Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 29 - Năm học 2020-2021
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
*Năng lực đặc thù:
a. Nhận thức môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
- Quan sát và chỉ được các bộ phận bên ngoài của các cây, con vật đã gặp khi đi thăm thiên nhiên.
b. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội:
- Biết phân loại một số cây, con vật đã gặp.
* Năng lực chung:
- Giao tiếp- hợp tác
- Nhận thức khoa học, Tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh,
2. Phẩm chất:
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh yêu và bảo vệ thiên nhiên
3. Nội dung tích hợp:
*BVMT:- Hình thành biểu tượng về môi trương tự nhiên.
- Yêu thích thiên nhiên. Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả môi trường
xung quanh .
*GDBĐ: Liên hệ cảnh quan vùng biển đảo.
* Các kĩ năng sống cơ bản có trong bài :
-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Tổng hợp các thông tin thu được từ các loài cây, con vật; Khái quát hóa về các đặc điểm chung của thực vật và động vật.
- Kĩ năng hợp tác : Hợp tác khi làm việc nhóm như: Kĩ năng lắng nghe, trình bày ý kiến cá nhân và khả năng diễn đạt, tôn trọng ý kiến người khác, tự tin. Nỗ lực làm
việc của cá nhân tạo nên kết quả chung của cả nhóm.
- Trình bày sáng tạo kết quả thu nhận được của nhóm bằng hình ảnh, thông tin.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh
2. Học sinh: SGK
Thứ hai ngày 5 tháng 4 năm 2021 TOÁN TIẾT 141: DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: *Năng lực đặc thù: a. Năng lực tư duy và lập luận toán học: - Biết qui tắc tính diện tích hình chữ nhật khi biết hai cạnh của nó. b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học: - Vận dụng tính diện tích một số hình chữ nhật đơn giản theo đơn vị đo là xăng-ti-mét vuông. * Năng lực chung: - Giao tiếp, hợp tác. - Năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán, 2. Phẩm chất: - Qua bài học, bồi dưỡng học sinh cẩn thận, tỉ mỉ khi làm bài, yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, 2. Học sinh: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Phương pháp Nội dung 1. HĐ khởi động (5 phút) - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Hộp quà bí mật”: + Nêu quy tắc tính chu vi HCN. + Tính chu vi HCN có chiều dài 5cm, chiều rộng 3cm (...) - Học sinh chơi - Tổng kết – Kết nối bài học. - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. 2. Khám phá: * Mục tiêu: Học sinh biết quy tắc tính diện tích HCN khi biết hai cạnh của nó. - Biết tính diện tích một số HCN đơn giản theo đơn vị đo là xăng-ti-mét. * Phương pháp: quan sát, làm mẫu * Thời gian: 10 phút * Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - GV dán hình lên bảng + Mỗi hàng có mấy ô vuông? + Có tất cả mấy hàng như thế? + Hình trên có bao nhiêu ô vuông? Nêu cách tính số ô vuông đó? + Biết 1 ô có diện tích 1cm2. Em hãy tính diện tích hình chữ nhật này. Giáo viên: 1 ô vuông tương ứng với 1cm2, 12 ô vông tương ứng với 12 cm2 + ''4'' chỉ gì, ''3'' chỉ gì? + Chiều dài và chiều rộng đều được đo bằng đơn vị nào? + Vậy muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm như thế nào? - Vài HS phát biểu *Kết luận: + Muốn tính diện tích HCN ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo) 1. Xây dựng quy tắc tính diện tích hình chữ nhật 4cm 3cm - Mỗi hàng có 4 ô vuông. - Có tất cả 3 hàng. 4 x 3 = 12 (ô vuông) (1) 1 x 12 = 12 (cm2) (2) Diện tích hình chữ nhật là: 4 x 3 = 12(cm2) - chiều dài, chiều rộng - cm - Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo) 3. Luyện tập * Mục tiêu: Học sinh vận dụng