trả lời câu hỏi về nội dung bài. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
 B. BÀI MỚI:
a) Giới thiệu bài:
b) Luyện đọc :
 Đọc mẫu toàn bài (giọng rõ ràng, rành mạch, đọc chậm rãi, nhẹ nhàng )
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
 - Đọc từng câu 
+ Gọi HS nối tiếp đọc từng câu trước lớp và uốn nắn những em đọc chưa đúng. 
- Đọc từng đoạn trước lớp
+ Yêu cầu nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài 
+ Hướng dẫn HS cách đọc, giúp HS hiểu nghĩa từ : loang lổ và yêu cầu đặt câu với từ đó.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm 
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài
-Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 và TLCH 
+ Thành phố sắp vào thu có gì đẹp? 
- Gọi 2HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm theo
+ Ông ngoại giúp bạn nhỏ chuẩn bị đi học như thế nào ?
- 1HS đọc thành tiếng đoạn 3.
+ Tìm một hình ảnh đẹp mà em thích trong đoạn ông dẫn cháu đến thăm trường ?
- Gọi 1HS đọc thành tiếng đoạn cuối :
 + Vì sao bạn nhỏ gọi ông ngoại là người thầy đầu tiên ?
-Yêu cầu nội dung bài 
 d) Luyện đọc lại:
- Đọc diễn cảm đoạn 1.
- Hướng dẫn đọc câu khó và ngắt nghỉ đúng cũng như đọc diễn cảm đoạn văn.
- Gọi 4 -5 em thi đọc diễn cảm đoạn 1.
- Hai học sinh thi đọc cả bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá. 
 C. KẾT LUẬN:
- Gọi 2 -4 học sinh nêu nội dung bài học 
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
- Dặn dò học sinh về nhà học bài 
-3 em lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi theo yêu cầu giáo viên.
-Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Lớp theo dõi lắng nghe giáo viên đọc mẫu để nắm được cách đọc đúng của bài văn.
- HS nối tiếp đọc từng câu trước lớp, luyện phát âm đúng các từ ở mục A 
-Đọc nối tiếp từng đoạn của bài.
- Đọc phần chú giải từ Loang lổ.
Đặt câu: Chiếc áo của bạn Nam loang lổ những vết mực).
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Lớp đọc thầm đoạn 1.
+ Không khí mát dịu lặng lẽ những ngọn cây hè phố.
+ Ông dẫn bạn đi mua vở, chọn bút, hướng dẫn bạn cách bọc vở, đầu tiên - 1HS đọc đoạn 3, cả lớp đọc thầm theo
+ Học sinh nêu theo ý của mình.
- 1HS đọc đoạn còn lại 
-Tự trả lời theo ý nghĩ của bản thân (Vì ông dạy cho bạn những chữ cái đầu tiên...).
- Ông hết lòng chăm lo cho cháu, cháu mãi mãi biết ơn ông- người thầy đầu tiên của cháu trước ngưỡng cửa trường Tiểu học
- Lớp lắng nghe GV đọc mẫu bài một lần 
- Lắng nghe giáo viên hướng dẫn để đọc đúng theo yêu cầu.
- 4HS thi đọc đoạn văn.
- 2HS thi đọc cả bài.
- Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
- 4 học sinh nêu nội dung vừa học 
-Về nhà học bài và xem trước bài mới : “ Người lính dũng cảm “
===========================–––{———===============================
TIẾT 3 : TOÁN
TIẾT 18: BẢNG NHÂN 6
I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu thuộc bảng nhân 6.
- Vận dụng trong giải bài toán nhân có phép nhân 6.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - 6 tấm bìa, mỗi tấm bìa 6 chấm tròn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. MỞ BÀI:
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
 Chữa, trả bài kiểm tra.
3. Giới thiệu bài:
 Giờ học hôm nay các em sẽ học bảng nhân 6
B. BÀI MỚI:
1. Hướng dẫn thành lập bảng nhân 6
-Gắn 1 tấm bìa có 6 hình tròn lên bảng và hỏi: ? Có mấy hình tròn.
