Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 29 - Năm học 2020-2021 - Mai Thanh Sen
Hoạt động của GV
1. Ổn định: - Hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS trả lời câu hỏi của GV.
+ Vì sao chúng ta phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn n¬¬ước?
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: (Tích hợp KNS –MT )
- GTB: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
HĐ 1: Xác định các biện pháp.
- Yêu cầu các nhóm lên trình bày trước lớp về kết quả điều tra thực trạng và các biện pháp tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước.
- Yêu cầu các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến và bình chọn biện pháp hay nhất.
- GV nhận xét, tuyên dương hoạt động của các nhóm .
HĐ 2: Thảo luận nhóm.
- Chia nhóm.
- Phát phiếu học tập cho các nhóm yêu cầu các nhóm thảo luận để nêu về cách đánh giá các ý kiến ghi trong phiếu và giải thích.
- GV nêu ra các ý kiến trong phiếu.
- Mời đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.
GV KL:
- Các ý kiến a, b là sai vì nguồn nước chỉ có hạn. Các ý kiến c, d, đ, e là đúng.
HĐ 3: - Chơi " Ai nhanh, ai đúng".
- Chia nhóm và phổ biến cách chơi: các nhóm ghi ra giấy những việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước trong thời gian 3 phút.
- Nhóm nào ghi được nhiều nhất, đúng nhất, nhanh nhất thì nhóm đó thắng cuộc.
- Mời đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc.
- GV nhận xét đánh giá về kết quả công việc của các nhóm.
KL chung: Nước là tài nguyên quý. Nguồn nước sử dung trong cuộc sống chỉ có hạn. Do đó, chúng ta cần phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ dể nguồn nước không bị ô nhiễm.
* Vì sao phải tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
- Yêu cầu HS nhắc lại kết luận trên.
4.Hoạt động nối tiếp:
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại bài và áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày.
-Chuẩn bị bài: “ Chăm sóc cây trồng vật nuôi.”
TUẦN 29 Thứ hai, ngày 5 tháng 4 năm 2021 Tuần 29 Đạo đức Tiết 29 :TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC (tt) (Tích hợp KNS –MT ) I. Mục tiêu: - Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước. - Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm. - Biết sử dụng tiết kiệm nước ở gia đình, nhà trường, địa phương. - GD HS có thái độ phản đối những hành vi sử dụng láng phí và làm ô nhiễm nguồn nước. II. Đồ dùng dạy - học: - 4 phiếu ghi nội dung thảo luận của HĐ2. - 2 tờ giấy khổ to, kẻ bảng để chơi trò chơi HĐ3. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: - Hát. 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS trả lời câu hỏi của GV. + Vì sao chúng ta phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước? - GV nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: (Tích hợp KNS –MT ) - GTB: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. HĐ 1: Xác định các biện pháp. - Yêu cầu các nhóm lên trình bày trước lớp về kết quả điều tra thực trạng và các biện pháp tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước. - Yêu cầu các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến và bình chọn biện pháp hay nhất. - GV nhận xét, tuyên dương hoạt động của các nhóm . HĐ 2: Thảo luận nhóm. - Chia nhóm. - Phát phiếu học tập cho các nhóm yêu cầu các nhóm thảo luận để nêu về cách đánh giá các ý kiến ghi trong phiếu và giải thích. - GV nêu ra các ý kiến trong phiếu. - Mời đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp. GV KL: - Các ý kiến a, b là sai vì nguồn nước chỉ có hạn. Các ý kiến c, d, đ, e là đúng. HĐ 3: - Chơi " Ai nhanh, ai đúng". - Chia nhóm và phổ biến cách chơi: các nhóm ghi ra giấy những việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước trong thời gian 3 phút. - Nhóm nào ghi được nhiều