Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)

I. Mục tiêu

1.Tập đọc

- Giúp HS:

+ Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài: tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố.

+ Hiểu nội dung câu chuyện: Cuộc thi vật của một người già với một người trẻ. Đô vật già đã chiến thắng bằng sự trầm tĩnh và kinh nghiệm của mình.

- Rèn cho HS kĩ năng:

+ Đọc giọng phù hợp với nội dung từng đoạn, ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy

+ Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai: vật, nước chảy, thoắt biến, khôn lường, chán ngắt, giục giã,

2. Kể chuyện

- Rèn kỹ năng nói: HS có thể kể được từng đoạn câu chuyện.

- Rèn kỹ năng nghe.

- Giáo dục HS yêu thích hội vật

 II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh hoạ bài tập đọc (GTB, HĐ2)

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 33 trang ducthuan 06/08/2022 1860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Thứ hai ngày 15 tháng 3 năm 2021
TẬP ĐỌC - KỂ CHYỆN
Hội vật
I. Mục tiêu
1.Tập đọc
- Giúp HS:
+ Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài: tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố. 
+ Hiểu nội dung câu chuyện: Cuộc thi vật của một người già với một người trẻ. Đô vật già đã chiến thắng bằng sự trầm tĩnh và kinh nghiệm của mình. 
- Rèn cho HS kĩ năng:
+ Đọc giọng phù hợp với nội dung từng đoạn, ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy
+ Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai: vật, nước chảy, thoắt biến, khôn lường, chán ngắt, giục giã, 
2. Kể chuyện
- Rèn kỹ năng nói: HS có thể kể được từng đoạn câu chuyện. 
- Rèn kỹ năng nghe.
- Giáo dục HS yêu thích hội vật	
 II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài tập đọc (GTB, HĐ2)
III. Các hoạt động dạy học
Tập đọc
1 . Kiểm tra bài cũ 
- Gọi HS đọc lại bài Tiếng đàn, trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
b. Nội dung
HĐ1 : Hướng dẫn HS luyện đọc 
- GV đọc diễn cảm toàn bài chú ý giọng đọc của từng đoạn.
+ Đoạn 1: đọc với giọng kể nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả dồn dập, tứ xứ, náo nức, chen lấn nhau, quây kín.
+ Đoạn 2: hai câu đầu dọc với giọng hơi nhanh, dồn dập, phù hợp với động tác nhanh, thoắt biến thoắt hóa của Quắm Đen ; ba câu tiếp theo đọc với giọng chậm hơn diễn tả sự lớ ngớ, chậm chạp của ông Cản Ngũ, sự chán ngán của người xem. Nhấn giọng các từ ngữ lăn xả, vờn bên trái, đánh bên phải, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hóa, lớ ngớ, chậm chạp, chán ngắt.
+ Đoạn 3, 4: giọng đọc sôi nổi, hồi hộp. Nhấn giọng các từ bước hụt, mất đà chúi xuống, nhanh như cắt, luồn qua hai cánh tay, ôm lấy một bên chân, bốc lên, ồ cả lên, ngã rồi, nhất định ngã rồi, phải ngã, như cây trồng, loay hoay, gò lưng, không sao bê nổi, tựa như bằng cột sắt.
+ Đoạn 5: giọng nhẹ nhàng, thoải mái.
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
+ Yêu cầu 5 HS tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn. Nhắc HS chú ý ngắt giọng đúng vị trí các dấu chấm, dấu phẩy.
+ GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài.
+ GV gọi 5 HS khác tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn lần 2.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Yêu cầu HS cả lớp đọc ĐT một đoạn.