tính diện tích một số hình chữ nhật đơn giản theo đơn vị đo là xăng-ti-mét vuông. * Phương pháp: thực hành * Thời gian: 15 phút * Cách tiến hành: *Hoạt động cá nhân: - HS nêu yêu cầu - GV treo bảng phụ, 1 HS giải thích mẫu - Học sinh làm bài vào vở, 2 HS lên bảng thực hiện - Chữa bài: + Nhận xét Đ/S + Giải thích cách so sánh + Học sinh tự đối chiếu kết quả *Kết luận: DT = chiều dài x chiều rộng. Chu vi = (chiều dài + chiều rộng) x 2 Bài tập 1: Viết vào ô trống (theo mẫu) Chiều dài 5cm 10cm 32cm Chiều rộng 3cm 4cm 8cm DT hình chữ nhật 5x3 = 15(cm2) Chu vi HCN (5+3) x 2= 16(cm) *Hoạt động cá nhân: - HS nêu yêu cầu bài tập. + Bài toán cho biết gì? hỏi gì? -Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài. - Chữa bài: + Nhận xét Đ/S? + Giải thích cách so sánh? + Đổi vở kiểm tra kết quả *Kết luận: Diện tích HCN = chiều dài x chiều rộng Bài 2 Tóm tắt Chiều dài: 14 cm Chiều rộng: 5 cm S miếng bìa: ... cm2? Bài giải: Diện tích miếng bìa là: 14 x 5 = 70 (cm2) Đáp số: 70 cm2 *Hoạt động cá nhân: - HS nêu yêu cầu bài tập + Bài toán cho biết gì? hỏi gì? - HS làm bài, 2 học sinh làm bài trên bảng - Chữa bài: + Nhận xét Đ/S? - HS thực hiện trao đổi vở kiểm tra. *Kết luận: Lưu ý cho HS khi diện tích hình chữ nhật các số đo cần phải cùng đơn vị đo. Bài 3. Tính diện tích hình chữ nhật, biết: a) Chiều dài 5cm, chiều rộng 3cm. b) Chiều dài 2dm, chiều rộng 9cm. Bài giải: a) Diện tích hình chữ nhật đó là: 5 3 = 15 (cm2) Đáp số: 15cm2. b) Bài giải: Đổi: 2dm = 20cm Diện tích hình chữ nhật đó là: 20 9 = 180 (cm2) Đáp số: 180 cm2. 4. Hoạt động Vận dụng *Mục tiêu: Học sinh vận dụng tính nhanh diện tích hình chữ nhật * Phương pháp: trò chơi * Thời gian: 5phút *Cách tiến hành: - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”: - Học sinh chơi - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. Tính diện tích của hình chữ nhật có chiều dài, chiều rộng lần lượt là 12cm và 5cm. 12 x 5 = 60(cm2) 5. Củng cố, dặn dò: 2 phút + Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm như thế nào? - Gv nhận xét tiết học - Về nhà đo và tìm cách tính diện tích của mặt chiếc bàn học của em. IV. RÚT KINH NGHIỆM: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI THỰC HÀNH ĐI THĂM THIÊN NHIÊN I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: *Năng lực đặc thù: a. Nhận thức môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: - Quan sát và chỉ được các bộ phận bên ngoài của các cây, con vật đã gặp khi đi thăm thiên nhiên. b. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội: - Biết phân loại một số cây, con vật đã gặp. * Năng lực chung: - Giao tiếp- hợp tác - Nhận thức khoa học, Tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, 2. Phẩm chất: - Qua bài học, bồi dưỡng học sinh yêu và bảo vệ thiên nhiên 3. Nội dung tích hợp: *BVMT:- Hình thành biểu tượng về môi trương tự nhiên. - Yêu thích thiên nhiên. Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả môi trường xung quanh . *GDBĐ: Liên hệ cảnh quan vùng biển đảo. * Các kĩ năng sống cơ bản có trong bài : -Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Tổng hợp các thông tin thu được từ các loài cây, con vật; Khái quát hóa về các đặc điểm chung của thực vật và động vật. - Kĩ năng hợp tác : Hợp tác khi làm việc nhóm như: Kĩ năng lắng nghe, trình bày ý kiến cá nhân và khả năng diễn đạt, tôn trọng ý kiến người khác, tự tin. Nỗ lực làm việc của cá nhân tạo nên kết quả chung của cả nhóm. - Trình bày sáng tạo kết quả thu nhận được của nhóm bằng hình ảnh, thông tin... II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 2. Học sinh: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Phương