Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2021-2022 - Trường TH Quế Thuận

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2021-2022 - Trường TH Quế Thuận

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Đọc đúng: Đê - rốt - ti, Xtác - đi, Ga - rô - nê, Nen -li, khuyến khích, khuỷu tay ,.

- Hiểu ND: Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một HS bị tật nguyền ( Trả lời được các câu hỏi SGK).

- Kể chuyện: Bước đầu biết kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của một nhân vật. HS M3+M4 kể toàn bộ câu chuyện.

2. Kĩ năng:

- Đọc đúng giọng các câu cảm, câu cầu khiến.

- Hiểu các từ ngữ: Gà tây, bò mộng, chật vật,.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*GDKNS:

- Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân.

- Thể hiện sự cảm thông.

- Đặt mục tiêu.

- Thể hiện sự tự tin.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

- GV: Tranh minh họa bài đọc

- HS: SGK, vở

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 44 trang ducthuan 08/08/2022 1120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2021-2022 - Trường TH Quế Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26:
Thứ hai ngày 07 tháng 03 năm 2022
Tiết 1+2: TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT):
BUỔI HỌC THỂ DỤC 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Đọc đúng: Đê - rốt - ti, Xtác - đi, Ga - rô - nê, Nen -li, khuyến khích, khuỷu tay ,...
- Hiểu ND: Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một HS bị tật nguyền ( Trả lời được các câu hỏi SGK).
- Kể chuyện: Bước đầu biết kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của một nhân vật. HS M3+M4 kể toàn bộ câu chuyện.
2. Kĩ năng: 
- Đọc đúng giọng các câu cảm, câu cầu khiến.
- Hiểu các từ ngữ: Gà tây, bò mộng, chật vật,.. 
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
*GDKNS:
- Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân.
- Thể hiện sự cảm thông. 
- Đặt mục tiêu. 
- Thể hiện sự tự tin.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng 
- GV: Tranh minh họa bài đọc
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TIẾT 1:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- HS hát bài với ND: “Nhảy lò cò cho cái giò nó khỏe,...”
- Kiểm tra bài: Cùng vui chơi
- Nhận xét, tuyên dương
- Giáo viên giới thiệu bài mới, ghi tựa bài lên bảng.
- Lớp hát
- 2 Học sinh HTL,1HS nêu nội dung bài
- Lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc: (30 phút)
*Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ: Đê – rốt – ti, Xtác – đi, Ga – rô – nê, Nen – li, khuyến khích, khuỷu tay ,... 
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới : Gà tây, bò mộng, chật vật,...
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp 
a.Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Cho học sinh quan sát tranh.
+ Chú ý cách đọc .
+ Đoạn 1: Giọng đọc sôi nổi,...
+ Đoạn 2: Giọng đọc chậm rãi,...
+ Đoạn 3: Giọng đọc hân hoan
b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó
- Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.
- Chú ý phát âm đối tượng HS M1
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Giải nghĩa từ: Gà tây, bò mộng, chật vật 
- Luyện câu: 
+ Nen –li bắt đầu leo một cách rất chật vật.// Mặt cậu đỏ như lửa, / mồ hôi ướt đẫm trán.// Thầy giáo bảo cậu có thể xuống.// Nhưng cậu vẫn cố sức leo. // (...)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc.
- Yêu cầu học sinh nhận xét. 
- Giáo viên nhận xét chung và tuyên dương các nhóm
d. Đọc đồng thanh
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh. 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Học sinh lắng nghe, theo dõi.
- HS quan sát tranh minh hoạ.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. 
- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.
- Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (Đê – rốt – ti, Xtác – đi, Ga – rô – nê, Nen – li, khuyến khích, khuỷu tay ,...)
- Học sinh chia đoạn (3 đoạn như sách giáo khoa).
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.
- Học sinh hoạt động theo nhóm, luân phiên nhau đọc từng đoạn trong bài.
- Các nhóm thi đọc
+ Học sinh đọc cá nhân.
+ HS tham gia thi đọc
-HS bình chọn bạn thể hiện giọng đọc tốt
-Lớp đọc đồng thanh
3. HĐ Tìm hiểu bài: (20 phút)
*Mục tiêu: Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một HS bị tật nguyền.. 
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Chia sẻ cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp
- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc to 5 câu hỏi cuối bài.
- Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban học tập lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp. 
+ Nhiệm vụ của bài tập thể dục là gì ?
+ Các bạn trong lớp thực hiện tập thể dục như thế nào ? 
+ Vì sao Nen - li được miễn tập thể dục ?
+ Vì sao Nen - li cố xin thầy cho được tập như mọi người ? .
+ Tìm những chi tiết nói lên quyết tâm của Nen - li ?
- Em có thể tìm thêm một số tên khác thích hợp để đặt cho câu chuyện ? 
- Nêu nội dung chính của bài?
- GV nhận xét, tổng kết bài:
- 1 học sinh đọc các câu hỏi cuối bài.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 4 phút).
+ Mỗi em phải leo lên trên cùng của một cái cột cao rồi đứng thẳng người trên chiếc xà ngang trên đó.
+ Đê - rốt - xi và Cô - rét - ti leo như hai con khỉ, Xtác - đi thở hồng hộc mặt đỏ như gà tây 
+ Vì cậu bị tật từ lúc còn nhỏ, bị gù lưng.
+ Vì cậu muốn vượt qua chính mình, muốn làm những việc các bạn làm được.
+ Leo một cách chật vật, mặt đỏ như lửa, mồ hôi ướt đẫm trán.Thầy bảo cậu có thể xuống nhưng cậu cố gắng leo...
+ Cậu bé can đảm; Nen - li dũng cảm ; Một tâm gương đáng khâm phục....
*Nội dung: Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một HS bị tật nguyền
4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm: (10 phút)
*Mục tiêu:
- Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
- Biết đọc với giọng kể và phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – Nhóm- Cả lớp
- Giáo viên đọc mẫu lần hai (đoạn 2)
- Hướng dẫn học sinh cách đọc nâng cao
+ Đọc đúng đoạn văn: 
 + Nen –li bắt đầu leo một cách rất chật vật.// Mặt cậu đỏ như lửa, / mồ hôi ướt đẫm trán.// Thầy giáo bảo cậu có thể xuống.// Nhưng cậu vẫn cố sức leo. //Mọi người vừa thấp thỏm sợ cậu tuột tay ngã xuống đất,/ vừa luôn miệng khuyến khích :/ “Cố lên ! // Cố lên!”//
(...)
- Gọi vài nhóm đọc diễn cảm đoạn.
- Yêu cầu học sinh nhận xét.
- Gọi vài học sinh đọc diễn cảm đoạn 2 
- Yêu cầu học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét chung và cùng lớp bình chọn học sinh đọc tốt nhất.
Lưu ý:
- Đọc đúng: M1, M2
- Đọc nâng cao: M3, M4
+ Vài HS đọc lại bài- Lớp theo dõi
- Học sinh lắng nghe.
- HS đọc cá nhân -> chia sẻ trong nhóm về giọng đọc của từng nhân vật. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện nỗi vất vả của Nen –li, cố gắng và quyết tâm chinh phục độ cao của cậu; nỗi lo lắng, sự cổ vũ, khuyến khích nhiệt thành của thầy giáo và bạn bè.
+ HS đọc theo YC
- 3 nhóm thi đọc phân vai (người dẫn chuyện,thầy giáo, 3 HS cùng nói: Cố lên!...).
- HS theo dõi, nhận xét cách đọc
- HS thi đọc đoạn 2
- Lớp lắng nghe, nhận xét.
- Bình chọn bạn đọc hay nhất 
5. Hoạt động kể chuyện:( 15 phút)
* Mục tiêu: 
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo nội dung bài đọc.
- HS 3 +MN4 kể lại đựơc toàn bộ câu chuyện bằng lời của Nen –li hoặc của thầy giáo ,...
* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Chia sẻ cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp
a. Giáo viên nêu yêu cầu của tiết kể chuyện
