Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 27 - Năm học 2020-2021 - Mai Thanh Sen

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 27 - Năm học 2020-2021 - Mai Thanh Sen

a. Hoạt động 1: Nhận xét hành vi

* Mục tiêu: Học sinh có kĩ năng nhận xét những hành vi liên quan đến tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.

* Cách tiến hành:

- GV phát phiếu giao việc có ghi các tình huống lên bảng

- GV gọi HS trình bày

 Giáo viên kết luận về từng nội dung

a.  Mỗi lần đi xem nhờ ti vi- Bình đều chào hỏi mọi người và xin phép bác chủ nhà rồi mới ngồi xem-

b.  Hôm chủ nhật Lan thấy Minh lấy truyện của Lan ra xem khi Lan chưa đồng ý.

c.  Em đưa giúp 1 lá thư cho bác Nga, thư đó không dán- Em mở ra xem qua xem thư viết gì.

d.  Minh dán băng dính chỗ rách ở quyển sách mượn của Lan và bọc lại sách cho Lan.

b. Hoạt động 2: Đóng vai

* Mục tiêu: Học sinh có kĩ năng thực hiện 1 số hành động thể hiện sự tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.

* Cách tiến hành

- GV yêu cầu các nhóm thực hiện trò chơi đóng vai theo tình huống đã ghi trong phiếu

- GV gọi các nhóm trình bày

* GV kết luận

- Trường hợp 1: Khi bạn quay về lớp thì hỏi mượn chứ không tự ý lấy đọc.

- Trường hợp 2: Khuyên ngăn các bạn không làm hỏng mũ của người khác và nhặt mũ trả lại cho Thịnh.

 