pháp Nội dung 1. HĐ khởi động (3 phút) - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Gọi thuyền”: + Nêu lợi ích của một số loài thú mà em biết? - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. - Dẫn vào bài - Ghi đầu bài lên bảng. 2. Thực hành Hoạt động 1 *Mục tiêu: - Học sinh quan sát và chỉ được các bộ phận bên ngoài của các cây, con vật đã gặp khi đi thăm thiên nhiên - Biết phân loại được một số cây, con vật đã gặp KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, Kĩ năng hợp tác.) * Thời gian: 15 phút *Phương pháp: quan sát, vấn đáp *Cách tiến hành: - GV chia lớp thành 4 nhóm, chia vị trí cho từng nhóm, nêu yêu cầu của tiết tham quan: - Tổ trưởng quản lí các bạn không cho ai đi khỏi khu vực đã qui định. - Mỗi em quan sát một cây hoặc con vật. Ghi chép hoặc vẽ đặc điểm của cây hoặc con vật đã nhìn thấy. 1.Thực hành tham quan Hoạt động 2 *Mục tiêu: Học sinh giới thiệu tranh vẽ, bài viết của mình. .(KNS-Trình bày sáng tạo kết quả thu nhận được của nhóm bằng hình ảnh, thông tin...) * Phương pháp: thực hành * Thời gian: 10 phút *Cách tiến hành: - HS làm việc theo nhóm: - Giới thiệu về tranh ảnh của mình cho các bạn cùng nghe - Đại diện nhóm trình bày. - Nhận xét, *Kết luận: Xung quanh chúng ta có rất nhiều loài cây, cây giúp con người tạo bầu không khí trong lành...Thú đa số là loài động vật có ích. Động vật và thực vật khác nhau ở các bộ phận của cơ thể. Động vật di chuyển được, thực vật không di chuyển được. Thực vật có thể quang hợp, động vật không thể quang hợp được. 2. Giới thiệu tranh vẽ, bài viết. 4. Vận dụng *Mục tiêu: Học sinh liên hệ thực tế * Phương pháp: thực hành * Thời gian: 5 phút *Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - Giáo viên gợi mở: + Kể tên các loài động thực vật có ở Hạ Long mà em biết + Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn ĐV, TV? - Học sinh trình bày. - Nhận xét, *Kết luận: + Trong thiên nhiên có đa dạng về các loại động vật và thực vật. Mỗi loài có những đặc điểm riêng, ích lợi riêng. Chúng ta cần chăm sóc và bảo vệ chúng. - Thực vật: Phi lao, - Động vật : Tôm, cá, mực, cua - Không vứt rác bừa bãi, không săn bắn bừa bãi 5. Củng cố- dặn dò: 2 phút - Ghi nhớ nội dung bài học. - Xem trước bài tiếp theo IV. RÚT KINH NGHIỆM: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Thứ ba ngày 6 tháng 4 năm 2021 ĐẠO ĐỨC TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: *Năng lực đặc thù: a. Năng lực điều chỉnh hành vi: Học sinh hiểu: + Nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. + Sự cần thiết phải sử dụng hợp lí và bảo vệ để nguồn nước không bị ô nhiễm. b. Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội. - Học biết sử dụng tiết kiệm nước; biết bảo vệ nguồn nước để không bị ô nhiễm. * Năng lực chung: - Giao tiếp, hợp tác. - Năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội. 2. Phẩm chất: - Qua bài học, bồi dưỡng học sinh có thái độ phản đối những hành vi sử dụng lãng phí nước và làm ô nhiễm nguồn nước. 3. Nội dung tích hợp: *BVMT: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước là góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm cho môi trường thêm sạch đẹp, góp phần BVMT. *GDTKNL:-Nước là nguồn năng lượng quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự sống còn của loài người nói riêng và trái đất nói chung. Nguồn nước không phải là vô hạn cần phải giữ gìn và bảo vệ sử dụng tiết kiệm hiệu quả . -Sử dụng năng lượng nước tiết kiệm và hiệu quả ở lớp, ở trường và gia đình. - Tuyên truyền mọi người giữ gìn và bảo vệ nguồn nước. - Phản đối những hành vi đi ngược lại việc bảo