- Gọi một học sinh đọc các đoạn văn=> kết hợp nhớ lại ND từng đoạn truyện và 
kể lại toàn bộ câu chuyện.
b. Hướng dẫn học sinh kể chuyện:
- Gợi ý học sinh kết hợp với nội dung bài sgk trang 89, 90 để kể từng đoạn truyện.
+ Đọc nội dung từng đoạn truyện
- GV nhận xét, nhắc HS kể toàn bộ câu chuyện theo lời kể của Nen –li, hoặc lời của thầy giáo,...
- Mời HS M4 kể mẫu
- Yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét 
- GV nhận xét lời kể mẫu -> nhắc lại cách kể.
c. Học sinh kể chuyện trong nhóm
- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm.
- GV đi từng nhóm quan sát HS kể chuyện.
*Giúp đỡ đối tượng HS M1+M2
d. Thi kể chuyện trước lớp:
- HS tập kể trước lớp .
+ Gọi đại diện các nhóm lên thi kể chuyện theo đoạn.
+ Cả lớp và GV nhận xét, tuyên dương những HS kể hay.
- Yêu cầu một số em kể lại cả câu chuyện theo vai nhân vật Nen –li, hoăc thầy giáo,...
- GV nhận xét, đánh giá.
-HS đọc các đoạn văn kết hợp nội dung bài kể lại câu chuyện
- Cả lớp kết hợp nội dung của từng đoạn trang 89,90 sgk để kể lại câu chuyện
+ Đọc nội dung 3 đoạn
- Lắng nghe
- 1 HS M4 kể mẫu 
+Lắng nghe
- Học sinh tập kể.
+HS kể chuyện cá nhân 
+ HS kể trong nhóm -> chia sẻ cách kể chuyện
- HS kể chuyện trong nhóm (N5)
+ HS (nhóm 5) kể trong nhóm
+ HS trong nhóm chia sẻ,...
- Đại diện 1 số nhóm kể chuyện
- Các nhóm theo dõi, nhận xét
- Đại diện các nhóm thi kể chuyện trước lớp.
- Lớp bình chọn người kể hay nhất
5. HĐ ứng dụng: (3 phút)
- Câu chuyện ca ngợi điều gì 
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học .
- HS nêu: Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một học sinh bị tật nguyền.
- Lắng nghe
6. HĐ sáng tạo:(2 phút)
- Về kể chuyện cho người thân nghe
- Dặn về nhà học bài xem trước bài “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục”.
- Lắng nghe và thực hiện
- Lắng nghe và thực hiện
Tiết 3: TOÁN:
 KIỂM TRA
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Kiểm tra kiến thức chủ yếu của học sinh về: Đọc viết số có năm chữ số, tìm số liền sau của số có năm chữ số, xác định số lớn nhất, bé nhất trong nhóm số đã cho
- Thực hiện tính cộng trừ, nhân, chia số có năm chữ số.
- Biết giải toán có đến hai phép tính.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra
3. Thái độ: HS cẩn thận, trình bày sạch sẽ, chăm học Toán
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
II.CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- GV: Phiếu kiểm tra
- HS: SGK, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (5 phút) :
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Nêu nội quy của tiết kiểm tra
- TBHT kiểm tra
- Lắng nghe 
3. HĐ kiểm tra (30 phút)
* Mục tiêu: 
- Kiểm tra kiến thức chủ yếu của học sinh về: Đọc viết số có năm chữ số, tìm số liền sau của số có năm chữ số, xác định số lớn nhất, bé nhất trong nhóm số đã cho
- Thực hiện tính cộng trừ, nhân, chia số có năm chữ số.
- Biết giải toán có đến hai phép tính.
* Cách tiến hành:
- YC HS làm bài kiểm tra
Dự kiến đề bài
Bài 1: Đọc các số sau: 
86 030; 42 980; 54678; 78903.
Bài 2: Đặt tính rồi tính
55739 + 20446	12928 x 3
17482- 9946	15250 : 5	
Bài 3: Tính giá trị biểu thức
 (16452- 9946) : 2 = 
 23 432 + 14531 2 = 
Bài 4: Cửa hàng có 236 m vải. Đã bán được số mét vải. Hỏi cửa hàng bán còn lại bao nhiêu mét vải?
- Thu bài làm của HS
Biểu điểm + Đáp án:
+ Bài 1: 1 điểm
+ Bài 2: 4 điểm
Mỗi phép tính đúng cho 1 điểm
+ Bài 3 : 2 điểm
+ Bài 4: 3 điểm
Bài 1: 
86 030: Tám mươi sáu ngàn không trăm ba mươi.
42 980: Bốn mươi hai ngàn chin trăm tám mươi.
Bài 2: 
55739 + 20446	12928 x 3
 53739	 12928
+ 20446 x 3
 74185 38784
17482 - 9946	15250 : 5
 17482	 15250 5
 + 9946 02 3050
 27428 25
 00
 0
Bài 3: 
 (16452- 9946) : 2 = 6506 : 2
 = 3253 
 23432 + 14531 2 = 23432 +29062
 = 52494
 Bài giải
