Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2017-2018 - Trường TH Đông Phú

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2017-2018 - Trường TH Đông Phú

I. MỤC TIÊU:

- Biết được Trái Đất rất lớn và có hình cầu.

- Biết cấu tạo của quả địa cầu.

II. CHUẨN BỊ:

 Đèn chiếu.

III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:

Hoạt động 1: (10-12’): Thảo luận cả lớp

Bước 1:

- HS q/sát hình 1 SGK trang 112, trả lời câu hỏi: Trái Đất có hình gì?

- HS trả lời (HS có thể trả lời hình tròn, quả bóng, hình cầu).

- GV chốt lại: Trái Đất có hình cầu, hơi dẹt ở hai đầu.

Bước 2:

- GV tổ chức cho HS quan sát quả địa cầu và giới thiệu: Quả địa cầu là mô

hình thu nhỏ của Trái Đất và phân biệt cho các em các bộ phận: quả địa cầu, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ.

- GV mở rộng thêm: Quả địa cầu được đặt trên một giá đỡ có trục xuyên qua. Nhưng trong thực tế Trái Đất không có trục xuyên qua và không phải đặt trên giá đỡ nào cả. Trái Đất nằm lơ lửng trên không gian.

- GV chỉ cho HS vị trí nước Việt Nam trên quả địa cầu nhằm giúp các em hình dung được Trái Đất mà chúng ta đang ở rất lớn.

* Kết luận: Trái Đất rất lớn và có dạng hình cầu.

Hoạt động 2: (10-12’): Hoạt động theo nhóm

Bước 1:

- GV chia lớp thành 3 nhóm.

- HS trong nhóm quan sát hình 2 SGK và chỉ trên hình: cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu.

Bước 2:

- HS trong nhóm lần lượt chỉ cho nhau xem.

- HS đặt quả địa cầu trên bàn, chỉ trục của quả địa cầu và nhận xét trục của nó đứng thẳng hay nghiêng so với mặt bàn.

Bước 3:

- Đại diện các nhóm lên chỉ trên quả địa cầu theo yêu cầu của GV.

- GV cho HS nhận xét về màu sắc trên bề mặt quả địa cầu tự nhiên và giải thích sơ lược về sự thể hiện màu sắc: màu xanh lơ chỉ màu biển; màu xanh lá cây chỉ đồng bằng; màu vàng, da cam chỉ đồi núi, cao nguyên, . từ đó giúp HS hình dung bề mặt Trái Đất không bằng phẳng.

* Kết luận: Quả địa cầu giúp ta hình dung được hình dạng, độ nghiêng và bề mặt Trái Đất.

 