nhất, đúng nhất, nhanh nhất thì nhóm đó thắng cuộc. - Mời đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc. - GV nhận xét đánh giá về kết quả công việc của các nhóm. KL chung: Nước là tài nguyên quý. Nguồn nước sử dung trong cuộc sống chỉ có hạn. Do đó, chúng ta cần phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ dể nguồn nước không bị ô nhiễm. * Vì sao phải tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước. - Yêu cầu HS nhắc lại kết luận trên. 4.Hoạt động nối tiếp: - GV nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn HS về nhà xem lại bài và áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày. -Chuẩn bị bài: “ Chăm sóc cây trồng vật nuôi.” - HS hát. - Một số HS nêu trước lớp. + Nước rất quan trọng đối với cuộc sống.... Nếu chúng ta không tiết kiệm sẽ thiếu nước và không bảo vệ sẽ làm cho nguồn nước bị ô nhiễm... - HS lắng nghe. - HS nhắc lại tên bài. - Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả trước lớp về kết quả điều tra thực trạng và những biện pháp tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung và bình chọn nhóm có cách xử lí hay nhất. - HS lắng nghe. - Các nhóm thảo luận để hoàn thành bài tập trong phiếu. - Đại diện từng nhóm trình bày ý kiến trước lớp. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - Các nhóm thảo luận và ghi ra giấy những việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc. - Lớp bình chọn nhóm thắng cuộc. * Trả lời cá nhân -4 HS nhắc lại kết luận.. - HS lắng nghe tiếp thu. - HS lắng nghe thực hiện. RÚT KINH NGHIỆM: Giáo dục Hs biết sử dụng tiết kiệm nước ở gia đình, nhà trường, địa phương. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Thứ hai, ngày 5 tháng 4 năm 2021 Tuần 29 Tập đọc + kể chuyện Tiết 57: BUỔI HỌC THỂ DỤC (Tích hợp KNS –MT ) I. Mục tiêu: - Phát âm đúng: Đê-rốt-xi, Cô-rét-ti, Xtác-đi, Ga-rô-nê, khỏe, khuyến khích, khuỷu tay, rạng rỡ. - Đọc đúng giọng các câu cảm, câu cầu khiến. - Hiểu nội dung: Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một HS bị tật nguyền. - Bước đầu biết kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo lời của một nhân vật. HS khá(giỏi) biết kể toàn bộ câu chuyện. II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh họa truyện trong SGK. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng đọc bài "Cùng vui chơi" và trả lời câu hỏi 1, 3 SGK. - GV nhận xét đánh giá. 3. Bài mới: Tập đọc (Tích hợp KNS –MT ) HĐ1: - GTB: Buổi học thể dục. HĐ2: - Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc diễn cảm toàn bài. - HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. - Yêu cầu HS đọc từng câu, GV theo dõi uốn nắn khi HS phát âm sai. - HD HS luyện đọc các từ khó ở mục A. - Y/c HS đọc từng đoạn trước lớp. - Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới - SGK. - Y/c HS đọc từng đoạn trong nhóm. - Y/c cả lớp đọc đồng thanh cả bài. HĐ3: - Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: - Y/c lớp đọc thầm đoạn 1 và TLCH. + Nhiệm vụ của bài tập thể dục là gì? + Các bạn trong lớp thực hiện tập thể dục như thế nào? - Y/c cả lớp đọc thầm đoạn 2 và trả lời: + Vì sao Nen-li được miễn tập thể dục? + Vì sao Nen-li cố xin thầy cho được tập như mọi người? - Y/c cả lớp đọc thầm đoạn 2+3 và trả lời câu hỏi. + Tìm những chi tiết nói lên quyết tâm của Nen-li? - Em có thể tìm thêm một số tên khác thích hợp để đặt cho câu chuyện? HĐ4: - Luyện đọc lại - GV đọc diễn cảm đoạn 2. - Hướng dẫn đọc đúng bài văn. - Gọi 3 HS tiếp nối thi đọc 3 đoạn của câu chuyện. - Gọi 5 HS đọc phân vai. - GV nhận xét, tuyên dương HS đọc hay nhất. Kể chuyện + GV nêu nhiệm vụ: - Gọi 1 HS đọc các câu hỏi gợi ý. - Kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của nhân vật + HD kể từng đoạn câu chuyện. - Gọi 1 HS đọc yêu cầu và mẫu. - Yêu cầu từng cặp tập kể đoạn 1 theo lời một nhân vật. - Gọi 1 số HS thi kể trước lớp. - GV nhận xét tuyên dương HS kể hay nhất. 4. Hoạt động nối tiếp: + Câu chuyện trên cho ta thấy điều gì? - GV nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn HS về nhà tập kể lại câu chuyện -Chuẩn bị bài mới: “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. ” - HS hát. -2 HS lên bảng đọc bài "Cùng vui chơi" và TLCH 1, 3 trong SGK. - Cả lớp theo dõi nhận xét. - HS nhắc lại tên bài. - Lớp lắng nghe GV đọc mẫu. - HS nối tiếp nhau đọc từng câu. - Luyện phát âm các từ khó ở mục A. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. - Giải nghĩa các từ ở mục chú giải. - Lớp đọc từng đoạn trong nhóm. - Lớp đọc đồng thanh cả bài. - Cả lớp đọc thầm đoạn 1 và TLCH. + Mỗi em phải leo lên trên cùng của một cái cột cao rồi đứng thẳng người trên chiếc xà ngang trên đó. + Đê-rốt-xi và Cô-rét-ti leo như hai con khỉ, Xtác-đi thở hồng hộc mặt đỏ như gà tây - Cả lớp đọc thầm đoạn 2 và trả lời: + Vì cậu bị tật từ lúc còn nhỏ, bị gù lưng. + Vì cậu muốn vượt qua chính mình, muốn làm những việc các bạn làm được. - Cả lớp đọc thầm đoạn 2 + 3 và trả lời câu hỏi. + Leo một cách chật vật, mặt đỏ như lửa, mồ hôi ướt đãm trán.Thầy bảo cậu có thể xuống nhưng cậu cố gắng leo... + Cậu bé can đảm; Nen-li dũng cảm; Một tâm gương đáng khâm phục... - Lớp lắng nghe GV đọc mẫu. - HS lắng nghe. -3 HS tiếp nối thi đọc 3 đoạn của câu chuyện. -5 HS đọc phân vai: Người dẫn chuyện, thầy giáo, Nen-li và 3 HS cùng nói: "Cố lên !". - Lớp lắng nghe bình chọn bạn đọc hay nhất. - Lắng nghe nhiệm vụ của tiết học -1 HS đọc các câu hỏi gợi ý chuyện - HS tự chọn 1 nhân vật để tập kể lại câu chuyện (là lời của Nen-li hay của Đê-rốt-xi, Cô-rét-ti, hay Ga-rô-nê..) - 1 HS kể mẫu lại toàn bộ câu chuyện. - Từng cặp tập kể đoạn 1 theo lời của một nhân vật trong chuyện. - 3 HS lên thi kể câu chuyện trước lớp. - Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất. + Truyện ca ngợi quyết tâm vượt khó của một HS bị tật nguyền. - HS lắng nghe rút kinh nghiệm. - HS về nhà tập kể lại câu chuyện, và chuẩn bị bài mới. HS trả lời RÚT KINH NGHIỆM: Giúp Hs đọc đúng giọng các câu cảm, câu cầu khiến Thứ hai, ngày 5 tháng 4 năm 2021 Tuần 29 Toán Tiết 141:DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT (Tích hợp KNS –MT ) I. Mục tiêu: - Biết quy tắc tính diện tích hình chữ nhật khi biết số đo hai cạnh của nó. - Vận dụng tính diện tích một số hình chữ nhật đơn giản theo đơn vị đo là xăng-ti-mét vuông. - BT cần làm: Bài 1,2.3 II. Đồ dùng dạy - học: - Một số HCN (bằng bìa) có kích thước: 3cm x 4cm, 6cm x 5cm, 20cm x 30cm. III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: Hát. 2. Bài cũ: - Gọi HS lên bảng viết: Để đo diện tích của một hình ta dùng đơn vị đo là gì? - GV nhận xét đánh giá. 3. Bài mới: (Tích hợp KNS –MT ) - GTB: Diện tích hình chữ nhật. HĐ1: Củng cố cách tính DT hình chữ nhật: - Cho HS qu/sát hình đã chuẩn bị. (bìa) - Cho HS đếm số ô vuông ở 2 cạnh của hình chữ nhật? + Tất cả có bao nhiêu ô vuông? + Mỗi ô vuông có diện tích là bao nhiêu? + Vậy diện tích hình chữ nhật là bao nhiêu? + Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm như thế nào? Y/c HS dồng thanh quy tắc tính DT HCN HĐ2: HD HS làm BT Bài 1: Gọi 1 HS nêu yêu cầu BT. - Gọi 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. - GV nhận xét đánh giá. Bài 2: - Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - Gọi 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. - GV nhận xét đánh giá. Bài 3: Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. + Em có nhận xét gì về đơn vị đo của chiều dài và chiều rộng HCN? + Để tính được diện tích HCN em cần làm gì? - Yêu cầu lớp làm bài vào vở. - Gọi 1 HS lên bảng làm. - GV nhận xét chốt lại lời giải đúng. 4. Hoạt động nối tiếp : + Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm gì? - GV nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn HS về nhà học xem lại bài tập . -Chuẩn bị bài mới: “Luyện tập ” - HS hát. -1 HS lên bảng viết, cả lớp đọc lại. - Để đo diện tích của một hình ta dùng đơn vị đo là: cm2 (xăng-ti-mét vuông) - HS lắng nghe. - HS nhắc lại tên bài. - Quan sát hình trong SGK. + Cạnh dài có 4 ô vuông, cạnh ngắn có 3 ô vuông: +Tất cả có: 4 x 3 = 12 (ô vuông). + Diện tích là: 1cm2. + Vậy diện tích HCN là: 4 x 3 = 12cm2. + Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo). -1 HS nêu yêu cầu bài tập. - 2 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở. Chiều dài 10 32 Chiều rộng 4 8 Chu vi HCN 28cm 80cm Diện tích HCN 40cm2 256cm2 - HS lắng nghe, chữa bài (nếu sai). -1 HS nêu yêu cầu bài tập. - 1 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở. Giải: Diện tích mảnh bìa HCN là: 14 x 5 = 70 (cm2) Đáp số: 70 cm2 - HS lắng nghe, chữa bài (nếu sai). - 1 HS nêu yêu cầu bài tập. + Khác nhau. + Cần đổi về cùng đơn vị đo. - Cả lớp làm bài vào vở. -1 HS lên bảng làm, lớp bổ sung. Giải : a) Diện tích mảnh bìa HCN là: 3 x 5 = 15 (cm2) Đáp số: 15 cm2 b) Đổi 2dm = 20cm Diện tích mảnh bìa HCN là: 20 x 9 = 180 (cm2) Đáp số: 180 cm2 - HS lắng nghe. + Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo). - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. - HS lắng nghe thực hiện. RÚT KINH NGHIỆM: Giúp Hs nhớ quy tắc tính diện tích hình chữ nhật khi biết số đo hai cạnh của nó. Vận dụng tính diện tích một số hình chữ nhật đơn giản theo đơn vị đo là xăng-ti-mét vuông. .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ hai, ngày 5 tháng 4 năm 2021 Tuần 29 Rèn đọc tuần 29 Tiết 57:Cùng Vui Chơi - Buổi Học Thể Dục I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về đọc để hiểu nội dung bài. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và đọc hiểu cho học sinh. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. * Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ đọc tự chọn đoạn a hoặc b, làm tự chọn 1 trong 2 bài tập; học sinh khá đọc đoạn b, làm 2 bài tập; học sinh giỏi thực hiện tất cả các yêu cầu. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập. 2. Học sinh: Đồ dung học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Ổn định tổ chức - Giới thiệu nội dung rèn luyện. - Phát phiếu bài tập. 2. Các hoạt động chính: a. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (12 phút) * Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh. * Cách tiến hành: - Giáo viên đưa bảng phụ có viết sẵn đoạn cần luyện đọc: - Hát - Lắng nghe. - Nhận phiếu. - Quan sát, đọc thầm đoạn viết. a) “Ngày đẹp lắm / bạn ơi / Nắng vàng trải khắp nơi / Chim ca trong bóng lá / Ra sân / ta cùng chơi. / Quả cấu giấy xanh xanh / Qua chân tôi,/ chân anh // Bay lên / rồi lộn xuống / Đi từng vòng quanh quanh.//” b) “Thầy giáo nói : "Giỏi lắm ! Thôi, con xuống đi !". Nhưng Nen-li còn muốn đứng lên cái xà như những người khác. Sau vài lần cố gắng, cậu đặt được hai khuỷu tay, rồi hai đầu gối, cuối cùng là hai bàn chân lên xà. Thế là cậu đứng thẳng người lên, thở dốc, nhưng nét mặt rạng rỡ vẻ chiến thắng, nhìn xuống chúng tôi.” - Yêu cầu học sinh nêu lại cách đọc diễn cảm đoạn viết trên bảng. - Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng gạch dưới (gạch chéo) những từ ngữ để nhấn (ngắt) giọng. - Tổ chức cho học sinh luyện đọc theo nhóm đôi rồi thi đua đọc trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. - Nêu lại cách đọc diễn cảm. - 2 em xung phong lên bảng, mỗi em 1 đoạn, lớp nhận xét. - Học sinh luyện đọc nhóm đôi (cùng trình độ). Đại diện lên đọc thi đua trước lớp. - Lớp nhận xét. b. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (15 phút) * Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh. * Cách tiến hành: - Giáo viên yêu cầu học sinh lập nhóm 4, thực hiện trên phiếu bài tập của nhóm. - Gọi 1 em đọc nội dung bài tập trên phiếu. - 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm. Bài 1. Viết câu trả lời cho câu hỏi : “Bài thơ khuyên các bạn học sinh điều gì ?”. .................................................................... .................................................................... Bài 2. Hãy ghi lại một tên gọi khác cho câu chuyện. .................................................................... .................................................................... - Yêu cầu các nhóm thực hiện và trình bày kết quả. - Nhận xét, sửa bài. - Các nhóm thực hiện, trình bày kết quả. - Các nhóm khác nhận xét, sửa bài. Bài 1. Bài thơ khuyên học sinh chăm chơi thể thao, chăm vận động trong giờ ra chơi để có sức khoẻ, để vui và học tốt hơn. Bài 2. Nen-li dũng cảm / Quyết tâm của Nen-li, . 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn đọc. - Nhận xét tiết học. - Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài. - Học sinh phát biểu. RÚT KINH NGHIỆM: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ ba, ngày 6 tháng 4 năm 2021 Tuần 29 Chính tả (nghe-viết) Tiết 57: BUỔI HỌC THỂ DỤC (Tích hợp KNS-MT ) I. Mục tiêu: - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn 4 của truyện. - Viết đúng các tên riêng người nước ngoài trong truyện: Đề-rôt-xi, Cô-rét-ti, Xtác-đi, Ga-rô-nê, Nen-li.(BT2) - Làm đúng BT3 điền các tiếng có âm đầu s / x, in / inh. - GD HS biết rèn chữ, giữ vở. II. Đồ dùng dạy - học: - Bảng lớp viết sẵn BT2. III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: - Hát. 2. Bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng, lớp viết vào bảng con các từ: bóng rổ, nhảy cao, đấu võ, thể dục thể hình. - GV nhận xét đánh giá. 3. Bài mới: Buổi học thể dục. (Tích hợp KNS-MT ) HĐ 1: Hướng dẫn viết chính tả: - GV đọc bài mẫu. - Y/c 2 HS đọc lại bài văn, lớp đọc thầm. + Câu nói của thầy giáo đặt trong dấu gì? + Chữ đầu đoạn viết như thế nào? + Trong đoạn văn những chữ nào được viết hoa? + Tên riêng của người nước ngoài được viết như thế nào? - Yêu cầu đọc thầm lại bài chính tả và lấy bảng con viết các từ khó. - Đọc cho HS viết vào vở. - Đọc lại để HS dò bài, soát lỗi. - GV nhận xét đánh giá. HĐ 2: - Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 2a: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu cả lớp làm bài cá nhân. - Gọi 1 HS đọc cho 3 HS lên bảng viết tên các bạn HS trong truyện. - Gọi HS đọc lại kết quả. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài 3a: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu cả lớp làm bài cá nhân. - Gọi 3 HS lên bảng thi làm bài nhanh. - Yêu cầu theo dõi và nhận xét bài bạn. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 4. Hoạt động nối tiếp: - HS nhắc lại các y/c khi viết chính tả. - GV nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn HS về nhà học bài và xem bài mới - HS hát. -2 HS lên bảng. Lớp viết bảng con: bóng rổ, nhảy cao, đấu võ, thể dục thể hình. - HS lắng nghe. - HS nhắc lại tên bài. - Cả lớp theo dõi SGK. -2 HS đọc lại, lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài. + Đặt sau dấu 2 chấm, trong dấu ngoặc kép. + Lùi vào 1 ô và viết hoa. + Những chữ đầu câu, đầu đoạn, tên riêng của người + Viết hoa chữ đầu tiên, đặt dấu gạch nối giữa các chữ. - HS đọc thầm bài chính tả, tập viết các tiếng khó: Nen-li, cái xà, khuỷu tay, thở dốc, rạng rỡ, nhìn xuống... - Cả lớp nghe và viết bài vào vở. - Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì. - HS lắng nghe. -1 HS nêu yêu cầu của bài. - HS tự làm bài vào vở. -1 HS đọc: 3 HS lên bảng thi viết nhanh tên các bạn trong truyện: Đê-rốt-xi; Cô-rét-ti; Xtác-đi; Ga-rô-nê và Nen-li. - Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn làm