vệ, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn nước( gây ô nhiễm nguồn nước, sử dụng nước lãng phí, không đúng mục đích. *TT Hồ Chí Minh:- Giáo dục cho học sinh tính tiết kiệm theo gương Bác Hồ. *GDMTBĐ:Nước ngọt là nguồn tài nguyên quan trọng,có ý nghĩa quyết định với cuộc sống và phát triển kinh tế ở vùng biển đảo. Tuyên truyền mọi người giữ gìn, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở biển đảo. * Các kĩ năng sống cơ bản có trong bài: -Kĩ năng lắng nghe ý kiến các bạn. -Kĩ năng trình bày các ý tưởng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường. -Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin liên quan tới tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường. -Kĩ năng bình luận, xác định và lựa chọn các giải pháp tốt nhất để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường . - K/năng đảm nhận trách nhiệm tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà, ở trường. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, phiếu học tập - Học sinh: SGK, VBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Phương pháp Nội dung 1. Hoạt động Khởi động (3 phút): - Hát: “Trái Đất này là của chúng mình”. - Cho học sinh chơi trò chơi “Nối đúng, nối nhanh” + Nối hành vi ở cốt A ứng với nội dung ở cột B sao cho thích hợp. Cột A Cột B. 1. Đổ rác ở bờ ao, bờ hồ. 2. Nước thải ở nhà máy, bệnh viện cần phải được xử lý. 3. Vứt xác chuột chết, con vật chết xuống ao. 4. Vứt vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật vào thùng rác, cho rác vào đúng nơi qui định. 5. Để vòi nước chảy tràn bể. 6. Dùng nước xong, khóa ngay vòi lại. 7. Tận dụng nước sinh hoạt để tưới cây. 8. Tắm rửa cho lợn, chó, trâu bò ở cạnh giếng nước ăn, bể nước ăn. à Ô nhiễm nước. à Bảo vệ nguồn nước. à Ô nhiễm nước. à Bảo vệ nguồn nước à Lãng phí nước. à Tiết kiệm nước. à Tiết kiệm nước. à Ô nhiễm nước. - Học sinh chơi - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. - Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng 2. Thực hành *Mục tiêu: Học sinh đưa ra các biện pháp tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước . * Phương pháp: thực hành * Thời gian: 25 phút *Cách tiến hành: Hoạt động nhóm - Mỗi nhóm được phát 4 bảng báo cáo có nội dung: Bảng 1: Những việc làm tiết kiệm nước ở nơi em sống. Bảng 2: Những việc làm gây lãng phí nước. Bảng 3: Những việc làm bảo vệ nguồn nước nơi em sống. Bảng 4: Những việc làm gây ô nhiễm nguồn nước - Các nhóm lần lượt trình bày kết quả điều tra thực trạng và nêu biện pháp tiết kiệm , bảo vệ nguồn nước - GV nhận xét , giới thiệu các biện pháp hay và khen ngợi, động viên HS. *Kết luận: Chúng ta phải thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước để bảo vệ và duy trì sức khoẻ cuộc sống của chúng ta. - Yêu cầu các nhóm HS thảo luận tìm cách xử lí tình huống và sắm vai thể hiện. + Tình huống 1: Em và Nam cùng nhau đi dọc bờ suối. Bổng Nam dừng lại, nhặt một vỏ hộp thuốc sâu quẳng xuống sông cho nó trôi bập bềnh. Nam còn nói: ”Nước sạch ở đây chẳng bao giờ bị bẩn đâu, chỗ này bị bẩn rồi sẽ trôi đi chỗ khác, chẳngviệc gì phải lo” - Trong trường hợp đó, em sẽ làm gì?