doc 23 trang ducthuan 05/08/2022 1850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2017-2018 - Trường TH Đông Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30. Thứ hai ngày 9 tháng 4 năm 2018
Đạo đức:
CHĂM SÓC CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI (tiết1)
I. MỤC TIÊU:
- Kể được một số lợi ích của cây trồng, vật nuôi đối với cuộc sống con người.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gia đình, nhà trường.
* GDKNS: Kĩ năng lắng nghe ý kiến các bạn; Kĩ năng trình bày các ý tưởng chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường; Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin liên quan đến chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường; Kĩ năng ra quyết định lựa chọn các giải pháp tốt nhất để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường; Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường.
* GDBVMT: Tham gia bảo vệ, chăm sóc cây trồng vật nuôi là góp phần phát triển, giữ gìn và bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
 Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước
- HS nêu các việc làm thể hiện tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (5-7'): Chơi trò chơi Ai đoán đúng?
- GV chia HS theo số chẵn số lẻ.
- Số chẵn nêu một số đặc điểm của 1 con vật em thích.
- Số lẻ nêu một số đặc điểm của cây trồng mà em thích.
- HS làm việc cá nhân.
- 1 số HS trình bày bài.
- Nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: Mỗi người đều yêu thích một cây trồng hay một vật nuôi nào đó. Cây trồng, vật nuôi phục vụ cho đời sống và mang niềm vui cho con người.
Hoạt động 3: (8-10'): Quan sát tranh ảnh
- GV cho HS xem tranh ảnh.
- HS đặt câu hỏi về nội dung từng bức tranh.
- 1 số HS khác trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Kết luận: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi mang lại niềm vui cho các bạn.
Hoạt động 4: (12-14'): Đóng vai
a. Mục tiêu: HS biết các việc cần làm sóc cây trồng vật nuôi.
b. Cách tiến hành:
- GV chia nhóm, giao mỗi nhóm một nhiệm vụ.
- Các nhóm thảo luận.
- HS đóng vai trình bày từng dự án của nhóm.
- Bình chọn nhóm có dự án khả thi.
* GDBVMT: Tham gia bảo vệ, chăm sóc cây trồng vật nuôi là góp phần phát triển, giữ gìn và bảo vệ môi trường.
Hoạt động 5: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Về thực hành chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
Toán:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Biết cộng các số có đến năm chữ số (có nhớ).
- Giải bài toán bằng hai phép tính và tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
II. CHUẨN BỊ:
 Vở BT toán.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố cộng các số có năm chữ số
- 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính, cả lớp làm vào vở nháp:
60 500 + 8197 + 22 023 	80 909 + 9090 + 10 001
- Nhận xét
Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành
HS làm bài tập 1 (cột 2, 3); bài 2; bài 3 (SGK trang156)
* Bài tập 1: (cột 2, 3): Tính (theo mẫu):
- 1 HS nêu mẫu.
- Cả lớp làm vào vở ôli, 4 HS lên bảng làm (mỗi HS làm 1 phép tính).
- Nhận xét, nêu lại cách tính.
- GV chốt kết quả đúng: a) 90 800; 63 800; 100 000.
b) 69 647; 80 591; 26 484.
Củng cố phép cộng các số trong phạm vi 100 000 (có nhớ).
* Bài tập 2: Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật?
- HS đọc bài toán rồi nêu cách giải:
+ Bước 1: Tính chiều dài hình chữ nhật.
+ Bước 2: Tính chu vi hình chữ nhật.
+ Bước 3: Tính diện tích hình chữ nhật.
- Cả lớp làm vào vở ô li, 1 HS lên bảng giải.
- Nhận xét, bổ sung, chốt đáp án đúng: Chu vi: 36cm; DT: 18cm2.
Củng cố tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
* Bài tập 3: Nêu bài toán rồi giải bài toán theo tóm tắt:
- HS nhìn sơ đồ nêu bài toán.
- HS nêu cách giải bài toán:
+ Bước 1: Tính số kg chè mẹ hái được.
+ Bước 2: Tính số kg chè cả hai mẹ con hái được.
- 1 HS lên bảng giải, cả lớp làm vào vở ô li.
- Nhận xét, chốt câu lời giải đúng: Cả hai mẹ con hái được 68kg chè.
Củng cố giải bài toán bằng hai phép tính.
Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Xem lại các bài tập.
Tự nhiên và Xã hội:
TRÁI ĐẤT. QUẢ ĐỊA CẦU
I. MỤC TIÊU:
- Biết được Trái Đất rất lớn và có hình cầu.
- Biết cấu tạo của quả địa cầu.
II. CHUẨN BỊ:
 Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (10-12’): Thảo luận cả lớp
Bước 1:
- HS q/sát hình 1 SGK trang 112, trả lời câu hỏi: Trái Đất có hình gì?
- HS trả lời (HS có thể trả lời hình tròn, quả bóng, hình cầu).
- GV chốt lại: Trái Đất có hình cầu, hơi dẹt ở hai đầu.