Số mét vải đã bán là:
222 : 3 = 74 ( m)
Còn lại số m vải là:
222 – 74 = 148 ( m)
 Đáp số : 148 m
3. HĐ ứng dụng (1 phút) 
4. HĐ sáng tạo (1 phút) 
- Chuẩn bị cho bài ôn tập tiết sau
- VN tiếp tục thực hiện tự ôn tập các kiến thức
Tiết 4: ĐẠO ĐỨC
TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC (tiết 1)
I.MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Giúp Học sinh hiểu: Nước sạch rất cần thiết với cuộc sống của con người. Nước dùng trong sinh hoạt (ăn uống ...) dùng trong lao động sản xuất. Nhưng nguồn nước không phải là vô tận. Vì thế chúng ta cần phải biết sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
2. Kĩ năng
- Thực hành tiết kiệm nước, vệ sinh nguồn nước.
- Tham gia vào các hoạt động, phong trào tiết kiệm nước ở địa phương.
3. Thái độ: Quý trọng nguồn nước, có ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Tán thành, học tập những người biết tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Không đồng ý với những người lãng phí và làm ô nhiễm nguồn nước.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức.
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
- GV:
+ 4 trang/ảnh chụp cảnh sử dụng nước (ở miền núi, đồng bằng hay miền biển).
+ Tranh, bảng phụ, giấy khổ to, bút dạ ...
 + Bảng từ, phiếu bài tập 
- HS: Vở
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- PP vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, khăn trải bàn, động não
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- Hát bài.
- Bài hát có nội dung gì ?
- Kết nối với nội dung bài
- Học sinh hát tập thể.
- HSTL
- HS lắng nghe, ...
2. HĐ thực hành: (27 phút)
*Mục tiêu.
- HS biết: Nước sạch rất cần thiết với cuộc sống của con người. Nước dùng trong sinh hoạt (ăn uống ...) dùng trong lao động sản xuất. Nhưng nguồn nước không phải là vô tận. Vì thế chúng ta cần phải biết sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
*Cách tiến hành:
Việc 1: Nước sạch rất cần thiết với sức khỏe
Với đời sống của con người.
HĐ cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp
+ Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm về 4 bức ảnh (tranh) được phát. 
+ Hỏi: Đưa tranh/ảnh và yêu cầu học sinh nêu nội dung từng bức tranh/ảnh đó.
+ Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
1. Tranh/ảnh vẽ cảnh ở đâu? (miền núi, miền biển hay đồng bằng ... ).
2. Trong mỗi tranh, em thấy con người đang dùng nước để làm gì?
3. Theo em nước dùng để làm gì? Nó có vai trò như thế nào đối với đời sống con người?
+ Theo dõi, nhận xét, bổ sung và kết luận.
=>GV kết luận: 
Việc 2: Cần phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. 
Làm việc theo nhóm-> Chia sẻ trước lớp
+ Treo 4 bức tranh lên bảng.
Tranh 1. Đất ruộng nứt nẻ vì thiếu nước.
Tranh 2. Nước sông đen đặc và đầy rác bẩn.
Tranh 3. Em bé uống nước bẩn bị đau bung.
Tranh 4. Em bé vặn vòi nước nhưng không có nước.
+ Yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời:
1. Bức tranh vẽ gì? Tại sao lại thế?
2. Để có được nước sạch để dùng chúng ta phải làm gì?
3. Khi mở vòi nước, nếu không có nước, em cần phải làm gì? Vì sao?
=> GV nhận xét:
+ Ở tranh 1, 4 không có nước để sử dụng trong lao động và sinh hoạt vì nước đã hết hoặc không có đủ.
+ Ở tranh 2,3 do nước bị bẩn dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
+ Nước không phải là vô tận mà dễ bị cạn kiệt và dễ ô nhiễm làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
+ Kết luận: Để có nước sạch và sử dụng lâu dài, chúng ta phải biết tiết kiệm, dùng nước đúng mục đích và phải biết bảo vệ và giữ sạch nguồn nước.
*Việc 3: Thế nào là sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
Làm việc theo cặp -> Cả lớp
 + Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp, phát cho mỗi cặp 1 phiếu bài tập yêu cầu thảo luận và hoàn thành phiếu. Nối hành vi ở cốt A ứng với nội dung ở cột B sao cho thích hợp.
