Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 31 - Năm học 2018-2019 (Bản hay)

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 31 - Năm học 2018-2019 (Bản hay)

I. MỤC TIÊU:

Nêu được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt trời: từ Mặt trời ra xa dần, Trái Đất là một hành tinh thứ ba trong hệ Mặt trời.

* Các KNSCB được giáo dục trong bài: Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm thực hiện các hoạt động giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp: giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh nơi ở; trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh.

II. CHUẨN BỊ:

 Đèn chiếu.

III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:

Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố kiến thức bài Sự chuyển động của Trái Đất

- 1 HS nêu hướng chuyển động của Trái Đất.

- 1 HS nêu sự chuyển động của Trái Đất.

- GV nhận xét.

Hoạt động 2: (8-10’): Quan sát tranh theo cặp

Bước 1:

- GV nêu: Hành tinh là thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời.

- HS quan sát hình 1 SGK trang 116 và trả lời theo nhóm đôi:

+ Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh?

+ Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ mấy?

+ Tại sao Trái Đất được gọi là hành tinh của hệ Mặt Trời?

Bước 2:

- 1 số HS trả lời trướp lớp.

- Bổ sung, hoàn thiện câu trả lời của HS.

* Kết luận: Trong hệ Mặt Trời có 9 hành tinh, chúng chuyển động không ngừng quanh Mặt Trời và cùng với Mặt Trời tạo thành hệ Mặt Trời.

Hoạt động 3: (6-8’): Thảo luận nhóm (4 em)

Bước 1: HS trong nhóm thảo luận theo các câu hỏi hợi ý sau:

- Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào có sự sống?

- Chúng ta phải làm gì để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp?

Bước 2:

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Nhận xét, bổ sung, hoàn thiện phần trình bày của các nhóm.

* Kết luận: Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống. Để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp, chúng ta phải trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh; vứt rác, đổ rác đúng nơi quy định; giữ vệ sinh môi trường xung quanh, .

 

