Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2021-2022 - Võ Thị Hiền

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2021-2022 - Võ Thị Hiền

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Khởi động (3 phút):

- Kết nối bài học. Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng - Nghe bài hát: “Tiếp bước cha anh làm ngàn việc tốt ”

- Nêu nội dung bài hát

2. HĐ Thực hành: (30 phút)

* Mục tiêu: HS hiểu:

- Các anh hùng, liệt sĩ đã anh dũng hi sinh hoặc để lại một phần xương máu ở lại chiến trường để bảo vệ cuộc sống hoà bình của chúng ta hiện nay. Vì vậy, cần có hành động thiết thực giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ.

- HS biết thực hiện giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ bằng những việc làm thiết thực, phù hợp khả năng bản thân

* Cách tiến hành:

Việc 1: Tìm hiểu thực tế địa phương

- Yêu cầu HS báo cáo về việc điều tra hoàn cảnh các gia đình thương binh, liệt sĩ tại địa phương (GV giao từ tiết trước)

- Giáo viên lắng nghe nhận xét chung

- Tuyên dương các nhóm có số liệu điều tra cụ thể, chính xác, tỉ mỉ

Việc 2 : Bày tỏ ý kiến

+Theo em, mình có thể làm gì để giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ?

+ Tại sao cần giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ?

- Nhận xét, chốt: Các thương binh, liệt sĩ đã không tiếc máu xương của mình để bảo vệ hoà bình cho chúng ta. Vì thế cần giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ bằng những việc làm phù hợp.

- Liên hệ. giáo dục: Việc học tập tốt để dựng xây đất nước cũng là góp phần thể hiện lòng biết ơn với các thương binh, liệt sĩ

Việc 3: Phân công nhiệm vụ thực hiện

 - GV giao việc cho các nhóm HS lập kế hoạch giúp đỡ các gia đình, liệt sĩ tại địa phương.

- GV chốt lại các việc nên làm và hướng dẫn HS cách thực hiện * Nhóm 6 -> Lớp

- Các nhóm lần lượt báo cáo, khuyến khích các nhóm bao cáo kèm hình ảnh

+ Số lượng các gia đình thương binh, liệt sĩ tại địa phương

+ Hoàn cảnh của các gia đình hiện nay

+ Sự quan tâm của chính quyền địa phương đến gia đình họ

* Cá nhân – Lớp

- HS nêu các việc mà mình làm được.

- HS nêu

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe, liên hệ

- HS lập kế hoach, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên và thời gia tổ chức giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ

- Các nhóm chia sẻ kế hoạch

 3. Hoạt động ứng dụng (1 phút):

 4. HĐ sáng tạo (1 phút) - Thực hiện giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ tại địa phương theo kế hoạch đã lập

- Tuyền truyền mọi trong cộng đồng cùng thực hiện giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ

 