- Gọi 1 HS đọc cả bài
 HĐ2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
Đoạn 1:
- Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật? 
- GV đưa tranh lên cho HS quan sát.
Đoạn 2:
- Cách đánh của Quắm Đen và ông Cản Ngũ có gì khác nhau?
Đoạn 3:
- Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào?
Đoạn 4 + 5:
- Ông Cản Ngũ đã bất ngờ chiến thắng như thế nào?
- Vì sao Ông Cản Ngũ thắng?
KL: Trong keo vật trên, mặc dù đã dành thế áp đảo ông Cản Ngũ ngay từ đầu nhưng Quắm Đen không thể thắng được ông Cản Ngũ vì anh ta còn thiếu kinh nghiệm và nông nổi trong cách đánh. Ngược lại với Quắm Đen, ông Cản Ngũ rất giàu kinh nghiệm. Ông đã lừa cho Quắm Đen rơi vào thế mạnh của ông đó là khiến cho Quắm Đen tưởng ôngcó thể bị ngã liền cúi xuống hòng bốc chân ông lên, nhưng ông Cản Ngũ lại khỏe tựa cột sắt. Trái lại, khi Quắm Đen bế tắc thì ông Cản Ngũ lại dễ dàng nắm khố anh ta nhấc bổng lên, vậy là nhờ sự mưu trí, giàu kinh nghiệm và sức khỏe, ông Cản Ngũ đã thắng trong keo vật. 	
HĐ3 : Luyện đọc lại 
- GV treo bảng phụ và đọc lại đoạn 1.
- Hướng dẫn HS đọc đoạn 1.
- HS thi đọc.
- Cho đọc lại cả bài.
- GV nhận xét.
- HS đọc và trả lời
- 
- Theo dõi GV đọc mẫu.
+ Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết đoạn bài. Đọc 2 vòng.
+ HS nhìn bảng đọc các từ ngữ cần chú ý phát âm.
- Thực hiện yêu cầu của GV.
+ 5 HS đọc bài, mỗi HS đọc một đoạn.
+ HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ mới.
+ 5 HS khác đọc bài, mỗi HS đọc một đoạn.
- HS đọc nối tiếp (mỗi em một đoạn) Nhóm nhận xét.
- 
*1HS đọc
- HS đọc thầm đoạn 1.
- Tiếng trống dồn dập; người xem đông như nước chảy; ai cũng náo nức muốn xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ. Người chen lấn nhau, quây kín quanh sới vật. 
- HS quan sát
- HS đọc thầm đoạn 2.
- Quắm Đen thì lăn xả vào, đánh dồn dập, ráo riết. Ông Cản Ngũ thì chậm chạp lớ ngớ, chủ yếu là chống đỡ.
- HS đọc thầm đoạn 3.
- Quắm Đen nhanh như cắt luồn qua cánh tay ông, ôm 1 bên chân ông. Người xem phấn chấn reo ồ lên, chắc ông Cản Ngũ sẽ thua cuộc.
- HS đọc thầm.
- Ông nhìn Quắm Đen, ông nắm khố anh, nhấc bổng lên; nhẹ như giơ con ếch 
*Vì ông bình tĩnh, ông có kinh nghiệm, mưu trí và do ông có sức khoẻ.
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- HS luyện đọc đoạn 1.
- 1 HS đọc lại cả bài.
Kể chuyện
HĐ4 : GV nêu nhiệm vụ 
 Dựa vào trí nhớ và các gợi ý, các em hãy kể lại từng đoạn câu chuyện Hội vật. Khi kể, các em nhớ kể với giọng sôi nổi, hào hứng, phù hợp với nọi dung mỗi đoạn. 
HĐ 5 : Hướng dẫn HS kể chuyện 
- Cho HS đọc yêu cầu + gợi ý của kể chuyện. 
- GV nhắc lại yêu cầu.
- HS kể mẫu.
- Chia HS thành các nhóm nhỏ và yêu cầu HS kể chuyện.
- Yêu cầu 5 HS tiếp nối nhau kể toàn bộ câu chuyện.
- Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV nhận xét, bình chọn nhóm kể tốt nhất.
Nghe GV nêu nhiệm vụ.
- 1 HS đọc yêu cầu + gợi ý của kể chuyện. 
*1 HS kể mẫu.
- Mỗi nhóm 4 HS. Mỗi HS kể lại một đoạn. 
- 5 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét. 
*1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Lớp nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò 
- Gọi HS nói nội dung của truyện.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài: “Hội đa voi ở Tây Nguyên”
