Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021 - Tô Thị Vang

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021 - Tô Thị Vang

I. MỤC TIÊU

- Đọc đúng các từ khó hoặc dễ lẫn do phương ngữ như : Man-gát, chiêng trống, huơ vòi, bình tĩnh.

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ

- Hiểu nội dung bài: Kể lại hội đua voi ở Tây Nguyên qua đó cho thấy nét độc đáo trong sinh hoạt của đồng bào Tây Nguyên. Sự thú vị và bổ ích của hội đua voi. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- HSNK: Biết đọc giọng nhẹ nhàng, vui, sôi nổi ở đoạn 1. Đọc nhanh nhấn giọng ở những từ gợi tả cảnh chạy đua của đoàn voi ở đoạn 2.

- THQPAN: Kể chuyện voi tham gia vận chuyển hàng hóa cho bộ đội ở chiến trường Tây Nguyên.

- THBVMT: GD HS ý thức bảo vệ voi nhà cũng như voi rừng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Bảng phụ chép sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc: Những chú voi chạy đến đích trước tiên/ đều ghìm đà,/ hươ vòi/ chào khán giả đã nhiệt liệt cổ vũ,/ khen ngợi chúng.//

 

doc 57 trang ducthuan 06/08/2022 1990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021 - Tô Thị Vang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 25 Thứ hai ngày 8 tháng 3 năm 2021
Ngày soạn: 6/3/2021
Ngày giảng: 8/3/2021
Tiết 1. Toán
THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết được về thời gian (thời điểm, khoảng thời gian) 
- Biết xem đồng hồ chính xác đến từng phút (kể cả mặt đồng hồ bằng chữ số La Mã). 
- Biết về thời điểm làm các công việc hàng ngày của học sinh. 
- Bài tập cần làm: 1, 2, 3
- THTV: Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi, trình bày diễn đạt câu.
- GDKNHS có ý thức làm việc đúng giờ, sắp xếp thời gian biểu hợp lí
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Một số mặt đồng hồ. Đồng hồ điện tử. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- Quay kim đồng hồ, gọi HS trả lời câu hỏi:
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ? 
- Nhận xét. 
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn HS làm bài 
 Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 1.
- Y/c HS quan sát từng tranh, hiểu các hoạt động và thời điểm diễn ra hoạt động đó rồi trả lời các câu hỏi.
- Gọi HS nêu kết quả.
- Nhận xét, đánh giá.
a) 6 giờ 10 phút
b) 7 giờ 12 phút
c) 10 giờ 24 phút
d) 5 giờ 45 phút hay 6 giờ kém 15 phút
e) 8 giờ 7 phút
g) 9 giờ 55 phút hay 10 giờ kém 5 phút
Bài 2:
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 2.
- Hướng dẫn HS cách xem đồng hồ điện tử
- Y/c HS tự làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm tra.
- Gọi học sinh nêu kết quả. 
- Nhận xét, đánh giá.
Các cặp đồng hồ chỉ cùng thời gian:
H- B; I - A; K - C ; L- G ; M - D; N- E.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn HS cách xác định khoảng thời gian.
- Y/c HS tự làm bài
- Gọi HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét, đánh giá
a) Hà đánh răng và rửa mặt trong: 10 phút
 b) Từ 7 giờ kém 5 đến 7 giờ là 5 phút. 
 c) Từ 8 giờ đến 8 giờ rưỡi là 30 phút. 
3. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà tập xem đồng hồ và chuẩn bị bài sau. 
- Quan sát mặt đồng hồ, trả lời câu hỏi
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Nêu yêu cầu 
- Thực hiện yêu cầu
- Nêu kết quả
- Nhận xét, bổ sung
- Nêu yêu cầu bài tập 
- Lắng nghe
- Thực hiện yêu cầu
- Nêu miệng kết quả
- Nhận xét
- Đọc 
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Làm bài vào vở 
- 2HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 2. Tập đọc
HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN
I. MỤC TIÊU
- Đọc đúng các từ khó hoặc dễ lẫn do phương ngữ như : Man-gát, chiêng trống, huơ vòi, bình tĩnh. 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ
- Hiểu nội dung bài: Kể lại hội đua voi ở Tây Nguyên qua đó cho thấy nét độc đáo trong sinh hoạt của đồng bào Tây Nguyên. Sự thú vị và bổ ích của hội đua voi. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
- HSNK: Biết đọc giọng nhẹ nhàng, vui, sôi nổi ở đoạn 1. Đọc nhanh nhấn giọng ở những từ gợi tả cảnh chạy đua của đoàn voi ở đoạn 2.