doc 19 trang ducthuan 05/08/2022 1650
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 31 - Năm học 2018-2019 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31. Thứ hai ngày 21 tháng 4 năm 2019
Đạo đức:
CHĂM SÓC CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- HS biết chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi ở nhà, ở trường, ...
- HS biết thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến của trẻ em:
+ Đồng tình, ủng hộ những hành vi chăm sóc cây trồng, vật nuôi;
+ Biết phản đối những hành vi phá hoại cây trồng, vật nuôi.
+ Báo cho người có trách nhiệm khi phát hiện hành vi phá hoại cây trồng, vật nuôi.
II. CHUẨN BỊ:
 Máy chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Nêu một số hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi
- HS nêu các hoạt động.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: (4-6'): Báo cáo kết quả điều tra
- HS trình bày kết quả điều tra.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả điều tra.
- Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3: (8-10’): Đóng vai
- GV chia nhóm đóng vai theo các tình huống.
- HS thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
- Từng nhóm lên đóng vai.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận:
Tình huống 1: Tuấn nên tưới cây và giải thích cho bạn hiểu.
Tình huống 2: Dương nên đắp lại bờ ao hoặc báo cho người lớn biết.
Tình huống 3: Nga nên dừng chơi, đi cho lợn ăn.
Tình huống 4: Hải khuyên Chính không đi trên thảm cỏ.
Hoạt động 4: (12-14’): Vẽ tranh, hát, ... về Chăm sóc cây trồng, vật nuôi
- HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 5: (5-7'): Trò chơi Ai nhanh, ai đúng?
- GV chia nhóm - phát phiếu học tập.
- Phổ biến luật chơi.
- HS tham gia trò chơi.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 6: (1-2’): Hoạt động nối tiếp
- GV nêu kết luận chung.
- GV nhận xét tiết học.
- Về thực hành chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
Toán:
NHÂN SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU:
Biết cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số (có nhớ không quá hai lần và nhớ không liên tiếp).
II. CHUẨN BỊ:
 Máy chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố cộng, trừ các số trong phạm vi 100 000
- 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính, cả lớp làm vào bảng con:
75073 – 6128; 76234 + 9580
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (8-10'): Hướng dẫn HS thực hiện phép nhân 14273 x 3
- GV nêu phép tính : 14273 3 = ?
- HS đặt tính rồi tính : 14273
 3
 42819
- HS viết theo hàng ngang : 14 273 3 = 42819.
* Lưu ý: Nhân rồi mới cộng phần nhớ (nếu có) ở hàng liền trước.
Hoạt động 3: (16-18'): Luyện tập, thực hành
HS làm bài tập 1, 2, 3 (SGK trang 161)
* Bài tập 1: Viết (theo mẫu):
- 1 HS giải thích mẫu.
- Cả lớp làm vào vở.
- HS nêu bài làm, nêu cách làm.
- Nhận xét, bổ sung, chốt kết quả đúng: 64578; 81458; 68368; 75700.
Củng cố cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.
* Bài tập 2: Số?
- Cả lớp làm vào vở ô li, 3 HS lên bảng làm, nêu lại cách làm.
- Nhận xét, bổ sung, chốt kết quả đúng: 95455; 78420; 74963.
Tiếp tục củng cố cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.
* Bài tập 3: Tính số thóc cả hai lần chuyển vào kho?
- HS đọc bài toán, nêu cách giải bài toán:
Bước 1: Tính số kg thóc chuyển lần sau.
Bước 2: Tính số thóc cả hai lần chuyển vào kho.
- Cả lớp làm vào vở ô li, 1 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng: Cả hai lần chuyển vào kho được 81450kg thóc.
Củng cố giải toán liên quan đến nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.
Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS xem lại các bài tập.
Tự nhiên và Xã hội:
TRÁI ĐẤT LÀ MỘT HÀNH TINH TRONG HỆ MẶT TRỜI
I. MỤC TIÊU:
Nêu được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt trời: từ Mặt trời ra xa dần, Trái Đất là một hành tinh thứ ba trong hệ Mặt trời.
* Các KNSCB được giáo dục trong bài: Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm thực hiện các hoạt động giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp: giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh nơi ở; trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
II. CHUẨN BỊ:
 Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố kiến thức bài Sự chuyển động của Trái Đất
- 1 HS nêu hướng chuyển động của Trái Đất.
- 1 HS nêu sự chuyển động của Trái Đất.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: (8-10’): Quan sát tranh theo cặp
Bước 1:
- GV nêu: Hành tinh là thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời.
