Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 34 - Năm học 2018-2019 - Tô Thị Vang

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 34 - Năm học 2018-2019 - Tô Thị Vang

I. MỤC TIÊU

1. Tập đọc

- HSC: Đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do phương ngữ: liều mạng, quăng rìu, trượt chân, lừng lững,.

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- HSNK: Bước đầu biết đọc với giọng biểu cảm.

- Hiểu ND, ý nghĩa: Câu chuyện ca ngợi tình nghĩa thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội; giải thích các hiện tượng thiên nhiên và ước mơ bay lên cung trăng của loài người (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

2. Kể chuyện

- HS kể lại được từng đoạn theo gợi ý.

- HSNK: Kể lại được toàn bộ câu chuyện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Bảng phụ chép sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 

doc 34 trang ducthuan 06/08/2022 1350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 34 - Năm học 2018-2019 - Tô Thị Vang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34
Thứ năm ngày 2 tháng 5 năm 2018
Ngày soạn: 1/5/2019
Ngày giảng: 2/5/2019
SÁNG
Tiết 1 + 2. Tập đọc – Kể chuyện
SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG
I. MỤC TIÊU
1. Tập đọc
- HSC: Đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do phương ngữ: liều mạng, quăng rìu, trượt chân, lừng lững,...
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- HSNK: Bước đầu biết đọc với giọng biểu cảm.
- Hiểu ND, ý nghĩa: Câu chuyện ca ngợi tình nghĩa thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội; giải thích các hiện tượng thiên nhiên và ước mơ bay lên cung trăng của loài người (Trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
2. Kể chuyện
- HS kể lại được từng đoạn theo gợi ý.
- HSNK: Kể lại được toàn bộ câu chuyện. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng phụ chép sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC
- HS đọc bài “Mặt trời xanh của tôi” và trả lời câu hỏi về nội dung bài
- Nhận xét, đánh giá 
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Sự tích chú Cuội cung trăng
2. Luyện đọc
- Đọc diễn cảm toàn bài.
- HS đọc nối tiếp từng câu 
- Y/c HS đọc nối tiếp đoạn
- Yêu cầu HS luyện đọc đoạn theo nhóm
- Gọi các nhóm thi đọc
- Nhận xét, đánh giá
- Yêu cầu lớp đọc đồng thanh toàn bài
3. Tìm hiểu bài
- Y/c HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời
+ Nhờ đâu, chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quý?
- HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời
+ Chú Cuội dùng cây thuốc vào việc gì?
+ Em hãy thuật lại việc xảy ra với vợ chú Cuội.
- HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời
+ Vì sao chú Cuội bay lên cung trăng? 
- Qua câu chuyện, em thấy chú Cuội là người như thế nào?
- Kết luận: Câu chuyện ca ngợi tình nghĩa thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội; giải thích các hiện tượng thiên nhiên và ước mơ bay lên cung trăng của loài người.
4. Luyện đọc lại
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3
- Y/c HS thi đọc diễn cảm
- Nhận xét, đánh giá
KỂ CHUYỆN
5. Nêu nhiệm vụ 
- Gọi HS đọc yêu cầu kể chuyện
6. Hướng dẫn kể chuyện
- Gọi HS đọc gợi ý kể chuyện
- HSNK kể mẫu đoạn 1
- HS tập kể theo nhóm 3
- Gọi các nhóm thi kể theo đoạn ( HSNK thi kể toàn bộ câu chuyện)
- Nhận xét, đánh giá
7. Củng cố - dặn dò
- Câu chuyện này giúp các em hiểu điều gì?
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS tập kể lại câu chuyên và chuẩn bị tiết sau.
- Đọc bài và trả lời câu hỏi
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Đọc từng câu nối tiếp kết hợp luyện đọc từ khó và câu văn dài
- Đọc đoạn nối tiếp kết hợp giải nghĩa từ
- Luyện đọc theo nhóm 3
- Thi đọc
- Nhận xét
- Đọc đồng thanh
- Đọc đoạn 1.
- Chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quý do quan sát cách hổ mẹ cứu sống hổ con.
- Đọc đoạn 2.
- Chú Cuội dùng cây thuốc để chữa bệnh cứu nhiều người trong đó có vợ chú.
- Vợ Cuội bị trượt chân ngã vỡ đầu, Cuội rịt lá thuốc mà vợ vẫn không tỉnh nên nặn bộ óc bằng đất rồi rịt thuốc lại. Vợ Cuội sống lại nhưng từ đó mắc chứng hay quên.
- Đọc đoạn 3.
- Vợ Cuội vì mắc chứng hay quên nên đã đem nước giải tưới cho cây thuốc quý, khiến cây lừng lững bay lên trời. Vì thế mới xảy ra cảnh cây thuốc và Cuội bay lên cung trăng.
