Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 18 - Năm học 2020-2021 - Tô Thị Vang

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 18 - Năm học 2020-2021 - Tô Thị Vang

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học

2. Kiểm tra tập đọc:

- Kiểm tra 5 - 6 HS trong lớp.

- Yêu cầu từng em lên bốc thăm để chọn bài đọc.

- Nhận xét, đánh giá

3. Hướng dẫn làm bài tập

Bài 2:

- Y/c HS đọc thành tiếng bài tập 2

- Yêu cầu cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa

- Giải nghĩa từ “dù”

- HS tự làm bài

- HS nối tiếp nêu lên các sự vật được so sánh

- Nhận xét, đánh giá:

a) Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ.

b) Đước mọc san sát, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi.

- Y/c HSNK đặt 1 câu có hình ảnh so sánh.

VD: Trăng non đầu tháng như cánh võng lơ lửng giữa bầu trời xanh ngắt.

- Nhận xét, tuyên dương HS đặt câu tốt.

Bài 3

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

- Y/c HS phát biểu ý kiến

- Nhận xét, đánh giá:

- Y/c HSNK đặt 1 câu có từ biển theo nghĩa trong BT.

VD: Cả một biển người đang tiến về phía nhà thờ đón giáng sinh.

- Nhận xét, tuyên dương HS đặt câu tốt.

4. Củng cố dặn dò:

- Nhận xét tiết học

- Dặn HS tiếp tục ôn tập chuẩn bị bài sau.

- Bốc thăm chọn bài kiểm tra, thực hiện theo yêu cầu đọc một đoạn trong các bài tập đọc đã học và trả lời câu hỏi lien quan đến nội dung bài đọc.

- Nhận xét

- Đọc

- Lắng nghe

- Làm bài vào VBT

- Nối tiếp phát biểu ý kiến

- Nhận xét

- HSNK đặt câu, nhận xét

- Đọc

- Phát biểu cách hiểu của mình

- Nhận xét, bổ sung

- HSNK đặt câu, nhận xét

- Nghe

- Nghe, ghi nhớ

 