- HS quan sát hình 1 SGK trang 116 và trả lời theo nhóm đôi:
+ Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh?
+ Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ mấy?
+ Tại sao Trái Đất được gọi là hành tinh của hệ Mặt Trời?
Bước 2:
- 1 số HS trả lời trướp lớp.
- Bổ sung, hoàn thiện câu trả lời của HS.
* Kết luận: Trong hệ Mặt Trời có 9 hành tinh, chúng chuyển động không ngừng quanh Mặt Trời và cùng với Mặt Trời tạo thành hệ Mặt Trời.
Hoạt động 3: (6-8’): Thảo luận nhóm (4 em)
Bước 1: HS trong nhóm thảo luận theo các câu hỏi hợi ý sau:
- Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào có sự sống?
- Chúng ta phải làm gì để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp?
Bước 2:
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Nhận xét, bổ sung, hoàn thiện phần trình bày của các nhóm.
* Kết luận: Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống. Để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp, chúng ta phải trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh; vứt rác, đổ rác đúng nơi quy định; giữ vệ sinh môi trường xung quanh, ...
Hoạt động 4: (10-12’): Thi kể về hành tinh trong hệ Mặt Trời
Bước 1: GV chia lớp thành 3 nhóm.
Bước 2:
- HS trong nhóm nghiên cứu các tư liệu để hiểu về hành tinh.
- HS tự kể về hành tinh trong nhóm.
Bước 3:
- Đại diện nhóm kể trước lớp.
- GV và HS nhận xét phần trình bày của các nhóm.
- GV khen nhóm kể hay, đúng và nội dung phong phú.
Hoạt động 5: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS xem lại bài học và chuẩn bị bài sau.
Luyện toán: (2t)
ÔN TẬP NHÂN SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU: 
 HS được củng cố, luyện tập kĩ hơn về:
- Biết nhân số có năm chữ số với số có một chữ số
- Biết tính nhẩm, tính giá trị của biểu thức.
II. CHUẨN BỊ:
- Vở ôn tập và KT.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (5') Củng cố nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số
- HS làm bài tập 2
- Cả lớp nhận xét.
Hoạt động 2: (27') Luyện tập - thực hành(trang 161- SGK)
Bài 1: * HS đọc y/c bài tập 1: Tính
- Cả lớp làm vào vở bài tập
- 4 HS TB, yếu lênbảng làm
- Nhận xét bổ sung
Bài 2: * HS đọc bài tập 2: Số.
- Cả lớp làm vào vở bài tập
- 3 HS TB, yếu nêu miệng bài làm
- Nhận xét bổ sung
*GV chốt: Củng cố nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số
Bài 3: * HS đọc bài tập 3: Tính cả hai lần chuyển vào kho?
- 2-3HS phân tích đề bài.
- Cả lớp làm vào vở bài tập
- 1HS khá, giỏi làm bài tập
- Nhận xét bổ sung
* GVKL: Cả hai lần chuyển vào kho số kg thóc là: 81450 kg thóc.
Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp 
GV nhận xét tiết học 
Luyện tiếng việt:
ÔN TẬP TUẦN 31.
I- MỤC TIÊU :
- Củng cố cách đọc bài, nội dung bài và cách kể câu chuyện Gặp gỡ ở 
Lúc - xăm – bua.
II. CHUẨN BỊ:
- Vở ôn tập và KT.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (15-18') Củng cố cách đọc và ND câu chuyện Gặp gỡ ở Lúc - xăm -bua
- HS tiếp nối nhau đọc mỗi em 1đoạn.
- 2 HS đọc cả bài .
- HS đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi.
- HS nêu nội dung chính của câu chuyện.
*GV chốt lại : Cuộc gặp gỡ thú vị đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với HS một trường tiểu học ở Lúc - xăm - bua thể hiện tình hữu nghị đoàn kết giữa các dân tộc.
Hoạt động 2: (13-15') HS kể chuyện
* GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào trí nhớ và gợi ý HS kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời của của mình lời kể tự nhiên, sinh động, thể hiện đúng nội dung.
* HS kể chuyện
- HS đọc gợi ý trong SGK
- HS kể mẫu
- HS thi kể chuyện
- HS kể toàn bộ câu chuyện
- Nhận xét bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất
*Hoạt động 3: (3-5') Hoạt động nối tiếp: 
- GV nhận xét tiết học. 
- Về tập kể chuyện.
Thứ ba ngày 17 tháng 4 năm 2018 
Toán:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.
- Biết tính nhẩm, tính giá trị của biểu thức.
II. CHUẨN BỊ:
 Vở BT toán.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số
- 2 HS đặt tính rồi tính trên bảng lớp, cả lớp làm vào bảng con:
12008 x 9 = , 10305 x 7=
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành
HS làm bài tập 1, 2, 3b, 4 (SGK trang 162)
* Bài tập 1: Đặt tính rồi tính:
- Cả lớp làm vào vở ô li, 4 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, nêu lại cách thực hiện.
- GV chốt kết quả đúng: a) 86872; 48792; b) 90305; 64020
Củng cố nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.
* Bài tập 2: Tính số lít dầu còn lại trong kho?
- HS nêu cách giải bài toán:
Bước 1: Tìm số dầu đã chuyển.