(hoặc nói gì?). + Tình huống 2: Mai và An đang đi trên đường phố thì phát hiện 1 chỗ ống nước sạch bị rò rỉ. Nước chảy ra khá nhiều và nhanh. Mai định dừng lại xem xét thì An cau lại: ”Ôi dào, nước này chẳng cạn được đâu. Cậu lo làm gì cho mệt”. Nếu em là Mai em sẽ làm gì? - Yêu cầu HS trình bày cách xử lí. - 1 vài nhóm lên sắm vai thể hiện tình huống và cách giải quyết của nhóm. - Các nhóm khác bổ sung, nhận xét. *Kết luận: (GDTKNL&HQ, GDBVMT): Nước sạch có thể bị cạn và hết. Nước bẩn có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ- Do đó ta phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Phê phán hành vi tiêu cực, ủng hộ và thực hiện tiết kiệm bảo vệ nguồn nước. Nước là nguồn sống của chúng ta, bảo vệ nước tức là bảo vệ và duy trì sự sống trên Trái Đất 1. Các biện pháp bảo vệ nguồn nước - Dùng nước đúng mục đích - Khi không dùng nữa, cần tắt nước - Khi thấy đường nước bị hóng cần báo cho người lớn, báo cho cơ quan cấp nước - Xây nhà tiêu xa đường nước. .... 2. Xử lí tình huống + Trường hợp 1: Giải thích cho Nam rằng làm như thế sẽ làm cho những người ở phía dưới nguồn phải dùng nước ô nhiễm. Như thế là không tốt. Em sẽ cùng Nam vớt hộp lên vứt vào đống rác (nếu không em có thể làm một mình và nhờ cô giáo nhắc nhở bạn Nam). + Trường hợp2: Xem chỗ rò rỉ to hay nhỏ. Nếu nhỏ nhờ người bịt lại rồi đi báo cho thợ sữa chữa. Giải thích cho An nghe về sự cần thiết phải tiết kiệm nước 3. Vận dụng *Mục tiêu: Học sinh tự liên hệ * Phương pháp: thực hành * Thời gian: 5 phút *Cách tiến hành: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu từng cặp HS trao đổi ý kiến. + Em đã làm gì để bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước? - Từng cặp HS trao đổi với nhau. - 1 số HS trình bày trước lớp. *Kết luận: Nước là tài nguyên quý nguồn nước sử dụng trong cuộc sống chỉ có hạn. Do đó chúng ta cần sử dụng hợp lí. tiết kiệm và bảo vệ để nguồn nước không bị ô nhiễm. 3. Liên hệ thực tế. 4. Củng cố, dặn dò: 2 phút + Nước là tài nguyên quý. Nguồn nước sử dụng trong cuộc sống chỉ có hạn chúng ta cần biết cách sử dụng hợp lí . - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị giờ sau: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi – Tiết 1 IV. RÚT KINH NGHIỆM: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT) BUỔI HỌC THỂ DỤC I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: *Năng lực đặc thù: + Năng lực ngôn ngữ: - Đọc đúng giọng các câu cảm, câu cầu khiến. - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. - Bước đầu biết kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của một nhân vật.- Hiểu nội dung câu chuyện. - Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mắt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. + Năng lực văn học: Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một học sinh bị tật nguyền * Năng lực chung: - Tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề. 2. Phẩm chất: - Qua bài học, bồi dưỡng học sinh chăm học, tự tin, trách nhiệm, đoàn kết yêu thương. 3. Nội dung tích hợp: * GDKNS: -Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân -Thể hiện sự cảm thông -Đặt mục tiêu -Thể hiện sự tự tin II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 2. Học sinh: Sách giáo khoa III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Phương pháp Nội dung 1. Hoạt động khởi động (3 phút) - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Bắn tên” + Đọc thuộc bài “Cùng vui chơi” -Gv mời hs quan sát tranh: -Mời hs nói về hình ảnh trong tranh minh hoạ bài đọc, -Một cậu bé gù cố leo lên cây cột. Thầy giáo vẻ mặt chăm chú theo dõi. Các bạn hs đứng dưới khích lệ - Gv ghi đầu bài: Buổi học thể dục 2. Khám phá: Hoạt động 1. 