- THQPAN: Kể chuyện voi tham gia vận chuyển hàng hóa cho bộ đội ở chiến trường Tây Nguyên.
- THBVMT: GD HS ý thức bảo vệ voi nhà cũng như voi rừng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng phụ chép sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc: Những chú voi chạy đến đích trước tiên/ đều ghìm đà,/ hươ vòi/ chào khán giả đã nhiệt liệt cổ vũ,/ khen ngợi chúng.//
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- HS kể lại câu chuyện “Hội vật” và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Hội đua voi ở Tây Nguyên
2. Luyện đọc: 
- Đọc diễn cảm toàn bài.
- Yêu cầu học sinh đọc từng câu 
- Y/c HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Y/c HS đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Gọi các nhóm thi đọc
- Nhận xét, đánh giá
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 1. 
+ Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 2. 
+ Cuộc đua diễn ra như thế nào?
+ Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh dễ thương?
- Bài văn cho em thấy điều gì về cuộc sống sinh hoạt của người dân ở Tây Nguyên và lễ hội đua voi?
- Nội dung: Kể lại hội đua voi ở Tây Nguyên qua đó cho thấy nét độc đáo trong sinh hoạt của đồng bào Tây Nguyên. Sự thú vị và bổ ích của hội đua voi. 
4. Luyện đọc lại: 
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2.
- Y/c HS thi đọc đoạn văn.
- Nhận xét, đánh giá
5. Củng cố - dặn dò: 
- Y/c HS nhắc lại nội dung bài
- THQPAN: Hội đua voi ở Tây Nguyên là nét đẹp văn hóa của đồng bào Tây Nguyên. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, voi ở Tây Nguyên đã giúp con người vận chuyển hàng hóa, lương thực thực phẩm, đạn, thuốc men cho bộ đội ở chiến trường Tây Nguyên góp phần làm nên chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc.
- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ voi nhà cũng như voi rừng?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS luyện đọc và chuẩn bị bài sau.
- Kể chuyện và trả lời câu hỏi
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Lắng nghe 
- Nối tiếp đọc từng câu kết hợp luyện đọc từ khó và câu văn dài.
- Đọc nối tiếp 2 đoạn trong câu chuyện kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng đoạn trong nhóm đôi. 
- Thi đọc
- Nhận xét
- Đọc đồng thanh cả bài.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1.
+ Mười con voi dàn hàng ngang trước vạch xuất phát. Trên mỗi con voi ngồi hai chàng man – gát, 
- Học sinh đọc thầm đoạn 2. 
+ Chiêng trống vừa nổi lên mười con voi lao đầu chạy. Cái dáng lầm lì thường ngày biến mất. Cả bầy hăng máu chạy như bay. Bụi cuốn mù mịt. 
+ Cuộc thi kết thúc, những con voi về đích có cử chỉ ngộ nghĩnh, dễ thương huơ vòi chào khán giả nhiệt liệt khen ngợi chúng. 
- Phát biểu
- Nghe, nhắc lại
- Luyện đọc diễn cảm
- Thi đọc đoạn 2. 
- Lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc đúng, hay. 
- Nhắc lại nội dung
- Nghe
- Phát biểu
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 3. Luyện từ và câu
NHÂN HÓA . ÔN TẬP CÁCH ĐẶT 
VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI VÌ SAO?
I. MỤC TIÊU
- Nhận ra ra hiện tượng nhân hóa, bước đầu nêu được cảm nhận về cái hay của những hình ảnh nhân hóa. (BT 1)
- Xác định được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao? (BT 2)
- Trả lời đúng 2- 3 câu hỏi Vì sao? trong BT 3
- HS NK: Đặt được câu có sử dụng biện pháp nhân hóa ở BT 1. Làm được toàn bộ bài tập 3
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng phụ kẻ bảng lời giải bài tập 1. 
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2 và 3. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- Y/c HS lên bảng làm bài tập:
+ Tìm những TN chỉ những người hoạt động nghệ thuật
+ Tìm những TN chỉ các hoạt động nghệ thuật. 	