doc 118 trang ducthuan 05/08/2022 2070
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 27 - Năm học 2020-2021 - Mai Thanh Sen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 22 tháng 3 năm 2021 Tuần 27
 TUẦN 27
Đạo đức
Tiết 27:Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác (tt)
(Tích hợp KNS )
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. Biết không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác. Biết trẻ em có quyền được tôn trọng bí mật riêng tư.
	2. Kĩ năng: Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn các chuẩn mực, hành vi đạo đức đã học.
* KNS:
- Rèn các kĩ năng: Kĩ năng tự trọng. Kĩ năng làm chủ bản thân, kiên định, ra quyết định.
- Các phương pháp: Tự nhủ. Giải quyết vấn đề. Thảo luận nhóm.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động :
Khởi động : Hát
Bài cũ : Gọi 2 học sinh làm bài tập tiết trước.
Giới thiệu và nêu vấn đề :Giới thiệu bài – Ghi tựa
Phát triển các hoạt động :
a. Hoạt động 1: Nhận xét hành vi 
* Mục tiêu: Học sinh có kĩ năng nhận xét những hành vi liên quan đến tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
* Cách tiến hành:
- GV phát phiếu giao việc có ghi các tình huống lên bảng
- HS nhận xét tình huống sau đó từng cặp HS thảo luận để nhận xét xem hành vi nào sai.
- GV gọi HS trình bày 
- Đại diện 1 số cặp trình bày 
- HS nhận xét
@ Giáo viên kết luận về từng nội dung 
a. c Mỗi lần đi xem nhờ ti vi- Bình đều chào hỏi mọi người và xin phép bác chủ nhà rồi mới ngồi xem-
+ Tình huống	a: sai
b. c Hôm chủ nhật Lan thấy Minh lấy truyện của Lan ra xem khi Lan chưa đồng ý.
+ Tình huống 	b: đúng
c. c Em đưa giúp 1 lá thư cho bác Nga, thư đó không dán- Em mở ra xem qua xem thư viết gì.
+ Tình huống 	c: sai
d. c Minh dán băng dính chỗ rách ở quyển sách mượn của Lan và bọc lại sách cho Lan.
+ Tình huống 	d: đúng
b. Hoạt động 2: Đóng vai 
* Mục tiêu: Học sinh có kĩ năng thực hiện 1 số hành động thể hiện sự tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
* Cách tiến hành
- GV yêu cầu các nhóm thực hiện trò chơi đóng vai theo tình huống đã ghi trong phiếu
- HS nhận tình huống
- HS thảo luận theo nhóm bằng đóng vai trong nhóm.
- GV gọi các nhóm trình bày 
- 1 số nhóm trình bày trò chơi trước lớp 
- HS nhận xét.
* GV kết luận
- Trường hợp 1: Khi bạn quay về lớp thì hỏi mượn chứ không tự ý lấy đọc.
- Trường hợp 2: Khuyên ngăn các bạn không làm hỏng mũ của người khác và nhặt mũ trả lại cho Thịnh.
Hoạt động nối tiếp:
 - Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài sau :Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
 @ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : Giúp Hs biết không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác. Biết trẻ em có quyền được tôn trọng bí mật riêng tư
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ hai, ngày 22 tháng 3 năm 2021
Tiếng Việt
Tiết 53:Ôn tập và kiểm tra giữa HKII (Tiết 1)
(Tích hợp KNS )
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức : Đọc đúng rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút) trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc. 
	2. Kĩ năng : Kể lại được từng đoạn câu chuyện Quả táo theo tranh (sách giáo khoa) biết dùng phép nhân hóa để lời kể thêm sinh động.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Riêng học sinh khá, giỏi đọc tương đối lưu loát (tốc độ đọc khoảng trên 65 tiếng/1 phút); kể được toàn bộ câu chuyện. 
II. Chuẩn bị :
 1. Giáo viên: Bảng phụ. Phiếu viết tên từng bài tập đọc.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động :
Khởi động : Hát
Bài cũ : 
GV mời 2 HS đọc bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
Nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề :
 Giới thiệu bài – Ghi tựa
Phát triển các hoạt động :
a. Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc 
* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kĩ năng đọc các bài tập đọc đã học đến giữa học kì II.
* Cách tiến hành:
- Ghi phiếu tên từng bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26 trong sách giáo khoa và yêu cầu học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