doc 38 trang ducthuan 06/08/2022 970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 18 - Năm học 2020-2021 - Tô Thị Vang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18 Thứ hai ngày 4 tháng 1 năm 2021 
Ngày soạn: 2/1/2021
Ngày giảng: 4/1/2021
SÁNG
Tiết 1. Chào cờ 
Tập trung học sinh
Tiết 2. Toán
HÌNH CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu nhận biết một số yếu tố (đỉnh, cạnh, góc) của hình chữ nhật.
- Biết cách nhận dạng hình chữ nhật (theo yếu tố cạnh, góc)
- Các bài tập cần làm: 1, 2, 3, 4
- HSNK: Vận dụng làm thành thạo các bài tập.
- THTV: Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi, diễn đạt câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng lớp vẽ sẵn hình chữ nhật ở phần bài học
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài học
- Bộ đồ dùng học toán 3
- Thước kẻ, ê-ke, bút chì
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- Tính giá tị của biểu thức:
34 x (2 + 1) 123 - 45 : 9 3 x 4 x 5
- Nhận xét, đánh giá
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Giới thiệu hình chữ nhật: 
- HS quan sát hình chữ nhật trên bảng và giới thiệu: Đây là hình chữ nhật ABCD. 
- Mời 1HS lên bảng đo độ dài của 2 cạnh dài, 2 cạnh ngắn và dùng ê ke kiểm tra 4 góc.
- Y/c HS đọc số đo, GV ghi lên bảng.
+ Hãy nêu nhận xét về số đo của 2 cạnh dài AB và CD; số đo của 2 cạnh ngắn AD và BC.
- Ghi bảng: AB = CD : AD = BC.
+ Em có nhận xét gì về 4 góc của HCN ?
- Kết luận: Hình chữ nhật có 4 góc vuông, có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau.
+ Xung quanh lớp học có những đồ vật nào có dạng hình chữ nhật?
3. Luyện tập: 
Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Y/c HS tự làm bài.
- Gọi HS nêu kết quả.
- Nhận xét, đánh giá: 
Các HCN là hình MNPQ; RSTU.
Bài 2: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu HS dùng thước đo các cạnh hình chữ nhật. 
- Gọi HS nêu kết quả đo được trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá:
- HCN ABCD có cạnh AB = 4 cm; CD = 4 cm; AD = 3 cm; BC = 3 cm.
- HCN MNPQ có cạnh MN = 5 cm; PQ = 5 cm; NP = 2 cm; MQ = 2 cm.
Bài 3: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu quan sát kĩ hình vẽ để tìm đủ các hình chữ nhật có trong hình vẽ và tính độ dài các cạnh. 
- Gọi HS nêu kết quả, đọc tên các hình chữ nhật tìm được
- Nhận xét, đánh giá:
- HCN ABNM có cạnh AB = NM = 4 cm; BN = AM = 1 cm
HCN MNCD có cạnh MN = CD = 4 cm; - NC = MD = 2m
- HCN ABCD có cạnh AB = CD = 4 cm; AD = BC = 3 cm
Bài 4:
- HS chơi trò chơi thi vẽ hình 
- Nhận xét, đánh giá
4. Củng cố - Dặn dò: 
- Gọi HS nêu lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- 3HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét
- Lớp theo dõi giới thiệu bài
- Quan sát, lắng nghe
- 1HS lên bảng đo, cả lớp theo dõi.
- Thực hiện yêu cầu
+ Hình chữ nhật ABCD có 2 cạnh dài AB bằng CD và có 2 cạnh ngắn AD bằng BC.
- đọc
+ 4 góc của HCN đều là góc vuông.
- Lắng nghe, nhắc lại
+ Trả lời
- Đọc
- Thực hiện yêu cầu
- Nêu kết quả, lớp nhận xét bổ sung.
- Nêu
- Thực hiện yêu cầu
- Nêu kết quả đo
- Nêu yêu cầu bài tập 3. 
- Thực hiện yêu cầu
- Nêu kết quả
- Nhận xét, bổ sung
- Thi vẽ hình
- Nhận xét
- Nêu lại nội dung bài
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 3. Tập đọc 
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
- Đọc đúng rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ khoảng 60 tiếng/ phút)trả lời được một câu hỏi về nội dung đoạn bài, thuộc được hai đoạn thơ đã học ở học kì một - Nghe viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài chính tả (tốc độ viết khoảng 60 chữ /15 phút) không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- HSNK: Đọc lưu loát đoạn văn, đoạn thơ, ngắt nghỉ hơi hợp lí. (Tốc độ đọc trên 60 tiếng/phút); viết đúng và tương đối đẹp bài chính tả (tốc độ viết trên 60 chữ/15 phút).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Phiếu viết tên các bài tập đọc đã học ở HKI
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Kiểm tra tập đọc: 
- Kiểm tra 5 - 6 HS
- Nhận xét, đánh giá
3. Nghe – viết 
- Đọc đoạn văn “ Rừng cây trong nắng" 
+ Đoạn văn gồm có mấy câu?
+ Đoạn văn tả cảnh gì?
+ Có những chữ nào cần viết hoa?
- HS đọc thầm bài, luyện viết các từ khó: uy nghi, tráng lệ, xanh rờn, ngớt.
- Nhận xét, tuyến dương
- Đọc cho HS viết bài
*) Chấm, chữa bài: GV chấm 7 – 8 bài