doc 46 trang ducthuan 08/08/2022 1910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2021-2022 - Võ Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30:
Thứ hai ngày 04 tháng 04 năm 2022
Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
TỪ NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: 
- Nêu được một số từ ngữ nó về lợi ích của thiên nhiên đối với con người và vai trò của con người đối với thiên nhiên.
- Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn.
2. Kĩ năng: Ghi nhớ và sử dụng dấu câu hợp lí 
Hình thành phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Đồ dùng:	
- GV: Bảng phụ ghi nội dung bài 3
- HS: SGK.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Thời lượng/ Nội dung HĐ dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút):
- Lớp chơi trò chơi: “Gọi thuyền”
- TBHT điều hành
- Nội dung chơi T/C: Tìm những hình ảnh nhân hoá trong khổ thơ 1, 2 của bài: Mưa (...)
- Kết nối kiến thức
- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.
- HS chơi dưới sự điều hành của TBHT
- Trả lời: Mây đen lũ lượt kéo về. mặt trời lật đật chui vào trong mấy, cây lá xoè tay.
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
2. HĐ thực hành (30 phút):
*Mục tiêu : 
*Cách tiến hành:
- Nêu được một số từ ngữ nó về lợi ích của thiên nhiên đối với con người và vai trò của con người đối với thiên nhiên.
- Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn.
*Việc 1: Mở rộng vốn từ về thiên nhiên
Bài tập 1: 
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài 1: 
- YC HS làm việc cá nhân-> chia sẻ
- TBHT cho lớp chia sẻ:
+ Thiên nhiên đem lại cho con người những gì?
a. Trên mặt đất.
b. Trong lòng đất.
*GV theo dõi, giúp đỡ nhóm đối tượng còn lúng túng để hoàn thành BT
- GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng
- GV đặt câu hỏi mở rộng:
+ Cây cối mang lại những gì?
+ Mỏ than mang lại ích lợi gì?(...)
Bài tập 2: 
- GV gọi HS đọc YC bài
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân -> chia sẻ nhóm 2
+ Con người đã làm gì để thiên nhiên đẹp thêm, giàu thêm.
=> GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng 
- Cho HS quan sát một số công trình đẹp của nhân loại
*Việc 2: Ôn tập về dấu chấm, dấu phẩy
Bài tập 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài 
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài tập 
- GV nhận xét, đánh giá
+ Câu chuyện trên có gì đáng cười?
(Đáng cười ở câu hỏi thơ ngây của em bé cuối câu chuyện vì thực ra Mặt Trời luôn tồn tại, chỉ có điều vào ban đêm chúng ta không nhìn thấy Mặt Trời mà thôi)
* HĐ cá nhân –cả lớp
- 2 HS nêu YC BT, lớp đọc thầm.
- HS thảo luận theo nhóm-> ghi KQ vào VBT -> báo cáo kết quả.
-> Cây cối, biển cả, thú, đất đai,...
-> Mỏ than, mỏ dầu, mỏ thiếc,...
+ Cây cối mang lại bóng mát, rau xanh, quả chín,..
+ Mang lại than để đun nấu, xuất khẩu lấy tiền,..
* HĐ cá nhân –cặp đôi – Lớp
- HS đọc yêu cầu
- Hs làm bài cá nhân -> chia sẻ cặp đôi.
- Thống nhất đáp án
+ Con người xây dựng nhà cửa, công trình, công viên, khu giải trí,...
- HS quan sát tranh, ảnh chụp
* HĐ cá nhân -> Cả lớp
- HS đọc YC bài
- HS viết vở bài tập
- HS chia sẻ đáp án, giải thích việc điền dấu câu
- Một số HS đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh. 
 Tuấn lên bảy tuổi. Em rất hay hỏi. Một lần, em hỏi bố:.....
- Đúng đấy, con ạ
3. HĐ vận dụng (2 phút):
- Có ý thức sử dụng đúng dấu câu khi viết
- VN tìm hiểu thêm về một số công trình kiến trúc đẹp mà con người đã xây dựng để làm cho thiên nhiên đẹp thêm giàu thêm.
Tiết 2: TẬP LÀM VĂN:
 GHI CHÉP SỔ TAY
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: Hiểu nội dung, nắm được ý chính trong bài báo: Alô, Đô- rê- mon Thần thông đây! để từ đó biết ghi vào sổ tay những ý chính trong các câu trả lời của Đô- rê- mon.
2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng ghi chép sổ tay.
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Đồ dùng:	
- GV: Tranh ảnh một số loài động vật quý hiếm được nêu trong bài.
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, TC học tập. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Thời lượng/ Nội dung HĐ dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút):
- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới.
- Ghi đầu bài lên bảng 
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
- Mở SGK
2. HĐ thực hành: (30 phút)
*Mục tiêu:
Hiểu nội dung, nắm được ý chính trong bài báo: Alô, Đô- rê- mon Thần thông đây! để từ đó biết ghi vào sổ tay những ý chính trong các câu trả lời của Đô- rê- mon.
*Cách tiến hành:
Bài 1: Đọc bài báo
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- Cho học sinh đọc bài Đô - rê mon theo phân vai
- GV cho HS đọc trong nhóm.
- Giới thiệu về tranh ảnh của các loại động, thực vật quý hiếm
Lưu ý: Khuyến khích M1+M2 đọc bài trước lớp theo vai nhân vật
Bài 2: Ghi vào sổ tay của em những ý chính trong các câu trả lời của Đô- rê- mon
- Mời HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu đọc lại các câu trả lời của Đô-rê-mon
- Hướng dẫn học sinh gạch chân các ý chính trong câu trả lời
- Yêu cầu HS làm bài vào VBT 
- Theo dõi học sinh viết
- Gọi một số HS đọc bài viết trước lớp. 
- Nhận xét về nội dung, hình thức, cách dùng từ, sử dụng dấu câu,...
-
 Giáo viên tuyên dương, khen ngợi. 
 *Lưu ý: Khuyến khích Hs M1, M2 tham gia vào hoạt động chia sẻ.
*Cá nhân -> nhóm 4-> cả lớp 
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập-> lớp đọc thầm theo .
- HS đọc bài theo YC của Gv
- Nhóm trưởng điều hành đọc phân vai
- HS quan sát, lắng nghe 
*Cá nhân -> Cả lớp
- HS nêu yêu cầu bài 
- 2 HS đọc
- HS thực hiện
- Hs viết bài vào vở BT
- HS đọc lại đoạn văn trước lớp
+ Hs nhận xét, chia sẻ, bổ sung
Ví dụ: Khu vực Việt Nam, các loài có nguy cơ tuyệt chủng là:
+ Động vật: Sói đỏ, cáo, gấu chó, hổ 
+ Thực vật: Trầm hương, kơ- nia, tam thất ( )
- Bình chọn viết tốt nhất
3. HĐ ứng dụng (2 phút)
- Tiếp tục hoàn thiện bài viết
- VN tuyên truyền mọi người xung quanh cùng thực hiện bảo vệ các loài động vật hoang dã
Tiết 3: TOÁN:
 ÔN TẬP 
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: 
- Biết làm tính cộng, trừ, nhân, chia (nhẩm, viết) các số trong phạm vi 100000.
- Giải được bài toán bằng hai phép tính
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện bốn phép tính trong phạm vi 100000 
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3, 4 (cột 1, 2)
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Đồ dùng:	
- GV: Bảng phụ
- HS: SGK, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
THời lượng/ Nội dung HĐ dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút) :
- Kết nối bài học – Giới thiệu, ghi tên bài
 - TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
- Lắng nghe 
3. HĐ thực hành (30 phút)
* Mục tiêu: 
- Biết làm tính cộng, trừ, nhân, chia (nhẩm, viết) các số trong phạm vi 100000.
- Giải được bài toán bằng hai phép tính
* Cách tiến hành:
Việc 1: Củng bốn phép tính
Bài 1: Cá nhân – Cả lớp
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân 
+ Nhận xét gì về các phép tính trong biểu thức?(Các phép tính đều có kết quả tròn nghìn)
+ Trong biểu thức có dấu phép tính cộng và phép tính nhân bạn cần thực hiện nhẩm như thế nào?(Nhân chia trước, cộng trừ sau)
*Lưu ý trợ giúp để đối tượng M1 hoàn thành BT:
- GV củng cố cách tính nhẩm
Bài 2: HĐ cá nhân – Cả lớp
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS thực hiện theo YC của bài 
-> GV gợi ý cho HS đối tượng M1 về cách đặt tính và cách tính trong số tự nhiên
- GV củng cố về cách đặt tính và cách tính
*Việc 2: Củng cố giải toán
Bài 3: HĐ cá nhân- cả lớp
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân
- GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS (5-7 bài) 
- GV củng cố các bước làm của bài toán.
 + Tìm số dầu đã bán 
 + Tìm số lít dầu còn lại
Bài 4 (cột 1,2 ) Cá nhân - Nhóm 2 – Lớp
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu nhóm trưởng điều hành
- GV chốt kết quả: Nhẩm viết số vào ô trống để có kết quả đúng.
Bài 4 (cột 3,4 )- BT chờ dành cho HS hoàn thành sớm
- Yêu cầu HS làm cá nhân
- GV kiểm tra riêng từng HS
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm vào vở ghi -> chia sẻ trước 