- Phát biểu
- Lắng nghe, nhắc lại
- Luyện đọc diễn cảm
- Thi đọc diễn cảm
- Nhận xét
- Đọc yêu cầu kể
- Đọc gợi ý
- HSNK kể
- Tập kể
- Thi kể chuyện
- Nhận xét
- Trả lời
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 3. Toán
ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000 (Tiếp)
I. MỤC TIÊU
- Biết làm tính cộng , trừ , nhân , chia (nhẩm, viết) các số trong phạm vi 100 000 
- Giải được bài toán bằng hai phép tính 
- Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3, Bài 4 cột 1, 2.
- HSNK: Vận dụng thành thạo các dạng toán đã học. Làm toàn bộ bài tập.
- THTV: Rèn kĩ năng đọc hiểu, trả lời câu hỏi, trình bày câu lời giải.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng lớp viết sẵn nội dung bài tập 4 (SGK)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt của HS
A. KTBC
- Tính nhẩm:
8000 x 4 = 70 000 – 3 x 2000 =
- Nhận xét, đánh giá
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- Gọi HS nối tiếp nêu kết quả
- Nhận xét, đánh giá
a) 3000 + 2000 x 2 = 7000
 ( 3000 + 2000) x 2 = 10 000
b) 14 000 - 8000 : 2 = 10 000
 ( 14 000 - 8000) : 2 = 3000
Bài 2: 
- Bài tập yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét, đánh giá
a. 998 + 5002 = 6000
 3058 x 6 = 18348
b. 8000 – 25 = 7975
 5749 x 4 = 22996
c. 5821 + 2934 + 125 = 8880
 3524 + 2191 + 4285 = 10 000
d. 10712 : 4 = 2678
 29999 : 5 = 5999 (dư 4)
Bài 3
- Gọi HS đọc bài toán 
+ Cửa hàng có bao nhiêu lít dầu?
+ Bán được bao nhiêu lít?
+ Muốn tìm số lít dầu còn lại ta làm như thế nào?
+ Muốn tìm 1/3 của 6450 lít dầu ta làm thế nào?
+ Bài toán thuộc dạng toán nào ta đã học?
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- Gọi HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét, đánh giá
Bài giải
Cửa hàng đó đã bán số lít dầu là:
6450 : 3 = 2150 (l)
Cửa hàng còn lại số lít dầu là:
6450 – 2150 = 4300 (l)
Đáp số: 4300 l dầu
Bài 4: HSNK làm cả 3 ý.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- Hướng dẫn HS làm ý thứ nhất
- Y/c HS tự làm các ý còn lại 
- Gọi HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét, đánh giá
326 x 3 = 978 211 x 4 = 844
689 x 7 = 4823 427 x 3 = 1288
3. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS xem lại bài tập và chuẩn bị bài sau 
-2HS lên làm bài 
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Đọc
- Làm bài vào vở
- Nối tiếp nêu kết quả
- Nhận xét.
- Đặt tính rồi tính
- Làm bài vào vở
- 4HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét
- Đọc
+ Cửa hàng có 6450 lít dầu
+ Đã bán được 1/3 số lít dầu cửa hàng có
+ ... phải tìm số lít dầu đã bán
+ Trả lời
+ Dạng toán rút về đơn vị
- Làm bài vào vở 
- 1 HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét 
- Đọc
- Quan sát, lắng nghe
- Làm bài vào vở
- 2 HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 4. Chính tả (Nghe - viết) 
THÌ THẦM	
I. MỤC TIÊU
- HSC: Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ.
- HSNK: Viết đúng, trình bày sạch đẹp bài chính tả.
- Đọc và viết đúng tên một số nước đông Nam Á (BT2)
- Làm đúng BT(3) a.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Nội dung bài tập 3a viết sẵn trên bảng lớp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC
- Đọc cho HS viết: rộng, mênh mông, cánh đồng, hộp
- Nhận xét, đánh giá
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn nghe- viết
- Đọc bài thơ
- Bài thơ cho thấy các sự vật, con vật đều biết trò chuyện, thì thầm với nhau, đó là những sự vật con vật nào?
- Mỗi dòng thơ có mấy chữ?
- Trình bày bài thơ như thế nào cho đẹp?
- Yêu cầu HS đọc thầm bài thơ, tìm các từ khó hoặc dễ lẫn, luyện viết vào bảng con
- Y/c HS nhắc lại tư thế ngồi viết bài
- Đọc cho HS viết bài
- Đọc lại cho HS soát lỗi
- Chấm, chữa 5-7 bài
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Gọi HS đọc tên riêng của 5 nước: Ma –lai –xi –a, Mi an – ma, Phi –líp –pin, Xin –ga –po, Thái Lan
-Yêu cầu HS viết tên các nước vừa đọc.