Bước 2:
- GV tổ chức cho HS quan sát quả địa cầu và giới thiệu: Quả địa cầu là mô
hình thu nhỏ của Trái Đất và phân biệt cho các em các bộ phận: quả địa cầu, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ.
- GV mở rộng thêm: Quả địa cầu được đặt trên một giá đỡ có trục xuyên qua. Nhưng trong thực tế Trái Đất không có trục xuyên qua và không phải đặt trên giá đỡ nào cả. Trái Đất nằm lơ lửng trên không gian.
- GV chỉ cho HS vị trí nước Việt Nam trên quả địa cầu nhằm giúp các em hình dung được Trái Đất mà chúng ta đang ở rất lớn.
* Kết luận: Trái Đất rất lớn và có dạng hình cầu.
Hoạt động 2: (10-12’): Hoạt động theo nhóm
Bước 1:
- GV chia lớp thành 3 nhóm.
- HS trong nhóm quan sát hình 2 SGK và chỉ trên hình: cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu.
Bước 2:
- HS trong nhóm lần lượt chỉ cho nhau xem.
- HS đặt quả địa cầu trên bàn, chỉ trục của quả địa cầu và nhận xét trục của nó đứng thẳng hay nghiêng so với mặt bàn.
Bước 3:
- Đại diện các nhóm lên chỉ trên quả địa cầu theo yêu cầu của GV.
- GV cho HS nhận xét về màu sắc trên bề mặt quả địa cầu tự nhiên và giải thích sơ lược về sự thể hiện màu sắc: màu xanh lơ chỉ màu biển; màu xanh lá cây chỉ đồng bằng; màu vàng, da cam chỉ đồi núi, cao nguyên, ... từ đó giúp HS hình dung bề mặt Trái Đất không bằng phẳng.
* Kết luận: Quả địa cầu giúp ta hình dung được hình dạng, độ nghiêng và bề mặt Trái Đất.
Hoạt động 3: (10-12’): Chơi trò chơi Gắn chữ vào sơ đồ câm
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
Bước 2:
- Hai nhóm chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV.
- Các HS khác quan sát và theo dõi hai nhóm chơi.
Bước 3: GV tổ chức cho HS đánh giá hai nhóm chơi.
Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS xem lại bài học và chuẩn bị bài sau.
Luyện Toán:
ÔN TẬP: CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000 (2t)
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố phép cộng các số trong phạm vi 100 000 (có nhớ)
- Củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính và tính chu vi, diện tích HCN.
II. CHUẨN BỊ:
- Vở ôn tập và KT.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố cộng các số có năm chữ số
- Chữa bài tập 1 (cột 4).
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành
* Bài tập 1: Tính:
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
- HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả tính.
- HS đọc kết quả chữa bài, nêu lại cách tính.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
Củng cố phép cộng các số trong phạm vi 100 000 (có nhớ).
* Bài tập 2: Tính:
- Cả lớp làm vào vở bài tập, 4 HS lên bảng làm.
- Cả lớp nhận xét, nêu lại cách làm.
- GV chốt kết quả đúng.
Tiếp tục củng cố cộng các số có năm chữ số.
* Bài tập 3: Giải bài toán dựa vào tóm tắt:
- HS nêu bài toán.
- HS nêu cách giải:
+ Bước 1: Tính số dầu bán buổi chiều.
+ Bước 2: Tính số dầu cả hai buổi bán.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp giải vào vở bài tập.
- Nhận xét, chốt câu lời giải đúng: Cả hai buổi bán được 1000 lít dầu.
Củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính.
* Bài tập 4: Tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật?
- HS đọc bài toán, nêu cách giải.
- Cả lớp giải vào vở bài tập, 1 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp nhận xét, chốt câu lời giải đúng.
Củng cố về giải bài toán dạng tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Xem lại các bài tập.
Luyện tiếng Việt:
ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU TUẦN 30 
I. MỤC TIÊU:
1.Tiếp tục rèn luyện về phép nhân hóa: nhận ra hiện tượng nhân hóa, cảm nhận cái hay của những hình ảnh nhân hóa.
2.Ôn luyện về câu hỏi vì sao? tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi vì sao, trả lời đúng các câu hỏi vì sao?
II. CHUẨN BỊ:
Bảng phụ ghi BT 2.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (12-15') Ôn phép nhân hóa 
+ Có mấy cách nhân hóa ? Đó là những cách nào?
+ HS nêu ví dụ về nhân hoá.
* GV chốt lại: Có 3 cách nhân hóa đó là:
- Gọi sự vật bằng từ dùng để gọi ngườ.
- Tả sự vật bằng những từ dùng để tảt người.
- Nói với sự vật như nói với người.
- Cách nhân hóa các sự vật, con vật như vậy thật hay và đẹp vì nó làm cho các sự vật, con vật sinh động hơn, đáng yêu hơn.
Hoạt động 2: (12-15') Ôn cách trả lời câu hỏi vì sao?
* HS đọc y/c bài tập 2: Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi "vì sao"?
- 1HS khá,TB lên bảng làm
- Cả lớp làm vào phiếu
- Nhận xét bổ sung
Bài 3: * HS đọc y/c bài tập 3: Chọn từ ngữ chỉ nguyên nhân ở trong ngoặc để đền vào chỗ trống cho phù hợp :