- Đặt một câu hỏi cho đoạn vừa đọc.
- Nhận xét cho điểm.
- Thực hiện tương tự với các trường hợp còn lại.
- Học sinh nghe gọi tên, lên bốc thăm, chọn bài đọc. Chuẩn bị 2 phút và tiến hành đọc bài đã chọn.
- Trả lời câu hỏi của giáo viên.
b. Hoạt động 2: Làm bài tập 2 
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết kể lại câu chuyện Quả táo theo tranh, dùng phép nhân hóa để lời kể được sinh động.
* Cách tiến hành:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài
- Cho HS quan sát kĩ 6 tranh minh họa, đọc kĩ phần chữ trong tranh để hiểu nội dung truyện.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp tập kể
- Gọi HS tiếp nối nhau thi kể theo từng tranh.
- Gọi 1 HS kể lại câu chuyện.
- Nhận xét, chốt lại
- Nhắc nhở HS khi kể dùng phép nhân hoá để lời kể được sinh động.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Quan sát tranh.
- Trao đổi theo cặp.
- Tiếp nối thi kể chuyện.
- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp nhận xét.
+ Tranh 1: Thỏ đang đi kiếm ăn, ngẩng lên nhìn, bỗng thấy một quả ‎táo. Nó định nhảy lên hái táo, nhưng chẳng tới. Nhìn quanh, nó thấy chị Nhím đang say sưa ngủ dưới gốc táo. Ở một cây thông bên cạnh, một anh quạ đang đậu trên cành. Thỏ mừng quá, bèn cất tiếng ngọt ngào:
- Anh Quạ ơi ! Anh làm ơn hái hộ tôi quả táo với !
 + Tranh 2: Nghe vậy, Quạ bay ngay đến cành táo, cúi xuống mổ. Quả táo rơi, cắm vào bộ lông sắc nhọn của chị Nhím. Nhím choàng tỉnh dậy, khiếp đảm bỏ chạy thục mạng. Thỏ liền chạy theo, gọi:
- Chị Nhím đừng sợ ! Quả táo của tôi rơi đấy ! Cho tôi xin quả táo nào!
 + Tranh 3: Nghe Thỏ nói vậy, chị Nhím hết sợ dừng lại. Vừa lúc đó, Thỏ và quạ cũng tới nơi. Cả ba đều nhận là quả táo của mình.Thỏ quả quyết : “ Tôi nhìn thấy quả táo trước.” Qụa khăng khăng : “ Nhưng tôi là người đã hái táo.” Còn Nhím bảo : “Chính tôi mới là người bắt được quả táo!” Ba con vật chẳng ai chịu ai
 + Tranh 4: Ba con vật cãi nhau. Bỗng bác Gấu đi tới. Thấy Thỏ, Nhím và Quạ cãi nhau, bác Gấu bèn hỏi:
- Có chuyện gì thế, các cháu?
- Thỏ, Quạ, Nhím tranh nhau nói. Ai cũng cho rằng mình đáng được hưởng quả táo.
 + Tranh 5: Sau hiểu đầu đuôi câu chuyện. Bác Gấu ôn tồn bảo:
- Các cháu người nào cũng có góp công. Góp sức để được quả táo này. Vậy các cháu nên chia quả táo thành 3 phần đều nhau.
 + Tranh 6: Nghe bác Gấu nói vậy, cả ba đều hiểu ra ngay. Thỏ bèn chia quả táo thành 4 phần, phần thứ 4 mời bác Gấu. Bác Gấu bảo : “ Bác có công gì đâu mà các cháu chia phần cho Bác!” Cả ba đều thưa : “ Bác có công lớn là đã giúp các cháu hiểu ra lẽ công bằng. Chúng cháu xin cảm ơn bác!” Thế là tất cả vui vẻ ăn táo. Có lẽ, chưa bao giờ, họ được ăn một miếng táo ngon lành đến thế.
5. Hoạt động nối tiếp:
 - Nhận xét tiết học.
 - Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài Ôn tập và kiểm tra giữa HKII.
 @ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : Giúp Hs kể lại được từng đoạn câu chuyện Quả táo theo tranh
Thứ hai ngày 22 tháng 3 năm 2021 Tuần 27
Toán
Tiết 131:Các số có năm chữ số
(Tích hợp KNS )
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Biết các hàng: hàng chục nghìn, hàng nghìn hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị. 
	2. Kĩ năng: Biết cách đọc và viết các số có năm chữ số trong trường hợp đơn giản (không có chữ số 0 ở giữa). Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 3.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. Chuẩn bị :
	1. Giáo viên: Bảng phụ.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động : 
Khởi động : Hát
Bài cũ : 
Gọi 2 HS lên bảng làm BT. 
Chữa bài ,nhận xét
Giới thiệu và nêu vấn đề :
Giới thiệu bài – Ghi tựa
Phát triển các hoạt động :
a. Hoạt động 1: Giới thiệu số có năm chữ số 
* Mục tiêu: Giúp học sinh làm quen số có 5 chữ số.
* Cách tiến hành:
@ Ôn tập về các số trong phạm vi 10 000.
- Viết lên bảng số 2316. Yêu cầu HS đọc số và cho biết số này gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị.
- Viết tiếp 1000 lên bảng và hỏi tương tự như trên