-Thống nhất cách làm và đáp án đúng:
* Dự kiến đáp án: 
3000 + 2000 x 2 = 3000 + 4000
 = 7000
14 000 – 8000 : 2 = 14 000 - 4000
 = 10 000 (...)
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm bài cá nhân -> chia sẻ kết quả 
+ HS nêu cách đặt tính, cách tính.
* Dự kiến đáp án:
 998 3058 8000 5749
+ 5002 x 6 - 25 x 4
 6000 12348 797 5 22996
(.....)
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập
- Tìm hiểu bài toán nêu các bước giải.
- HS làm vào vở ghi 
- HS lên chia sẻ trước lớp kết quả 
* Dự kiến đáp án:
 Tóm tắt
Cửa hàng có: 6450lít dầu
Đã bán : 1/3 số lít dầu
Còn lại : ....lít dầu?
Bài giải
Số lít dầu đã bán là:
6450 : 3 = 2150 (l)
Số lít dầu còn lại là:
6450 – 2150 = 4300 (l)
 Đ/S: 4300 l dầu
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm cá nhân- thảo luận cặp đôi -> thống nhất ghi KQ vào phiếu 
- Thống nhất cách làm và đáp án đúng:
* Dự kiến đáp án:
 326 211
x 3 x 4
 978 844 
- HS làm bài cá nhân - > báo cáo KQ với GV
3. HĐ ứng dụng (2phút) 
- Chuẩn bị cho bài ôn tập tiết sau
- VN tiếp tục thực hiện tự ôn tập các kiến thức
 Tiết 4: ĐẠO ĐỨC
 CHÚNG EM VỚI HOẠT ĐỘNG ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Học sinh hiểu: Các anh hùng, liệt sĩ đã anh dũng hi sinh hoặc để lại một phần xương máu ở lại chiến trường để bảo vệ cuộc sống hoà bình của chúng ta hiện nay. Vì vậy, cần có hành động thiết thực giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ.
2. Kĩ năng: HS biết thực hiện giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ bằng những việc làm thiết thực, phù hợp khả năng bản thân
3. Thái độ: Hs có ý thức biết ơn các thế hệ đi trước. Có ý thức học tập và tu dưỡng để xứng đáng với sự hi sinh của các thế hệ đi trước.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức.
II.CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- GV: Tranh, ảnh
- HS: VBT
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động Khởi động (3 phút):
- Kết nối bài học. Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng
- Nghe bài hát: “Tiếp bước cha anh làm ngàn việc tốt ”
- Nêu nội dung bài hát
2. HĐ Thực hành: (30 phút)
* Mục tiêu: HS hiểu:
- Các anh hùng, liệt sĩ đã anh dũng hi sinh hoặc để lại một phần xương máu ở lại chiến trường để bảo vệ cuộc sống hoà bình của chúng ta hiện nay. Vì vậy, cần có hành động thiết thực giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ.
- HS biết thực hiện giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ bằng những việc làm thiết thực, phù hợp khả năng bản thân
* Cách tiến hành:
Việc 1: Tìm hiểu thực tế địa phương 
- Yêu cầu HS báo cáo về việc điều tra hoàn cảnh các gia đình thương binh, liệt sĩ tại địa phương (GV giao từ tiết trước)
- Giáo viên lắng nghe nhận xét chung
- Tuyên dương các nhóm có số liệu điều tra cụ thể, chính xác, tỉ mỉ
Việc 2 : Bày tỏ ý kiến 
+Theo em, mình có thể làm gì để giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ?
+ Tại sao cần giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ?
- Nhận xét, chốt: Các thương binh, liệt sĩ đã không tiếc máu xương của mình để bảo vệ hoà bình cho chúng ta. Vì thế cần giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ bằng những việc làm phù hợp. 
- Liên hệ. giáo dục: Việc học tập tốt để dựng xây đất nước cũng là góp phần thể hiện lòng biết ơn với các thương binh, liệt sĩ
Việc 3: Phân công nhiệm vụ thực hiện
 - GV giao việc cho các nhóm HS lập kế hoạch giúp đỡ các gia đình, liệt sĩ tại địa phương.
- GV chốt lại các việc nên làm và hướng dẫn HS cách thực hiện
* Nhóm 6 -> Lớp
- Các nhóm lần lượt báo cáo, khuyến khích các nhóm bao cáo kèm hình ảnh
+ Số lượng các gia đình thương binh, liệt sĩ tại địa phương
+ Hoàn cảnh của các gia đình hiện nay
+ Sự quan tâm của chính quyền địa phương đến gia đình họ
* Cá nhân – Lớp
- HS nêu các việc mà mình làm được..
- HS nêu
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe, liên hệ
- HS lập kế hoach, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên và thời gia tổ chức giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ
- Các nhóm chia sẻ kế hoạch
 3. Hoạt động ứng dụng (1 phút):
 4. HĐ sáng tạo (1 phút)