- Nhận xét, đánh giá
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1: 
 - Y/c HS đọc nội dung bài tập 1
- Y/c HS làm bài theo nhóm 3
- Nhận xét, đánh giá
Những sự vật, con vật được nhân hóa
Các sự vật, con vật được gọi bằng
Các sự vật, con vật được tả bằng các TN
- Lúa
 chị
phất phơ bím tóc
- Tre
 cậu
bá vai thì thầm đứng học 
- Đàn cò
áo trắng khiêng nắng qua sông
- Mặt trời
Bác
đạp xe qua ngọn núi
- Gió
 cô
chăn mây trên đồng
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2 
- Y/c HS tự làm bài
- Nhận xét, đánh giá
a) Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lí quá.
b) Những chàng man – gát rất bình tĩnh vì họ thường là những người phi ngựa giỏi nhất.
c) Chị em Xô – phi đã về ngay vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3 
- Y/c HS tự làm bài
- Nhận xét, đánh giá
a) Người tứ xứ đổ về xem vật rất đông vì ai cũng muốn được xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ ( hoặc vì ai cũng muốn biết ông Cản Ngũ vật tài như thế nào).
b) Lúc đầu keo vật xem chừng chán ngắt vì trong khi Quắm Đen lăn xả vào đánh rất hăng thì ông Cản Ngũ chỉ chống đỡ với vẻ lớ ngớ, chậm chạp. ( hoặc vì mọi người thấy ông Cản Ngũ không giỏi như người ta tưởng).
c) Ông Cản Ngũ mất đà chúi xuống vì ông bước hụt, thực ra là giả vờ bước hụt để lừa Quắm Đen.
d) Quắm Đen thua ông Cản Ngũ vì mắc mưu ông ( hoặc vì cả về sức lực, mưu trí và kinh nghiệm, anh đều thua ông Cản Ngũ).
3. Củng cố - dặn dò 
- Nhân hóa là gì? Có mấy cách nhân hóa? 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà xem trước bài mới 
- 2HS lên bảng làm bài 
- Nhận xét 
- Lắng nghe
- Đọc 
- Làm bài vào VBT, 1 nhóm làm vào bảng phụ
- Nhận xét 
- Đọc
- Làm bài vào VBT, 1HS làm vào bảng phụ
- Nhận xét 
- Đọc
- Làm bài vào VBT, 1HS viết câu trả lời vào bảng phụ
- Nhận xét 
- Trả lời
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 4. Tập viết
ÔN CHỮ HOA S
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa S (1 dòng); C, T (1 dòng); tên riêng Sầm Sơn (1 dòng), câu ứng dụng (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. 
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
- HSNK: Viết đũng mẫu chữ, trình bày sạch sẽ, chữ viết đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Mẫu chữ viết hoa S, tên riêng Sầm Sơn và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh 
- Nhận xét, đánh giá.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn viết trên bảng con 
* Luyện viết chữ hoa:
- Y/c HS tìm các chữ hoa có trong bài.
- Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ S, C, T. 
- Y/c HS tập viết vào bảng con chữ S.
* Luyện viết từ ứng dụng tên riêng: 
- Yêu cầu học sinh đọc từ ứng dụng. 
- Giới thiệu: Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa. Sầm Sơn có bãi biển đẹp thu hút nhiều khách du lịch đến tắm biển vào mùa hè.
- Y/c HS tập viết trên bảng con: Sầm Sơn 
* Luyện viết câu ứng dụng:
- Yêu cầu học sinh đọc câu ứng dụng.
+ Câu thơ nói gì? 
( Câu thơ ca ngợi cảnh đẹp ở Côn Sơn, âm thanh tiếng suối chảy nghe rất hay như tiếng đàn cầm vậy.)	
- Yêu cầu luyện viết trên bảng con: Côn Sơn, Ta.
3. Hướng dẫn viết vào vở:
- Gọi HS nêu tư thế ngồi viết bài
- Nêu yêu cầu viết bài
4. Chấm chữa bài 
5. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS luyện viết thêm, chuẩn bị bài sau
- Lắng nghe 
- Các chữ hoa có trong bài: S, C, T
- Quan sát, lắng nghe
- Thực hiện viết vào bảng con.
- Đọc từ ứng dụng: Sầm Sơn . 
- Lắng nghe.
- Thực hiện yêu cầu
- Đọc câu ứng dụng:
- Trả lời
- Thực hiện yêu cầu
- Nhắc lại tư thế ngồi viết
- Nghe
- Viết bài vào vở
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
CHIỀU
Tiết 5. Tiếng Anh ( GVBM)
Tiết 6. Tự nhiên và xã hội
CÔN TRÙNG
 I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số loại côn trùng đối với con người. 
- Nêu tên và chỉ được các bộ phận cơ thể bên ngoài của một số loại côn trùng trên hình vẽ hoặc vật thật.
- Biết côn trùng là động vật không không xương sống, chân có đốt, phần lớn đều có cánh.
- GDHS Tích hợp BVMT, biết bảo vệ những loại côn trùng có ích và tiêu diệt những loại côn trùng có hại. 
- THTV: Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi, trình bày diễn đạt câu đủ ý, trọn vẹn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Các hình trong SGK trang 96, 97. 
- Sưu tầm các loại côn trùng thật hoặc tranh ảnh mang đến lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- Kiểm tra bài "động vật": Nêu đặc điểm chung của các loại động vật.