-1 HS trả lời.
Chiều	 TOÁN
Thực hành xem đồng hồ (tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
- Củng cố biểu tượng về thời gian, thời điểm, khoảng thời gian.
- Rèn kỹ năng xem đồng hồ chính xác đến từng phút.
- Giáo dục HS biết tiết kiệm thời gian.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Mặt đồng hồ có ghi số La Mã. (KTBC, BT1)
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ
- Gv quay mặt đồng hồ và yêu cầ HS nói giờ
 - Nhận xét
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
- HS nói
Bài 1 
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
 - Xem tranh rồi trả lời câu hỏi
- GV y/c 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát tranh, sau đó 1 HS hỏi, 1 HS trả lời câu hỏi. 
 - HS làm bài theo cặp và trả lời câu hỏi :
a) Bạn An tập thể dục lúc 6 giờ 10 phút.
b) Bạn An đi đến trường lúc 7 giờ 13 phút.
c) Bạn An học bài lúc 10 giờ 24 phút 
d) Bạn An ăn cm chiều lúc 5 giờ 45 phút (6 giờ kém 15 phút)
e) Bạn An xem truyền hình lúc 8 giờ 8 phút 
g) Bạn An đi ngủ lúc 9 giờ 55 phút (10 giờ kém 5 phút)
 - GV đọc câu hỏi trong từng tranh và y/c HS trả lời.
- HS lần lượt trả lời.
- Sau mỗi lần HS trả lời GV y/c HS nhận xét về vị trí các kim đông hồ trong từng tranh : 
a) Nêu vị trí của kim giờ và kim phút lúc đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút.
- Kim giờ chỉ quá 6 giờ một chút, kim phút chỉ đến vị trí số 2.
b) Nêu vị trí của kim giờ và kim phút lúc đồng hồ chỉ 7 giờ 13 phút.
- Kim giờ chỉ quá 7 giờ một chút, kim phút chỉ qua số 2 thêm được 3 vạch nhỏ nữa.
- GV: khi kim phút chỉ đến số 2 là đã được 10 phút, kim này chỉ thêm 3 vạch nhỏ nữa, mỗi vạch nhỏ là 1 phút vậy kim phút chỉ đến 13 phút. Kim giờ đang ở quá vạch số 7 một chút, vậy ta nói đồng hồ chỉ 7 giờ 13 phút.
- GV hỏi tương tự với các tranh còn lại của bài. 
- HS trả lời
* HS nói giờ theo hai cách ở tranh d và g
- GV tổ chức cho HS tự nói về các thời điểm thực hiện các công việc hàng ngày của mình, vừa nói kết hợp quay kim đông hồ đến đúng thời điểm.
- HS thực hành trước lớp.
- GV tuyên dương những HS nói tốt, quay kim đông hồ đến đúng các thời điểm chính xác, nhanh.
Bài 2
 - GV y/c HS quan sát đồng hồ A và hỏi: Đồng hồ A chỉ mấy giờ?
- Đồng hồ A chỉ 1 giờ 25 phút 
- 1 giờ 25 phút buổi chiều còn được gọi là mấy giờ?
- Còn được gọi là 13 giờ 25 phút.
- Vậy ta nối đồng hồ A với đồng hồ nào?
- Nối đồng hồ A với đồng hồ I.
- GV y/c HS tiếp tục làm bài.
- HS làm bài vào vở: B nối với H, C nối với K, D nối với M, E nối với N, G nối với L.
- GV gọi HS chữa bài.
- HS chữa bài.
*HS nói giờ theo hai cách
- GV nhận xét 
Bài 3
- GV y/c HS quan sát 2 tranh trong phần a. 
- HS quan sát theo y/c.
- Gv hỏi: Bạn Hà bắt đầu đánh răng và rửa mặt lúc mấy giờ ?
- Bạn Hà bắt đầu đánh răng và rửa mặt lúc 6 giờ.
- Bạn Hà đánh răng và rửa mặt xong lúc mấy giờ?
 - Bạn Hà đánh răng và rửa mặt xong lúc 6 giờ 10 phút.
 - Bạn Hà đánh răng và rửa mặt trong bao nhiêu phút?
* Bạn Hà đánh răng và rửa mặt trong 10 phút.
- GV HD lại cho HS cả lớp cách xác định được khoảng thhời gian 10 phút : Khi bạn Hà bắt đầu đánh răng và rửa mặt đồng hồ chỉ 6 giờ, kim phút chỉ vào số 6, kim giờ chỉ vào số 12, Khi Bạn Hà đánh răng và rửa mặt xong , kim giờ chỉ qua số 6 một chút, kim phút chỉ đến số 2, tức là 6 giờ 10 phút.Vậy tính từ vị trí bắt đầu của kim phút đến vị trí kết thúc của kim phút thì được 10 phút. Ta nói: Bạn Hà đánh răng và rửa mặt trong 10 phút.