? 6 hình tròn được lấy mấy lần
? 6 được lấy mấy lần
6 được lấy 1 lần nên ta lập phép tính nhân.
- Gắn tiếp 2 tấm bìa lên bảng và hỏi:
? Có mấy tấm bìa
+ Có 2 tấm bìa mỗi tấm có 6 hình tròn vậy 6 hình tròn được lấy mấy lần
+ Vậy 6 được lấy mấy lần
+ Đó là phép tính nhân
? Vì sao em biết 6 x 2 = 12
GV: Chuyển phép tính 6 x 2 = 12 thành phép cộng tương ứng rồi tìm kết quả
- Lập phép tính nhân 6 x3 = 18 tương tự với phép tính 6 x2 
? Bạn nào có thể tìm được kết quả của phép tính nhân 6 x4
GV: 6 x 4 chính là kết quả của 6 x 3 + 6
Yêu cầu học sinh tìm tiếp kết quả của bảng nhân 6 & ghi cuối phầm bài học
GV: chỉ vào bảng và nói đây là bảng nhân 6. Các phép nhân trong bảng đều có một thừa số là 6, thừa số còn lại lần lượt là các số 1, 2, 3 10
-Cho HS đọc bảng nhân 6.
-Xoá dần bảng cho học sinh học thuộc lòng.
-Tổ chức cho học sinh thi cá nhân.
2. Luyện tập:
Bài 1: Tính nhẩm
? Bài toán yêu cầu ta làm gì
- Yêu cầu học sinh tự làm bài & đổi vở kiểm tra kết quả của nhau.
Bài 2: Giải bài toán
-Gọi 1 h/s đọc đề bài
? Có tất cả mấy thùng dầu.
? Mỗi thùng dầu có bao nhiêu lít
? Để biết 5 thùng dầu có bao nhiêu lít ta làm thế nào
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Chữa bài.
Bài 4: Đếm thêm 6 rồi viết số thích hợp vào ô trống.
? Bài toán yêu cầu ta làm gì
? Số đầu tiên trong dãy này là số nào
? Tiếp sau số 6 là số nào
? Tiếp sau số 12 là số nào.
? Tìm thế nào để tìm được 18
GV: Trong dãy số này, mỗi số đều bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 6 hoặc bằng số đứng ngay sau cộng thêm 6.
- Yêu cầu h/s tự làm bài tiếp
- Chữa bài cho học sinh, đọc xuôi, đọc ngược dãy số vừa tìm được.
C. KẾT LUẬN:
- Yêu cầu h/s học thuộc lòng bảng nhân 6.
-Nghe GV giới thiệu
- Quan sát, trả lời
+ Có 6 hình tròn
+1 lần
+1 lần
6 x 1 = 6
Học sinh đọc phép tính CN - ĐT
2 tấm bìa
1 lần
2 lần
6 x 2 = 12 (CN - ĐT)
Vì 6 + 6= 12 nên 6 x 2 = 12
6 x 4 = 6 + 6 + 6 + 6
= 24 hoặc = 18 + 6 = 24
Vì 6 x 4 = 6 x 3 + 6
6 h/s lên bảng lần lượt viết kết quả các phép tính nhân còn lại trong bảng nhân 6
-Đọc: cá nhân, đồng thanh
- Đọc cả bảng.
-Vài HS thi đọc bảng nhân 6.
-1 HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu tính nhẩm
- H/s làm bài & kiểm tra kết quả của nhau
-1 HS đọc bài toán.
+ Có tất cả 6 thùng dầu.
+Mỗi thựng dầu có 6 lít.
+Ta tính tích 6 x 5
-1 HS lên bảng giải, lớp làm vào vở.
Tóm tắt:
1 thùng: 6 lít
 5 thùng: .lít ?
Bài giải:
Năm thùng dầu có số lít là:
6 x 5 = 30( lít)
 Đáp số: 30 lít dầu
- Nêu yêu cầu
- Đếm thêm 6 rồi viết số thích hợp vào ô trống.
Là số 6
Là số 12
Là số 18
Lấy 12 + 6 hoặc 24 - 6
- Học sinh làm bài
-Đọc cá nhân, đồng thanh.