- Nhận xét, đánh giá. 
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. 
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát các hình trong SGK trang 96, 97 và các hình con vật sưu tầm được và thảo luận các câu hỏi sau:
+ Hãy chỉ đâu là đầu, ngực, bụng, chân, cánh (nếu có) của từng con côn trùng có trong hình? Chúng có mấy chân? Chúng sử dụng chân, cánh để làm gì ? 
+ Bên trong cơ thể chúng có xương sống không?
- Gọi đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận (Mỗi nhóm trình bày đặc điểm của 1 con côn trùng).
+ Côn trùng có đặc điểm gì chung?
- Kết luận: Côn trùng ( sâu bọ) là những động vật không xương sống. Chúng có 6 chân và chân phân thành các đốt. Phần lớn các loại côn trùng đều có cánh.
3. Hoạt động 2: Thi vẽ các con côn trùng theo nhóm
- Yêu cầu các nhóm HS vẽ mỗi em một con côn trùng
- Mời đại diện các nhóm lên giới thiệu các con côn trùng của nhóm mình trước lớp. 
- Nhận xét, đánh giá.
? Trong các con côn trùng của nhóm em vẽ, những con nào có ích? Con nào có hại?
4. Củng cố, dặn dò 
- Thi kể tên nhanh các côn trùng có lợi và những côn trùng có hại?
- THBVMT: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ các loài côn trùng có lợi.
- Đối với các loại côn trùng có hại, ta cần làm gì?
- Chúng ta cần bảo vệ các loại côn trùng có ích và tiêu diệt các loại côn trùng có hại. 
- Nhận xét tiết học, dặn chuẩn bị bài sau
- Trả lời
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Các nhóm quan sát các hình trong SGK, các hình con vật sưu tầm được và thảo luận các câu hỏi trong phiếu. 
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.
- Trả lời
- Lắng nghe, nhắc lại
- Thực hành theo nhóm
- Các nhóm trưng bày sản phẩm, đại diện nhóm giới thiệu trước lớp.
- Lớp nhận xét
- HS trả lời
- Thi kể
- HS phát biểu
- HS phát biểu
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 7. Đạo đức
THỰC HÀNH KĨ NĂNG HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU
 - Hệ thống hóa các chuẩn mực, hành vi đạo đức đã học của các tuần đầu của học kì II.
 - Có kĩ năng lựa chọn và thực hiện một số hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực từng tình huống cụ thể trong cuộc sống.
 - GDHS biÕt thÓ hiÖn nh÷ng hµnh vi cã v¨n ho¸ trong cuéc sèng hµng ngµy.
- THTV: Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi, trình bày diễn đạt câu.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn HS thực hành: 
- Tổ chức cho HS chơi vừa hát vừa chuyền một bông hoa, bài hát dừng lại ở vị trí của em nào thì em ấy phải trả lời 1 câu hỏi về kiến thức đã học trong các tuần đầu của học kì II 
+ Em hãy nêu những việc cần làm để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
+ Vì sao cần phải tôn trọng người nước ngoài?
+ Em sẽ làm gì khi có vị khách nước ngoài mời em và các bạn chụp ảnh kỉ niệm khi đến thăm trường?
+ Khi em nhìn thấy một số bạn tò mò vây quanh ô tô của khách nước ngoài, vừa xem vừa chỉ trỏ, lúc đó em sẽ ứng xử như thế nào?
+ Vì sao cần phải tôn trọng đám tang?
+ Theo em, những việc làm nào đúng, những việc làm nào sai khi gặp đám tang: 
a) Chạy theo xem, chỉ trỏ
b) Nhường đường
c) Cười đùa
d) Ngả mủ, nón
đ) Bóp còi xe xin đường
e) Luồn lách, vượt lên trước
+ Em đã làm gì khi gặp đám tang?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố - Dặn dò 
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS ôn lại bài và xem trước bài mới "Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác”.
- Lắng nghe
- Chơi trò chơi 
- HS trả lời câu hỏi
- Nhận xét, bổ sung
- Liên hệ thực tế
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Thứ ba ngày 9/3/2021
TẬP HUẤN TRỰC TUYẾN 
THAY SÁCH GIÁO KHOA LỚP 2
Thứ tư ngày 10 tháng 3 năm 2021
 Ngày soạn: 7/3/2021
Ngày giảng: 10/3/2021 
SÁNG
Tiết 1. Toán
BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ
I. MỤC TIÊU
 - Biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. 