- Nhận xét, đánh giá 
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Y/c HS tự làm bài và giải đố
- Gọi HS lên bảng điền tr/ch vào chỗ chấm
- Nhận xét, đánh giá
Lưng đằng trước, bụng đằng sau
Con mắt ở dưới, cái đầu ở trên.
- Y/c HS giải đố
- Kết luận là cái chân
3. Củng cố - dặn dò 
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS học thuộc câu đố, chuẩn bị bài sau
-2HS lên bảng viết, lớp viết bảng con
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Các sự vật, con vật đều biết trò chuyện, thì thầm với nhau, đó là: Gió, lá, hoa, trời, sao, ong, bướm
- Mỗi dòng thơ có 5 chữ.
- Phát biểu cách trình bày
- Đọc bài thơ
- Các từ dễ lẫn: Sao, Trời, Gió.
- Nhắc lại tư thế viết
- Nghe, viết bài vào vở
- Soát lỗi chính tả
- Đọc
- Đọc
- 2HS viết bảng lớp, lớp viết vào vở
- Nhận xét
- Đọc
- Làm bài vào vở
- 2HS lên bảng thi làm bài
- Nhận xét
- Giải câu đố
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
CHIỀU
Tiết 5. Toán
ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG
I. MỤC TIÊU
- HSC: Biết làm tính với các số đo theo các đơn vị đo đại lượng đã học (độ dài, khối lượng, thời gian, tiền Việt Nam).
- Biết giải các bài toán liên quan đến những đại lượng đã học .
- Bài tập cần làm: 1, 2, 3, 4
- HSNK: Vận dụng giải thành thạo các dạng toán đã học.
- THTV: Rèn kĩ năng đọc hiểu, trả lời câu hỏi và trình bày câu lời giải.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt của HS
A. KTBC
- Đặt tính rồi tính
3524 : 4 19782 : 5
- Nhận xét, đánh giá
3524 4 19782 5
 32 881 47 3956
 04 28
 0 32
 2
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Y/c HS tự đổi ra nháp sau đó khoanh vào đáp án đúng
- Y/c HS nêu kết quả, giải thích cách đổi
- Hai đơn vị đo độ dài liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần?
- Nhận xét, đánh giá
B. 703 cm
Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Y/c HS nêu kết quả
- Nhận xét, đánh giá:
+ Quả cam cân nặng 300 g
+ Quả đu đủ cân nặng 799 g
+ Quả đu đủ nặng hơn quả cam 400 g. 
Bài 3
- Gọi HS đọc câu hỏi 
- Y/c HS vẽ thêm kim phút vào đồng hồ và trả lời câu hỏi: Lam đi từ nhà đến trường hết bao nhiêu phút?
- Y/c HS trả lời câu hỏi
- Nhận xét, đánh giá: Lan đi từ nhà đến trường hết 15 phút.
Bài 4
- Gọi HS đọc bài toán
- Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết Bình còn lại bao nhiêu tiền, ta phải tìm gì trước?
- Y/c HS tự làm bài 
- Gọi HS lên bảng chữa bài 
- Nhận xét, đánh giá
Bài giải
Bình có số tiền là:
2000 x 2 = 4000 (đồng)
Bình còn lại số tiền là:
4000 – 2 700 = 1300 (đồng)
 Đáp số: 1300 đồng
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS xem lại bài tập, chuẩn bị bài sau
- 2HS lên bảng làm bài
- Nhận xét
- Lắng nghe 
- Đọc 
- Thực hiện yêu cầu
- Nêu kết quả, giải thích
- 10 lần
- Đọc
- Thực hiện yêu cầu
- Nêu kết quả
- Nhận xét
- Đọc 
- Thực hiện yêu cầu
- Trả lời
- Nhận xét, bổ sung
- Đọc
- ... Bình có 2 tờ giấy bạc loại 2000 đồng. Bình đã mua bút chì hết 2700 đồng.
- ... Bình còn lại bao nhiêu tiền?
- ... biết số tiền Bình có.
- Làm bài vào vở 
- 1HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét 
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 6. Mĩ thuật ( GVBM)
Tiết 7. Tập viết
ÔN CHỮ HOA A, M, N, V (Kiểu 2)
I. MỤC TIÊU
- HSC: Viết đúng và tương đối nhanh các chữ hoa (kiểu 2): A, M ( 1 dòng), N, V (1 dòng), viết đúng tên riêng An Dương Vương (1 dòng) và câu ứng dụng: Tháp Mười đẹp nhất bông sen/ Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
- HSNK: Viết sạch, đẹp. Nêu được nghĩa câu ứng dụng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Mẫu chữ hoa A, M, N, V (kiểu 2)
- Tên riêng An Dương Vương và câu ứng dụng viết sẵn trên dòng kẻ ô li.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC
- Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn viết trên bảng con	:
* Luyện viết chữ viết hoa
- Y/c HS tìm các chữ viết hoa có trong bài
- Viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
- Y/c HS tập viết chữ A, V, M, N, trên bảng con
* Luyện viết từ ứng dụng
- Gọi HS đọc từ ứng dụng: An Dương Vương 
- Giới thiệu: An Dương Vương là tên hiệu của Thục Phán, vua nước Âu Lạc, sống cách đây trên 2000 năm. Ông là người đã cho xây thành Cổ Loa
- Y/c HS tập viết trên bảng con: An Dương Vương
* Luyện viết câu ứng dụng
- Gọi HS đọc câu ứng dụng
- Câu ca dao ca ngợi điều gì?