Bước 2: Tìm số dầu còn lại trong kho.
- Cả lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, bổ sung, chốt câu lời giải đúng: Trong kho còn lại 31005lít dầu.
* Bài tập 3b: Tính giá trị của biểu thức:
- Cả lớp làm vào vở ô li, 2HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, nêu lại cách làm.
- GV chốt đáp án đúng: 46897; 18599
Củng cố cách tính giá trị biểu thức (dạng có phép nhân và phép cộng, phép nhân và phép trừ).
* Bài tập 4: Tính nhẩm (theo mẫu):
- 1 HS nêu mẫu.
- Cả lớp làm vào vở ô li.
- HS nêu bài làm.
- Nhận xét, chốt đáp án đúng: a) 6000; 6000; 8000; 10 000; b) 22 000; 24 000;
39 000; 30 000.
Củng cố cách nhân nhẩm các số tròn nghìn.
Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
Tập đọc - Kể chuyện:
BÁC SĨ Y - ÉC - XANH (2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
A. Tập đọc:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ ngữ: nghiên cứu, vỡ vụn, chân trời, 
- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
- Hiểu các từ ngữ: ngưỡng mộ, dịch hạch, nơi góc biển chân trời, toa hạng ba, bí ẩn, nhiệt đới, 
- Hiểu nội dung câu chuyện: Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y - éc - xanh (sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại). Nói lên sự gắn bó của Y - éc - xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong SGK).
B. Kể chuyện:
Bước đầu biết kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của bà khách, dựa theo tranh minh hoạ.
II. CHUẨN BỊ:
 Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
TẬP ĐỌC
(1,5 tiết)
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố kĩ năng đọc hiểu
- 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Một mái nhà chung, trả lời các câu hỏi về n/dung bài.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: (16-18'): Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
- Luyện đọc từng câu - Luyện đọc từ HS đọc sai.
- Luyện đọc từng đoạn trước lớp, giải nghĩa từ (Mục I).
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đọc đồng thanh đoạn cuối.
Hoạt động 3: (12-14’): Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm từng đoạn, trả lời câu hỏi.
- GV chốt lại các ý đúng.
- HS nêu nêu ý chính của bài.
- GVchốt lại: Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y - éc - xanh (sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại). Nói lên sự gắn bó của Y - éc - xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung.
Hoạt động 4: (13-15’): Luyện đọc lại
- GV đọc lại.
- HD HS đọc theo phân vai: 3 HS.
- 2 - 3 nhóm thi đọc truyện theo vai.
- GV tổng kết, đánh giá.
KỂ CHUYỆN
(0,5 tiết)
Hoạt động 1: (1-2'): GV nêu nhiệm vụ
- Dựa vào tranh minh họa, nhớ lại và kể đúng nội dung câu chuyện theo lời của bà khách.
Hoạt động 2: (16-18’): Hướng dẫn HS kể chuyện theo tranh
- HS quan sát tranh, nêu vắn tắt nội dung mỗi tranh.
- HS kể chuyện theo vai bà khách.
- Kể theo từng cặp (1 đoạn).
- HS thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- Bình chọn bạn kể chuyện hay.
Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- HS về nhà tập kể chuyện.
Chính tả:
Nghe - viết: BÁC SĨ Y - ÉC - XANH
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập điền các tiếng có âm dễ lẫn: r/ d / gi . Viết đúng chính tả lời giải câu đố.
II. CHUẨN BỊ:
Bảng lớp viết 3 lần bài tập 1a.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố về phân biệt tr/ ch
- HS viết vào bảng con 4 từ có tiếng bắt đầu bằng ch/ tr.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (18-20’): Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị :
- GV đọc đoạn chính tả, 2 HS đọc lại.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu ND bài viết: Vì sao bác sĩ Y- éc - xanh là người Pháp nhưng ở lại Nha Trang ? (Ông coi trái đất này là ngôi nhà chung những bệnh nhiệt đới).
- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả - cách trình bày.
- HS luyện viết những chữ dễ viết sai: đích thực, Nha Trang, rộng mở.
b. GV đọc cho HS viết bài.
c. Nhận xét:
- GV đọc cho HS soát bài.
- HS đổi chéo vở soát lỗi cho bạn.
- GV chấm 5-7 bài, chữa lỗi, nhận xét và đánh giá.
Hoạt động 3: (6-8’): Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
* Bài tập 1a: Điền vào chỗ trống r / d / g?
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
- 2 HS lên bảng làm bài tập.
- Nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại: dáng hình, rừng xanh, rung mành (giải câu đố).
Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Xem lại các bài tập.
Luyện Toán:
ÔN: NHÂN SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (2t)