1. Luyện đọc *Mục tiêu: - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Hiểu nghĩa các từ mới. * Phương pháp: Hoạt động cá nhân – nhóm – lớp * Thời gian: 10 phút * Cách tiến hành: a. GV đọc toàn bài b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ - Đọc từng câu nối tiếp ( GV sửa lỗi phát âm sai) - Học sinh chia đoạn (3 đoạn như sách giáo khoa). - Đọc từng đoạn trước lớp - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn - Gv kết hợp nhắc nhở HS nghỉ hơi đúng, đọc đúng các câu hỏi, câu cảm - GV đưa câu cần luyện đọc, HS nêu cách ngắt hơi, nhấn giọng - HS khác nhận xét - GV nhận xét, chốt cách đọc phù hợp đối với câu - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 và giải nghĩa từ - HS đọc chú giải SGK. - Đọc từng đoạn trong nhóm - HS đại diện các nhóm thi đọc nối tiếp từng đoạn - Các nhóm khác nhận xét - 1 HS đọc lại toàn bài. + Đoạn 1: Giọng đọc sôi nổi,... + Đoạn 2: Giọng đọc chậm rãi,... + Đoạn 3: Giọng đọc hân hoan - Từ khó: Đê – rốt – ti, Xtác – đi, Ga – rô – nê, Nen – li, khuyến khích, khuỷu tay - Câu dài: + Nen –li bắt đầu leo một cách rất chật vật.// Mặt cậu đỏ như lửa, / mồ hôi ướt đẫm trán.// Thầy giáo bảo cậu có thể xuống.// Nhưng cậu vẫn cố sức leo. // - Giải nghĩa từ: Chú giải * Tiêu chí nhận xét: + Đọc đúng. + Đọc trôi chảy + Thể hiện được lời nhân vật Hoạt động 2 2. Tìm hiểu bài * Mục tiêu: - Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một HS bị tật nguyền * Phương pháp: động não, Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp, trình bày 1 phút * Thời gian: 17 phút * Cách tiến hành: *Hoạt động cả lớp: - 1 HS đọc đoạn 1- Lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi + Nhiệm vụ của bài thể dục là gì? + Các bạn trong lớp thực hiện bài thể dục như thế nào? - 1 HS đọc đoạn 2, Cả lớp đọc thầm. + Vì sao Nen - li được miễn tập thể dục? + Vì sao Nen - li cố xin thầy cho được tập như các bạn? - HS đọc thầm đoạn 3. + Tìm những chi tiết nói lên quyết tâm của Nen - li? + Em tìm thêm 1 tên thích hợp đặt cho câu chuyện? - Học sinh nêu nội dung bài *Kết luận: Ca ngợi lòng quyết tâm vượt khó của bạn Nen – li khi bạn bị tật nguyền. 1. Các bạn HS thực hiện nhiệm vụ của giờ thể dục - Mỗi em HS phải leo lên đến trên cùng của 1 cây cột cao rồi đứng thẳng người trên chiếc xà ngang. - Đê - rốt - xi và Cô - rét - ti leo như 2 con khỉ. Xtác - đi thở hồng hộc mặt đỏ như gà tây, Ga - rô - nê leo dễ như không, tưởng như vác thêm một người nữa trên vai. 2. Sự quyết tâm của Nen–li. - Vì cậu bị tật gù từ nhỏ - Vì cậu muốn vượt qua chính mình, muốn làm những việc các bạn đã làm được. - Nen - li leo lên một cách chật vật, mặt đỏ như lửa, mồ hôi ướt đẫm trán. Thầy giáo bảo cậu có thể xuống, nhưng cậu vẫn cố sức leo, cậu rướn người lên thế là nắm chặt được cái xà. - Quyết tâm của Nen - li./ Cậu bé can đảm./ Nen - li dũng cảm. * Nội dung: Ca ngợi lòng quyết tâm vượt khó của bạn Nen – li khi bạn bị tật nguyền. 3. Luyện tập Hoạt động 1 3. Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm *Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết, đọc phù hợp với diễn biến của truyện. * Phương pháp: * Thời gian: 10 phút *Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp - GV đọc mẫu đoạn 2 và hướng dẫn đọc diễn cảm một đoạn + Khi đọc đoạn văn này em cần nhấn giọng ở những từ ngữ nào? + Giọng đọc của đoạn văn trên như thế nào? - HS luyện đọc diễn cảm đoạn - 2- 3 HS thi đọc lại đoạn - 1 HS đọc lại toàn bài. + Nen –li bắt đầu leo một cách rất chật vật.// Mặt cậu đỏ như lửa, / mồ hôi ướt đẫm trán.// Thầy giáo bảo cậu có thể xuống.// Nhưng cậu vẫn cố sức leo. //Mọi người vừa thấp thỏm sợ cậu tuột tay ngã xuống đất,/ vừa luôn miệng khuyến khích :/ “Cố lên! // Cố lên!”