===========================–––{———===============================
Buổi chiều:
TIẾT 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
TIẾT 4: TỪ NGỮ VỀ GIA ĐÌNH. ÔN TẬP CÂU AI LÀ GÌ ?
I. MỤC TIÊU :
- Tìm được một số từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình (BT1)
- Xếp được những thành ngữ, tục ngữ vào nhóm thích hợp (BT2)
- Đặt được câu theo mẫu Ai ( cái gì , con gì ) là gì ?( BT3)
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung trong bài tập 2 , 
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. MỞ BÀI:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh làm bài tập 1 và 2.
- Nhận xét phần kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài:
Nêu mục tiêu yêu cầu bài học, ghi tên bài
B. BÀI MỚI
Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: 
-Yêu cầu 2HS đọc thành tiếng ND bài tập 1 và mẫu (ông bà, chú cháu), cả lớp theo dõi SGK.
-Yêu cầu cầu trao đổi nhanh theo cặp.
- Mời HS phát biểu ý kiến.
- GV ghi nhanh lên bảng. 
-Nhận xét chốt lại lời giải đúng .
- Gọi 1 số HS đọc lại kết quả đúng
 Chốt: Từ chỉ gộp những người trong gia đình là từ chỉ 2 người trở lên có quan hệ họ hàng với nhau.
Bài 2 : 
- Yêu cầu 2 em đọc thành tiếng yêu cầu bài tập 2, cả lớp đọc thầm.
-Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm.
- Mời 2 học sinh lên bảng trình bày kết quả.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- GV hỏi cách hiểu các câu thành ngữ, tục ngư tìm thêm các câu thành ngữ, tục ngữ tương tự.
Bài 3 
- Gọi một em nêu lại yêu cầu.
- Mời một học sinh làm mẫu 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi HS trình bày kết quả làm bài.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại những câu đúng. 
 Chốt: Mẫu câu Ai là gì dùng để giới thiệu hoặc nêu nhận định.
C. KẾT LUẬN:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới 
- 2 học sinh lên bảng làm bài tập 
- Lớp theo dõi, nhận xét bài bạn.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài 
-2 HS đọc thành tiếng nội dung của bài và mẫu trong SGK, cả lớp đọc thầm.
-Thực hành làm bài tập trao đổi trong nhóm, viết ra nháp những từ ngữ tìm được.
- Nêu những từ ngữ vừa tìm được trước lớp,
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
- 2 em đọc lại kết quả đúng
- Cả lớp làm bài.
-2 HS đọc thành tiếng yêu cầu bài tập 2 
-Cả lớp đọc thầm bài tập.
-Thực hành làm bài tập theo nhóm.
- 2 học sinh lên bảng làm bài.
- Cả lớp làm bài vào vở .
Cột 1: c- d
Cột 2 : a, b Cột 3 : e, g
- 1 em đọc yêu cầu đề bài 
- Lên bảng thực hiện làm mẫu câu a.
- HS làm bài vào vở.
- 1 số em trình bày,cả lớp theo dõi bổ sung.
-Học sinh về nhà học bài và xem lại các bài tập đã làm.
===========================–––{———===============================
TIẾT 2: LUYỆN TOÁN:
TIẾT 8: ÔN BẢNG NHÂN 6
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố kỹ năng bảng nhân 6, biết tính giá trị biểu thức.
- Củng cố và vận dụng bảng nhân 6 vào tính giá trị biểu thức và giải toán
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A.MỞ BÀI
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS ôn tập, thực hành.
a. Ôn bảng nhân 6
b.Thực hành
Bài 1:-tính nhẩm:
a) 6 x 2=... 6 x 3=... 6 x 8=...
 6 x 4=... 6 x 5=... 6 x 9=...
 6 x 6=... 6 x 7=... 6 x10=...
 6 x 1=... 1 x 6=... 0 x 6=...
- Chữa bài
- Nhận xét tuyên dương
? Ở bài tập 1 có phép tính nào không có trong bảng nhân 6.