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố nhân số có năm chữ số với số có một chữ số với số có một chữ số (có hai lần không nhớ liền nhau).
- Củng cố kĩ năng giải toán có lời văn.
II. CHUẨN BỊ:
- Vở ôn tập và KT 
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố nhân số có năm chữ số với số có một chữ số
- 2 HS đặt tính rồi tính trên bảng lớp, cả lớp làm vào bảng con:
21625 x 4; 15180 x 6
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành
* Bài tập 1: Tính:
- HS tự làm bài.
- HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả tính.
- HS chữa bài theo đáp án đúng: 30699; 84072; 37581; 92204; 75560; 72780.
- HS nêu lại cách tính cột 1.
Củng cố cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số (có hai lần không nhớ liền nhau).
* Bài tập 2: Số?
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
- 4 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, nêu lại cách làm, chốt kq đúng: 63036; 91740; 96048; 91827.
Củng cố nhân số có năm chữ số với số có một chữ số (thông qua cách tìm tích).
* Bài tập 3: Tính số quyển vở chuyển hai lần lên miền núi?
- HS đọc bài toán, nêu cách giải:
+ Bước 1: Tính số vở chuyển lên miền núi lần hai.
+ Tính số vở cả hai lần chuyển lên miền núi.
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
- 1 HS lên bảng làm
- Nhận xét, nêu các câu lời giải khác nhau, chốt đáp án đúng: Cả hai lần chuyển lên miền núi 73 000 quyển vở.
Củng cố kĩ năng giải toán.
Hoạt động 3: (2-3'): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Xem lại các bài tập.
Luyện tiếng việt:
ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU TUẦN 31 
I. MỤC TIÊU: 
1.Tiếp tục rèn luyện về phép nhân hóa: nhận ra hiện tượng nhân hóa,cảm nhận cái hay của những hình ảnh nhân hóa .
2.Ôn luyện về câu hỏi vì sao? tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi vì sao ? trả lời đúng các câu hỏi vì sao?
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Phiếu học tập cho HS 
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU: 
Hoạt động 1: (12-15') Ôn phép nhân hóa 
+ Có mấy cách nhân hóa? Đó là những cách nào?
+ HS nêu ví dụ về nhân hoá.
* GV chốt lại : Có 3 cách nhân hóa đó là:
- Gọi sự vật bằng từ dùng để gọi ngườ.
- Tả sự vật bằng những từ dùng để tảt người.
- Nói với sự vật như nói với người.
- Cách nhân hóa các sự vật, con vật như vậy thật hay và đẹp vì nó làm cho các sự vật, con vật sinh động hơn, đáng yêu hơn.
Hoạt động 2: (12-15') Ôn cách trả lời câu hỏi vì sao ?
* HS đọc y/c bài tập 2: Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi "vì sao" ?
- 1HS khá,TB lên bảng làm
- Cả lớp làm vào phiếu
- Nhận xét bổ sung
Bài 3: * HS đọc y/c bài tập 3: Chọn từ ngữ chỉ nguyên nhân ở trong ngoặc để đền vào chỗ trống cho phù hợp:
- Cả lớp làm vào phiếu
- HS nối tiếp nhau nêu bài làm
- Nhận xét bổ sung
Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
 GV nhận xét tiết học
Thứ tư ngày 18 tháng 4 năm 2018 
Toán:
CHIA SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU:
- Biết chia số có năm chữ số cho số có một chữ số với trường hợp có một lượt chia có dư và là phép chia hết.
- Củng cố tính giá trị của biểu thức.
- Áp dụng phép chia để giải toán.
II. CHUẨN BỊ:
 Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số
- 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính trên bảng lớp, cả lớp làm vào bảng con:
12512 x 4; 12009 x 7
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (8-10'): Hướng dẫn HS thực hiện phép chia 37648 : 4
- GV nêu phép chia: 37648 : 4
- HS đặt tính rồi tính theo 4 lượt (mỗi lượt chia đều tính nhẩm: chia, nhân, trừ).
- HS nêu lại cách chia.
- Nhận xét, bổ sung, chốt cách làm đúng.
Hoạt động 3: (18-20'): Luyện tập, thực hành
HS làm bài tập 1, 2, 3 (SGK trang 163)
* Bài tập 1: Tính:
- Cả lớp làm vào vở ôli, 3 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, nêu lại cách chia, GV chốt đáp án đúng: 21212; 8231; 7812
Củng cố chia số có năm chữ số cho số có một chữ số.
* Bài tập 2: Tính số xi măng còn lại trong cửa hàng?
- HS đọc bài toán, nêu các bước giải:
+ Bước 1: Tìm số xi măng đã bán.
+ Bước 2: Tìm số xi măng còn lại.
- Cả lớp làm vào vở ô li, 1 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, chốt câu lời giải đúng: Cửa hàng còn lại 29240kg xi măng.
Củng cố giải toán (dạng có phép chia số có năm chữ số cho số có một chữ số).
* Bài tập 3: Tính giá trị của biểu thức:
- HS nhắc lại quy tắc và thực hiện tính giá trị của biểu thức.
- Cả lớp làm vào vở ô li, 4 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, nêu lại cách thực hiện.