@ Viết và đọc số có năm chữ số.
F Giới thiệu số 10 000.
- Viết số 10 000 lên bảng, yêu cầu HS đọc.
- Sau đó giới thiệu mười nghìn còn gọi là một chục nghìn.
- Hỏi: Cho biết 10 000 gồm mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
F Treo bảng có gắn các số 42 316.
- Yêu cầu HS cho biết:
+ Có bao nhiêu chục nghìn? nghìn? trăm? chục? đv?
- Yêu cầu HS lên điền vào ô trống (bằng cách gắn các số thích hợp vào ô trống).
F Hướng dẫn HS cách viết số 
Hướng dẫn học sinh viết từ tráisang phải: 42 316
F Hướng dẫn HS cách đọc số
- Cho HS chú ý tới chữ số hàng nghìn của số 42 316.
- Nêu cách đọc: “Bốn mươi hai nghìn ba trăm mười sáu”.
F Luyện cách đọc.
- Cho HS đọc các cặp số sau.
5.327 và 45.327; 8.735 và 28.735; 6.581 và 96.581; 32.741 và 83.253; 65.711 và 87.721. 
b. Hoạt động 2: Thực hành 
* Mục tiêu: Giúp HS biết viết và đọc số có 5 chữ số.
* Cách tiến hành:
Bài 1: Viết theo mẫu
- Cho HS QS mẫu trong sách giáo khoa
- Gọi 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở
- Cho HS nhận xét
- Nhận xét, chốt lại
Bài 2: Viết theo mẫu
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS QS mẫu.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở
- Gọi 4 HS lần lượt lên bảng làm bài.
- Nhận xét, chốt lại.
Bài 3: Đọc số
- Viết lên bảng các số cho HS làm miệng
- Gọi HS đọc 
- Nhận xét, chốt lại: 
- 3 HS đọc và trả lời.
- Phát biểu
- 1 HS đọc
- 3 HS trả lời.
- Quan sát bảng.
- Phát biểu
- Lên điền các chữ số thích hợp vào ô trống.
- Theo dõi GV hướng dẫn
- Một số HS đọc lại.
- Luyện cách đọc các số.
- QS mẫu
- 1 HS lên bảng viết và đọc số vừa điền, cả lớp làm vào vở
- Nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- QS mẫu
- Cả lớp làm bài vào vở
- 4 HS lên bảng 
- Lớp nhận xét
- Nhiều HS đọc
 5. Hoạt động nối tiếp:
 - Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài Luyện tập.
 @ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : Giúp Hs biết cách đọc và viết các số có năm chữ số trong trường hợp đơn giản.
............................................................................................................................................
Thứ hai ngày 22 tháng 3 năm 2021 Tuần 
Rèn tiếng Việt
Ôn tập và kiểm tra giữa HKII (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
 - Đọc đúng rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút) trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc. 
	- Kể lại được từng đoạn câu chuyện Quả táo theo tranh (sách giáo khoa) biết dùng phép nhân hóa để lời kể thêm sinh động.
II. Nội dung: Thực hành vở bài tập trang 28.
Thứ ba, ngày 23 tháng 3 năm 2021
Tiếng Việt
Ôn tập và kiểm tra giữa HKII (Tiết 2)
(Tích hợp KNS )
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức : Đọc đúng rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút) trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc. 
* Riêng học sinh khá, giỏi đọc tương đối lưu loát (tốc độ đọc khoảng trên 65 tiếng/1 phút).
	2. Kĩ năng : Nhận biết được phép nhân hóa, các cách nhân hóa (Bài tập 2 a / b).
	3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị :
 1. Giáo viên: Bảng phụ. Phiếu viết tên từng bài tập đọc.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động :
Khởi động : Hát
Bài cũ : 
GV mời 2 HS đọc bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
Nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề :
 Giới thiệu bài – Ghi tựa
Phát triển các hoạt động :
a. Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc 
* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kĩ năng đọc các bài tập đọc đã học đến giữa học kì II.
* Cách tiến hành:
- Ghi phiếu tên từng bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26 trong sách giáo khoa và yêu cầu học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
- Đặt một câu hỏi cho đoạn vừa đọc.
- Nhận xét cho điểm.
- Thực hiện tương tự với các trường hợp còn lại.
- Học sinh nghe gọi tên, lên bốc thăm, chọn bài đọc. Chuẩn bị 2 phút và tiến hành đọc bài đã chọn.
- Trả lời câu hỏi của giáo viên.
b. Hoạt động 2: Nhân hoá 