Bài 2. Tính:
- Cho lớp làm vào vở
 a) 6 x 4 + 30=...............
 =...............
 b) 6 x 8 - 18=...............
 =...............
 c) 6 x 7 + 22=...............
 =...............
 d) 6 x 10 - 25=...............
 =...............
- Chữa bài
- Chữa bài - nhận xét tuyên dương
Bài 3.Bài toán 
 Mỗi hộp có : 6 viên bi
 Hỏi 8 hộp có:... viên bi?
- GV nhận xét, đánh giá bài HS -chữa 
Bài 4: số ? 
6 x 4 = 6 x 2 + 
6 x 6 > 6 x 7 - .
6 x 3 < 6 x 2 + .. 
-Yêu cầu lớp tự làm bài
-Chữa bài
-Nhận xét, chốt kết quả đúng
C. KẾT LUẬN:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về ôn lại bảng nhân 6
-Đọc: cá nhân,dãy bàn, đồng thanh
- Làm vào vở BT 
a) 6 x 2=12 6 x 3=18 6 x 8=48
 6 x 4=24 6 x 5=30 6 x 9=54
 6 x 6=36 6 x 7=42 6 x10=60
 6 x 1=6 1 x 6=6 0 x 6=0
-Vài HS đứng tại chỗ nêu miệng kết quả
+ HS nhận xét KQ của bạn.
-Phép tính 0 x 6 = 0
- Nêu yêu cầu
- HS làm vào vở- KQ:
 a) 6 x 4 + 30 = 24+30
 = 54
 b) 6 x 8 – 18 = 48 - 18
 = 30
 c) 6 x 7 + 22 = 42 + 22
 = 64
 d) 6 x 10 – 25 = 60 -25
 = 35
- 4 em lên bảng chữa
+ HS nhận xét KQ của bạn.
-Giải vào vở:
 Bài giải:
 Số viên bi của 8 hộp là:
 6 x 8 = 48 (viên bi)
 Đáp số: 48 viên bi
- 1 hs lên bảng chữa BT
-Nêu yêu cầu
-Lớp làm bài vào vở
a) 6 x 4 = 6 x 2 + 12
b) 6 x 6 > 6 x 7 – 6
c) 6 x 3 < 6 x 2 + 6
-3 HS lên bảng chữa bài
-1 HS nhắc lại nội dung ôn tập
===========================–––{———===============================
Thứ năm ngày 19 tháng 09 năm 2019
 Buổi sáng:
TIẾT 1: TOÁN
TIẾT 19: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Thuộc bảng nhân 6 và vận dụng được trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán.(BT 1, 2, 3, 4)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu học tập BT 4
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động củaHS
A. MỞ BÀI:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: 
 Gọi HS đọc bảng nhân 6 
Hỏi kểt quả bất kỳ phép nhân nào
- Nhận xét, đánh giá
3.Giới thiệu bài: 
Trong giờ học toán này các em sẽ cùng nhau củng cố kỹ năng tính nhân trong bảng nhân 6
B.BÀI MỚI
Luyện tập thực hành
Bài 1: Tính nhẩm
-cho HS nêu miệng kết quả
Bài tập 1/b: Yêu cầu 3 học sinh lên làm, lớp làm vở bài tập:
? Các em có nhận xét gì về kết quả các thừa số, thứ tự các thừa số trong 2 phép tính nhân; 6x2 & 2x6
-Vậy ta có 6 x 2 = 2 x 6 = 12
-Kết luận: Khi ta đổi chỗ các thừa số trong phép nhân thì tích không thay đổi
Bài 2: Tính
-Yêu cầu lớp tự làm bài
-Chữa bài, chốt kết quả đúng.
Bài 3: Giải bài toán
-Cho HS tự làm bài
-Chữa bài, chốt kết quả đúng.
Bài 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Viết dãy số a lên bảng, hỏi:
? Mỗi số trong dóy số này bằng số đứng ngay trước nó cộng với mấy.
- Hãy đọc tiếp 4 số của dãy số này.
- Cho lớp tự làm ý b.