- GV chốt kết quả đúng: 60 306; 39 799; 43 463; 9296.
Củng cố cách tính giá trị của biểu thức.
Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Xem lại các bài tập.
Tập đọc:
BÀI HÁT TRỒNG CÂY
I. MỤC TIÊU:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các TN: rung cành cây, ...
- Biết ngắt nhịp đúng khi đọc các dòng thơ, khổ thơ.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu điều bài thơ muốn nói: Cây xanh mang lại cho con người cái đẹp, ích lợi và hạnh phúc. Mọi người hãy hăng hái trồng cây (trả lời được các câu hỏi
trong SGK).
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. CHUẨN BỊ:
 Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1:(3-5'): Củng cố kĩ năng kể
- 3 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Bác sĩ Y-éc-xanh.
- Nhận xét.
Hoạt động 2:(10-12’): Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm bài thơ
b. Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
- Luyện đọc từng dòng thơ - Luyện đọc từ HS đọc sai.
- Luyện đọc từng khổ thơ - Giải nghĩa từ.
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Cả lớp đọc ĐT bài thơ.
Hoạt động 3:(6-8’): Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm bài thơ trả lời các câu hỏi.
- GV chốt lại các ý đúng.
- HS nêu ý chính bài thơ:
- GV chốt lại: Cây xanh mang lại cho con người cái đẹp, ích lợi và hạnh phúc. Mọi người hãy hăng hái trồng cây.
Hoạt động 4:(10-12’): Học thuộc lòng bài thơ
- GV đọc bài thơ.
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ.
- HS tự nhẩm HTL từng khổ thơ, cả bài thơ.
- HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.
Hoạt động 5:(1-2’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Về tiếp tục học thuộc lòng bài thơ (nếu chưa thuộc).
Tự nhiên và Xã hội:
MẶT TRĂNG LÀ VỆ TINH CỦA TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU:
Sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
II. CHUẨN BỊ:
 Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1:(3-5’): Củng cố kiến thức Trái Đất là một hành tinh trongHMT
- 2 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi:
+ Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh? Hành tinh nào có sự sống?
+ Tại sao Trái Đất được gọi là một hành tinh của hệ Mặt Trời?
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (7-9’): Quan sát tranh theo cặp
Bước 1: HS quan sát hình 1 SGK, trả lời với bạn theo gợi ý:
- Chỉ Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng và hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
- Nhận xét chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời và chiều quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
- Nhận xét độ lớn của Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng.
Bước 2:
- Gọi một số HS trả lời câu hỏi trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung, hoàn thiện câu trả lời.
* Kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo hướng cùng chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời. Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng, còn Mặt Trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần.
Hoạt động 3: (10-12’): Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất
Bước 1:
- GV nêu: Vệ tinh là thiên thể chuyển động xung quanh hành tinh.
? Tại sao Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất?
- Mở rộng: Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Ngoài ra, chuyển động quanh Trái Đất còn có vệ tinh nhân tạo do con người phóng lên vũ trụ. Mặt Trăng vừa chuyển động xung quanh Trái Đất nhưng cũng vừa tự quay quanh nó.
Bước 2:
- HS vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất vào vở của mình.
- Hai HS ngồi cạnh nhau trao đổi và nhận xét sơ đồ của nhau.
* Kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất nên nó được gọi là vệ tinh của Trái Đất.
Hoạt động 4: (8-10’): Chơi trò chơi Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất
Bước 1:
- GV chia lớp thành 3 nhóm.
- Hướng dẫn nhóm trưởng cách điều khiển nhóm.
Bước 2: Thực hành chơi trò chơi theo nhóm.
Bước 3:
- 1 số HS lên biểu diễn trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét về cách quay, chiều quay của bạn đã đúng chưa.
- Mở rộng: Trên Mặt Trăng không có không khí, nước và sự sống. Đó là một nơi tĩnh lặng.
Hoạt động 5: (1-2’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
Thủ công:
LÀM QUẠT GIẤY TRÒN (Tiết1)
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh biết cách làm quạt giấy tròn bằng giấy thủ công.
- Làm được quạt giấy tròn đúng quy trình kỹ thuật. Các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chưa đều nhau. Quạt có thể chưa tròn.