Cột A
1. Tắm rửa cho lợn, chó, trâu bò ở cạnh giếng nước ăn, bể nước ăn.
2. Đổ rác ở bờ ao, bờ hồ.
3. Nước thải ở nhà máy, bệnh viện cần phải được xử lý.
4. Vứt xác chuột chết, con vật chết xuống ao.
5. Vứt vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật vào thùng rác, cho rác vào đúng nơi qui định.
6. Để vòi nước chảy tràn bể.
7. Dùng nước xong, khóa ngay vòi lại.
8. Tận dụng nước sinh hoạt để tưới cây.
+ Tổ chức chia học sinh thành 2 đội, các đội cử 5 người lên chơi trò chơi tiếp sức gắn/vẽ mũi tên nối các hành vi phù hợp từ cột A sang cột B.
+Kết luận: 
+ Hành vi 1,2,4 à làm ô nhiễm nước.
+ Hành vi 3,5 à Bảo vệ nguồn nước.
+ Hành vi 6 à Làm lãng phí nước.
+ Hành vi 7,8 à là thực hiện tiết kiệm nước.
 Vứt rác đúng nơi qui định và sử dụng nước đúng mục đích là thực hiện tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Chúng ta phải ủng hộ và thực hiện tiết kiệm nước để sử dụng lâu dài về sau, đồng thời bảo vệ nguồn nước để giữ gìn sức khỏe.
 Cần phê phán và ngăn chặn hành vi làm ô nhiễm và lãng phí nước.
=>GV tổng kết: 
+ Học sinh chia nhóm, nhận tranh và thảo luận trả lời câu hỏi. 
Tranh 1. Nước sử dụng dùng để tắm, giặt.
Tranh 2. Nước dùng trong trồng trọt, chăn nuôi.
Tranh 3. Nước dùng để ăn uống.
Tranh 4. nước ở ao, hồ điều hòa không khí.
+ Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
*Dự kiến ý kiến chia sẻ:
à Nước được sử dụng ở mọi nơi (miền núi, đồng bằng và cả miền biển).
à Nước được dùng để ăn uống, để sản xuất...
à Nước có vai trò rất quan trọng và cần thiết để duy trì sự sống, sức khỏe cho con người.
-Lắng nghe
+ Quan sát tranh trên bảng.
+ Các nhóm thảo luận và trả lời.
+ Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
*Dự kiến ý kiến chia sẻ:
1.
à Vẽ cánh đồng nứt nẻ vì bị thiếu nước.
à Vẽ dòng sông nước rất bẩn do có nhiều rác rưởi.
à Vẽ em bé bị đau bụng do uống phải nước bẩn.
à Vẽ em bé lấy nước nhưng không có vì nước đã hết.
2. Để có nước sạch dùng phải biết tiết kiệm và giữ sạch nước.
3. Khóa vòi nước lại (...)
+ Học sinh lắng nghe và ghi nhớ.
+ Từng cặp học sinh nhận phiếu bài tập, cùng nhau thảo luận làm bài tập trong phiếu.
 Cột B.
à Tiết kiệm nước.
à Ô nhiễm nước.
à Bảo vệ nguồn nước.
à Lãng phí nước.
+ Học sinh chia đội, cử thành viên đội chơi và thực hiện chơi. Các học sinh khác theo dõi, nhận xét và bổ sung.
 3. HĐ ứng dụng: (3 phút)
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước –Tiết 2
+ Hướng dẫn thực hành:
 Yêu cầu học sinh về nhà quan sát, tìm hiểu thực tế sử dụng nước ở nơi mình ở và điền vào phiếu điều tra.
 Phiếu điều tra 
Hãy quan sát ngồn nước nơi em đang sinh sống và cho biết:
1). Nước ở đó đang thiếu, thừa hay đủ? Biểu hiện như thế nào?
2). Nước ở đó sạch hay bị ô nhiễm? Biểu hiện như thế nào?
3). Hãy liệt kê những hành vi mà em quan sát được vào bảng sau.
Những hành vi thực hiện tiết kiệm nước
Những biểu hiện lãng phí nước
Những hành vi bảo vệ nguồn nước
Những việc làm gây ô nhiễm nguồn nước.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)
- Về nhà tìm hiểu thực tế sử dụng sử dụng nước ở gia đình, nhà trường và tìm cách sử dụng tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước sinh hoạt ở gia đình, nhà trường.
- HS nghe và thực hiện
Tiết 5: CHÀO CỜ - SHL 
Thứ ba ngày 08 tháng 03 năm 2022
BUỔI CHIỀU:
TIẾT 1: CHÍNH TẢ: 
	BUỔI HỌC THỂ DỤC
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Viết đúng : các tên riêng của người nước ngoài: Cô-rét-ti, Nen-li ,... viết đúng: cái xà, khuỷu tay, thở dốc, rạng rỡ, nhìn xuống...
- Nghe, viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
-Viết đúng các tên riêng người nước ngoài trong câu chuyện: Buổi học thể dục (BT2).
- Làm đúng BT 2a. 
2. Kĩ năng: Viết đúng tên riêng người nước ngoài 