- Bài tập cần làm: 1, 2
- HS NK: Vận dụnglàm được thuần thục toàn bộ bài tập
- THTV: Rèn kĩ năng đọc hiểu, trả lời câu hỏi, trình bày câu lời giải.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- 8 hình tam giác
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- Quay kim đồng hồ trên mô hình, yêu cầu HS đọc giờ
- Nhận xét.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Tìm hiểu ví dụ 
a. Bài toán 1
- HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết mỗi can có bao nhiêu lít mật ong ta làm thế nào?
- Y/c HS tự làm bài vào nháp. 
- Nhận xét, chữa bài.
Bài giải
Mỗi can có số lít mật ong là:
35 : 7 = 5 (lít)
 Đáp số: 5 lít.
b. Bài toán 2: 
- Hướng dẫn lập kế hoạch giải bài toán 
+ Biết 7 can chứa 35 lít mật ong. Muốn tìm một can ta làm phép tính gì ?
+ Biết 1 can 5 lít mật ong, vậy muốn biết 2 can chứa bao nhiêu lít ta làm thế nào? 
+ Vậy khi giải "Bài toán có liên quan đến việc rút về đơn vị" ta thực hiện qua mấy bước? Đó là những bước nào?
- Y/c HS trình bày bài giải theo 2 bước đã nêu
- Nhận xét, đánh giá
Mỗi can có số lít mật ong là:
35 : 7 = 5 (lít)
2 can có số lít mật ong là:
2 x 5 = 10 (lít)
Đáp số: 10 lít
3. Luyện tập: 
 Bài 1: 
- Gọi học sinh đọc bài toán.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán. 
- Yêu cầu tự làm bài 
- Nhận xét, đánh giá.
Bài giải
Mỗi vỉ có số viên thuốc là:
24: 4 = 6 (viên)
3 vỉ thuốc có số viên thuốc là:
6 x 3 = 18 (viên)
 Đáp số: 18 viên thuốc 
Bài 2 
- Gọi học sinh đọc bài toán. 
- Hướng dẫn HS tóm tắt bài toán 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Nhận xét, đánh giá 
Bài giải
Mỗi bài có số ki-lô-gam gạo là:
28 : 7 = 4 (kg)
5 bao có số ki-lô-gam gạo là:
4 x 5 = 20 (kg)
 Đáp số: 20 kg gạo 
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Y/c HS thi xếp hình như SGK
- Nhận xét, đánh giá
4. Củng cố - dặn dò: 
- Y/c HS nhắc lại các bước thực hiện giải "Bài toán liên quan đến việc rút về đơn vị".
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà xem lại các bài toán đã làm, chuẩn bị bài sau.
- Quan sát đồng hồ, đọc giờ
- Nhận xét 
- Đọc
+ Có 35 lít mật ong chia đều vào 7 can.
+ Mỗi can có bao nhiêu lít mật ong.
+ Lấy số mật ong có tất cả chia 7 can.
- Thực hiện yêu cầu
- 1 HS trình bày bài giải, lớp nhận xét bổ sung.
+ Làm phép tính chia: 35 : 7 = 5 (lít)
+ Làm phép tính nhân: 5 x 2 = 10 (lít )
+ Thực hiện qua 2 bước:
 Bước 1: Tìm giá trị một phần. 
 Bước 2: Tìm giá trị nhiều phần đó. 
- 1HS lên bảng trình bày bài giải
- Nhận xét
- Đọc bài toán
- Phân tích bài toán
 - Làm bài vào vở, 1HS lên bảng giải bài
- Nhận xét
- Đọc
- Tóm tắt bài toán 
- 1HS lên bảng giải bài, lớp làm bài vào vở 
- Nhận xét
- Đọc
- Thi xếp hình
- Nhận xét
- Nhắc lại các bước thực hiện
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 2. Tập làm văn
KỂ VỀ LỄ HỘI
I. MỤC TIÊU
- Dựa vào vào kết quả quan sát hai bức tranh lễ hội (chơi đu và đua thuyền), bước đầu kể lại được quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh.
- HSNK: Chọn và kể lại được tự nhiên quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- SGK Tiếng Việt 3 – Tập II
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- Gọi học sinh kể lại câu chuyện Người bán quạt may mắn và trả lời câu hỏi
- Nhận xét, đánh giá
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn làm bài tập: 
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập 
- Viết lên bảng hai câu hỏi:
+ Quang cảnh trong bức ảnh 1 như thế nào?
+ Những người tham gia lễ hội đang làm gì?
+ Quang cảnh trong bức ảnh 2 như thế nào?
+ Những người tham gia lễ hội đang làm gì?
- Yêu cầu từng cặp học sinh quan sát 2 tấm ảnh, trao đổi, bổ sung, nói cho nhau nghe về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong từng ảnh. 