- Nhận xét bài viết, khen những học sinh viết sạch, đẹp.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc các bài tập đọc đã học, chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe
- Bốc thăm chọn bài kiểm tra, thực hiện theo yêu cầu đọc một đoạn trong các bài tập đọc đã học và trả lời câu hỏi lien quan đến nội dung bài đọc.
- HS nhận xét
- Lắng nghe, đọc lại
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- 1 HS lên bảng viết, lớp thực hiện yêu cầu ra nháp
- Nhận xét
- Nghe - viết bài vào vở .
- Nghe, ghi nhớ
- Nghe.
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 4. Tập đọc - Kể chuyện
ÔN TẬP CUỐI KÌ I (tiết 2)
I. MỤC TIÊU
- Đọc đúng rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ khoảng 60 tiếng/ phút)trả lời được một câu hỏi về nội dung đoạn bài, thuộc được hai đoạn thơ đã học ở học kì một - Tìm được hình ảnh so sánh trong câu văn (BT2); Hiểu được nghĩa của từ biển trong BT 3.
- HSNK: Đọc lưu loát đoạn văn, đoạn thơ (Tốc độ đọc trên 60 tiếng/phút); Đặt được câu có hình ảnh so sánh BT2 và đặt được câu có từ biển theo nghĩa ở BT3.
III. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Kiểm tra tập đọc: 
- Kiểm tra 5 - 6 HS trong lớp.
- Yêu cầu từng em lên bốc thăm để chọn bài đọc. 
- Nhận xét, đánh giá
3. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2: 
- Y/c HS đọc thành tiếng bài tập 2 
- Yêu cầu cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa 
- Giải nghĩa từ “dù”
- HS tự làm bài
- HS nối tiếp nêu lên các sự vật được so sánh 
- Nhận xét, đánh giá:
a) Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ.
b) Đước mọc san sát, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi.
- Y/c HSNK đặt 1 câu có hình ảnh so sánh.
VD: Trăng non đầu tháng như cánh võng lơ lửng giữa bầu trời xanh ngắt. 
- Nhận xét, tuyên dương HS đặt câu tốt.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Y/c HS phát biểu ý kiến
- Nhận xét, đánh giá:
- Y/c HSNK đặt 1 câu có từ biển theo nghĩa trong BT.
VD: Cả một biển người đang tiến về phía nhà thờ đón giáng sinh.
- Nhận xét, tuyên dương HS đặt câu tốt.
4. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS tiếp tục ôn tập chuẩn bị bài sau.
- Bốc thăm chọn bài kiểm tra, thực hiện theo yêu cầu đọc một đoạn trong các bài tập đọc đã học và trả lời câu hỏi lien quan đến nội dung bài đọc.
- Nhận xét
- Đọc 
- Lắng nghe
- Làm bài vào VBT
- Nối tiếp phát biểu ý kiến 
- Nhận xét
- HSNK đặt câu, nhận xét
- Đọc
- Phát biểu cách hiểu của mình
- Nhận xét, bổ sung
- HSNK đặt câu, nhận xét
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 5. Tiếng Anh ( GVBM)
CHIỀU
Tiết 6. Tự nhiên – Xã hội
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌCKÌ I ( Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- Kể được một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc và giới thiệu về gia đình em.
- THBVMT: GD HS có ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng góp phần bảo vệ môi trường.
- THTV: Rèn kĩ năng trình bày, diễn đạt câu.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh ảnh sưu tầm về các bài đã học.
- Vở BT TNXH.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài
2. Ôn tập
* Hoạt động 1: HĐ nhóm 4
- Chia nhóm 4, yêu cầu các nhóm quan sát các tranh hình 1, 2, 3, 4 trang 67 và thảo luận:
- Hình nào thể hiện hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc,...?
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày nội dung thảo luận
- Nhận xét, chốt: Hình 1. TT liên lạc; Hình 2. HĐ công nghiệp; Hình 3. HĐ thương mại; Hình 4. HĐ nông nghiệp.
- Y/c HS liên hệ nơi em đang sống
+ Em hãy nêu lợi ích của các hoạt động phát thanh truyền hình?
+ Em hãy nêu một số HĐ nông nghiệp nơi em đang sống? Các HĐ đó mang lại lợi ích gì?
+ Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại ở tỉnh em? Các HĐ đó mang lại lợi ích gì?
- GV nhận xét, kết luận: Nhờ có các HĐ phát thanh truyền hình mà chúng ta có thể nắm bắt được các thông tin ở khắp các nơi trong nước cũng như nước ngoài. Các HĐ nông nghiệp ở địa phương đem lại lợi ích rất lớn cho con người. Các HĐ CN ở Lạng Sơn như khai thác than ở Na Dương, sản xuất xi măng ở Đồng Bành, sản xuất gạch ngói ở Hợp Thành Cao Lộc,... Các HĐ thương mại như chợ Đồng Kinh, chợ Tân Thanh, siêu thị Thành Đô, ....
* Hoạt động 2. Giới thiệu tranh ảnh sưu tầm trước lớp.
- Chia lớp 4 nhóm, y/c các nhóm dán tranh đã sưu tầm trên phiếu A0, cử đại diện giới thiệu trước lớp.