- Yêu thích sản phẩm mình làm được.
II. CHUẨN BỊ:
- Mẫu quạt giấy tròn làm bằng giấy thủ công.
- Các bộ phận để làm quạt giấy tròn đã làm hoàn chỉnh để hướng dẫn.
- Tranh quy trình làm quạt giấy tròn.
- Giấy thủ công, sợi chỉ, hồ dán, bút chì, thước kẻ, kéo, 
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố quy trình Làm đồng hồ để bàn
- 2 HS nêu quy trình làm đồng hồ để bàn.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: (4-6’): Hướng dẫn HS quan sát nhận xét
GV giới thiệu quạt giấy tròn mẫu và nêu câu hỏi cho HS q/s và nhận xét về hình dạng, màu sắc, các bộ phận của quạt giấy tròn. Nêu tác dụng của quạt giấy tròn.
Hoạt động 3: (22-24’): GV hướng dẫn mẫu
* Bước 1: Cắt giấy
- GV HD như tranh quy trình: 2 tờ giấy hcn chiều dài 24 ô, rộng 16 ô để gấp quạt.
* Bước 2: Gấp, dán quạt.
- Gấp 2 tờ giấy theo các nếp gấp cách đều sau đó gấp đôi để lấy dấu giữa (hình2)
- Bôi hồ và dán mép hai tờ giấy đã gấp vào với nhau (hình3). Dùng chỉ buộc buộc chặt vào nếp gấp giữa và bôi hồ lên mép gấp trong cùng, ép chặt.
* Bước 3: Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt
- Dán giấy vào cán quạt. Bôi hồ lên hai mép ngoài cùng của quạt và nửa cán quạt. Dán ép hai cán quạt vào hai mép ngoài cùng của quạt.
- Mở hai cán quạt ép vào nhau được chiếc quạt giấy tròn.
- GV tóm tắt lại các bước và cho HS tập làm (GV quan sát giúp đỡ HS yếu).
Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài: Tiết 2
Thứ năm ngày 19 tháng 4 năm 2018 
Toán:
CHIA SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (tiếp)
I. MỤC TIÊU:
Biết chia số có năm chữ số cho số có một chữ số với trường hợp chia có dư.
II. CHUẨN BỊ:
 Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố chia số có năm chữ số cho số có một chữ số
- 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính, cả lớp làm vào bảng con:
24680 : 2; 18429 : 3
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (8-10'): Hướng dẫn HS thực hiện phép chia 12485 : 3
- GV nêu phép chia: 12485 : 3
- HS đặt tính rồi tính.
- HS nêu cách chia (4 lần chia đều tính nhẩm: chia, nhân, trừ).
- Nhận xét, bổ sung.
- Viết theo hàng ngang: 12485 : 3 = 4161 (dư 2).
Hoạt động 3: (16-18'): Luyện tập, thực hành
HS làm bài tập 1, 2, 3 (dòng 1, 2) - SGK trang 164
* Bài tập 1: Tính:
- Cả lớp làm vào vở ô li, 3 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, nêu lại cách chia.
- GV chốt kết quả đúng: 7364 (dư 1); 5512 (dư 2); 6323 (dư 3).
Củng cố chia số có năm chữ số cho số có một chữ số (trường hợp chia có dư).
* Bài tập 2: Tính số bộ quần áo may được và số mét vải còn thừa?
- GV hướng dẫn HS cách làm:
+ Thực hiện phép chia.
+ Trả lời.
+ Thương của phép chia có dư và số dư là đáp số của bài toán.
- Cả lớp làm vào vở ô li, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, nêu lại cách giải.
- GV chốt bài làm đúng:
Thực hiện phép chia: 10250 : 3 = 3416 (dư 2).
Vậy may được nhiều nhất 3416 bộ quần áo và còn thừa 2m vải.
Củng cố giải toán bằng phép chia số có năm chữ số cho số có một chữ số
* Bài tập 3: (dòng 1, 2): Số?
- Cả lớp làm vào vở ô li, 3 HS lên bảng làm.
- HS nhận xét, nêu lại cách làm.
- GV chốt kết quả đúng: 5241 (dư 2); 8318.
Củng cố chia số có năm chữ số cho số có một chữ số.
Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Xem lại bài tập.
Tập viết:
ÔN CHỮ HOA V
I. MỤC TIÊU:
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa V (1 dòng), L, B (1 dòng); viết đúng tên riêng Văn Lang (1 dòng) và câu ứng dụng Vỗ tay cần nhiều ngón / Bàn kĩ cần nhiều người (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
II. CHUẨN BỊ:
Mẫu chữ viết hoa: V, Văn Lang.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố kĩ năng viết
- HS nhắc lại từ và câu ứng dụng (tiết Tập viết tuần 30).
- HS viết vào bảng con : Uông Bí.
Hoạt động 2: (8-10’): Hướng dẫn HS viết trên bảng con
a. Luyện viết chữ hoa:
- HS tìm các chữ hoa có trong bài: V, L, B.
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
- HS viết bảng con chữ V.
b. Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng):
- HS đọc từ ứng dụng: Văn Lang.
- GVgiới thiệu: Văn Lang là tên nước Việt Nam thời các vua Hùng, thời kì đầu tiên của nước Việt Nam.
- HS viết bảng con.
c. Luyện viết câu ứng dụng:
- HS đọc câu ứng dụng:
Vỗ tay cần nhiều ngón
Bàn kĩ cần nhiều người.
- GV giúp HS hiểu nội dung câu ứng dụng: Vỗ tay cần nhiều ngón mới vỗ được vang; muốn có ý kiến hay, đúng, cần nhiều người bàn bạc.
- HS tập viết trên bảng con : Vỗ tay.
Hoạt động 3: (15-17'): Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết
- GV nêu yêu cầu viết.