nhanh nhất. -1 HS nêu yêu cầu bài tập. - HS tự làm bài vào vở. - 3 HS lên bảng thi đua làm bài. - Cả lớp nhận xét bổ sung: nhảy xa; nhảy sào; sới vật. - HS lắng nghe, chữa bài (nếu sai). -2 HS nhắc lại các y/c khi viết chính tả. - HS lắng nghe tiếp thu. - HS về nhà học bài và xem bài mới. RÚT KINH NGHIỆM: Giúp Hs viết đúng các tên riêng người nước ngoài trong truyện: Đề-rôt-xi, Cô-rét-ti, Xtác-đi, Ga-rô-nê, Nen-li. Thứ ba, ngày 6 tháng 4 năm 2021 Tuần 29 Tự nhiên –xã hội Tiết 57:THỰC HÀNH: ĐI THĂM THIÊN NHIÊN (Tích hợp KNS –MT ) I. Mục tiêu: - Quan sát và chỉ được các bộ phận bên ngoài của các cây, con vật đã gặp khi đi thăm thiên nhiên; Biết phân loại được một số cây, con vật đã gặp. - Hứng thú với cảnh quan thiên nhiên, chăm chỉ học tập. II. Đồ dùng dạy - học: - Giấy khổ lớn để các nhóm trình bày sản phẩm. III.Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: - Hát. 2. Bài cũ: - Y/c HS mang bài vẽ về thiên nhiên tiết học trước để GV kiểm tra. - GV nh.xét đánh giá. 3. Bài mới: Thực hành: Đi thăm thiên nhiên. HĐ 1: - Làm việc theo nhóm.. - Yêu cầu HS làm việc theo từng nhóm. - Y/c CN báo cáo kết quả q/sát trong nhóm - Yêu cầu các nhóm trao đổi để vẽ chung hoặc hoàn thiện các sản phẩm và đính vào một tờ giấy khổ to. - Yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm. - Mời đại diện báo cáo trước lớp. - GV và HS nhận xét, rút kinh nghiệm. HĐ 2: - Thảo luận. + Nêu đặc điểm chung của động vật. + Nêu đặc điểm chung của thưc vật. + Nêu đặc điểm chung của cả ĐV và TV? + KL: - Trong tự nhiên có rất nhiều loài thực vật, chúng có hình dạng, độ lớn khác nhau, có đặc điểm chung: rễ, thân, lá, hoa quả. - Động vật có độ lớn khác nhau. Cơ thể gồm 3 phần: đầu, mình, cơ quan di chuyển. - Động vật và thực vật đều là những cơ thể sống, chúng được gọi chung là sinh vật. + Để sinh vật được phát triển tốt, chúng ta phải làm gì? 4. Hoạt động nối tiếp: - GV nhận xét đánh giá tiết học. - HS hát. - HS để bài vẽ tranh về thiên nhiên trên bàn. - HS lắng nghe. - HS nhắc lại tên bài. - Các nhóm trưởng điều khiển các tổ viên lần lượt trình bày những gì mà quan sát được, hoặc ghi chép và vẽ được. - Các nhóm tiến hành trình bày chung các sản phẩm cá nhân vào 1 tờ giấy lớn chung cho cả nhóm. - Cử đại diện của nhóm lên báo cáo trước lớp. - HS nhận xét cùng GV. - Thảo luận theo nhóm. - HS trình bày ý kiến thảo luận. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe + Để sinh vật được phát triển tốt, chúng ta cần chăm sóc, bảo vệ, giữ môi trường sạch, không khai thác bừa bãi... - HS lắng nghe, tiếp thu. RÚT KINH NGHIỆM: Giúp Hs biết phân loại được một số cây, con vật đã gặp. Hứng thú với cảnh quan thiên nhiên, chăm chỉ học tập. Thứ ba, ngày 6 tháng 4 năm 2021 Tuần 29 Toán Tiết 142: LUYỆN TẬP (Tích hợp KNS ) I. Mục tiêu: - Biết tính diện tích hình chữ nhật. - Rèn kĩ năng làm bài thành thạo. II. Đồ dùng dạy - học - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: - Hát. 2. Bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng làm BT: Tính diện tích HCN? a) ch. dài là 15cm, ch. rộng là 9cm. b) ch. dài là 12cm, ch. rộng là 6cm. - GV nhận xét đánh giá. 3. Bài mới: - Luyện tập. HĐ 1: - Luyện tập. Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu BT. + Khi thực hiện tính diện tích, chu vi của hình chữ nhật thì số đo của ch.dài và ch.rộng như thế nào? - Y/c 1 HS lên bảng, lớp làm vào vở. Tóm tắt: Chiếu dài : 4 dm Chiều rộng : 8 cm. Chu vi : .....cm? Diện tích : .....cm2? - Y/c đổi chéo vở và chữa bài. - GV nhận xét đánh giá. Bài 2: + Yêu cầu HS quan sát hình H. + Hình H gồm những hình chữ nhật nào ghép lại với nhau? - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. + Tính diện tích của từng HCN và diện tích của hình H? + Diện tích hình H như thế nào so với diện tích của 2 hình chữ nhật ABCD và DNMP ghép lại