- Cả lớp làm vào phiếu
- HS nối tiếp nhau nêu bài làm
- Nhận xét bổ sung
Hoạt động nối tiêp: (3-5') Hoạt động nối tiếp
GV nhận xét tiết học
Rút kinh nghiêm
 . ..... .... ..... 
Thứ ba ngày 10 tháng 4 năm 2018 
Toán:
PHÉP TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000
I. MỤC TIÊU:
- Biết trừ các số trong phạm vi 100 000 (đặt tính và tính đúng).
- Giải bài toán có phép trừ gắn với mối quan hệ giữa km và m.
II. CHUẨN BỊ:
 Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố phép cộng các số trong phạm vi 100 000
- 2 HS lên bảng tính, cả lớp nhẩm kết quả ra vở nháp:
54672 + 28298; 16528 + 20134
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (8-10'): Hướng dẫn HS thực hiện phép trừ
- GV nêu phép trừ : 85674 - 58329 =?
- Hướng dẫn thực hiện phép trừ.
- HS thực hiện phép tính.
- 1 HS lên bảng làm.
- HS nêu cách thực hiện.
- GV chốt lại: Muốn trừ hai số có năm chữ số, ta viết số bị trừ dưới số trừ sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau rồi thực hiện từ phải sang trái.
Hoạt động 3: (18-20'): Luyện tập, thực hành
HS làm bài tập 1, 2, 3 (SGK trang 157)
* Bài tập 1: Tính:
- HS tự làm bài, 1 HS lên bảng điền kết quả.
- HS nhận xét, nêu lại cách tính.
- GV chốt kết quả đúng: 27148; 37552; 5558; 23307.
Củng cố phép trừ các số trong phạm vi 100 000.
* Bài tập 2: Đặt tính rồi tính:
- HS làm bài cá nhân, 3 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp nhận xét, nêu lại cách đặt tính, cách tính.
- GV chốt kết quả đúng: 45234; 38056; 43518.
Củng cố cách thực hiện trừ các số trong phạm vi 100 000.
* Bài tập 3: Tính số mét đường chưa được trải nhựa?
- Cả lớp làm vào vở ô li.
- 1 HS lên bảng tóm tắt, 1 HS giải.
- Cả lớp nhận xét, nêu lại cách giải.
- GV chốt câu lời giải đúng: Đoạn đường chưa được trải nhựa là 16km.
Củng cố giải bài toán có phép trừ gắn với mối quan hệ giữa km và m.
Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Xem lại các bài tập.
Tập đọc - Kể chuyện:
GẶP GỠ Ở LÚC-XĂM-BUA (2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
A. Tập đọc:
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ ngữ phiên âm nước ngoài: Lúc-xăm-bua, Mô-ni-ca, Giết -xi-ca, In-tơ-nét.
- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
- Hiểu các từ ngữ: Lúc - xăm - bua, lớp sáu, đàn tơ rưng, tuyết, hoa lệ.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Cuộc gặp gỡ thú vị đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với HS một trường tiểu học ở Lúc - xăm - bua thể hiện tình hữu nghị đoàn kết giữa các dân tộc.
3. RKNS: Kĩ năng giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp; Tư duy sáng tạo.
B. Kể chuyện:
Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước.
II. CHUẨN BỊ:
 Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
TẬP ĐỌC:
(1,5 tiết)
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố kĩ năng đọc - hiểu
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi bài Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (16-18'): Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
- Luyện đọc câu - luyện đọc từ khó phát âm.
- Luyện đọc đoạn trước lớp.
+ HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
+ HS đọc phần chú giải cuối bài.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đọc đồng thanh.
Hoạt động 3: (12-14'): Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi.
- GV chốt lại các ý đúng.
- HS nêu nội dung của câu chuyện.
- GVchốt lại: Cuộc gặp gỡ thú vị đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với HS một trường tiểu học ở Lúc - xăm - bua thể hiện tình hữu nghị đoàn kết giữa các DT.
Hoạt động 4: (13-15'): Luyện đọc lại
- GV đọc diễn cảm đoạn cuối bài, hướng dẫn HS đọc đúng:
Đã đến lúc chia tay. / Dưới làn tuyết bay mù mịt, / các em vẫn đứng vẫy tay chào lưu luyến, / cho đến khi xe của chúng tôi / khuất hẳn trong dòng người / và xe cộ tấp nập / của thành phố châu Âu hoa lệ, / mến khách.
- HS thi đọc đoạn văn.
- 1 HS đọc cả bài.
KỂ CHUYỆN
(0,5 tiết)
Hoạt động 1: (1-2'): GV nêu nhiệm vụ
Kể lại từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước.
Hoạt động 2: (15-17'): Hướng dẫn HS kể chuyện
- GV giúp HS hiểu yêu cầu bài tập:
+ Câu chuyện được kể theo lời của ai?
+ Kể bằng lời của em là thế nào?
- HS đọc gợi ý trong SGK.
- 1 HS kể mẫu đoạn 1.
- 2 HS tiếp nối nhau kể đoạn 1, 2.
- HS thi kể từng đoạn câu chuyện.
- 1 HS kể toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất.
Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét tiết học.
- Về tập kể chuyện.