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên giới thiệu trước lớp về các tranh đã sưu tầm được.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm sưu tầm được nhiều tranh phong phú và kĩ năng trình bày, diễn đạt tốt.
- GDBVMT: 
- Các HĐ công nghiệp mang lại lợi ích lớn, tuy nhiên các công ti, nhà máy, xí nghiệp cần có hệ thống xử lí các chất thải hợp lí trước khi xả ra ngoài để tránh gây ô nhiễm môi trường.
- Các trung tâm thương mại là những nơi trao đổi mua bán sầm uất, hằng ngày lượng rác thải ra ngoài môi trường rất lớn, vì vậy các chất thải cần được gom và tiêu hủy đúng quy cách để tránh gây ô nhiễm môi trường.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Để góp phần giữ cho môi trường xanh sạch đẹp, hằng ngày em đã làm gì?
- Nhận xét tiết học, khen những HS tích cực trong giờ học.
- Dặn chuẩn bị bài sau
- Từng cặp kiểm tra, báo cáo GV
- Nghe, nhận nhiệm vụ
- Tiến hành thảo luận theo nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS liên hệ với địa phương em đang sống.
- HS liên hệ với địa phương em đang sống.
- HS liên hệ với địa phương em đang sống.
- Lớp nhận nhiệm vụ
- Dán tranh sưu tầm được và giới thiệu trong nhóm, nhận xét, bổ sung cho bạn.
- Cử đại diện giới thiệu trước lớp.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Nghe, ghi nhớ
- HS phát biểu liên hệ những việc đã làm ở nhà, ở trường,...
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 7. Đạo đức
THỰC HÀNH KĨ NĂNG HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
- Củng cố các kĩ năng đã học trong học kì I
- HSNK: Xử lí tình huống tốt, trình bày rõ ràng, mạch lạc.
- THTV: Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi, trình bày diễn đạt theo ý hiểu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Chuẩn bị 1 số phiếu, mỗi phiếu ghi 1 tình huống.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: 
2. HĐ1: Ôn tập 
- Giáo viên lần lượt nêu các câu hỏi gợi ý để học sinh nêu lại các kiến thức đã học trong chương trình học kì I.
- Em biết gì về Bác Hồ? 
- Tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và nhi đồng như thế nào? Em cần làm gì để đáp lại tình cảm yêu thương đó?
- Thế nào là giữ lời hứa? Tại sao chúng ta phải giữ lời hứa? 
- Em cần làm gì khi không giữ được lời hứa với người khác?
- Trong cuộc sống hàng ngày em đã tự làm những công việc gì cho bản thân mình?
- Hãy kể một số công việc mà em đã làm chứng tỏ về sự quan tâm giúp đỡ ông bà cha mẹ? 
- Vì sao chúng ta cần chăm sóc ông bà cha mẹ?
- Em sẽ làm gì khi bạn em gặp chuyện buồn, có chuyện vui? 
- Theo em chúng ta tham gia việc trường, việc lớp sẽ đem lại ích lợi gì?
- Nhận xét, đánh giá
3. HĐ2: Xử lí tình huống 
- Y/c HS đóng vai xử lí tình huống sau:
Cả lớp đang dọn vệ sinh sân trường, nhưng An-một bạn nữ khá xinh xắn không chịu làm gì cả. Khi bạn lớp trưởng nhắc nhở thì An nói: Tớ không làm đâu, sẽ hỏng hết tay đẹp, bẩn hết váy đẹp của tớ mất. Các cậu đi mà làm đi.”
- Nhận xét, tuyên dương nhóm xử lí hay.
4. Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS ôn tập, thực hành theo nội dung các bài đã học.
- Lắng nghe
- Nghe, theo dõi
- HS lần lượt trả lời 
- Bác Hồ sinh ngày 19/5/1890 tại Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Em cần chăm ngoan, học giỏi,...
- Đã hứa việc gì thì phải làm, biết giữ lời hứa là người có lòng tự trọng và em sẽ được mọi người tôn trọng.
- Em cần xin lỗi và giải thích rõ lí do khi không giữ được lời hứa.
- HS nêu
- HS kể
- Vì ông bà, cha mẹ là những người đã sinh ra và nuôi ta không lớn, ta cần phải chăm sóc ông bà, cha mẹ,...
- Khi bạn có chuyện buồn, em cần động viên, an ủi bạn. Khi bạn có chuyện vui, em chúc mừng chia vui với bạn.
- Tích cực tham gia việc trường, việc lớp sẽ giúp cho trường lớp luôn sạch đẹp,...
- HS thảo luận, chuẩn bị đóng vai
- HS đại diện hai nhóm lên đóng vai xử lí tình huống
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 8. Thể dục ( GVBM)
Thứ ba ngày 5 tháng 1 năm 2021
SÁNG
Ngày soạn: 2/1/2021
Ngày giảng: 5/1/2021
Tiết 1. Toán
 HÌNH VUÔNG
 A. MỤC TIÊU: 
- Nhận biết một số yếu tố ( đỉnh, cạnh, góc)của hình vuông.
- Vẽ được hình vuông đơn giản ( trên giấy kẻ ô vuông ).
- HSNK: Vận dụng làm thành thạo các bài tập.
- THTV: Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi, diễn đạt câu.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các mô hình có dạng hình vuông ; E ke để kiểm tra góc vuông, thước đo chiều dài.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