* Mục tiêu: Củng cố lại cho học sinh cách nhân hóa.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Đọc mẫu bài thơ
- Gọi 1 HS đọc lại bài thơ 
- Gọi 1 HS đọc thành tiếng câu hỏi a, b, c; yêu cầu cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa.
- Phát phiếu học tập cho các nhóm.
- Cho học sinh học nhóm 4.
- Yêu cầu các nhóm làm xong dán bài lên bảng
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
a) Nhân hoá bằng từ chỉ đặc điểm và hoạt động:
- Sự vật được nhân hóa: làn gió, sợi nắng.
- Từ chỉ đặc điểm của con người: mồ côi, gầy.
- Từ chỉ hoạt động của con người: tìm, ngồi, run run, ngã.
b) Nối kết quả đúng:
- Làn gió --> giống một bạn nhỏ mồ côi.
- Sợi nắng --> giống một người bạn ngồi trong vườn cây -->giống một người gầy yếu.
c/ Tác giả bài thơ rất yêu thương, thông cảm với những đứa trẻ mồ côi, cô đơn,những người ốm yếu, khônh nơi nương tựa.
F Kết luận: Tác giả bài thơ rất yêu thương, thông cảm với những đứa trẻ mồ côi, cô đơn, những người ốm yếu không nơi nương tựa.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Đọc thầm theo
- 1 HS đọc bài thơ.
- 1 HS đọc câu hỏi trong sách giáo khoa, cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa.
- Nhận phiếu học tập.
- Học nhóm 4
- Đại diện các nhóm dán bài lên bảng
- Cả lớp nhận xét.
 5Hoạt động nối tiếp:
 - Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài Ôn tập và kiểm tra giữa HKII.
 @ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : Giúp Hs nmhận biết được phép nhân hóa, các cách nhân hóa (Bài tập 2 a /b).
 ..
Thứ ba ngày 23 tháng 3 năm 2021 Tuần 27
Tự nhiên- xã hội
Tiết 53:Chim 
(Tích hợp KNS –MT )
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Nêu được ích lợi của chim đối với đời sống con người.
	2. Kĩ năng: Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của chim.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.
* MT: Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người. Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật. Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên (liên hệ).
* KNS:
- Rèn các kĩ năng: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, so sánh, đối chiếu để tìm ra đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của cơ thể con chim. Kĩ năng hợp tác: Tìm kiếm các lựa chọn, các cách làm để tuyên truyền bảo vệ các loài chim, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Các phương pháp: Thảo luận nhóm. Sưu tầm và xử lí thông tin. Giải quyết vấn đề.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập. 
III. Các hoạt động :
Khởi động : Hát
Bài cũ : 
GV gọi 2 HS lên trả lời câu hỏi.
Nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề :
Giới thiệu bài – Ghi tựa
Phát triển các hoạt động :
Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận
(Tích hợp KNS –MT )
* Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con chim được quan sát.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK trang 102, 103 và tranh ảnh các con vật sưu tầm được.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý sau:
 + Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của những con chim có trong hình. Bạn có nhận xét gì về độ lớn của chúng. Loài nào biết bay,, loài nào biết bơi, loài nào chạy nhanh ? 
 + Bên ngoài cơ thể của chim thường có gì bảo vệ ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không ?
 + Mỏ chim có đặc điểm gì chung ? Chúng dùng mỏ để làm gì ?
Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu về một con. Các nhóm khác bổ sung
- Sau khi các nhóm trình bày xong, GV yêu cầu cả lơpù bổ sung và rút ra đặc điểm chung của các loài chim .
@ Kết luận: Chim là động vật có xương sống. Tất cả các loàichim đều có lông vũ, có mỏ hai cánh và hai chân.
- HS quan sát các hình trong SGK trang 102, 103 và tranh ảnh các con vật sưu tầm được.
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu về một con. Các nhóm khác bổ sung.
b. Hoạt động 2 : Làm việc với tranh ảnh sưu tầm được 
* Mục tiêu: Giải thích tại sao không nên săn bắt, phá tổ chim. 
* Cách tiến hành :