Chính tả:
Nghe - viết: LIÊN HỢP QUỐC
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng bài chính tả; viết đúng các chữ số; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập điền các tiếng có âm dễ lẫn tr / ch.
II. CHUẨN BỊ:
Bảng lớp viết 3 lần bài tập 1a.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố về phân bịêt s / x
- HS viết: bác sĩ, mỗi sáng, xung quanh, thị xã.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (18-20’): Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc bài 1 lần, 2 HS đọc lại.
- HS tìm hiểu nội dung bài viết:
+ Liên hợp quốc được thành lập nhằm mục đích gì?(Bảo vệ hòa bình, tăng cường hợp tác và phát triển giữa các nước).
+ Có bao nhiêu thành viên tham gia Liên hợp quốc? (191 nước và vùng lãnh thổ).
+ Việt Nam trở thành thành viên Liên hợp quốc vào lúc nào?(20 - 9 -1977).
- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả, cách trình bày bài.
- HS luyện viết những chữ dễ viết sai: HS luyện viết các chữ số trong đoạn văn.
b. GV đọc cho HS viết bài.
c. Nhận xét, đánh giá:
- GV đọc cho HS soát bài.
- HS đổi chéo vở soát lỗi cho bạn.
- GV chấm 5-7 bài, chữa lỗi, nhận xét và đánh giá.
Hoạt động 3: (10-12’): Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
* Bài tập 1a: Điền vào chỗ chấm chiều hay triều?
- 3 HS thi làm bài trên bảng. Đọc kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: buổi chiều; chiều chuộng; thuỷ triều; ngược chiều; triều đình; chiều cao.
- 3-4 HS đọc lại bài làm đúng.
* Bài tập 2: Đặt câu với 2 từ ngữ tìm được ở bài tập 1:
- HS làm việc cá nhân.
- HS nêu bài làm.
- Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS xem lại các bài tập.
Luyện Toán:
ÔN: SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000 (2t)
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS củng cố các quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000.
II. CHUẨN BỊ:
- Vở ôn tập và KT 
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố số liền trước, số liền sau của một số
- Chữa bài tập 2a (BTTNC trang 68).
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (26-28’): Luyện tập - thực hành
HDHS làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5 (BTTNC trang 69-70)
* Bài 1:
- HS đọc yêu cầu bài tập 1: , =
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
- 2 HS lên bảng làm.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
Củng cố so sánh các số trong phạm vi 100 000 (dạng 2 số không có cùng số c/số).
* Bài 2:
- HS đọc y/ c bài tập 2: , =
- Tổ chức trò chơi: Tiếp sức
- GV nêu luật chơi.
- HS tham gia trò chơi.
- Nhận xét, bình chọn đội thắng cuộc.
Củng cố so sánh các số trong phạm vi 100 000 (dạng 2 số có cùng số c/số).
* Bài 3:
- HS đọc y/ c bài tập 3: Khoanh vào số lớn nhất.
- Thảo luận nhóm.
- HS các nhóm nêu kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
Củng cố so sánh các số trong phạm vi 100 000.
* Bài 4:
- HS đọc y/ c bài tập 4:
a) Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
b) Viết các theo thứ tự từ lớn đến bé.
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
- 2 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, bổ sung.
Củng cố thứ tự các số trong phạm vi 100 000.
* Bài 5:
- HS đọc y/ c bài tập 5: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
- 1 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, bổ sung.
Tiếp tục củng cố so sánh các số trong phạm vi 100 000.
Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Xem lại các bài tập.
Luyện Tiếng Việt: 
KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI
I. MỤC TIÊU:
- Kể về một trò chơi trong ngày hội theo các gợi ý cho trước.
- Viết đoạn văn khoảng 8 câu về một trò chơi trong ngày hội mà em đã được thấy hoặc tham gia.
II. CHUẨN BỊ:
Vở ôn tập và kiểm tra.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (13-15’): Kể về một trò chơi trong ngày hội
- HS đọc yêu cầu của bài tập và các gợi ý:
+ Tên trò chơi.
+ Trò chơi được tổ chức khi nào? Ở đâu?
+ Trò chơi thực hiện như thế nào?
+ Trò chơi có đông người xem và tham gia không?
- HS phát biểu, trả lời câu hỏi: Em chọn kể về trò chơi nào?
- HS nêu tên trò chơi mình định kể.
- GV nhắc nhở HS cách kể.
- 1 HS kể mẫu theo 4 gợi ý như trên.
- HS tiếp nối nhau thi kể chuyện.
- Cả lớp và GV bình chọn người kể hay.
Hoạt động 2: (18-20’): Viết về một trò chơi trong ngày hội
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS viết bài, GV giúp đỡ những HS còn lúng túng.
- Một số HS đọc bài viết.
- Cả lớp và GV nhận xét, tuyên dương một số bài làm tốt.
Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà xem lại bài viết.
Rút kinh nghiêm
 . ..... .... ..... 
Thứ tư ngày 11 tháng 4 năm 2018 
Toán:
TIỀN VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được các tờ giấy bạc 20 000 đồng, 50 000 đồng, 100 000đồng.
- Bước đầu biết đổi tiền.
- Biết làm tính trên các số với đơn vị là đồng.
II. CHUẨN BỊ:
 Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố phép trừ các số trong phạm vi 100 000
- 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính, cả lớp làm vào bảng con:
93600 - 5171; 74426 - 52568
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (8-10'): Giới thiệu các tờ giấy bạc
GV cho HS quan sát 2 mặt tờ giấy bạc và nhận xét:
- Màu sắc của từng tờ giấy bạc.
- Cách trang trí trên tờ giấy bạc.
Hoạt động 3: (16-18'): Luyện tập, thực hành
HS làm bài tập 1, 2, 3, 4 (dòng 1, 2) (SGK trang 158, 159)
* Bài tập 1: Mỗi ví đựng bao nhiêu tiền?
- HS quan sát tranh vẽ, nêu phép tính, giải thích rồi trả lời câu hỏi của bài toán.
- Cả lớp nhận xét, GV chốt lời giải đúng: Ví a có 50 000 đồng; Ví b có 90 000 đồng; Ví c có 90 000 đồng; Ví d có 14 500 đồng; Ví e có 50 700 đồng.
Củng cố làm tính trên các số với đơn vị là đồng.
* Bài tập 2: Tính số tiền cô bán hàng phải trả lại cho mẹ?
- HS đọc bài toán, nêu cách giải:
+ Bước 1: Tính số tiền mua 1 chiếc cặp sách và 1 bộ quần áo.
+ Bước 2: Tính số tiền cô bán hàng phải trả lại cho mẹ.
- Cả lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng tóm tắt - giải.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV chốt câu lời giải đúng: Cô bán hàng phải trả lại cho mẹ 10 000 đồng.
Củng cố giải toán liên quan đến tiền Việt Nam.
* Bài tập 3: Viết số tiền thích hợp vào trong bảng:
- Tổ chức trò chơi tiếp sức.
- Các nhóm tham gia trò chơi.
- Bình chọn nhóm thắng cuộc.
- GV chốt lại: 2 cuốn: 2400 đồng; 3cuốn: 3600 đồng; 4cuốn: 4800 đồng.
Tiếp tục củng cố làm tính trên các số với đơn vị là đồng.
* Bài tập 4 (dòng 1, 2): Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu):
- HS thảo luận nhóm đôi - Đại diện nhóm nêu kết quả.
- Cả lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng.
Củng cố về đổi tiền.
Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Xem lại các bài tập.
Tập đọc:
MỘT MÁI NHÀ CHUNG
I. MỤC TIÊU:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ ngữ: rập rình, lá biếc, tròn vo, rực rỡ 
- Biết ngắt nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ, khổ thơ.
2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
- Hiểu các từ: dím, gấc, cầu vồng.
- Hiểu ND bài thơ: Mỗi vật có cuộc sống riêng nhưng đều có mái nhà chung là trái đất. Hãy yêu quý mái nhà chung, bảo vệ và giữ gìn nó. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
3. Học thuộc lòng 3 khổ thơ đầu bài thơ.
II. CHUẨN BỊ:
 Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố kĩ năng kể
- 3 HS nối tiếp nhau, mỗi em kể lại 1 đoạn của câu chuyện Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua - 1 HS nêu ý nghĩa của bài.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (10-12’): Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm bài thơ.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng dòng thơ (mỗi HS đọc 2 dòng thơ) - luyện đọc từ HS dễ đọc sai
- Đọc từng khổ thơ trước lớp:
+ HS nối tiếp nhau đọc 6 khổ thơ.
+ 1 HS đọc phần chú giải của bài.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- ĐT cả bài.
Hoạt động 3: (8-10'): Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm từng khổ thơ, cả bài trả lời câu hỏi.
- GV chốt lại các ý đúng.
- HS nêu ý chính của bài thơ.
- GVchốt lại: Mỗi vật có cuộc sống riêng nhưng đều có mái nhà chung là trái đất. Hãy yêu quý mái nhà chung, bảo vệ và giữ gìn nó.
Hoạt động 4: (8-10’): Học thuộc lòng 3 khổ thơ đầu của bài thơ
- GV nêu yêu cầu học thuộc lòng.
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng 3 khổ thơ đầu bài thơ.
- HS làm việc cá nhân.
- HS thi đọc thuộc lòng.
- GV nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 5: (1-2'): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Về học thuộc 3 khổ thơ đầu bài thơ (nếu chưa thuộc).
Tập viết:
ÔN CHỮ HOA U
I. MỤC TIÊU:
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa U (1 dòng); viết đúng tên riêng Uông Bí (1 dòng) và câu ứng dụng Uốn cây từ thuở còn non / Dạy con từ thưở con còn bi bô (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
II. CHUẨN BỊ:
Mẫu chữ viết hoa: U, Uông Bí.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố kĩ năng viết
- HS nhắc lại từ và câu ứng dụng (tiết tập viết tuần 29).