- KT 1 HS làm lại bài tập 4 tiết trước
- Nhận xét đánh giá .
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài 
b. Khai thác :
 Giới thiệu hình vuông . 
- Dán mô hình hình vuông lên bảng và giới thiệu: Đây là hình vuông ABCD. 
- Mời 1HS lên bảng dùng ê ke để KT 4 góc của HV và dùng thước đo độ dài các cạnh rồi nêu kết quả đo được.
+ Em có nhận xét gì về các cạnh của hình vuông?
- KL: Hình vuông có 4 góc vuông và có 4 cạnh bằng nhau.
- Gọi nhiều học sinh nhắc lại KL.
c. Luyện tập:
Bài 1: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- HS tự kiểm tra các góc và tìm ra câu trả lời .
- Y/c HS nêu miệng kết quả.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
+ Hình vuông : EGHI .
+ Các hình ABCD và MNPQ không phải là hình vuông.
Bài 2: 
- Gọi học sinh nêu bài tập 2.
- Y/c HS tự làm bài.
- HS nêu miệng kết quả.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
- Ta có : 4 cạnh của hình vuông ABCD là 3 cm và độ dài 4 cạnh hình vuông MNPQ là 4cm. 
Bài 3: 
- HS đọc yêu cầu BT.
- Yêu cầu học sinh quan sát kĩ hình vẽ để kẻ một đoạn thẳng để có hình vuông .
- Gọi hai học sinh lên bảng kẻ .
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 4: 
- HS đọc yêu cầu BT.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ 
- Gọi hai học sinh lên bảng vẽ .
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
d. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
- 1HS làm bài tập.
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Cả lớp quan sát mô hình.
- 1HS lên đo rồi nêu kết quả.
- Lớp rút ra nhận xét:
+ Hình vuông ABCD có 4 góc đỉnh A, B, C, D đều là góc vuông.
+ Hình vuông ABCD có 4 cạnh đều bằng nhau : AB = BC = CD = DA. 
- Nghe
- Học sinh nhắc lại KL.
- Một em nêu yêu cầu bài.
- Lớp tự làm bài. 
- 2HS nêu miệng kết quả, lớp bổ sung.
- Một em đọc đề bài 2 .
- Cả lớp thực hiện dùng thước đo độ dài các cạnh hình vuông và kết luận
- Nhận xét
- 1 em đọc yêu cầu của bài.
- Quan sát hình vẽ và thực hiện kẻ thêm một đoạn thẳng để tạo ra hình vuông.
- 2HS lên bảng làm bài. Lớp nhận xét bổ sung.
- Đọc yêu cầu
- Quan sát hình vẽ
- Lớp vẽ vào vở. Hai học sinh lên bảng vẽ.
- Nghe
Tiết 2. Chính tả
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (tiết 3)
I. MỤC TIÊU
- Đọc đúng rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ khoảng 60 tiếng/ phút)trả lời được một câu hỏi về nội dung đoạn bài, thuộc được hai đoạn thơ đã học ở kì một.
- HSNK đọc lưu loát đoạn văn đoạn thơ.
- Điền đúng nội dung vào giấy mời theo mẫu (bt2).
- GDHS yêu thích học Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ dầu năm đến nay.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Kiểm tra tập đọc: 
- Kiểm tra 5-6 HS trong lớp 
- Nhận xét, đánh giá
3. Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2
- Phát phiếu cho HS
- Y/c HS đọc giấy mời
- Nhận xét, đánh giá
GIẤY MỜI
Kính gửi: Cô Cam Thị Hường ( Hiệu trưởng trường tiểu học xã Yên Trạch)
Lớp 3A2 trân trọng kính mời cô
Tới dự buổi Liên hoan chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11.
Vào hồi: 7 giờ 30 phút, ngày 19 – 11 – 2018
Tại lớp 3A2, trường tiểu học xã Yên Trạch
Chúng em rất mong được đón tiếp cô.
4. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe 
- Bốc thăm chọn bài kiểm tra, thực hiện theo yêu cầu đọc một đoạn trong các bài tập đọc đã học và trả lời câu hỏi lien quan đến nội dung bài đọc.
- Nhận xét
- Đọc
- Điền vào phiếu
- Đọc giấy mời đã điền hoàn chỉnh
- Nhận xét
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 3. Tập viết
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA (tiết 4)
I. MỤC TIÊU: 
- Tiếp tục kiểm tra tập đọc, HTL. 
- Củng cố ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy. Điền đúng vào ô trống dấu chấm, dấu phẩy trong đoạn văn BT 2.
- HSNK: Vận dụng làm tốt các bài tập.
II. CHUẨN BỊ: Nội dung
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
1. Ôn định lớp
2. Kiểm tra : Giáo viên gọi h/s lên bốc thăm bài tập đọc và xem lại bài trong 2 phút, đọc bài
- Nhận xét.
3. Bài tập 2: Gọi h/s đọc đoạn văn và nêu y/c
- Cho h/s thảo luận theo cặp
- Cho 1 em lên làm bài trên bảng phụ.
- Giáo viên nhận xét chốt lời giải đúng
 Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nứt nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, lắm dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống chọi nổi. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng. Rễ phải cắm sâu vào lòng đất.
- Gọi HS đọc lại bài
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại ND bài
- Nhận xét tiết học, dặn về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS bốc thăm và đọc bài theo phiếu kết hợp trả lời câu hỏi theo yêu cầu
- HS đọc y/c
- HS đọc thầm đoạn văn và thảo luận theo cặp
- 1 HS làm bảng phụ, nhận xét
- Đọc lại bài làm đúng.
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nghe, ghi nhớ.
Tiết 4. Tự nhiên và Xã hội
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học , HS biết :
- Nêu được tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người.
- GDSDNLTK&HQ: Giáo dục học sinh biết phân loại và xử lí rác hợp vệ sinh như một số rác rau, củ, quả có thể làm phân bón, một số rác có thể tái chế thành các sản phẩm khác nhằm làm giảm thiểu sự lng phí khi dng cc vật liệu, gĩp phần tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng có hiệu quả.
- Thực hiện những hành vi đúng để tránh ô nhiễm do rác thải gây ra đối với môi trường sống.
*GDKNS:
- Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin để biết tác hại của rác và ảnh hưởng của các sinh vật sống, nước tiểu, nước bẩn tới sức khỏe con người.
- Kĩ năng tư duy phê phán: Có tư duy phân tích, phê phán các hành vi, việc làm không đúng làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường.
- Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm, cam kết thực hiện các hành vi đúng, phê phán và lên án các hành vi không đúng nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ môi trường.
- Kĩ năng hợp tác: Hợp tác với mọi người xung quanh để bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ 
 Tranh ảnh sưu tầm được về rác thải, cảnh thu gom và xử lí rác thải, các hình trong SGK trang 68, 69
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ : Ôn tập và kiểm tra học kì 1 
Cho học sinh liên hệ thực tế ở địa phương nơi đang sống để kể về những hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, mà em biết
- Giáo viên nhận xét
2. Bài mới :
* Giới thiệu bài 
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 
a.Mục tiêu : HS biết được sự ô nhiễm
và tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người. GDKNS: Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin.
b.Cách tiến hành :
Giáo viên chia lớp thành các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 1, 2 trang 68 SGK và trả lời câu hỏi theo gợi ý :
+ Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác. Rác có hại như thế nào ?
+ Những sinh vật nào thường sống ở đống rác, chúng có hại gì đối với sức khoẻ con người ?
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên nêu thêm những hiện tượng về sự ô nhiễm của rác thải ở những nơi công cộng và tác hại đối với sức khoẻ con người.
® Kết luận: Trong các loại rác, có những loại rác dễ bị thối rữa và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Chuột, gián, ruồi, thường sống ở nơi có rác. Chúng là những con vật trung gian truyền bệnh cho người.
* Liên hệ: 
- Ở nhà em, rác thải em thường xử lí thế nào?
- Khi gặp xác chết các con vật chết, em đã làm gì?
Hoạt động 2 : Làm việc theo cặp
a.Mục tiêu : HS nói được những việc làm đúng và những việc làm sai trong việc thu gom rác thải. Lồng ghép giáo dục SDNLTK&HQ
b.Cách tiến hành :
- Giáo viên cho từng cặp học sinh quan sát các hình trong SGK trang 69 và những tranh ảnh sưu tầm được, trả lời câu hỏi theo gợi ý :
+ Chỉ và nói việc làm nào đúng, việc làm nào sai?
+ Cần làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng? 
+ Em đã làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng?
+ Hãy nêu cách xử lí rác ở địa phương em.
- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
- Giáo viên cho học sinh liên hệ đến môi trường nơi các em đang sống: đường phố, ngõ xóm, bản làng 
* Liên hệ: Nếu em nhìn thấy một người nào đó đổ rác không đúng quy định, hoặc vứt xác con vật chết xuống suổi, em sẽ nói với họ thế nào?
- GV HD HS xử lí rác thải theo 4 cách 
Cách 1
Cách 1
Cách 1
Cách 1
Chôn
Đốt
Ủ ( để bón ruộng, trồng rau,...)
Tái chế
- GV kết luận chung: Chúng ta nên biết phân loại và xử lí rác thải hợp vệ sinh: một số rác rau, củ, quả, có thể làm phân bón, một số rác có thể tái chế thành các sản phẩm khác, như vậy đã làm giảm thiểu sự lãng phí khi dùng các vật liệu , góp phần tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng có hiệu quả.