? Vì sao em điền tiếp 4 số 27, 30, 33, 36 vào dãy số trên.
- Chữa bài, chốt kết quả đúng.
C. KẾT LUẬN:
- Yêu cầu thuộc bảng nhân 6
- Làm bài tập về nhà
- Hát
- 2HS đọc bảng nhân 6.
-Lắng nghe.
-Nêu yêu cầu
-Nối tiếp nêu miệng kết quả
6 x5 = 30	6 x10 = 60
6 x 7 = 42	6 x 8 = 48
6 x9 = 54	6 x 6 =36
6 x 2 =12	6 x3 = 18
6 x 4 =24
-3 HS lên bảng làm, lớp làm vở.
6 x2 =12	3 x 6 =18
2 x6 = 12	6 x 3 = 18
6 x5 = 30	
5 x6 = 30
-Đều có kết quả bằng 12
-Các thừa số giống nhau nhưng thứ tự khác nhau
-Nêu yêu cầu
-3em lên bảng làm, lớp làm vào vở
6 x 9 + 6 = 54 + 6 5 x6+ 29 = 30 + 29 
 = 60 = 59	
6 x 6 +6= 36 + 6	
 = 42
Học sinh nhận xét
-1 HS đọc bài toán
-1 HS lên bảng giải, lớp làm vào vở.
Tóm tắt:
1 h/s: 6 quyển vở
4 h/s: quyển vở?
Bài giải:
4 học sinh mua số quyển vở là:
6 x 4 = 24 (quyển vở)
 Đáp số: 24 quyển vở
H/s: Nhận xét
-Nêu yêu cầu
a)12; 18; 24; ., ., , 
+ Mỗi số trong dóy số này bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 6.
 + Đó là: 30; 36; 42; 48
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm bảng con
b) 18; 21; 24; 27; 30; 33; 36
+Vì mỗi số đứng trong dãy số này bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 3
===========================–––{———===============================
TIẾT 4: CHÍNH TẢ (Nghe- viết): 
TIẾT 8: ÔNG NGOẠI
I. MỤC TIÊU: 
 - Nghe- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Không mắc quá 5 lỗi trong bài
 - Tìm và viết đúng 2- 3 tiếng có vần oay (BT2)
 - Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn r/ d/gi
II. CHUẨN BỊ : 
 - Bảng lớp viết nội dung bài tập 3a.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. MỞ BÀI:
1. Kiểm tra bài cũ:
-Yêu cầu viết các từ ngữ học sinh thường hay viết sai theo yêu cầu của giáo viên.
-Nhận xét, đánh giá phần kiểm tra bài cũ
 2.Giới thiệu bài
Nêu mục tiêu yêu cầu tiết học, ghi tên bài.
B. BÀI MỚI:
1. Hướng dẫn nghe viết:
 a) Hướng dẫn chuẩn bị :
- Yêu cầu 2HS đọc đoạn văn. 
- Cả lớp đọc thầm để nắm nội dung đoạn văn và trả lời câu hỏi :
+ Đoạn văn gồm có mấy câu ?
+ Những chữ nào trong bài phải viết hoa? 
- Yêu cầu lớp lấy bảng con và viết các tiếng khó
- Đọc bài để HS viết bài vào vở. 
- Đọc lại cho HS dò bài, soát lỗi. 
-Thu vở, nhận xét.
 2. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2 : 
- 1 HS nêu yêu cầu của BT
- Chia bảng lớp làm 3 cột, mời 3 nhóm chơi TC Tiếp sức: Mỗi em viết lên bảng 1 tiếng có vần oay rồi chuyển phấn cho bạn (1 phút)
-Nhận xét, tuyên dương
- Yêu cầu cả lớp chữa bài trong vở theo lời giải đúng: xoáy, ngoáy, loáy hoáy,...
Bài 3 a: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài, lớp đọc thầm. 
- Cho HS trao đổi theo cặp.
- Mời 2 HS thi đua làm bài trên bảng phụ.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
C. KẾT LUẬN:
- Nhận xét đ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_4_nam_hoc_2019_2020.docx