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm các nhóm phân loại những tranh ẩnh sưu tầm được theo các tiêu chí trong nhóm tự đặt ra và thảo luận để trả lời câu hỏi: Tại sao chúng ta không nên săn bắt hoặc phá tổ chim?
- Các nhóm trưng bày bộ sưu tầm của nhóm mình trước lớp và cử người thuyết minh về những loài chim sưu tầm được.
- Các nhóm thi diễn thuyết về đề tài Bảo vệ các loài chim trong tự nhiên . 
* MT: Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người. Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật. Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên.
- HS làm việc theo nhóm, thảo luận liệt kê các ích lợi của tôm, cua vào giấy.
- Các nhóm trưng bày bộ sưu tầm cảu nhóm mình trước lớp và cử người thuyết minh về những loài chim sưu tầm được.
- Đại diện các nhóm thi diễn thuyết về đề tài Bảo vệ các loài chim trong tự nhiên .
 5. Hoạt động nối tiếp:
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài sau : Thú
 @ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : Giúp Hs biết quan sát, so sánh, đối chiếu để tìm ra đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của cơ thể con chim.
 .
Thứ ba ngày 23 tháng 3 năm 2021 Tuần 27
Toán
Tiết 132: Luyện tập
(Tích hợp KNS )
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức: Biết cách đọc, viết các số có năm chữ số. 
	2. Kĩ năng: Biết viết các số tròn nghìn ( từ 10 000 đến 19000 ) vào dưới mỗi vạch của tia số. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1; Bài 2; Bài 3; Bài 4.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: Bảng phụ.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập
III. Các hoạt động :
Khởi động : Hát
Bài cũ : 
Gọi 2 HS lên bảng làm BT.
Chữa bài, nhận xét
Giới thiệu và nêu vấn đề :
Giới thiệu bài – Ghi tựa
Phát triển các hoạt động :
Hoạt động 1: Đọc, viết số
(Tích hợp KNS )
* Mục tiêu: Giúp HS biết viết, đọc số có 5 chữ số.
* Cách tiến hành:
Bài 1: Viết theo mẫu
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài
- Yêu cầu cả lớp làm vào sách giáo khoa.
- Cho HS nối tiếp đứng lên đọc các số.
- Nhận xét, chốt lại.
Bài 2: Viết theo mẫu
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu cả lớp bài vào sách giáo khoa.
Viết số
Đọc số
31 942
ba mươi mốt nghìn chín trăm bốn mươi hai
97 145
hai mươi bảy nghìn một trăm năm mươi lăm
63 211
tám mươi chín nghìn ba trăm bảy mươi mốt
- Cho 2 đội thi tiếp sức
- Nhận xét, chốt lại
b. Hoạt động 2: Viết số theo tia số
* Mục tiêu: Giúp HS biết cách viết số theo tia số.
* Cách tiến hành:
Bài 3: Viết số vào chỗ chấm
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Hỏi HS tính nhẩm là tính như thế nào?
- Cho HS thảo luận nhóm 4
- Cho 2 đội thi tiếp sức
- Nhận xét, chốt lại:
Bài 4: Mỗi số ứng với vạch nào?
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Cho HS quan sát tia số
- Cho HS tìm ra quy luật của tia số 
- Chốt lại
- Cho làm bài cá nhân
- Gọi 2 HS thi làm nhanh
- Nhận xét, tuyên dương nhóm chiến thắng.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Cả lớp làm bài vào sách giáo khoa.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc các số.
- Nhận xét.
- 1HS đọc yêu cầu đề bài.
- Cả lớp làm bài vào sách giáo khoa.
- 2 đội thi tiếp sức
- Nhận xét chọn đội thắng cuộc
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- 3 HS nêu cách tính nhẩm.
- Thảo luận nhóm 4.
- 2 đội thi tiếp sức
- Cả lớp nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- QS tia số trong sách giáo khoa.
- Nhiều HS phát biểu
- Học cá nhân
- 2 HS thi làm nhanh
- Nhận xét chọn bạn thắng cuộc
5. Hoạt động nối tiếp :
 - Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài Các số có năm chữ số (tt).
 @ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : Giúp Hs thực hiện tốt các bài tập: Bài 1; Bài 2; Bài 3
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 23 tháng 3 năm 2021 Tuần 27
Thủ công
Tiết 27:Làm lọ hoa gắn tường (tt)
(Tích hợp KNS )
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Biết cách làm được lọ hoa gắn tường. 
	2. Kĩ năng: Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa tương đối cân đối.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.