- Thực hiện giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ tại địa phương theo kế hoạch đã lập
- Tuyền truyền mọi trong cộng đồng cùng thực hiện giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ
Tiết 5: CHÀO CỜ - SHL 
Thứ ba ngày 05 tháng 04 năm 2022
BUỔI CHIỀU:
TIẾT 1+2: TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT):
 SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG 
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tình nghĩa thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội; giải thích các hiện tượng thiên nhiên và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.
- Kể lại từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý (SGK).
2. Kỹ năng: 
- Đọc đúng: liều mạng, vung rìu, lăn quay, quăng rìu, tót lên, lừng lững,..
- Đọc diễn cảm được một đoạn truyện
- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe. 
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Đồ dùng: 
- GV: Tranh minh họa bài học. 
- HS: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Thời lượng/ Nội dung HĐ dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động (3 phút)
+ Đọc bài “Cóc kiện trời”
+ Nêu nội dung bài.
- Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.
- TBHT điều hành trả lời, nhận xét
- HS thực hiện
- HS nghe bài hát: Chú Cuội chơi trăng
- Học sinh nghe giới thiệu, mở SGK
2. HĐ Luyện đọc (25 phút)
*Mục tiêu:
- Đọc đúng: liều mạng, vung rìu, lăn quay, quăng rìu, tót lên, lừng lững,..., 
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: tiều phu, phú ông, khoảng giập bã trầu, rịt, chứng,...
* Cách tiến hành:
 a. GV đọc mẫu toàn bài:
 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt. Chú ý giọng kể linh hoạt:
+ Đoạn 1: Giọng nhanh, hồi hộp ở đoạn Cuội gặp hổ
+ Đoạn 2 + Đoạn 3: Giọng chậm hơn, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả hành động, trạng thái: xông lên, vung rìu, lăn quay, leo tót, cựa quậy, vẫy đuôi, không ngờ, sống lại, lừng lững, nhảy bổ, túm,...
 b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó
- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài: Từ khi có cây thuốc quý,/ Cuội cứu sống được rất nhiều người.//
- GV kết hợp giảng giải thêm từ khó.
d. Đọc đồng thanh:
* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.
- HS lắng nghe
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. 
- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.
- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (liều mạng, vung rìu, lăn quay, quăng rìu, tót lên, lừng lững,...)
- HS chia đoạn (3 đoạn như SGK)
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.
- Đọc phần chú giải (cá nhân). 
- 1 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp.
- Đại diện 3 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp.
- Lớp đọc đồng thanh đoạn 2.
3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút):
a. Mục tiêu:
b. Cách tiến hành:
Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tình nghĩa thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội; giải thích các hiện tượng thiên nhiên và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.
Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
- GV yêu cầu 1 HS đọc to 5 câu hỏi cuối bài
- GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp 
+ Nhờ đâu chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quý?
+ Chú Cuội dùng cây thuốc quý vào việc gì?
+ Thuật lại những việc đã xảy ra với vợ chú Cuội?
+Vì sao chú cuội bay lên cung trăng?
+ Em tưởng tượng chú Cuội sống trên mặt trăng sẽ thế nào?
+ Câu chuyện này nói lên điều gì?
- GV nhận xét, tổng kết bài
*Nội dung: Ca ngợi tình nghĩa thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội; giải thích các hiện tượng thiên nhiên và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc câu hỏi cuối bài
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)
+ Do tình cờ thấy hổ mẹ cứu sống hổ con bằng lá thuốc,..
+... để cứu sống mọi người trong đó có con gái của phú ông, được phú ông gả con cho.
+ Vợ Cuội bị trượt chân ngã vỡ đầu. Cuội rịt lá thuốc vợ vẫn không tỉnh lại,... Vợ Cuội sống lại nhưng mắc chứng bệnh hay quên.