- HS lên thi giới thiệu quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội.
- Nhận xét, đánh giá 
3. Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà viết lại vào vở những điều mình vừa kể. Chuẩn bị nội dung cho tiết sau (Kể về một ngày hội mà em biết).
- Kể chuyện và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
- Lắng nghe
- Đọc yêu cầu bài tập. 
- Quan sát các bức tranh, thảo luận theo nhóm đôi
- Thi giới thiệu về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong từng bức ảnh. VD:
- Cảnh bầu trời trong xanh cao lồng lộng. 
Cột đu cao vút. Đôi thanh niên đang nhún mình theo đà bay vút lên cao. Lá cờ ngũ sắc to bay giữa trời xanh, 
- Phía dưới là cảnh đình làng và người đứng xem đông nghịt. Tất cả đang ngước mắt theo dõi cặp thanh niên đang đu.
- Cảnh dòng sông cuồn cuộn nước đỏ phù sa, hai bên bờ cây cối xanh rì, Phía xa chùm bóng bay xanh đỏ đang lơ lửng giữa sông, 
- Trên sông các con thuyền đang bơi thi. Mọi người đứng ở hai bên bờ sông cố vũ rất đông, 
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 3. Chính tả (Nghe-viÕt)
HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN
I. MỤC TIÊU
- Nghe viết đúng một đoạn trong bài “Hội đua voi ở Tây Nguyên”. Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập 2a/b.
- HSNK: Viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2a. Bút dạ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- Đọc cho HS viết: chăm chỉ, trăng trắng, chong chóng, lực sĩ
- Nhận xét, đánh giá 
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn nghe viết: 
- Đọc đoạn chính tả 
- Gọi HS đọc lại bài 
+ Đoạn chính tả cho biết cuộc đua diễn ra như thế nào?
( Cuộc đua diễn ra rất sôi nổi: Chiếng trống nổi lên thì cả mười con voi lao đầu chạy. Cái dáng lầm lì, chậm chạp thường ngày biến mất. Cả bầy hăng máu phóng như bay. Bụi cuốn mù mịt.Các chàng man- gát phải rất gan dạ và khéo léo điều khiển cho voi về trúng đích.)
+ Những chữ nào trong bài viết hoa?
- Y/c HS đọc thầm đoạn chính tả, tìm từ khó và luyện viết vào bảng con: xuất phát, chiêng trống, bỗng dưng, man –gát, trúng đích.
- Gọi HS nêu tư thế ngồi viết bài
- Đọc cho học sinh viết bài vào vở.
- Đọc cho HS soát bài
- Chấm, chữa bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2a: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu lớp làm bài cá nhân. 
- Gọi HS lên bảng thi điền tr/ch
- Nhận xét, đánh giá.
Trông, chớp, trắng, trên 
- Gọi HS đọc lại bài tập đã điền đúng
4. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại cho đúng những từ còn viết sai, chuẩn bị bài sau
- 2HS lên bảng viết, lớp viết bảng con. 
- Nhận xét
- Lắng nghe 
- Lắng nghe 
- Đọc lại bài. 
+ Trả lời
+ Trả lời: Các chữ đầu câu phải viết hoa
- Thực hiện 
- Nêu tư thế ngồi viết bài
- Nghe và viết bài vào vở.
- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì.
- Đọc
- Làm bài vào vở
- Thi điền vần tr/ch
- Nhận xét 
- Đọc lại bài tập
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 4. Tự nhiên và xã hội
TÔM – CUA
I. MỤC TIÊU
- Nêu được ích lợi của tôm và cua đối với đời sống con người.
- Nói tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của tôm, cua trên hình vẽ hoặc vật thật
- HS NK: Biết được tôm, cua là động vật không xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phân thành các đốt.
- Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi, trình bày, diễn đạt câu theo ý hiểu của mình.
- THBVMT: Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Tranh ảnh trong sách trang 98, 99. 
- Sưu tầm ảnh các loại động vật khác nhau mang đến lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
+ Nêu đặc điểm chung của các loại côn trùng.
+ Kể tên những côn trùng có lợi và tên những côn trùng có hại?
+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ những côn trùng có lợi? Đối với những côn trùng có hại, ta cần làm gì?
- Nhận xét, đánh giá. 
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
- Y/c HS quan sát thảo luận cặp đôi các hình trong SGK trang 98, 99 và các hình tôm, cua sưu tầm được và thảo luận theo nhóm đôi các câu hỏi sau:
+ Chỉ và nói về hình dáng, kích thước của chúng?
+ Bên ngoài cơ thể những con tôm và con cua có gì bảo vệ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống hay không?