* Riêng với học sinh khéo tay, làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa cân đối. Có thể trang trí lọ hoa đẹp.
GDKNS: Phải biết yêu quý hoa, tôn trọng người làm ra các chậu hoa, các đồ thủ công.
II. Chuẩn bị :
	1. Giáo viên: Bảng phụ.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động : 
Khởi động : Hát
Bài cũ : 
Gọi 2 HS lên bảng làm BT. 
Chữa bài ,nhận xét
Giới thiệu và nêu vấn đề :
Giới thiệu bài – Ghi tựa
Phát triển các hoạt động :
a. Hoạt động 1: Thực hành 
* Mục tiêu: Biết làm lọ hoa gắn tường và trang trí.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường bằng cách gấp giấy.
- Giáo viên nhận xét và sử dụng tranh quy trình làm lọ hoa để hệ thống lại các bước làm lọ hoa gắn tường.
- Cho học sinh thực hành theo nhóm.
- Giáo viên quan sát uốn nắn, giúp đỡ học sinh còn lúng túng.
b. Hoạt động 2: Trang trí và trưng bày 
* Mục tiêu: Biết cách trang trí và trưng bày sản phẩm.
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS cắt các bông hoa để trang trí 
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- GV nhận xét - Tuyên dương những em trang trí sản phẩm đẹp.
- HS nhắc lại các bước:
- Bước 1: Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.
- Bước 2: Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.
- Bước 3: Làm thành lọ hoa gắn tường - Học sinh thực hành.
- Học sinh cắt các bông hoa có cành, lá để cắm trang trí vào lọ hoa .
- Học sinh trang trí và trưng bày sản phẩm.
 5. Hoạt động nối tiếp :
 - Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài Làm đồng hồ để bàn.
 @ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : Giúp Hs làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng, cân đối.
Thứ ba ngày 23 tháng 3 năm 2021 Tuần 27
Mĩ thuật 
Chủ đề 7
Tiết 27 :Vẽ theo mẫu. Vẽ lọ hoa và quả.
(Tích hợp KNS –MT)
I . Mục tiêu:
 Nhận biết được hình dáng, tỉ lệ, đặc điểm của lọ hoa và quả.
	Biết cách vẽ lọ hoa và quả.
	Vẽ được lọ hoa và quả.
	HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên :
 - SGV, SGK. Một số mẫu lọ và quả khác nhau 
	- Hình gợi ý cách vẽ. Sưu tầm một số tranh vẽ lọ và quả của họa sĩ và của HS
 2. Học sinh: 
 - SGK, mẫu để vẽ theo nhóm (nếu có). 
	- Giấy vẽ hoặc vở thực hành, bút chì, tẩy, màu vẽ. 
III. Các hoạt động :
Khởi động : Hát
Bài cũ : 
- GV kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
Giới thiệu và nêu vấn đề :
Giới thiệu bài – Ghi tựa
Phát triển các hoạt động :
a/ Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét 
* Mục tiêu : Giúp HS nhận xét tranh.
* Cách tiến hành :
- Giáo viên cho học sinh trưng bày những đồ vật đã sưu tầm
 Giáo viên gợi ý câu hỏi:
Em nhận xét về đồ vật này? 
Giáo viên cùng học sinh tham gia đặt mẫu. 
 Giáo viên gợi ý cho học sinh về: 
Mẫu có mấy đồ vật?
Vị trí của 2 vật?
Khung hình chung của vật mẫu?
Khung hình riêng của từng vật mẫu?
Tỉ lệ chiều cao, chiều ngang của vật mẫu?
Màu sắc và độ đậm nhạt?
Học sinh trả lời câu hỏi. 
Học sinh trả lời câu hỏi. 
Học sinh trả lời câu hỏi. 
+ Giáo viên tóm ý: Vật mẫu gồm có 2 độ vật và nằm trong hình vuông. Cái lọ nằm trong hình chữ nhật đứng, quả nằm trong hình vuông. Màu sắc lọ đậm hơn 
- Học sinh quan sát
b/ Hoạt động 2: Hướng dẫn 
* Mục tiêu : Giúp HS nhận biết cách làm.
* Cách tiến hành :
- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại các bước vẽ. 
 - Giáo viên treo tranh qui trình hướng dẫn cách vẽ lên bảng. Gợi ý học sinh nhận xét. 
 - Giáo viên cho học sinh lên bảng chỉ vào qui trình tranh. 
 - Giáo viên lưu ý cách sắp xếp hình vào giấy. Và cách vẽ màu. 
 - Giáo viên cho học sinh xem Bài vẽ mẫu của học sinh và gợi ý nhận xét . 
- Học sinh nêu cách vẽ đã được học. 
- Học sinh tham gia nhận xét và theo dõi cách hướng dẫn vẽ của giáo viên . 
- Học sinh tham gia nhận xét. 
c/ Hoạt động 3: Thực hành
* Mục tiêu : Rèn kĩ năng thực hành cho HS.
* Cách tiến hành :
- Giáo viên cho học sinh thực hành vào vở hoặc giấy. 
- Giáo viên theo dõi hỗ trợ cho học sinh. 
 (có thể học sinh vẽ không theo qui trình của giáo viên mà chỉ vẽ theo cảm nhận) 