3. Củng cố, dặn dò:
- Cho HS liên hệ những việc em đã làm ở lớp, ở trường, ở nhà để giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Yêu cầu HS cùng tuyên truyền cho mọi người xung quanh cùng thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Nhận xét tiết học, dặn chuẩn bị bài sau.
Học sinh liên hệ 
- HS khác nhận xét
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
Rác (vỏ đồ hộp, giấy gói thức ăn ) nếu vứt bừa bãi sẽ là vật trung gian truyền bệnh
Xác chết xúc vật vứt bừa bãi sẽ bị thối rữa sinh nhiều mầm bệnh và còn là nơi để một số sinh vật sinh sản và truyền bệnh như: ruồi, muỗi, chuột, 
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
* Học sinh liên hệ
- HS quan sát, thảo luận và trả lời các câu hỏi
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS phát biểu ý kiến
- HS liên hệ bản thân
- Nghe, ghi nhớ, thực hiện.
Tiết 5. Âm nhạc ( GVBM)
CHIỀU 
Tiết 6. Thể dục ( GVBM)
Tiết 7. Tiếng Anh ( GVBM)
Tiết 8. Thủ công
 CẮT DÁN CHỮ VUI VẺ (tiết 2)
I. Mục tiêu :
 - Kẻ, cắt, dán được chữ Vui Vẽ. Các nét chữ tương đối phẳng và đều nhau. 
Các chữ dán phẳng và cân đối.
- GDHS yêu thích sản phẩm làm ra. 
II. Đò dùng dạy học: Mẫu của chữ VUI VẺ đã dán. Tranh về quy trình kẻ , cắt , dán chữ VUI VẺ.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác:
* Hoạt động 3: - Yêu cầu học sinh nhắc lại các quy trình gấp cắt và dán chữ “Vui vẻ “.
- Treo tranh quy trình gấp cắt chữ “ vui vẻ “ lên bảng. 
- Nhắc lại một lần quy trình này .
+ Bước 1 : Kẻ cắt các chữ VUI VẺ và dấu hỏi.
- Hướng dẫn các quy trình kẻ , cắt và dán chữ V, U, I, E như tiết trước đã học.
+ Bước 2: Dán thành chữ VUI VẺ.
+ Sau khi hướng dẫn xong cho HS thực hành kẻ, cắt và dán chữ VUI VẺ vào vở .
* Hoạt động 4 : - Yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm trước lớp.
- Hướng dẫn lớp nhận xét từng sản phẩm .
- Chọn ra một số sản phẩm đẹp tuyên dương HS.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhắc lại nd bài
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà xem trước bài sau.
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình .
- Lớp theo dõi.
- 2HS nhắc lại cách kẻ, cắt dán các chữ V, U , E , I .
- Lớp quan sát về quy trình gấp cắt dán chữ “ VUI VẺ “ kết hợp lắng nghe để nắm về các bước và quy trình kẻ, cắt, dán các con chữ.
- Tiến hành kẻ , cắt chữ VUI VẺ theo hướng dẫn của giáo viên vào vở .
- Theo dõi
- Thực hành
- Các nhóm trưng bày sản phẩm trước lớp .
- Nhận xét đánh giá sản phẩm của nhóm khác 
- Nhắc lại
- Nghe
Thứ tư ngày 6 tháng 1 năm 2021
SÁNG
Ngày soạn: 3/1/2021
Ngày giảng: 6/1/2021
Tiết 1. Toán
CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU
- Nhớ quy tắc tính chu vi hình chữ nhật và vận dụng được để tính chu vi hình chữ nhật (biết chiều dài, chiều rộng).
- Giải toán có nội dung liên quan đến chu vi hình chữ nhật.
- Bài tập cần làm: 1, 2, 3
- HSNK: Vận dụng làm thành thạo các bài tập.
- THTV: Rèn kĩ năng đọc hiểu, trả lời câu hỏi, diễn đạt câu, trình bày câu lời giải.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Vẽ sẵn hình chữ nhật có kích thước 3 dm và 4 dm. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- HS lên bảng vẽ hình vuông và hình chữ nhật, nêu tên các đỉnh, các cạnh của hình.
- Nhận xét, đánh giá
B. BÀI MỚI
1.Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài dạy 
2. Xây dựng quy tắc tính chu vi hình chữ nhật: 
- Vẽ tứ giác MNPQ lên bảng:
5cm
 4cm 4cm
3cm
- Y/c HS tính chu vi hình tứ giác MNPQ.
- Gọi HS nêu kết quả
- Treo tiếp hình chữ nhật có số đo 4 dm và 3 dm vẽ sẵn lên bảng. 
4dm
 3dm 3dm
4dm
- Y/c HS tính chu vi của HCN.
- Gọi HS nêu miệng kết quả, GV ghi bảng.
- Hướng dẫn HS đưa về phép tính
 (4 + 3) x 2 = 14 (dm)
+ Muốn tính chu vi HCN ta làm thế nào?
- Kết luận quy tắc: Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng ( cùng một đơn vị đo) rồi nhân với 2.
- Cho HS học thuộc quy tắc.
- HDHS hệ thống hóa thành công thức để tính chu vi hình chữ nhật.
P = ( a + b) x 2
Trong đó: P là chu vi, a là chiều dài, b là chiều rộng. 
* Mở rộng, khắc sâu KT: Y/c HS tính chu vi quyển SGK toán
- Nhận xét, tuyên dương
3. Luyện tập: 
Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Gọi HS nêu lại cách tính chu vi hình chữ nhật rồi tự làm bài.