- HS tập viết trên bảng con: Tháp Mười, Việt Nam.
3. Hướng dẫn viết vào vở tập viết:
- Nêu yêu cầu viết bài
- Y/c HS nhắc lại tư thế ngồi viết
- Cho HS viết vào vở
* Chấm từ 6 - 7 bài
4. Củng cố – dặn dò: 
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS học thuộc lòng câu ứng dụng và chuẩn bị bài sau
Nghe giới thiệu
- Tìm các chữ hoa có trong bài: A, D, V, T, M, N, B, H. 
- Nhắc lại cách viết. 
- Viết bảng con : A, M, N, V 
- Đọc từ ứng dụng 
- Lắng nghe
- Tập viết từ ứng dụng
- Đọc câu ứng dụng 
- HSNK trả lời
- Viết bảng con 
- Nghe
- Nhắc lại tư thế ngồi viết
- Viết vào vở
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Thứ sáu ngày 3 tháng 5 năm 2019
Ngày soạn: 1/5/2019
Ngày giảng: 3/5/2019
Tiết 1. Tiếng Anh
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM HỌC
MÔN TIẾNG ANH
Tiết 2. Toán
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
I. MỤC TIÊU
- HSC: Xác định được góc vuông, trung điểm của đoạn thẳng.
- Tính dược chu vi hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông.
- Bài tập cần làm: 1, 2, 3, 4
- HSNK: Vận dụng giải thành thạo các dạng toán đã học.
- THTV: Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi, trình bày diễn đạt câu.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC
- Giải bài toán dựa vào tóm tắt sau:
 Tóm tắt : Bình có : 3 tờ loại 2000 đ
 Mua hết : 4200 đ
 Còn lại : ? đồng 
- Nhận xét đánh giá
Bài giải 
 Số tiền Bình có là :
 2000 x 3 = 6000 (đồng)
 Số tiền Bình còn lại là :
 6000 – 4200 = 1800 (đồng)
B. BÀI MỚI
1.Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2.Hướng dẫn hs làm bài tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và trả lời
- Gọi các nhóm nêu kết quả
- Nhận xét, đánh giá: 
a) Có 6 góc vuông
b) Trung điểm của đoạn thẳng AB là điểm M. Trung điểm của đoạn thẳng ED là điểm N.
c) HS tự xác định trung điểm của đoạn thẳng AE và MN.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Muốn tính chu vi hình tam giác, ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét, đánh giá
Bài giải
Chu vi hình tam giác đó là:
35 + 26 + 40 = 101 (cm)
 Đáp số : 101 cm
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- Muốn tính chu vi hình chữ nhật, ta làm thế nào?
- Y/c HS tự tính chu vi mảnh đất
- Gọi HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét, đánh giá 
Bài giải
Chu vi mảnh đất hình chữ nhật là:
(125 + 68 ) x 2 = 386 (m)
 Đáp số: 386 m
Bài 4:
- Gọi HS đọc bài toán
- Hướng dẫn HS giải bài toán
- Y/c HS giải bài toán vào vở
- Y/c HS lên bảng giải bài
- Nhận xét, đánh giá
Bài giải
Chu vi hình chữ nhật là:
( 60 + 40 ) x 2 = 200 (m)
Độ dài cạnh hình vuông là:
200 : 4 = 50 (m)
 Đáp số: 50 m
3. Củng cố – dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS xem lại bài và chuẩn bị bài sau
- 1HS lên bảng giải bài lớp giải vào nháp
- Nhận xét
Nghe nhận xét
- Lắng nghe.
- Đọc
- Hoạt động nhóm đôi
- Nêu kết quả
- Nhận xét, bổ sung
- Đọc
- Trả lời
- Làm bài vào vở
- 1HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét
- Đọc
- Trả lời
- Làm bài vào vở
- 1HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét
- Đọc
- Lắng nghe
- Giải bài toán vào vở
- 1HS lên bảng giải bài toán, lớp nhận xét
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 3. Tin học
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM HỌC
MÔN TIN HỌC
Tiết 4. Tập đọc
MƯA
I. MỤC TIÊU
- HSC: Đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do phương ngữ: lũ lượt, lật đật, ...
- Biết ngắt nhịp hợp lý kkhi đọc các dòng thơ.
- HSNK: Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng có biểu cảm.Nêu được nội dung chính của bài.