- Học sinh thực hành. 
- Học sinh vẽ theo góc độ nhìn và cảm nhận riêng của mình. 
d/ Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá 
* Mục tiêu : Giúp HS tự đánh giá sản phẩm.
* Cách tiến hành :
- Giáo viên chọn sản phẩm hoàn chỉnh trưng bày. 
- Giáo viên đưa ra tiêu chí và gợi ý cho học sinh nhận xét. 
- Giáo viên củng cố nhận xét; đánh giá sản phẩm - giáo dục học sinh. 
- Học sinh treo sản phẩm lên bảng. 
- Học sinh tham gia nhận xét Bài theo các tiêu chí. 
 5. Hoạt động nối tiếp :
 - Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài Nặn hoặc vẽ, xé dán hình con vật.
 @ RÚT KINH NGHIỆM : Giúp Hs biết cách vẽ và vẽ được lọ hoa và quả.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 23 tháng 3 năm 2021 Tuần 27
Rèn Toán tuần 27 
Luyện Tập Tổng Hợp 
(Tích hợp KNS )
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về đọc, viết số có 5 chữ số.
2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.
* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 2 trong 4 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 3 trong 4 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên
Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
(Tích hợp KNS )
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập, yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và chọn đề bài.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
b. Hoạt động 2: Ôn luyện (20 phút):
Bài 1. Viết số thích hợp vào chỗ nhiều chấm để hoàn thành các dãy số sau:
	a) 12340 ; 12341 ; . ; . ; 12344 ; .... 
	b) 45732 ; 45733 ; . ; . ; 45736 ; .... 
	c) 25178 ; 25179 ; . ; . ; 25182 ; .
Kết quả:
a) 12340 ; 12341 ; 12342 ; 12343 ; 12344 ; 12345
b) 45732 ; 45733 ; 45734 ; 45735 ; 45736 ; 45737 
c) 25178 ; 25179 ; 25180 ; 25181 ; 25182 ; 25183
Bài 2. Viết tiếp số thích hợp vào dưới mỗi vạch:
 10000 11000 . . . . . 17000
Bài 3. Viết (theo mẫu):
HÀNG
Viết số
Đọc số
Chục nghìn
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
4
7
2
3
6
47236
Bốn mươi bảy nghìn hai trăm ba mươi sáu
2
8
1
4
5
Năm mươi chín nghìn bảy trăm ba mươi tư
6
4
2
5
1
Bài 4. Viết (theo mẫu):
HÀNG
Viết số
Đọc số
Chục nghìn
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
2
4
0
6
0
24060
Hai mươi bốn nghìn không trăm sáu mươi.
1
7
5
4
0
Ba mươi nghìn bốn trăm 
linh năm
4
0
0
7
0
Năm mươi bảy nghìn không trăm linh chín
6
0
0
0
4
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.
- Giáo viên chốt đúng - sai.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
- Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp.
- Học sinh nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
RÚT KINH NGHIỆM
.............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Thứ tư ngày 24 tháng 3 năm 2021 Tuần 27
Tiếng Việt
Ôn tập và kiểm tra giữa HKII (Tiết 3)
(Tích hợp KNS )
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức : Đọc đúng rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút) trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc. 
* Riêng học sinh khá, giỏi đọc tương đối lưu loát (tốc độ đọc khoảng trên 65 tiếng/1 phút).
	2. Kĩ năng : Báo cáo được 1 trong 3 nội dung nêu ở Bài tập 2 (về học tập, hoặc về lao động, về công tác khác).
II. Chuẩn bị :
 1. Giáo viên: Bảng phụ.
	2. Học sinh : Đồ dùng học tập. Bảng con.
III. Các hoạt động :
Khởi động : Hát
Bài cũ :
Giới thiệu và nêu vấn đề :
 Giới thiệu bài – Ghi tựa
Phát triển các hoạt động :
Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc
 (Tích hợp KNS )
* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kĩ năng đọc các bài tập đọc đã học đến giữa học kì II.
* Cách tiến hành:
- Ghi phiếu tên từng bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26 trong sách giáo khoa và yêu cầu học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
- Đặt một câu hỏi cho đoạn vừa đọc.
- Nhận xét cho điểm.
- Thực hiện tương tự với các trường hợp còn lại.
- Học sinh nghe gọi tên, lên bốc thăm, chọn bài đọc. Ch

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_27_nam_hoc_2020_2021_mai.doc