3. Thái độ: Có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng 
- GV: Bảng lớp viết 3 lần các từ ngữ trong bài tập 3a.
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- Tuần qua em đã làm gì để viết đẹp hơn?
- T/C: Viết đúng, nhanh và đẹp
-TBHT điều hành
+ Yêu cầu 4HS (2đội) viết ở bảng lớp, các từ luyện võ, nhảy cao, thể dục, thể hình, 
- GV tổng kết T/C, tuyên dương.
- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh trả lời.
- HS đọc tham gia chơi
- HS nhận xét, đánh giá
- Lắng nghe
- Mở sách giáo khoa.
2. HĐ chuẩn bị viết chính tả. (5 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.
- Nắm được nội dung bài viết để viết cho đúng chính tả.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp 
- Giáo viên giới thiệu và đọc bài chính tả, đọc chậm và rõ ràng, phát âm chuẩn.
- Hướng dẫn học sinh nắm nội dung bài viết và cách trình bày qua hệ thống câu hỏi gợi ý:
- Yêu cầu hai em đọc lại đoạn bài viết chính tả ( cả lớp đọc thầm). 
- Câu nói của thầy giáo đặt trong dấu gì ? 
- Hướng dẫn HS nắm nội dung và cách thức trình bày chính tả .
+ Những chữ nào trong bài viết hoa?
+Hướng dẫn viết những từ thường viết sai?
* HD cách trình bày:
+ Cần viết chữ đầu tiên của đoạn bài viết chính tả như thế nào?
- Yêu cầu đọc thầm lại bài chính tả và lấy bảng con và viết các tiếng khó. 
- HS tìm từ khó viết, dễ lẫn
- Hướng dẫn học sinh viết chữ khó vào bảng con.
- Nhận xét bài viết bảng của học sinh.
- Giáo viên gạch chân những từ cần lưu ý.
- HS nêu những điểm (phụ âm s/x; in/inh), hay viết sai.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh đọc bài đoạn viết của bài Buổi học thể dục trả lời từng câu hỏi của giáo viên. Qua đó nắm được cách viết, cách trình bày, những điều cần lưu ý:
+ Đặt trong dấu ngoặc kép.
+Viết hoa các chữ đầu tên bài, các chữ đầu đoạn, đầu câu, tên nhân vật - Cô-rét-ti, Nen-li,....
+ Dự kiến một số từ:: Nen-li, cái xà, khuỷu tay, thở dốc, rạng rỡ, nhìn xuống,...
- Viết cách lề vở 1 ô li.
- Cả lớp đọc thầm bài viết, tìm những chữ dễ viết sai:...
- Cả lớp viết từ khó vào bảng con: Nen-li, cái xà, khuỷu tay, thở dốc, rạng rỡ, nhìn xuống,...
- Một số HS luyện viết vào bảng lớp, chia sẻ
- Cả lớp viết từ khó vào bảng con 
- Học sinh đọc 
- Học sinh lắng nghe.
3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh nghe- viết lại chính xác đoạn bài: Buổi học thể dục ( từ Thầy giáo nói đến hết)
 - Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí, phụ âm s/x, in/inh)
 *Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân
- Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. 
- Giáo viên đọc từng câu cho học sinh viết.
*Lưu ý đối tượng HS M1+ M2 về:
- Tư thế ngồi
- Cách cầm bút
- Tốc độ viết
- Lưu ý khi viết phụ âm phụ âm s/x, in /inh)
- Lắng nghe
- Học sinh viết bài vào vở 
4. HĐ chấm và nhận xét bài. (3 phút)
*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi
- Giáo viên đọc lại cho học sinh soát lỗi 
- Hướng dẫn học sinh chấm chữa bài.
- Giáo viên chấm 7-10 bài và nhận xét cách trình bày và nội dung bài viết của học sinh.
- Học sinh đổi chéo vở chấm cho nhau.
- Học sinh sửa lỗi viết sai xuống cuối vở bằng bút mực.
- Lắng nghe
5. HĐ làm bài tập: (6 phút)
*Mục tiêu: - Làm đúng BT2a
*Cách tiến hành:
Bài 2a: Trò chơi “Thi làm đúng- làm nhanh”
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức h/s thi đua .
- Giao nhiệm vụ điền vào chỗ trống s/x
- Chữa bài và tuyên dương
µBài tập chờ
Bài tập2b(M3+M4): 
-Yêu cầu học sinh làm bài rồi báo cáo kết quả
- GV chốt đáp án đúng
*Đáp án: 
Bài tập 2b: điền kinh; truyền tin; thể dục thể hình.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.
- Học sinh thi đua làm bài nhanh -> Báo cáo -> nhận xét bổ sung, bình chọn người thắng cuộc:
* Đáp án: 
+ nhảy xa, nhảy sào, sới vật