- Hiểu nội dung: Tả cảnh trời mưa và khung cảnh sinh hoạt ấm cúng của gia đình trong cơn mưa, thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống gia đình của tác giả.(Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa; thuộc 2 – 3 khổ thơ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng phụ ghi sẵn các dòng thơ, khổ thơ cần hướng dẫn luyện đọc
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC
- HS đọc câu chuyện “Sự tích chú Cuội cung trăng”, trả lời câu hỏi
- Nhận xét, tuyên dương.
B. BÀI MỚI
1.Giới thiệu bài: Mưa
2. Luyện đọc: 
- Đọc diễn cảm bài thơ.
- Y/c HS đọc nối tiếp mỗi em hai dòng thơ
- Y/c HS đọc từng khổ thơ trước lớp
- Y/c HS luyện đọc trong nhóm đôi
- Gọi các nhóm thi đọc
- Yêu cầu lớp đọc đồng thanh toàn bài
3. Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm bài thơ và trả lời câu hỏi:
+Tìm những hình ảnh gợi tả cơn mưa trong bài thơ?
+ Cảnh sinh hoạt gia đình ngày mưa ấm cúng như thế nào?
+ Vì sao mọi người thương bác ếch?
+ Hình ảnh bác ếch gợi cho em nghĩ đến ai?
- Bài thơ cho em thấy điều gì?
- Kết luận nội dung bài: Bài thơ tả cảnh cơn mưa và cảnh sinh hoạt gia đình trong lúc trời mưa. Đồng thời còn thể hiện tình cảm yêu mến thiên nhiên, yêu cuộc sống gia đình của tác giả bài thơ.
- Ở nhà em, vào những ngày mưa, mọi người trong nhà thường làm gì?
4. Học thuộc lòng bài thơ:
- Hướng dẫn HS đọc thuộc lòng bài thơ
- Y/c HS thi đọc thuộc lòng
- Nhận xét, đánh giá
5. Củng cố – Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài sau.
- Đọc bài và trả lời câu hỏi
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Đọc nối tiếp từng dòng thơ kết hợp luyện đọc từ khó và ngắt nhịp
- Đọc từng khổ thơ trước lớp kết hợp giải nghĩa từ
- Luyện đọc khổ thơ trong nhóm
- Thi đọc
- Đọc đồng thanh.
- Đọc thầm bằng mắt.
- Trong ba khổ thơ đầu:
+ Khổ 1: Hình ảnh hay và ngộ nghĩnh khác nhau như hình ảnh mặt trời trong khổ thơ đầu: Mây đen....
+ Khổ thơ 2: Tả cảnh mưa xuống có hình ảnh vui vui: Cây lá xòe tay, hứng làn nước mát.
+ Khổ thơ 3: Là hình ảnh gió có giọng trầm, giọng cao, hình ảnh chớp chạy trong mưa rào.
- Cảnh sinh hoạt gia đình ngày mưa ấm cúng: Bà khâu vá, chị đọc sách, mẹ làm bánh khoai.
- Mọi người thương bác ếch vì bác lặn lội trong mưa gió để xem từng cụm lúa đã phất cờ lên chưa.
- HSNK: Hình ảnh bác ếch gợi cho em nhớ đến người nông dân một nắng hai sương chăm sóc cho ruộng lúa.
- Phát biểu
- Lắng nghe, nhắc lại
- Liên hệ
- Học thuộc lòng bài thơ
- Thi đọc thuộc lòng bài thơ
- Nhận xét
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 5. Chính tả ( nghe – viết)
DÒNG SUỐI THỨC
I. MỤC TIÊU
- HSC: Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
- Làm đúng bài tập 2 a
- HSNK: Trình bày sạch đẹp bài chính tả.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
 Bảng lớp viết nội dung ở bài tập 3a, 3b.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC
- Đọc cho HS viết tên 5 nước Đông Nam Á: Bru-nây, Cam-pu-chia, Đông-ti-mo, In-đô-nê-xi-a, Lào.
- Nhận xét, đánh giá
B. BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
b. Hướng dẫn nghe viết:
- Đọc bài thơ
- Y/c HS đọc lại bài
+ Tác giả tả giấc ngủ của muôn vật trong đêm như thế nào?
+ Trong đêm, dòng suối thức để làm gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn, luyện viết vào bảng con: ngôi sao, giữa, trú xinh, lượn quanh, thậm thình.
- Y/c HS nhắc lại tư thế viết chính tả
- Đọc cho HS viết bài
- Đọc cho HS soát bài
- Chấm 5 – 7 bài
3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Tổ chức cho HS thi tìm từ
- Nhận xét, đánh giá:
a) Khoảng không bao la chứa trái đất và các vì sao: vũ trụ
b) Nơi xa tít tắp, tưởng như trời và đất giáp nhau ở đó: chân trời.