+ Vợ Cuội quên lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cây, khiến cât lừng lững bay lên trời. Cuội sợ mất cây nhảy bổ tới,... đưa Cuội lên tận cung trăng.
+ Sẽ rất buồn vì nhớ nhà
Thời lượng/ Nội dung HĐ dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động (3 phút)
+ Đọc bài “Cóc kiện trời”
+ Nêu nội dung bài.
- Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.
- TBHT điều hành trả lời, nhận xét
- HS thực hiện
- HS nghe bài hát: Chú Cuội chơi trăng
- Học sinh nghe giới thiệu, mở SGK
 TIẾT 2
2. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (10 phút)
*Mục tiêu: 
*Cách tiến hành:
- Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
- Đọc diễn cảm đoạn 2 của bài
Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu luyện đọc diễn cảm đoạn 2
- GV nhận xét chung - Chuyển HĐ
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm luyện đọc và cử đại diện đọc trước lớp
- Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp.
- Lớp nhận xét, bình chọn cá nhân đọc tốt.
3. HĐ kể chuyện (15 phút)
* Mục tiêu : 
* Cách tiến hành:
- Kể lại được từng đoạn truyện theo gợi ý SGK
- YC kể tự nhiên, sinh động, thể hiện đúng nội dung câu chuyện
Làm việc cá nhân -> Chia sẻ cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp
a. GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài tập
+ Bài tập yêu cầu kể chuyện như thế nào?
b. Hướng dẫn HS kể chuyện:
* Lưu ý HS kể chuyện theo ý hiểu của mình chứ không đọc lại nội dung câu chuyện SGK.
c. HS kể chuyện trong nhóm
d. Thi kể chuyện trước lớp:
* Lưu ý: 
- M1, M2: Kể đúng nội dung.
- M3, M4: Kể có ngữ điệu 
* GV đặt câu hỏi chốt nội dung bài: 
+ Nêu lại nội dung câu chuyện?
+ Em học được gì từ qua câu chuyện?
* GV chốt bài.
+ Kể từng đoạn truyện theo gợi ý SGK
- HS lắng nghe
- Nhóm trưởng điều khiển: 
+ Luyện kể cá nhân
+ Luyện kể trong nhóm.
- Các nhóm thi kể trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- HS trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài.
- HS trả lời theo ý hiểu (lòng nhân hậu, tình yêu thương con người,...) 
4 HĐ vận dụng ( 1phút):
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- VN tìm hiểu về hiện tượng cây đa - chú Cuội trên mặt trăng theo căn cứ khoa học 
TIẾT 3: TOÁN
 ÔN TẬP
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: Giúp học sinh biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng giải toán.
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm 
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy - lập luận logic.
* Bài tập cần làm: Bài 1, 2.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Phiếu học tập.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Thời lượng/ Nội dung HĐ dạy học
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. HĐ khởi động (2 phút)
- Trò chơi: “Quay nhanh, đọc đúng”: TBHT tổ chức cho học sinh chơi: Học sinh quay đồng hồ và đọc giờ trên đồng hồ (giờ hơn, giờ kém):
1 giờ 25 phút 7 giờ kém 5
9 giờ 55 phút 2 giờ 30 phút (...)
- Kết nối kiến thức. 
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. 
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe.
2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút)
* Mục tiêu: 
- Biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
* Cách tiến hành:
Bài toán 1 (bài toán đơn): 
 Có 35 lít mật ong chia đều vào 7 can. Hỏi mỗi can có mấy lít mật ong?
+ Bài toán cho biết có mấy lít mật ong?
+ Bài toán yêu cầu tìm gì?
+ Muốn tính số lít mật ong trong mỗi can ta làm như thế nào?
+ Đơn vị được tính của bài toán này là gì?
=>Giáo viên chốt kết quả đúng
Bài toán 2 (bài toán hợp có 2 phép tính): 
Có 35 lít mật ong chia đều vào 7 can. Hỏi 2 can có mấy lít mật ong?
+ Bài toán cho biết gì, tìm gì?
- Giáo viên nêu tóm tắt: 7 can: 35 lít.
 2 can: ? lít.
- Yêu cầu 1 học sinh làm phiếu lớn, lớp làm vào vở nháp.
+ Biết 7 can chứa 35 lít, muốn tìm mỗi can chứa mấy lít ta làm như thế nào?
+ Biết mỗi can chứa 5 lít, muốn tìm 2 can chứa bao nhiêu lít ta làm phép tính gì?
=> Giáo viên nhận xét và khái quát các bước khi giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