+ Hãy đếm xem cua có tất cả bao nhiêu chân và chân của chúng có gì đặc biệt?
- Mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận (Mỗi nhóm trình bày đặc điểm của 1 con)
+ Tôm, cua có đặc điểm gì chung?
- Kết luận: Tôm, cua có hình dạng, kích thước khác nhau nhưng chúng đều không có xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ bằng một lớp vỏ cứng. Chúng có nhiều chân và chân phân thành các đốt. 
3. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
Bước 1: 
- Y/c HS thảo luận theo nhóm các câu hỏi sau:
+ Tôm cua thường sống ở đâu?
+ Tôm và Cua có ích lợi gì đối với con người?
+ Kể tên một số hoạt động đánh bắt, chế biến tôm cua mà em biết? 
- Mời lần lượt đại diện 1 số nhóm lên báo cáo kết quả trước lớp. 
- Kết luận: Tôm, cua thường sống ở dưới nước. Tôm, cua là thức ăn chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người. 
* Liên hệ THBVMT: Nước là môi trường sống của tôm, cua. Vì vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước?
- Để bảo vệ môi trường nước, con người không được xả rác xuống ao, hồ, sông, suối, biển. Nước thải ở các nhà máy, xí nghiệp trước khi thải ra ngoài cần được xử lí đúng quy trình.
4. Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- Nêu
- Kể tên những côn trùng có lợi và tên những côn trùng có hại
- Trả lời
- Nhận xét
- Nghe
- Thực hiện yêu cầu
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.
+ Là động vật không có xương sống. Bên ngoài được bao phủ bởi lớp vỏ cứng. Chúng có nhiều chân và chân được phân ra thành các đốt.
- Lắng nghe, nhắc lại
- Thực hiện yêu cầu
- Đại diện 1 số nhóm lên lên báo cáo trước lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe, nhắc lại
- Nghe
- HS phát biểu
- Nghe, ghi nhớ
CHIỀU 
Tiết 5. Âm nhạc ( GVBM)
Tiết 6. Thể dục ( GVBM)
Tiết 7. Tiếng Anh ( GVBM)
Thứ năm ngày 11 tháng 3 năm 2021
Ngày soạn: 8/3/2021
Ngày giảng: 11/3/2021
SÁNG
Tiết 1. Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị, tính chu vi hình chữ nhật. 
- Bài tập cần làm: 2, 3, 4
- HS NK: Vận dụng làm được thành thạo toàn bộ bài tập 
- THTV: Rèn kĩ năng đọc hiểu, trả lời câu hỏi, trình bày câu lời giải trong bài toán có lời văn. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- HS nêu lại các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị
- Nhận xét, đánh giá
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Luyện tập: 
 Bài 1: 
- Gọi học sinh đọc bài toán.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán. 
- Yêu cầu tự làm bài vào vở. 
- Nhận xét, đánh giá.
Bài giải
Mỗi lô có số cây giống là:
2032 : 4 = 508 (cây)
 Đáp số: 508 cây
Bài 2: 
- Gọi học sinh đọc bài toán 
- Hướng dẫn HS tóm tắt bài toán
- Y/c HS làm bài vào vở.
- Nhận xét, đánh giá
Bài giải
Trong mỗi thùng có số quyển vở là:
2135 : 7 = 305 (quyển)
5 thùng có số quyến vở là:
305 x 5 = 1525 (quyển)
 Đáp số:1525 quyển vở
Bài 3:
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Y/c HS thảo luận theo nhóm 3 để lập bài toán dựa vào tóm tắt rồi giải bài toán đó.
- Nhận xét, đánh giá
Bài giải
Mỗi xe chở được số viên gạch là:
8520 : 4 = 2130 (viên gạch)
3 xe chở được số viên gạch là:
2130 x 3 = 6390 (viên gạch)
Đáp số: 6390 viên gạch
Bài 4: 
- Gọi học sinh đọc bài toán
- Y/c HS tự làm bài vào vở
- Nhận xét, đánh giá
Bài giải:
Chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật là:
25 - 8 = 17 (m)
Chu vi mảnh đất hình chữ nhật là:
 (25 + 17) x 2 = 84 (m)
 Đáp số: 84 m 
3. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Dạn HS về nhà xem lại các làm lại các bài tập và chuẩn bị bài sau 
- Nêu
- Nhận xét
- Lắng nghe 
- Đọc
- Phân tích bài toán 
- 1HS lên bảng chữa bài, lớp làm bài vào vở
- Nhận xét 
- Đọc bài toán.
- Tóm tắt bài toán 
- Một học sinh lên bảng giải bài, lớp làm vào vở
- Nhận xét
- Một học sinh nêu yêu cầu bài. 