// * Tiêu chí bình chọn: - Đọc đúng - Đọc trôi chảy - Thể hiện được tình cảm của từng nhân vật Hoạt động 2 3. Kể chuyện * Mục tiêu: Học sinh kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo nội dung bài đọc; kể lại đựơc toàn bộ câu chuyện bằng lời của Nen –li hoặc của thầy giáo,... * Phương pháp: làm mẫu, quan sát, hoạt động cá nhân – nhóm – cả lớp * Thời gian: 25 phút * Cách tiến hành: 1. Gv nêu nhiệm vụ - GV nêu nhiệm vụ - HS nhắc lại 2. Hướng dẫn kể chuyện - - GV chú ý HS cách nhập vai. - 1 HS kể mẫu. - GV nhận xét cách nhập vai, cách kể. - Từng cặp HS thi kể từng đoạn truyện - Vài HS thi kể cả câu chuyện. - HS và GV nhận xét, bình chọn. - Kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của 1 nhân vật. VD: Tôi là Ga - rô - nê. Tôi muốn kể về một buổi học thể dục đã để lại cho tôi những ấn tượng tốt đẹp. Hôm ấy thầy giáo dẫn chúng tôi ... Tiêu chí đánh giá + Nội dung: Kể có đủ ý đúng trình tự không, đã biết kể bằng lời của mình chưa + Diễn đạt: Nói đã thành câu chưa, dùng từ đã phù hợp chưa + Cách thể hiện: Giọng kể, điệu bộ nét mặt 4. Hoạt động vận dụng *Mục tiêu: Học sinh vận dụng liên hệ bản thân * Phương pháp: nêu vấn đề, trình bày 1 phút * Thời gian: 5 phút *Cách tiến hành: - Giáo viên nêu vấn đề: + Câu chuyện ca ngợi điều gì + Em có nhận xét gì về Nen-li qua giờ học thể dục? - Học sinh trình bày 1 phút - Giáo viên nhận xét, tuyên dương *Kết luận: GD học sinh luôn cố gắp, vượt qua khó khăn trong học tập và trong cuộc sống - Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một học sinh bị tật nguyền. - Bạn là người rất dũng cảm và quyết tâm 5. Củng cố, dặn dò (5 phút) - Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - VN tìm đọc các câu chuyện có cùng chủ đề. Luyện đọc trước bài tiếp theo IV. RÚT KINH NGHIỆM: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ TOÁN TIẾT 142: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: *Năng lực đặc thù: a. Năng lực tư duy và lập luận toán học: - Củng cố kĩ năng tính diện tích hình chữ nhật. b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học: - Vận dụng làm bài tập liên quan. * Năng lực chung: - Giao tiếp, hợp tác. Tự chủ- tự học. Giải quyết vấn đề- sáng tạo. - Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ 2. Phẩm chất: - Qua bài học, bồi dưỡng học sinh yêu thích và ham học toán, tính cẩn thận khi làm bài. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: Bút, nháp, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Phương pháp Nội dung 1. HĐ khởi động (3 phút) - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Gọi thuyền”: + Nêu diện tích cái bàn nhà em. + Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật - Học sinh chơi - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. - Kết nối kiến thức. - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. 2. Hoạt động luyện tập * Mục tiêu: Học sinh thực hiện diện tích hình chữ nhật * Phương pháp: thực hành * Thời gian: 25 phút * Cách tiến hành: *Hoạt động cá nhân: - 1 học sinh đọc đề bài + Bài cho biết gì?Bài yêu cầu gì? - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. - Chữa bài: + Học sinh đọc bài làm + Nhận xét Đ - S? + Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào? + Tính diện tích hình chữ nhật ta làm như thế nào? + Đổi vở kiểm tra kết quả *Kết luận: :+ Chu vi = (dài+ rộng) x 2 + Diện tích = dài x rộng. + Lưu ý các số đo phải cùng đơn vị đo, nếu khác đơn vị đo phải đổi về cùng đơn vị đo. Tóm tắt Chiều dài: 4 dm Chiều rộng: 8cm a. Chu vi: ....? b. Diện tích: ? Bài giải: Đổi: 4dm = 40cm Diện tích hình chữ nhật đó là: 40 8 = 320 (cm2 ) Chu vi hình chữ nhật đó là: ( 40 + 8 ) 2 = 96 (cm ) Đáp số: 320cm2; 96cm. *Hoạt động cá nhân: - GV treo bảng hình vẽ . - HS nêu yêu cầu bài tập. - GV minh hoạ trên hình vẽ. - HS nhận biết S hình H = SABCD + SDMNP - Hs tự làm bài - Chữa bài: + Nhận xét Đ - S? + 1 học sinh đọc bài, cả lớp soát bài *Kết luận: Để tính được