- HS đọc nhẩm YC bài 
+ Học sinh tự làm bài vào vở BT rồi báo cáo với giáo viên.
6. HĐ ứng dụng: (2 phút)
- Cho học sinh nêu lại tên bài học
- Chọn một số vở học sinh viết chữ sạch, đẹp, không mắc lỗi cho cả lớp xem.
- Học sinh nêu
- Quan sát, học tập.
7. HĐ sáng tạo:(1 phút)
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các quy tắc chính tả. Học thuộc các từ đã học để vận dụng vào học tập.
- Nhắc nhở HS mắc lỗi chính tả về nhà viết lại 
-Xem trước bài chính tả sau: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục.
- Lắng nghe, thực hiện
- Lắng nghe, thực hiện
TIẾT 2: TẬP ĐỌC: 
LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN TẬP THỂ DỤC 
I. MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức:
- Đọc đúng: luyện tập, lưu thông nước nhà, sức khỏe,...
- Biết ngắt nghĩ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Bước đầu hiểu tính đúng đắn, giàu sức thuyết phục trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bâc Hồ. Từ đó, có ý thức luyện tập để bồi bổ sức khỏe. ( Trả lời được các câu hỏi SGK) 
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản
- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: dân chủ, bồi bổ, bổn phận, khí huyết, lưu thông,...
*Kĩ năng sống: Rèn cho HS kỹ năng lắng nghe tích cực.
3.Thái độ: Yêu thích luyện tập thể thao
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
*GDKNS:
- Đảm nhận trách nhiệm. 
- Xác định giá trị. 
- Lắng nghe tích cực.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng 
- GV: Tranh minh họa bài đọc, SGK.
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Hoạt động khởi động: ( 2 phút)
- Lớp hát tập thể bài (Cô dạy em bài thể dục buổi sáng)
- TBHT điều hành
+ Gọi 2 em lên nối tiếp kể lại câu chuyện bài “ Buổi học thể dục”. Yêu cầu nêu nội dung úy nghĩa của bài. 
- GV nhận xét chung.
- HS theo dõi SGK, quan sát tranh 
minh họa ghi đầu bài lên bảng.
- Hát tập thể
- Thực hiện theo YC:
+ 2 em lên tiếp nối kể lại câu chuyện " Buổi học thể dục”
- Nêu lên nội dung ý nghĩa câu chuyện.
- Cả theo dõi, nhận xét bạn đọc. 
- HS lắng nghe
- Quan sát, ghi bài vào vở
2. Hoạt động luyện đọc: ( 15 phút)
* Mục tiêu: Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn bài.
* Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp Cặp đôi Cả lớp 
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài:
- GV đọc giọng rành mạch, rứt khoát. Nhấn giọng ở những từ ngữ nói về tầm quan trọng của sức khỏe,...
b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó 
- HD đọc phát âm từ khó luyện tập, lưu thông nước nhà, sức khỏe,...
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
* Lưu ý: giúp đỡ HS M1 đọc đúng đoạn 
- GV hướng dẫn 1số câu khó:(bảng phụ).
* Lưu ý: giúp đỡ HS M1+M2 ngắt, nghỉ hơi sau mỗi dấu câu,...Mỗi một người dân yếu ớt / tức là cả nước yếu ớt, / Mỗi một người dân khỏe mạnh/ là cả nước khỏe mạnh.//( )
*GVKL
+GV đọc diễn cảm bài: đọc giọng rành mạch, rứt khoát. Nhấn giọng ở những từ ngữ nói về tầm quan trọng của sức khỏe, bổn phận phải bồi bổ sức khỏe của mỗi người dân yêu nước...
+ Nhấn giọng từ ngữ :Yếu ớt, cả nước yếu ớt, cả nước khỏe mạnh, luyện tập, bồi bổ, bổn phận,...
d. Đọc đồng thanh
- Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.
- Học sinh lắng nghe.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. 
- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.
- Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) (luyện tập, lưu thông nước nhà, sức khỏe,...)
=> Cả lớp - Học sinh chia đoạn (3 đoạn như sách giáo khoa).
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.
- Đọc cá nhân, chia sẻ cách đọc trong nhóm
- HS đọc từng đoạn trong nhóm (N6).
- Nhận xét
- Tìm hiểu nghĩa của từ mới SGK
- Đặt câu với từ: Bồi bổ
+ Bố mẹ em rất chăm lo bồi bổ sức khỏe cho ông bà.
- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn (3 đoạn) 
- Cả lớp đọc ĐT toàn bài.
3. Hoạt động tìm hiểu bài: ( 6 phút)
* Mục tiêu: HS nắm được nội dung bài thông qua việc trả lời các câu hỏi. 
* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Chia sẻ cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp
- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc to 5 câu hỏi cuối bài.
- Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban học tập lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp. 
-Sức khỏe cần thiết như thế nào đối với việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc 
-Em hiểu ra điều gì sau khi đọc “ Lời kêu gọi toàn quốc tập thể dục “ của Bác Hồ ?
- Em sẽ làm gì sau khi học xong bài này 
- Nêu nội dung của bài?
=>Tổng kết nội dung bài.
- 1 học sinh đọc các câu hỏi cuối bài.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 5 phút).
- Giúp giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới....
-Bác Hồ là tấm gương sáng về luyện tập thể duc, Sức khỏe là vốn quí..... 
-Em sẽ siêng năng luyện tập thể dục / Từ nay hàng ngày em sẽ tập thể dục 
*Nội dung: Bước đầu hiểu tính đúng đắn, giàu sức thuyết phục trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bâc Hồ. Từ đó, có ý thức luyện tập để bồi bổ sức khỏe. 
4. Hoạt động đọc nâng cao ( 10 phút)
* Mục tiêu: 
- Biết ngắt nghỉ hơi; phát âm đúng: khó luyện tập, lưu thông nước nhà, sức khỏe,... 
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - Cả lớp
+ Gv mời một số HS đọc lại toàn bài .
- Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm
+ Gv hướng dẫn HS cách đọc đoạn 1.
- HS thi đua đọc đoạn 1
- TBHT mời 3 bạn thi đua đọc đoạn 1
- Gv nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay.
+ Mời một em đọc lại cả bài.
- Theo dõi bình chọn em đọc tốt nhất.
Lưu ý: Đọc đúng, to và rõ ràng: M1,M2 
- Đọc diễn cảm: M3, M4
+ Hs đọc lại toàn bài.
- Lắng nghe
- Hs thi đọc theo YC
- HS thực hiện theo lệnh của TBHT
- HS thi đọc.
+ 3 HS
- Lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc đúng, hay.
+ Một em đọc lại cả bài.
- HS luyện đọc theo cặp -> 3 em thi đọc 
- Lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc đúng, hay.
5. Hoạt động ứng dụng (2 phút)
- Bài văn khuyên chúng ta điều gì ?
- Bài văn khuyên HS chăm chơi thể thao, chăm vận động trong giờ ra chơi để có sức khỏe, vui hơn và học tốt hơn.
6. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà tiếp tục ôn bài và chuẩn bị: 
"Cuộc gặp gỡ ở Lúc- xăm -bua"
 - Tuyên truyền, vận động mọi người trong gia đình thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao.
- Lắng nghe, thực hiện
- Lắng nghe, thực hiện
TIẾT 3: TOÁN
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Đọc, viết các số trong phạm vi 100 000.
- Viết được số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại.
 - Biết tìm số còn thiếu trong một dãy số cho trước.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết được số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại ; Rèn kĩ năng nhận biết đặc điểm của dãy số.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học Toán. 
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* Bài tập cần làm: Bài 1; 2, 3 (a; cột 1 câu b), 4.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- GV: Phấn màu, bảng phụ
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút):
- Kết nối kiến thức 
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên 
bảng 
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
- Lắng nghe -> Ghi bài vào vở
2. HĐ thực hành (30 phút):
* Mục tiêu: 
- Đọc, viết các số trong phạm vi 100 000.
- Viết được số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại.
 - Biết

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_26_nam_hoc_2021_2022_tru.doc