- HS viết vào bảng con: T, Thăng Long, Trường Sơn.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: (8-10’): Hướng dẫn HS viết trên bảng con
a. Luyện viết chữ hoa:
- HS tìm các chữ hoa có trong bài: U, T, B.
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết các chữ: U, T, B.
- HS viết bảng con.
b. Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng):
- HS đọc từ ứng dụng: Uông Bí.
- GVgiới thiệu: Uông Bí là tên một thị xã ở tỉnh Quảng Ninh.
- HS viết bảng con.
c. Luyện viết câu ứng dụng:
- HS đọc câu ứng dụng: Uốn cây từ thuở còn non
Dạy con từ thưở con còn bi bô
- GV nêu ND câu ứng dụng: Cây non cành mềm dễ uốn. Cha mẹ dạy con ngay từ nhỏ, mới dễ hình thành những thói quen tốt cho con.
- Nêu các chữ viết hoa trong câu Uốn, Dạy.
- HS viết các chữ hoa vào bảng con: Uốn, Dạy.
Hoạt động 3: (15-17’): Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết
- GV nêu yêu cầu viết.
- HS viết vào vở tập viết.
Hoạt động 4: (3-5’): Nhận xét, đánh giá
- GV chấm 5 -7 bài.
- Nhận xét, chữa lỗi cho HS.
Hoạt động 5: (1-2’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét giờ học.
- Học thuộc câu ứng dụng.
Tự nhiên và Xã hội:
SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU:
- Biết Trái Đất vừa tự quay quanh mình nó, vừa chuyển động quanh Mặt Trời.
- Biết sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời.
* Các KNSCB được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng hợp tác và kĩ năng làm chủ bản thân: Hợp tác và đảm nhận trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Kĩ năng giao tiếp: Tự tin khi trình bày và thực hành quay quả địa cầu.
- Phát triển kĩ năng tư duy sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ:
 Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố kiến thức bài Trái Đất. Quả địa cầu
- 1 HS trả lời câu hỏi: Trái Đất có hình gì?
- 1 HS chỉ trên quả địa cầu: Cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu và trục của quả địa cầu.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (8-10’): Thực hành theo nhóm
Bước 1:
- GV chia lớp thành 3 nhóm. HS trong nhóm quan sát hình 1 SGK trang 114 và trả lời câu hỏi: Trái Đất quay quanh trục của nó theo hướng cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ? (Nếu nhìn từ cực Bắc xuống Trái Đất quay ngược chiều kim đồng hồ).
- HS trong nhóm lần lượt quay quả địa cầu như HD ở phần thực hành trong SGK.
Bước 2:
- 1-2 HS lên quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của Trái Đất quanh mình nó.
- HS nhận xét phần làm thực hành của bạn.
- GV vừa quay quả địa cầu vừa nói: Từ lâu các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, Trái Đất không đứng yên mà luôn luôn tự quay quanh mình nó theo hướng ngược chiều kim đồng hồ nếu nhìn từ cực Bắc xuống.
Hoạt động 3: (8-10’): Quan sát tranh theo cặp
Bước 1:
- HS quan sát hình 3 SGK trang 115 và từng cặp chỉ cho nhau xem hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và hướng chuyển động của Trái Đất quanh MT.- HS thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi:
+ Trái Đất tham gia đồng thời mấy chuyển động? Đó là những chuyển động nào?
+ HS n/xét về hướng chuyển động của TĐ quanh mình nó và chuyển động quanh MT (cùng hướng và đều ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn từ cực Bắc xuống).
Bước 2:
- HS trả lời trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung, hoàn thiện câu trả lời của HS.
* Kết luận: Trái Đất đồng thời tham gia hai chuyển động: chuyển động tự quay quanh mình nó và chuyển động quay quanh Mặt Trời.
Hoạt động 4: (10-12’): Chơi trò chơi Trái Đất quay
Bước 1: GV chia lớp thành 3 nhóm, HD nhóm trưởng cách điều khiển các bạn.
Bước 2: GV cho các nhóm ra sân, hướng dẫn HS cách chơi.
Bước 3:
- 1-2 cặp HS lên biểu diễn trước lớp.
- HS, GV nhận xét cách biểu diễn của các bạn.
Hoạt động 5: (1-2’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS xem lại bài học, chuẩn bị bài 61.
Thứ năm ngày 12 tháng 4 năm 2018 
Toán:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Biết trừ nhẩm các số tròn chục nghìn.
- Biết trừ các số có đến năm chữ số (có nhớ) và giải bài toán có phép trừ.
II. CHUẨN BỊ:
 Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố về tiền Việt Nam
- 1 HS lên bảng giải bài toán, cả lớp giải vào vở ô li: Mỗi quyển vở giá 1500 đồng. Hỏi nếu mua 4 quyển vở như thế hết tất cả bao nhiêu tiền?
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành
HS làm bài tập 1, 2, 3, 4a (SGK trang 159)
* Bài tập 1: Tính nhẩm:
- Cả lớp làm vào vở ô li.
- HS nêu bài làm, nêu các cách nhẩm.