- 2HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét, đánh giá:
a) Chu vi hình chữ nhật là:
(10 + 5) x 2 = 30 (cm)
b) Đổi 2 dm = 20 cm
 Chu vi hình chữ nhật là:
( 20 + 13) x 2 = 66 ( cm)
- HS nhắc lại quy tắc tính chu vi hình chữ nhật.
Bài 2: 
- HS đọc bài toán 
- HS tự làm bài
- Nhận xét, đánh giá
Bài giải
Chu vi mảnh đất hình chữ nhật:
( 35 + 20 ) x 2 = 110 (m)
 Đáp số: 110 m
Bài 3: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài 3.
- Y/c HS tự làm bài
- Gọi HS nêu kết quả 
- Nhận xét, đánh giá
+ Chu vi hình chữ nhật ABCD là 188 cm
+ Chu vi hình chữ nhật MNPQ là 188 cm
=> Kết luận C. Chu vinh HCN ABCD bằng chu vi HCN MNPQ.
4. Củng cố - Dặn dò: 
- Muốn tính chu vi HCN ta làm thế nào?
- Em hãy nêu công thức tính chu vi hình chữ nhật
- Nhận xét, đánh giá tiết học 
- Dặn HS xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- 2HS lên bảng vẽ
- Nhận xét, đánh giá
- Lắng nghe
- Quan sát hình vẽ.
- Thực hiện yêu cầu
- Nêu kết quả và cách tính
- Thực hiện yêu cầu
- Trả lời
- Nghe, nhắc lại
- Học thuộc quy tắc
- Nghe, ghi nhớ
- HS nhắc lại
- HS thực hành độc lập, đo và tính chu vi, báo cáo kết quả.
- Nhận xét
- Nêu
- Thực hiện yêu cầu
- 2HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét
- Nhắc lại quy tắc
- Đọc
- 1HS lên bảng làm, lớp làm vào vở
- Nhận xét
- Đổi chéo vở để chấm bài kết hợp tự sửa bài 
- Đọc
- Thực hiện yêu cầu
- Nêu kết quả và cách làm
- Nhận xét, bổ sung
- 2 HS trả lời.
- 2 HS nêu
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 2. Tập đọc 
	ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (tiết 5)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ khoảng 60 tiếng/ phút)trả lời được một câu hỏi về nội dung đoạn bài, thuộc được hai đoạn thơ đã học ở học kì một - Nghe viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài chính tả (tốc độ viết khoảng 60 chữ /15 phút) không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Bước đầu viết được Đơn xin cấp lại thẻ đọc sách
- HSNK: Đọc lưu loát đoạn văn, đoạn thơ, ngắt nghỉ hơi hợp lí. 
- Giáo dục lòng yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc HTL.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ
- Gọi HS đọc bài thuộc lòng tuần 17
- Nhận xét
2. Bài mới: Giới thiệu bài 
a. Kiểm tra tập đọc:
- Từng em lên bốc thăm bài đọc.
- GV nhận xét, đánh giá.
b. Bài tập 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- HS đọc lại mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
- Mẫu đơn hôm nay các em viết khác với mẫu đơn đã học như thế nào?
- Y/c học sinh làm bài
- Y/c HS đọc đơn vừa viết.
- Nhận xét, tuyên dương những học sinh viết tốt.
VD: 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 Yên Trạch, ngày 2 tháng 1 năm 2020
ĐƠN XIN CẤP THẺ ĐỌC SÁCH
Kính gửi: Thư viện trường tiểu học xã Yên Trạch
Em tên là: Lương Trà My
Sinh ngày 8 tháng 7 năm 2010; Nữ
Nơi ở: thôn Kéo Khoác, xã Yên Trạch
Học sinh lớp 3A2 trường tiểu học xã Yên Trạch.
Em làm đơn này xin đề nghị thư viện cấp cho em thẻ đọc sách năm 2020.
Được cấp thẻ đọc sách, em xin hứa thực hiện đúng mọi quy định của Thư viện.
Em xin trân trọng cảm ơn.
 Người làm đơn
 My
 Lương Trà My
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò chuẩn bị bài sau.
- Đọc, nhận xét
- Nghe
- Bốc thăm chọn bài kiểm tra, thực hiện theo yêu cầu đọc một đoạn trong các bài tập đọc đã học và trả lời câu hỏi lien quan đến nội dung bài đọc.
- Nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc lại mẫu đơn trang 11 SGK.
- Đây là mẫu đơn xin cấp lại thẻ đọc sách đã bị mất.
- HS làm bài.
- Vài học sinh đọc đơn trước lớp, HS khác nhận xét
- Nghe.
Tiết 3. Thể dục ( GVBM)
Tiết 4. Tin học ( GVBM)
Tiết 5. Mĩ thuật ( GVBM)
Thứ năm ngày 7 tháng 1 năm 2021
Ngày soạn: 3/1/2021
Ngày giảng: 7/1/2021
SÁNG
Tiết 1. Toán 
CHU VI HÌNH VUÔNG
I. MỤC TIÊU
- Nhớ quy tắc tính chu vi hình vuông (độ dài cạnh nhân 4)
- Vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình vuông và giải toán có nội dung liên quan đến chu vi hình vuông.
- Bài tập cần làm: 1, 2, 3, 4
- HSNK: Vận dụng làm thành thạo các bài tập.
- THTV: Rèn kĩ năng đọc, hiểu trình bày câu, diễn đạt đầy đủ rõ ràng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Vẽ sẵn hình chữ nhật có kích thước 3 dm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- Tính chu vi hình chữ nhật có chiều 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_18_nam_hoc_2020_2021_to.doc