- HS viết vào vở tập viết.
Hoạt động 4: (3-5’): Nhận xét, đánh giá
- GV chấm 5 - 7 bài.
- Nhận xét, đánh giá bài viết của HS.
Hoạt động 5: (1-2’): Hoạt động nối tiếp
GVnhận xét giờ học và dặn HS học thuộc lòng câu ứng dụng.
Luyện từ và câu:
TỪ NGỮ VỀ CÁC NƯỚC . DẤU PHẨY
I. MỤC TIÊU:
- Kể được tên một vài nước mà em biết.
- Viết được tên các nước vừa kể.
- Đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu.
II. CHUẨN BỊ:
 Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố cách đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì ?
- 2 HS nêu miệng bài tập 1 - 2 (tiết LTVC tuần 30).
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (18-20’): Từ ngữ về các nước
* Bài tập 1: Tìm tên các nước trên bản đồ:
- GV đặt quả địa cầu trên bàn GV.
- 2 - 3 HS lên bảng quan sát quả địa cầu, tìm tên các nước.
- HS tiếp nối nhau lên bảng chỉ trên quả địa cầu tên một số nước.
* Bài tập 2: Viết tên các nước mà em biết:
- GV dán 3 tờ phiếu.
- Tổ chức trò chơi tiếp sức.
- GV nêu luật chơi.
- 3 nhóm, mỗi nhóm 5 em tham gia trò chơi.
- Bình chọn nhóm thắng cuộc.
Hoạt động 3: (8-10'): Ôn luyện về dấu phẩy
* Bài tập 3: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong những câu sau:
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại:
a) Bằng những động tác thành thạo, chỉ trong phút chốc, ba cậu bé đã leo lên đỉnh cột.
b) Với vẻ mặt lo lắng, các bạn trong lớp hồi hộp theo dõi Nen - li.
c) Bằng một sự cố gắng phi thường, Nen - li đã hoàn thành bài thể dục.
Hoạt động 4: (2-3'): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Xem lại các bài tập.
Luyện Tiếng Việt: 
KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI
I. MỤC TIÊU:
- Kể về một trò chơi trong ngày hội theo các gợi ý cho trước.
- Viết đoạn văn khoảng 8 câu về một trò chơi trong ngày hội mà em đã được thấy hoặc tham gia.
II. CHUẨN BỊ:
Vở ôn tập và kiểm tra.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (13-15’): Kể về một trò chơi trong ngày hội
- HS đọc yêu cầu của bài tập và các gợi ý:
+ Tên trò chơi.
+ Trò chơi được tổ chức khi nào? Ở đâu?
+ Trò chơi thực hiện như thế nào?
+ Trò chơi có đông người xem và tham gia không?
- HS phát biểu, trả lời câu hỏi: Em chọn kể về trò chơi nào?
- HS nêu tên trò chơi mình định kể.
- GV nhắc nhở HS cách kể.
- 1 HS kể mẫu theo 4 gợi ý như trên.
- HS tiếp nối nhau thi kể chuyện.
- Cả lớp và GV bình chọn người kể hay.
Hoạt động 2: (18-20’): Viết về một trò chơi trong ngày hội
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS viết bài, GV giúp đỡ những HS còn lúng túng.
- Một số HS đọc bài viết.
- Cả lớp và GV nhận xét, tuyên dương một số bài làm tốt.
Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà xem lại bài viết.
Luyện Toán:
ÔN: PHÉP TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố cách thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 100 000.
- Củng cố về giải bài toán có lời văn bằng phép trừ.
II. CHUẨN BỊ:
- Vở ôn tập và KT.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố phép trừ các số trong phạm vi 100 000
- 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính, cả lớp làm vào giấy nháp:
98269 - 65784; 24384 - 9771
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành
* Bài tập 1: Đặt tính rồi tính:
64 852 - 27 539 	85 694 - 46 528 	40 271 - 36 045
72 644 - 25 586 	92 500 – 4181 	100 000 - 99 999
- Cả lớp làm vào vở ô li.
- 6 HS nối tiếp lên bảng làm.
- Nhận xét, nêu lại cách đặt tính, cách tính.
- GV chốt kết quả đúng: 37313; 39166; 4226; 47058; 88319; 1.
Củng cố phép trừ các số trong phạm vi 100 000.
* Bài tập 2: Một bể có 45 900l nước. Sau một tuần lễ sử dụng, trong bể còn 44150l nước. Hỏi mỗi ngày đã dùng bao nhiêu lít nước, biết rằng số lít nước sử dụng mỗi ngày đều bằng nhau?
- HS đọc đề, nêu cách giải bài toán:
+ Bước 1: Tính số lít nước đã dùng.
+ Bước 2: Tính số lít nước đã sử dụng trong một ngày.
- Cả lớp làm vào vở ô li, 1 HS lên bảng giải.
- Cả lớp nhận xét, nêu các câu lời giải khác nhau.
- GV chốt câu lời giải đúng: Mỗi ngày đã dùng hết 250l nước.
Củng cố về giải bài toán có lời giải bằng phép trừ.
* Bài tập 3: Viết tiếp vào chỗ chấm:
Phép trừ 100 000 - 99 999 có thể tính nhẩm được vì ..........................................
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm nêu kết quả.
- Nhận xét, bổ sung, chốt kết quả đúng: Phép trừ 100 000 - 99 999 có thể tính nhẩm được vì số 100 000 là số liền sau số 99 999. Vậy số 100 000 lớn hơn số 99 999 một đơn vị.
Củng cố về số liền trước, số liền sau.
Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_31_nam_hoc_2018_2019_ban.doc