- Nxét, bổ sung, chốt đáp án đúng: a) 30 000; 60 000; b) 30 000; 30 000
Củng cố cách trừ nhẩm các số tròn chục nghìn.
* Bài tập 2: Đặt tính rồi tính:
- Cả lớp làm vào vở ô li.
- 4 HS lên bảng làm bài, nêu cách thực hiện.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV chốt đáp án đúng: a) 36 736; 11 345; b) 67 537; 65 655.
Củng cố về trừ các số có năm chữ số.
* Bài tập 3: Tính số lít mật ong còn lại?
- HS làm bài cá nhân, 1 HS lên bảng giải.
- Cả lớp nhận xét, nêu lại cách giải.
- GV chốt câu lời giải đúng: Trại nuôi ong còn lại 1760 lít mật ong.
Củng cố cách giải bài toán bằng phép trừ.
* Bài tập 4a: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm nêu kết quả bài làm, giải thích lí do.
- Cả lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng: Khoanh tròn vào C.
Củng cố về trừ các số có năm chữ số.
Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Xem lại các bài tập.
Thủ công:
LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh biết cách làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công.
- Làm được đồng hồ để bàn đúng quy trình kỹ thuật. Đồng hồ tương đối cân đối.
- Yêu thích sản phẩm mình làm được.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh quy trình làm đồng hồ để bàn.
- Giấy thủ công, hồ dán, bút chì, thước kẻ, kéo, 
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố quy trình Làm đồng hồ để bàn
- 2 HS nhắc lại quy trình làm đồng hồ để bàn.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: (23-25’): Hướng dẫn HS làm đồng hồ để bàn và trang trí
- GV gọi 2 HS nhắc lại các bước làm đồng hồ để bàn.
+ Bước 1: Cắt giấy.
+ Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ (khung, mặt, đế và chân đỡ đồng hồ).
+ Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.
- GV nhận xét và sử dụng tranh quy trình làm đồng hồ để hệ thống lại các bước làm đồng hồ.
- GV nhắc HS khi gấp và dán cần miết kĩ và bôi hồ đều.
- GV gợi ý để HS trang trí cho sản phẩm thêm đẹp.
- GV tổ chức cho HS thực hành.
- GV theo dõi giúp đỡ những em còn lúng túng.
Hoạt động 3: (4-6’): Đánh giá sản phẩm
- HS trưng bày sản phẩm.
- GV đánh giá sản phẩm thực hành của HS.
Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS thực hành đúng, đẹp.
- Dặn HS chuẩn bị bài Làm quạt giấy tròn.
Luyện từ và câu:
ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI BẰNG GÌ ? DẤU HAI CHẤM
I. MỤC TIÊU:
- Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Bằng gì?
- Trả lời đúng các câu hỏi Bằng gì?
- Bước đầu nắm được cách dùng dấu hai chấm.
II. CHUẨN BỊ:
 Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố từ ngữ về thể thao
- HS nêu 1 số từ ngữ về thể thao.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (18-20’): Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì?
* Bài tập 1: Gạch dưới bộ phận của câu trả lời Bằng gì?
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
- 3 HS lên bảng làm.
- Cả lớp nhận xét, GV chốt lời giải đúng:
a. ... bằng vòi.
b. ... bằng nan tre dán giấy bóng kính.
c. ... bằng tài năng của mình.
* Bài tập 2: Trả lời các câu hỏi:
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 3: (7-9’): Hướng dẫn HS cách dùng dấu hai chấm
* Bài tập 3: Điền dấu câu thích hợp vào mỗi ô trống:
- GV dán 3 tờ phiếu, 3 HS lên bảng làm.
- Cả lớp nhận xét.
- GV chốt lại lời giải đúng:
a. Một người kêu lên: " Cá heo!"
b. Nhà an dưỡng trang bị cho các cụ những thứ cần thiết:chăn màn,giường chiếu 
c. Đông Nam Á gồm mười một nước là: Bru-nây, Căm- pu- chia, Đông Ti - mo 
Hoạt động 4: (2-3'): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Xem lại các bài tập.
Luyện Toán:
ÔN: PHÉP TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố cách thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 100 000.
- Củng cố về giải bài toán có lời văn bằng phép trừ.
II. CHUẨN BỊ:
- Vở ôn tập và KT.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố phép trừ các số trong phạm vi 100 000
- 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính, cả lớp làm vào giấy nháp:
98269 - 65784; 24384 - 9771
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành
* Bài tập 1: Đặt tính rồi tính:
64 852 - 27 539 	85 694 - 46 528 	40 271 - 36 045
72 644 - 25 586 	92 500 – 4181 	100 000 - 99 999
- Cả lớp làm vào vở ô li.
- 6 HS nối tiếp lên bảng làm.
- Nhận xét, nêu lại cách đặt tính, cách tính.
- GV chốt kết quả đúng: 37313; 39166; 4226; 47058; 88319; 1.
Củng cố phép trừ các số trong phạm vi 100 000.
* Bài tập 2: Một bể có 45 900l nư

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_30_nam_hoc_2017_2018_tru.doc