* Lưu ý: Học sinh M1+ M2 nhận biết đúng dạng toán và thực hiện giải bài toán theo các bước.
- 2HS đọc yêu cầu bài toán.
*Dự kiến nội dung chia sẻ:
- Có 35 lít mật ong chia đều vào 7 can.
- Tìm mỗi can có mấy lít mật ong.
- Học sinh làm vào vở nháp.
- Học sinh nêu.
- Học sinh chia sẻ bài giải trước lớp:
 Bài giải
 Mỗi can có số lít mật ong là:
 35 : 7 = 5 (l)
 Đáp số: 5l mật ong
- 1 học sinh đọc bài toán.
- Trả lời để tìm hiểu nội dung bài toán.
- Học sinh thực hiện yêu cầu của bài.
- Học sinh chia sẻ bài giải trước lớp:
*Dự kiến nội dung chia sẻ:
- Lấy 35lít chia cho 7 can thì mỗi can được 5 lít.
- Làm phép nhân, lấy 5 lít của 1 can nhân 2 can.
Bài giải
Mỗi can có số lít mật ong là:
35 : 7 = 5 (l)
Số lít mật ong ở 2 can là:
5 x 2= 10 (l)
Đáp số: 10l
3. HĐ thực hành (15 phút).
* Mục tiêu:
Biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
* Cách tiến hành:
Bài 1: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp) 
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ những em lúng túng chưa biết làm bài
- Giáo viên củng cố cách giải bài toán rút về đơn vị:
- B1. Tìm số viên thuốc trong một vỉ.
- B2. Tìm số viên thuốc trong 3 vỉ.
Bài 2: (Cá nhân - Lớp)
- Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở. 
- Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
- Cho học sinh làm đúng lên chia sẻ cách làm bài.
- Giáo viên củng cố cách giải bài toán rút về đơn vị:
- Bước 1: Tìm số viên thuốc trong một bao.
- Bước 2: Tìm số viên thuốc trong 5 bao.
- Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em.
- Học sinh làm bài cá nhân.
- Trao đổi cặp đôi.
- Chia sẻ trước lớp: 
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- Học sinh chia sẻ kết quả.
Tóm tắt
7 bao : 28 kg
5 bao: ...? kg
- Học sinh tự xếp hình rồi báo cáo sau khi hoàn thành.
4. HĐ ứng dụng (3 phút)
- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Áp dụng giải bài tập sau: 7 người thợ làm được 56 sản phẩm. Hỏi một phân xưởng có 22 người làm được bao nhiêu sản phẩm?
Bài 1: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp) 
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ những em lúng túng chưa biết làm bài.
- Giáo viên củng cố cách giải bài toán rút về đơn vị:
- B1. Tìm số viên thuốc trong một vỉ.
- B2. Tìm số viên thuốc trong 3 vỉ.
Bài 2: (Cá nhân - Lớp)
- Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở. 
- Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
- Cho học sinh làm đúng lên chia sẻ cách làm bài.
- Giáo viên củng cố cách giải bài toán rút về đơn vị:
Bài 3: (BT chờ - Dành cho đối tượng yêu thích học toán)
- Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em.	
- Học sinh làm bài cá nhân.
- Trao đổi cặp đôi.
- Chia sẻ trước lớp: 
Tóm tắt:
4 vỉ có : 24 viên thuốc
3 vỉ có : ...? viên thuốc
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
Bài giải
Số ki-lô-gam gạo đựng trong mỗi bao là:
28 : 7 = 4 (kg)
Số ki-lô-gam gạo đựng trong 5 bao là:
4 x 5 = 20 (kg)
 Đáp số: 20 kg gạo
- Học sinh tự xếp hình rồi báo cáo sau khi hoàn thành
4. HĐ vận dụng (3 phút)
- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Áp dụng giải bài tập sau: 7 người thợ làm được 56 sản phẩm. Hỏi một phân xưởng có 22 người làm được bao nhiêu sản phẩm?
Tiết 4: TOÁN:
 ÔN TẬP 
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: 
- Biết làm tính với các số đo theo các đơn vị đo đại lượng đã học (độ dài, khối lượng, thời gian, tiền Việt Nam).
	- Biết giải các bài toán có liên quan đến những đại lượng đã học
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo đại lượng
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* Bài tập cần làm: Bài 1; 2, 3, 4.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Đồ dùng:	
- GV: Phấn màu, bảng phụ
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Thời lượng/ Nội dung HĐ dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút):
- Trò chơi Truyền điện
+ TBHT điều hành
+ Nội dung về: Nêu các đơn vị đo đại lượng đã học và mối quan hệ của chúng (...)
- Kết nối kiến thức 
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên 