4. Củng cố – Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS viết lại những từ còn viết sai, chuẩn bị bài sau
- 2 HS viết bảng, lớp viết vào nháp
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Đọc
+ Giấc ngủ của muôn vật trong đêm: ngôi sao ngủ với bầu trời; bé ngủ với bà; gió ngủ tận thung xa; chim ngủ la đà ngọn cây; núi cao ngủ giữa chăm mây; quả sim ngủ ngay vệ đường; bắp ngô vàng ngủ trên nương; tiếng sáo ngủ vườn trúc xinh.
+ Trong đêm dòng suối thức nâng nhịp cối thậm thình suốt đêm.
- Thực hiện yêu cầu 
- HS nhắc lại tư thế ngồi viết
- Viết bài vào vở
- Soát bài
Bài tập: 
- Đọc
- Thi tìm từ
- Nhận xét
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
CHIỀU
Tiết 6. Toán
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
- Biết tính diện tích các hình chữ nhật, hình vuông và hình đơn giản tạo bởi hình chữ nhật, hình vuông.
- Bài tập cần làm: 1, 2, 3
- HSNK: Vận dụng giải thành thạo cách tích diện tích của hình chữ nhật, hình vuông.
- THTV: Rèn kĩ năng đọc hiểu, trả lời câu hỏi, trình bày câu lời giải.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng phụ vẽ sẵn hình ở bài tập 3 - SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC
- Tính chu vi hình chữ nhật có chiều rộng 15cm, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng.
- Nhận xét, đánh giá
Bài giải
Chiều dài hình chữ nhật đó là:
15 x 3 = 45 (cm)
Chu vi hình chữ nhật đó là:
(45 + 15) x 2 = 120 (cm)
Đáp số: 120 cm
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Mỗi ô vuông trong hình có diện tích bao nhiêu cm²
- Em làm thế nào để biết mỗi hình có diện tích bao nhiêu cm²?
- HS quan sát hình, tự làm bài rồi nêu kết quả. 
 - Nhận xét, đánh giá
+ Hình A có DT 8 cm2
+ Hình B có DT 10 cm2
+ Hình C có DT 18 cm2
+ Hình D có DT 8 cm2
Bài 2: 
- Bài toán cho biết những gì?
- Bài toán yêu cầu gì?
- Y/c HS nhắc lại cách tính chu vi và DT hình CN, HV
- Y/c HS tự làm bài
- Gọi HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét, đánh giá
a. Chu vi hình chữ nhật là:
(12 + 6) x 2 = 36 (cm)
Chu vi hình vuông là:
9 x 4 = 36 (cm)
 Hình vuông và hình chữ nhật có chu vi bằng nhau.
b. Diện tích hình chữ nhật là :
12 x 6 = 72 (cm2)
Diện tích hình vuông là:
9 x 9 = 81 (cm2)
Diện tích hình vuông lớn hơn diện tích hình chữ nhật.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- Y/c HS tự suy nghĩ tìm cách giải
- GV HD tính DT hình H có thể theo 2 cách chia hình H thành 2 hình vuông hoặc chia hình H thành 2 hình chữ nhật rồi tính DT từng hình và cuối cùng tính tổng DT hình H.
- Gọi HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét, đánh giá
Bài giải ( C1)
Diện tích hình H là:
6 x 6 + 3 x 3 = 45 (cm2)
Đáp số: 45 cm2
Bài giải ( C2)
Diện tích hình H là:
6 x 3 + 9 x 3 = 45 (cm2)
Đáp số: 45 cm2
Bài 4: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Y/c HS tự xếp hình
- Nhận xét, đánh giá
3. Củng cố – dặn dò 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS xem lại bài và chuẩn bị bài sau
- 1HS lên bảng giải bài, lớp giải bài vào vở
- Nhận xét
- Nghe
- Đọc
- Trả lời
- Trả lời
- Thực hiện yêu cầu
- Nhận xét
- Trả lời
- Trả lời
- Nhắc lại cách tính chu vi, diện tích HCN, HV
- Làm bài vào vở
- 2HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét
- Đọc yêu cầu
- HS nêu cách tính, nhận xét
- 1HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét
- Đọc
- Thực hiện yêu cầu
- Nhận xét
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 7. Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY
I. MỤC TIÊU
- Nêu được tên một số từ ngữ nói về lợi ích của thiên nhiên đối với con người và vai trò của con người đối với thiên nhiên (BT1, BT2).
- HSNK: Đặt được câu nói về lợi ích của thiên nhiên đối với con người có sử dụng từ ngữ tìm được ở BT 1.
- Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Một vài tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC
- HS đọc đoạn văn sử dụng biện pháp nhân hóa (BT2-tiết trước)
- Nhận xét, đánh giá
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Y/c HS làm bài theo nhóm 4
- Gọi các nhóm trình bày
- Nhận xét, đánh giá
a. Trên mặt đất, cây cối, hoa lá, rừng, núi, muông thú, sông ngòi, ao, hồ, biển cả, thực phẩm nuôi sống con người ( gạo, lạc, đỗ, rau, quả, tôm cá )
b. Trong lòng đất : mỏ than, mỏ dầu, mỏ vàng, mỏ sắt, kim cương, đá quý 
Bài 2: 
- Gọi HS đọc bài tập
- Y/c HS làm bài 
- Gọi HS chữa bài
- Nhận xét, chốt lại: Những việc con người đã làm để thiên nhiên giàu thêm, đẹp thêm: 
+ Bảo vệ môi trường, trồng cây xanh, giữ sạch bầu không khí.
+ Bảo vệ các loài thú quý.
+ Gieo trồng, gặt hái, nuôi gia cầm, gia súc...
+ Xây dựng những công trình kiến trúc: nhà cửa, đền thờ, lâu đài,...
+ Xây dựng trường học để dạy dỗ con em thành người có ích,...
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập và đoạn văn
- Y/c HS tự làm bài
- Gọi HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét, đánh giá, vài HS đọc lại 
 Tuấn lên bảy tuổi. Em rất hay hỏi. Một lần, em hỏi bố:
 - Bố ơi, con nghe nói trái đất quay xung quanh mặt trời. Có đúng thế không, bố?
 - Đúng đấy, con ạ! - Bố Tuấn đáp.
 - Thế ban đêm không có mặt trời thì sao?
3. Củng cố – Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS học bài và chuẩn bị ôn tập
- Đọc
- Nhận xét
- Lắng nghe.
- Đọc
- Trao đổi nhóm
- Đại diện nhóm lên lên trình bày
- Nhận xét
- Nghe, ghi nhớ
- Đọc
- Làm bài 
- Chữa bài
- Nhận xét, bổ sung
- Đọc
- Đọc yêu cầu BT
- Suy nghĩ, đặt dấu chấm hoặc dấu phẩy vào các ô trống trong đoạn văn và viết lại các chữ đầu câu cho đúng chính tả
- 1HS lên bảng chữa bài, giải thích
- Nhận xét
- Nghe, đọc lại
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 8. Tập làm văn
NGHE KỂ: VƯƠN TỚI CÁC VÌ SAO. GHI CHÉP SỔ TAY
I. MỤC TIÊU:
- HSC: Nghe và nói lại được thông tin trong bài Vươn tới các vì sao.
- Ghi vào sổ tay ý chính của 1 trong ba thông tin nghe được.
- HSNK: Ghi vào sổ tay ý chính của ít nhất 2 trong ba thông tin nghe được.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
	Hoạt động của HS
A. KTBC
- Gọi HS đọc trong sổ tay ghi chép những ý trong các câu trả lời của Đô-rê- mon.
- Nhận xét, đánh giá 
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn hs làm bài tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1 
- Y/c HS quan sát từng ảnh minh họa
- Nhắc HS chuẩn bị giấy bút, chăm chú nghe để ghi lại được chính xác những con số, tên riêng 
- Đọc bài
a) Chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ:
 Ngày 12/4/1961, Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ Phương Đông 1, đưa nhà du hành vũ trụ Ga - ga - rin bay một vòng quanh trái đất. Đây là chuyến bay đầu tiên của con người vào khoảng không bao la. Để kỉ niệm sự kiện này, , người ta lấy ngày 12/4 làm Ngày Quốc tế Du hành Vũ trụ.
b) Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng:
 Người đầu tiên thực hiện ước mơ lên mặt trăng là nhà du hành vũ trụ Am - xtơ - rông được tàu vũ trụ A - pô - lô đưa lên mặt trăng là ngày 21/7/1969.
c) Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ:
 Đó là anh hùng Phạm Tuân. Ông vốn là một phi công có nhiều thành tích chiến đấu. Trong một trận đánh năm 1972 để bảo vệ thủ đô Hà Nội, ông đã lập công bắn rơi máy bay khổng lồ B52 của Mĩ. Năm 1980, ông tham gia chuyến bay vũ trụ trên tàu Liên hợp của Liên Xô.
- Y/c HS nói lại các ý đã nghe được
- Nhận xét, đánh giá
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Y/c HS tự làm bài
- Gọi HS đọc lại bài viết
- Nhận xét, đánh giá
+ 12/4/1961: Ga - ga - rin, người đầu tiên bay vào vũ trụ.
+ 21/7/1969: Am - xtơ- rông, người đầu tiên bay lên mặt trăng.
+ 1980: Phạm Tuân, người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ.
3. Củng cố – dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS xem lại bài và chuẩn bị bài sau
- Đọc
- Nhận xét
Nghe giới thiệu
- Đọc yêu cầu của bài tập 
- Quan sát từng ảnh minh họa
- Chuẩn bị giấy bút, chăm chú nghe để ghi lại được chính xác những con số, tên riêng 
- Lắng nghe, viết lại những ý chính
- Thực hành nói
- Nhận xét
- Đọc
- Viết bài vào sổ tay.