- Thực hiện yêu cầu, 1 nhóm làm vào bảng phụ
- Nhận xét
- Đọc bài toán.
- 1HS lên bảng giải bài, lớp làm vào vở
- Nhận xét
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 2. Tiếng Anh ( GVBM)
Tiết 3. Thể dục ( GVBM)
Tiết 4. Tin học ( GVBM)
CHIỀU
Tiết 5. Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị 
- Viết và tính được giá trị của biểu thức.
- Bài tập cần làm: 1, 2, 3, 4 (a, b) 
- HSNK: Làm được toàn bộ bài tập
- THTV: Rèn kĩ năng đọc hiểu, trả lời câu hỏi, trình bày câu lời giải trong vở.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng ở bài tập 3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- HS nêu lại các bước giải bài toán liên qua đến rút về đơn vị.
- Y/c HS lên bảng giải bài tập 4 (tiết trước)
- Nhận xét, đánh giá
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Luyện tập: 
Bài 1: 
- Gọi học sinh đọc bài toán.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán. 
- Y/c HS tự làm bài vào vở. 
- Nhận xét, đánh giá.
Bài giải
Mua mỗi quả trứng hết số tiền là:
4500 : 5 = 900 (đồng)
 Mua 3 quả trứng hết số tiền là:
900 x 3 = 2700 (đồng)
 Đáp số: 2700 đồng. 
Bài 2: 
- Gọi học sinh đọc bài toán 
- Hướng dẫn HS tóm tắt bài toán
- Y/c HS làm bài vào vở.
- Nhận xét, đánh giá
Bài giải
Lát nền 1 căn phòng cần sô viên gạch là:
2550 : 6 = 425 (viên)
Lát 7 phòng như thế cần số viên gạch là:
425 x 7 = 2975 (viên)
 Đáp số: 2975 viên gạch 
Bài 3:
- Gọi học sinh nêu yêu cầu đề bài. 
- Hướng dẫn HS thực hiện cột thứ nhất
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- Nhận xét, đánh giá.
Thời gian đi
1 giờ
2 giờ
4 giờ
3 giờ
5 giờ
Quãng đường đi
4 km
8 km
16km
18 km
20 km
Bài 4:
- Bài tập yêu cầu gì?
- Hướng dẫn HS làm bài
- Gọi HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét, đánh giá.
 a) 32: 8 x 3 = 4 x 3
 = 12
b) 45 x 2 x 5 = 90 x 5
 = 450
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS xem lại bài tập, chuẩn bị bài sau. 
- Nêu các bước giải
- Lên bảng giải bài
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Đọc bài toán.
- Phân tích bài toán. 
- 1HS lên bảng giải bài, lớp giải vào vở
- Nhận xét
- Đọc bài toán.
- Tóm tắt bài toán 
- 1HS lên bảng giải bài, lớp giải bài vào vở
- Nhận xét
- Nêu
- Quan sát, lắng nghe
- 1HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở
- Nhận xét
- Đọc
- Lớp làm bài vào vở.
- 2HS lên bảng làm bài, lớp nhận xét
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 6. Thủ công ( GVBM)
Tiết 7. Tự nhiên và xã hội
CÁ
I. MỤC TIÊU
- Nêu được ích lợi của cá đối với đời sống con người. 
- Chỉ và nói tên được các bộ phận bên ngoài của cá trên hình vẽ hoặc vật thật, biết cá sống dưới nước, 
- HSNK: Biết cá là động vật có xương sống, thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vẩy có vây.
- GDHS ý thức bảo vệ môi trường.
- THTV: Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi, trình bày, diễn đạt câu cho HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Tranh ảnh các loại cá
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- Kiểm tra bài "Tôm - Cua".
- Gọi 2 học sinh trả lời nội dung.
- Nhận xét đánh giá. 
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
- HS quan sát các hình trong SGK trang 100, 101 và các hình con cá sưu tầm được, thảo luận theo nhóm 3 các câu hỏi sau:
+ Chỉ và nói về hình dáng kích thước của chúng?
+ Cá sống ở đâu?
+ Bên ngoài cơ thể những con cá này có gì bảo vệ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống hay không?
+ Chúng thở bằng gì và di chuyển bằng gì?
- Mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Kết luận: Cá là động vật có xương sống, sống ở dưới nước, thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vảy, có vây.
3. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
- Y/c HS thảo luận các câu hỏi sau theo nhóm đôi:
+ Kể tên một số loài cá sống ở nước ngọt và nước mặn và em biết?
+ Cá có ích lợi gì đối với con người?
- Mời lần lượt

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_25_nam_hoc_2020_2021_to.doc