với nhau. - Gọi 2 HS lên bảng, cả lớp tự làm bài. - Y/c đổi chéo vở và chữa bài. - GV nhận xét bài làm của HS. Bài 3: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? + Muốn tính diện tích của hình chữ nhật chúng ta phải biết được gì? + Đã biết số đo chiều dài chưa? - Y/c 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở. - GV nhận xét đánh giá. 4. Hoạt động nối tiếp: - GV nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn HS về nhà học và xem lại các bài tập đã làm. -Chuẩn bị bài: “Diện tích hình vuông ” - HS hát. - 2 HS lên bảng làm BT: a) 135cm2 b) 72cm2 - HS khác nhận xét bạn. - HS nhắc lại tên bài. - 1 HS nêu yêu cầu bài tập. + Số đo của ch.dài và ch.rộng phải cùng đơn vị đo. -1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. Giải: Đổi 4dm = 40 cm Diện tích của hình chữ nhật là: 40 x 8 = 320 (cm2) Chu vi của hình chữ nhật là: (40 + 8) x 2 = 96 (cm) Đáp số: 320 cm2; 96 cm. - HS đổi chéo vở để chữa bài. - HS lắng nghe. + HS quan sát hình trong SGK. + Hình.H gồm 2 hình chữ nhật ABCD và DNMP ghép lại với nhau. - 1 HS nêu yêu cầu bài tập. + Tính diện tích của từng hình chữ nhật và diện tích của hình H. + Diện tích của hình H bằng Tổng diện tích của 2 hình ABCD và DNMP. - 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. a) Diện tích của hình. chữ nhật ABCD 8 x 10 = 80 (cm2). b) Diện tích hình. chữ nhật DNMP: 20 x 8 = 160 (cm2) c) Diện tích hình H là: 80 + 160 = 240 (cm2) Đs: a) 80 cm2; b) 160 cm2; c) 240 cm2. - HS đổi chéo vở để chữa bài. - HS lắng nghe. -1 HS nêu yêu cầu bài tập. + Ch.rộng hình chữ nhật là 5 cm, ch.dài gấp đôi ch.rộng. + Bài toán y/c tìm diện tích HCN. + Biết được số đo ch.rộng và số đo ch.dài. + Chưa biết và phải tính. -1 HS lên bảng giải, cả lớp làm vào vở. Giải: Chiều dài của hình chữ nhật là: 5 x 2 = 10 (cm) Diện tích của hình chữ nhật là: 10 x 5 = 50 (cm2) Đáp số: 50 cm 2 - HS lắng nghe, chữa sai (nếu có). - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS về nhà học và xem lại các bài tập đã làm. RÚT KINH NGHIỆM: Bài 2 thảo luận nhóm 6 - Biết tính diện tích hình chữ nhật. - Rèn kĩ năng làm bài thành thạo. . Thứ ba, ngày 6 tháng 4 năm 2021 Tuần 29 Thủ công Tiết 29: Làm Đồng Hồ Để Bàn (tiết 2) (Tích hợp KNS ) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết cách làm đồng hồ để bàn. 2. Kĩ năng: Làm được đồng hồ để bàn. Đồng hồ tương đối cân đối. 3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác. * Riêng với học sinh khéo tay, làm được đồng hồ để bàn cân đối. Đồng hồ trang trí đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 1. Giáo viên: Các hình minh hoạ các bước tiến hành mẫu. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Kiểm tra bài cũ: kiểm tra đồ dùng học tập môn Thủ công của học sinh. - Nhận xét chung. - Giới thiệu bài mới: trực tiếp. 2. Các hoạt động chính: (Tích nhợp KNS ) - Hát đầu tiết. - Học sinh để đề dùng ra bàn. - Nhắc lại tên bài học. a. Hoạt động 1: Nhắc lại quy trình (6 phút) * Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ lại quy trình cắt, dán đồng hồ để bàn. * Cách tiến hành: - Yêu cầu học sinh nhắc lại quy trình thực hiện. - Giáo viên nhận xét và sử dụng tranh quy trình làm đồng hồ để hệ thống lại các bước làm đồng hồ. b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút) * Mục tiêu: HS làm được chiếc đồng hồ để bàn theo đúng quy trình. * Cách tiến hành: - Giáo viên nhắc nhở học sinh nghiêm túc khi thực hành. - Giáo viên gợi ý cho học sinh trang trí. - Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành làm đồng hồ. - Giáo viên đến từng bàn để quan sát, nhận xét, giúp đỡ học sinh còn lúng túng. - Giáo viên khen ngợi, tuyên dương học sinh trang trí có nhiều sáng tạo. - Đánh giá sơ bộ kết quả học tập của học sinh. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn. - Xem lại bài làm, chuẩn bị tiết sau. - Học sinh nhắc lại. -Bước 1: Cắt giấy. -Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ. -Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh. - Cả lớp tiến hành làm đồng hồ theo các bước quy định. @ RÚT KINH NGHIỆM: Biết cách làm đồng hồ để bàn. Làm được đồng hồ để bàn. Đồng hồ tương đối cân đối. ............................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ .................................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................... Thứ ba, ngày 6 tháng 4 năm 2021 Tuần 29 MĨ THUẬT CHỦ ĐỀ 8: XEM TRANH Tiết 29: TRANH THIẾU NHI ĐỀ TÀI MÔI TRƯỜNG (Tích hợp KNS –MT ) I. Mục tiêu: * Kiến thức: Hs tiếp xúc, làm quen với tranh của thiếu nhi, của hoạ sĩ. * Kĩ năng: Tập tả các hình ảnh, các hoạt động, màu sắc trong tranh. * Giáo dục: Có ý thức bảo vệ môi trường. * HS có NK: Chỉ ra được các hình ảnh , mầu sắc trên tranh mà em yêu thích. II. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: - Sưu tầm một số tranh thiếu nhi về đề tài bảo vệ môi trường và đề tài khác 2. Học sinh: - Vở tập vẽ 2. - Bút chì, màu vẽ. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: - Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: - Ghi đề bài lên bảng. GV giới thiệu 1 số tranh về đề tài môi trường để Hs quan sát - Do có ý thức bảo vệ môi trường nên các bạn đã vẽ được những bức tranh đẹp để chúng ta cùng xem. 2.2. Bài giảng: a. Hoạt động 1: Xem tranh - GV yêu cầu hs quan sát tranh. * Tranh “Chăm sóc cây xanh” tranh bút dạ của bạn Nguyễn Ngọc Bình vẽ hoạt động gì? - Trong tranh hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là phụ? - Hình dáng và động tác như thế nào? - Những màu sắc nào có nhiều ở trong tranh? - Giáo viên nhận xét kết luận. * GV yêu cầu hs xem tranh “Chúng em và cây xanh”. Tranh bút dạ của Yến Oanh. - Trong tranh vẽ gì? - Màu sắc trong tranh như thế nào? - Hình ảnh chính ảnh là gì? - Ngoài ra còn có những gì? - Trong 2 tranh em thích tranh nào? Vì sao? - Giáo viên nhận xét kết luận. * Tranh luôn có hình ảnh chính và hình ảnh phụ. Hình ảnh chính luôn được vẽ to, rõ ràng ở giữa màu sắc đậm, hình ảnh phụ bổ sung cho hình ảnh chính được vẽ ở xung quanh, ở xa, nhỏ hơn, màu nhạt hơn. * Hai bức tranh các em vừa xem là nói về đề tài môi trường xanh, sạch, đẹp vậy các em cần phải chăm sóc và bảo vệ cây xanh ở trường cũng như ở nhà hoặc nơi khác để môi trường luôn tươi đẹp. b. Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương 1 số hs có phát biểu ý kiến xây dựng bài. - Nhận xét giời học. - Học sinh biết được nội dung bài. - Hs quan sát - Tranh vẽ những bạn đang chăm sóc, tưới cây. - Hình ảnh chính là các bạn đang tưới cây ở giữa tranh to, rõ ràng. - Hình ảnh phụ là các bạn ở xa và các cây ở xa. - Một bạn đang xách bình tưới hoa, một bạn đang gánh nước, hình dáng, tay chân của bạn thể hiện rõ nội dung. - Hs trả lời. - HS quan sát - Cây và các bạn vui chơi trong vườn cây. - Có nhiều màu xanh và 1 vài màu khác như vàng, hồng, đỏ, - Hình ảnh chính là các bạn và vườn cây xanh tươi . - Ngoài ra còn có ngôi nhà và vài bạn ở xa, có mặt trời - Hs trả lời - HS lắng nghe - Hs tuyên dương các bạn có tinh thần học tập tốt, động viên tinh thần học tập của các bạn. 3. Hoạt động nối tiếp: - Nêu cách sắp xếp hình ảnh, màu sắc trong tranh đề tài môi trường? - Chuẩn bị bài sau: Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm. - Mang theo đầy đủ dụng cụ học vẽ @ RÚT KINH NGHIỆM: HS có ý thức bảo vệ môi trường. ............................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ .................................................................................................................................................................. .
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_29_nam_hoc_2020_2021_mai.docx