- Đọc bài trước lớp
- Nhận xét 
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Thứ bảy ngày 4 tháng 5 năm 2019
Ngày soạn: 2/5/2019
Ngày giảng: 4/5/2019
Tiết 1. Toán
ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I. MỤC TIÊU 
- HSC: Biết giải bài toán bằng hai phép tính.
- Bài tập cần làm; 1, 2, 3
- HSNK: Làm thêm được bài tập 4
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC
- Hình chữ nhật và hình vuông có cùng chu vi. Hình chữ nhật có chiều dài 15cm, chiều rộng 9cm. Tính độ dài cạnh hình vuông
- Nhận xét, đánh giá
Bài giải
Chu vi hình chữ nhật là:
(15 + 9) x 2 = 48 (cm)
Độ dài cạnh hình vuông là:
48 : 4 = 12 (cm)
Đáp số: 12 cm
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc bài toán
- Hướng dẫn HS tóm tắt bài toán bằng sơ đồ
- Y/c HS tự giải bài toán vào vở
- Gọi HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét, đánh giá
C1: Bài giải 
Số dân tăng sau 2 năm là:
87 + 75 = 162(người)
Số dân năm nay là:
5236 + 162 = 5398 (người )
 Đáp số : 5398 người 
C2: Bài giải 
Số dân năm ngoái là:
 5236 + 87 = 5323 (người)
Số dân năm nay là:
5323 + 75 = 5398 (người)
 Đáp số : 5398 người 
Bài 2: 
- Gọi HS đọc bài toán
- Hướng dẫn HS tóm tắt bài toán bằng sơ đồ
- Y/c HS tự giải bài toán	
- Gọi HS lên bảng giải bài
- Nhận xét, đánh giá
Bài giải
Số áo đã bán là:
1245 : 3 = 415 (cái áo)
Số áo cón lại là:
1245 – 415 = 830 (cái áo)
 Đáp số: 830 cái áo
Bài 3: 
- Gọi HS đọc bài toán
- Y/c HS tự tóm tắt và giải bài toán
- Gọi HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét, chữa bài
Bài giải
Số cây đã trồng là:
20500 : 3 = 4100 (cây)
Số cây còn phải trồng theo kế hoạch là:
20500 – 4100 = 16400 (cây)
 Đáp số: 16400 cây
Bài 4: 
- Bài tập yêu cầu gì?
- Y/c HS tự làm bài ra nháp
- Nhận xét, đánh giá
a) 96 : 4 x 2 = 24 x 2 
 = 48 Đ
b) 96 : 4 x 2 = 96 : 8
 = 12 S
c) 96 : ( 4 x 2) = 96 : 8
 = 12 Đ
3. Củng cố – dặn dò : 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS xem lại bài, chuẩn bị bài sau
- 1HS lên bảng giải bài, lớp giải vào nháp
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Đọc
- Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ
- Giải bài vào vở
- 2HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét
- Đọc
- Tóm tắt bài toán
- Giải bài vào vở
- 1HS lên bảng giải bài
- Nhận xét
- Đọc
- Thực hiện yêu cầu
- 1HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét
- Trả lời
- Làm bài rồi nêu kết quả
- Nhận xét
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 2. Tập đọc 
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
- HSC: Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung bài học; thuộc được 2 – 3 đoạn (bài) thơ đã học ở học kì II.
- Biết viết một bản thông báo ngắn về một buổi liên hoan văn nghệ của liên đội (BT2)
- HS NK: Đọc bước đầu có giọngbiểu cảm (tốc độ đọc trên 70 tiếng/phút); viết thông báo ngắn gọn, rõ, đủ thông tin, hấp dẫn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc, học thuộc lòng đã học ở HK II
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài: nêu mục tiêu tiết học
2. Ôn tập đọc và học thuộc lòng
* Kiểm tra 5-7 học sinh
- Gọi HS lên bốc thăm bài đọc
- Nhận xét, đánh giá
3. Bài tập 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Hướng dẫn HS cách viết bản thông báo.
- Gọi HS nói miệng bản thông báo
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS đọc bản thông báo
- Nhận xét, đánh giá
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS xem lại bài và tiếp tục ôn tập
- Lắng nghe
- Bốc thăm bài đọc
- Đọc bài và trả lời câu hỏi
- Đọc
- Lắng nghe
- HSNK thực hiện 
- Viết bài vào nháp
- Đọc
- Nhận xét
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 3. Tập đọc - Kể chuyện
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
- HSC: Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung bài học; thuộc được 2 – 3 đoạn (bài) thơ đã học ở học kì II.
- Tìm được một số từ ngữ về

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_34_nam_hoc_2018_2019_to.doc