bảng 
- HS tham gia chơi
+Ví dụ: m, cm, dm,... 
 1dm = 10cm
 1m = 100cm (...)
- Nhận xét, đánh giá, tuyên dương bạn nắm vững kiến thức cũ
- Lắng nghe -> Ghi bài vào vở
2. HĐ thực hành (30 phút):
* Mục tiêu: 
* Cách tiến hành:
- Biết làm tính với các số đo theo các đơn vị đo đại lượng đã học (độ dài, khối lượng, thời gian, tiền Việt Nam).
 - Biết giải các bài toán có liên quan đến những đại
 lượng đã học
*Việc 1: Củng cố về đơn vị đo
Bài 1: Cá nhân – Cả lớp
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
+ Khoanh vào trước câu trả lời đúng
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân 
*Lưu ý trợ giúp để đối tượng M1+ M2 hiểu được mối quan hệ giữa m và cm:
- GV củng cố về mối quan hệ đo độ dài giữa m và cm:
Bài 2: HĐ cá nhân – Cặp đôi
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS thực hiện theo YC của bài 
-> GV gợi ý cho HS M1 nhận biết về đơn vị đo khối lượng (gam -> g)
- GV củng cố về đơn vị đo khối lượng (gam - g)
Bài 3: HĐ cá nhân- cả lớp
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- GVcho HS quan sát hình vẽ (mô hình đồng hồ),...
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân
*Lưu ý khuyến khích để đối tượng M1+M2 chia sẻ nội dung bài.
- GV chốt lại ý đúng 
*Việc 2: Củng cố giải toán
Bài 4: Nhóm 2 – Lớp
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- GV yêu cầu nhóm trưởng điều hành
- GV trợ giúp HS M1: Làm cách nào để em tìm được số tiền còn lại?
+B1. Tính số tiền có: 2 tờ 2000
+B2. Tính số tiền còn lại: Lấy số tiền có trừ đi số tiền mua bút chì.
- GV chốt kết quả đúng
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm vào vở ghi -> chia sẻ trước và nêu lí do khoanh vào ý B.
- Thống nhất cách làm và đáp án đúng
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm bài cá nhân -> chia sẻ cặp đôi ->thống nhất kết quả 
*Dự kiến đáp án:
+ Quả cam cân nặng 300 gam 
(200g + 100g = 300g)
+ Quả đu đủ cân nặng 700 gam
500g + 200g = 700g
+ Quả đu dủ nặng hơn quả cam 400g 
700g – 300 g = 400g
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS thực hiện theo YC
- HS lên chia sẻ trước lớp kết quả
* Dự kiến đáp án: 
a) HS lên bảng gắn thêm kim phút vào đồng hồ, các em khác nhận xét.
b) Lan đi từ nhà tới trường hết 15 phút 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS thảo luận-> làm vào phiếu 
- Đại diện các nhóm chia sẻ
3. HĐ ứng dụng (2 phút)
- Chữa lại các phần bài tập làm sai
- VN tiếp tục thực hiện ôn tập về đại lượng
Tiết 5: 
 TỰ NHIÊN XÃ HỘI:
BỀ MẶT LỤC ĐỊA (tt)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết một số dạng địa hình trên bề mặt lục địa: núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng.
2. Kĩ năng: 
- HS quan sát, so sánh để nhận ra điểm giống và khác nhau giữa đồi và núi, đồng bằng và cao nguyên.
- Vẽ được hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên
3. Thái độ: Yêu thích tìm hiểu, khám phá khoa học. 
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.
* KNS: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
 - Quan sát, so sánh.
* GD BVMT:
- Biết các loại địa hình trên Trái Đất bao gồm: núi, sông, biển,... là thành phần tạo nên môi trường sống của con người và các sinh vật.
- Có ý thức giữ gìn môi trường sống của con người.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- GV: Tranh, ảnh, mô hình
- HS: Tranh, ảnh sưu tầm về núi, đồi, đồng bằng, cao nguyên.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút)
+ Bề mặt lục địa có đặc điểm gì?
- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng.
- TBHT điều hành:
+ Trả lời: Có chỗ nhô cao, có chỗ bằng phẳng, có dòng nước chảy và có nơi chứa nước
- Lắng nghe – Ghi tên bài.
2. HĐ khám phá kiến thức (30 phút)
- Biết một số dạng địa hình trên bề mặt lục địa: núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng.
- HS quan sát, so sánh để nhận ra điểm giống và khác nhau giữa đồi và núi, đồng bằng và cao nguyên.
- Vẽ được hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên
*Cách tiến hành:
Việc 1: Tìm hiểu về đồi và núi
Bước 1.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_30_nam_hoc_2021_2022_vo.doc