diện tích của hình có nhiều cạnh, chúng ta cần tách hình đó ra thành các hình cơ bản đã học, tính diện tích các hình đó rồi cộng lại. Bài 2: A 8cm B C 10cm D M 8cm P 20cm Q Hình H Bài giải a) Diện tích hình chữ nhật ABCD là: 10 x 8 = 80 (cm2 ) Diện tích hình chữ nhật DMNP là: 20 x 8 = 160 (cm2 ) b) Diện tích hình H là: 80 + 160 = 240 (cm2 ) Đáp số: a) 80cm2;160cm2. b) 240cm2. *Hoạt động cả lớp: - Nêu yêu cầu - HS làm bài - Chữa miệng *Kết luận: Cách xác định số lớn nhất và bé nhất có năm chữ số. Bài tập 4: a. Số lớn nhất có 5 chữ số: 99 999. b. Số bé nhất có năm chữ số: 10 000. 3. Hoạt động vận dụng * Mục tiêu: - Học sinh vận dụng giải bài toán có lời văn ẩn dữ kiện * Phương pháp: thực hành * Thời gian: 8 phút * Cách tiến hành: *Hoạt động nhóm đôi - HS nêu yêu cầu bài tập - 1 HS lên bảng làm bài - Chữa bài: + Nhận xét Đ - S? + Để tính được diện tích hình đó trước tiên ta phải tìm gì? + HS đổi chéo vở kiểm tra bài. *Kết luận: giải toán liên quan tới gấp 1 số lần và củng cố qui tắc tính diện tích hình chữ nhật Bài 3: Tóm tắt: Chiều rộng: 5cm. Chiều dài: gấp đôi chiều rộng. Diện tích hình chữ nhật: cm2? Bài giải Chiều dài hình chữ nhật đó là: 5 2 = 10 (cm) Diện tích hình chữ nhật đó là: 10 5 = 50(cm2 ) Đáp số: 50cm2 . 4. Củng cố - dặn dò: 2 phút + Nhắc lại quy tắc tính chu vi và diện tích hình chữ nhật - Nhận xét tiết học. IV. RÚT KINH NGHIỆM: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ TẬP ĐỌC LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN TẬP THỂ DỤC I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: + Năng lực ngôn ngữ: - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. + Năng lực văn học - Bước dầu hiểu tính đúng đắn, giàu sức thiết phục trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ. Từ đó, có ý thức luyện tập để bồi dưỡng sức khoẻ.(trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa) * Năng lực chung: - Tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề. 2. Phẩm chất: - Qua bài học, bồi dưỡng học sinh: + Chăm học, trách nhiệm. + Có ý thức thường xuyên tập thể dục. 3. Nội dung tích hợp: *TT HCM: Bác Hồ là một tấm gương sáng về việc năng tập luyện thể thao, Bác kêu gọi toàn dân tập thể dục để có sức khỏe dồi dào phục vụ sự nghiệp cách mạng. * Các kĩ năng sống cơ bản có trong bài : -Đảm nhận trách nhiệm. - Xác định giá trị. - Lắng nghe tích cực . II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, 2. Học sinh: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Phương pháp Nội dung 1. HĐ khởi động (3 phút) - Lớp hát tập thể bài “Cô dạy em bài thể dục buổi sáng” - Giáo viên kết nối kiến thức. - Giới thiệu bài. Ghi đầu bài lên bảng. 2. Khám phá: Hoạt động 1 1. Luyện đọc *Mục tiêu: Đọc đúng, rành mạch, ngắt nhịp đúng, hiểu nghĩa một số từ ngữ trong bài * Phương pháp: làm mẫu, hoạt động cả lớp – cá nhân –nhóm * Thời gian: 15 phút * Cách tiến hành: a. GV đọc toàn bài b. GV hướng dẫn HS luyện đọc * Đọc từng câu (2 lần) - HS nối tiếp nhau đọc từng câu - GV sửa lỗi phát âm sai * Đọc từng đoạn trước lớp - Học sinh hướng dẫn chia đoạn - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn lần1 - HS nêu cách ngắt và nhấn giọng - HS đọc nối tiếp từng đoạn lần 2 và giải nghĩa từ + Đặt câu với từ: Bồi bổ * Đọc từng đoạn trong nhóm bàn *Các nhóm tiếp nối nhau đọc đoạn - HS đại diện các nhóm thi đọc nối tiếp từng đoạn - Các nhóm khác nhận xét - 1 HS đọc cả bài. - Giọng rành mạch, rứt khoát. Nhấn giọng ở những từ ngữ nói về tầm quan trọng của sức khỏe - Từ khó: luyện tập, lưu thông nước nhà, sức khỏe
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_29_nam_hoc_2020_2021.docx