- HS theo dõi HD của GV.
- GV tiến hành tương tự với các tranh còn lại.
=> Chốt cách tính thời gian sử dụng: Lấy giờ sau trừ đi giờ trước.
- HS làm bài vào vở
b) Từ 7 giờ kém 5 phút đến 7 giờ là 5 phút.
 c) Chương trình phim hoạt hình bắt đầu từ 8 giờ và kết thúc lúc 8 giờ 30 phút, vậy chương trình này kéo dài trong 30 phút.
*HS giải thích
3. Củng cố dặn dò 
- GV giúp HS liên hệ tiết kiệm thời gian
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm chuẩn bị bài sau: Bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
- HS liên hệ
________________________________________________________________
Thứ ba ngày 16 tháng 3 năm 2021
CHÍNH TẢ
Nghe - viết: Hội vật
I. Mục tiêu
- Nghe – viết chính xác, trình bày đúng một đoạn truyện Hội vật. Tìm và viết đúng các từ gồm 2 tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng tr/ch theo nghĩa đã cho. 
- Rèn kĩ năng viết chữ đều và đẹp
- Giáo dục HS tính cẩn thận. 
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học
1 . Kiểm tra bài cũ 
- HS viết giấy nháp, 2 HS viết bảng lớp các từ ngữ sau: nhún nhảy, dễ dãi, bãi bỏ, sặc sỡ.
- GV nhận xét.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
HĐ1 : Hướng dẫn viết chính tả 
 Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV đọc đoạn văn 1 lượt.
- Hãy thuật lại cảnh thi vật giữa ông Cản Ngũ và Quắm Đen?
- Đoạn viết có mấy câu?
- Trong đoạn viết có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
Viết chính tả
- GV đọc cho HS viết bài vào vở
Soát lỗi
- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi
Thu bài
- GV nhận xét từng bài về mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày
HĐ2 : Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 2a 
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
- Yêu cầu HS tự làm. 
- Cho HS thi làm bài trên bảng phụ đã chuẩn bị trước.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. 
- Dặn HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng và chuẩn bị bài: Hội đua voi ở Tây Nguyên
- HS thực hiện
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Theo dõi sau đó 1 HS đọc lại.
*Ông Cản Ngũ đứng như cây trồng giữa sới. Quắm Đen thì gò lưng, loay hoay, mồ hôi mồ kê nhễ nhại. 
- Đoạn viết có 6 câu 
- Trong đoạn viết có những chữ đầu câu: Tiếng, Ông Còn Cái và tên riêng Cản Ngũ, Quắm Đen.
- HS tìm cá từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào giấy nháp
- HS viết bài vào vở
- HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV.
- Các HS còn lại tự chấm bài cho mình.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- HS dưới lớp làm vào VBT. 
- 3 HS thi làm bài + đọc kết quả cho cả lớp nghe.
- Đọc lại lời giải và chữa bài vào vở.
 Lời giải: trăng trắng – chăm chỉ – chong chóng 
*HS đặt câu với các từ vừa tìm được
________________________________________
TOÁN
Bài toán liên quan đến rút về đơn vị
I. Mục tiêu
- Giúp HS: Biết cách giải các bài toán có liên quan đến về đơn vị. Dạy thoát li SGK (HĐ1)
- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn.
- Giáo dục HS say mê học toán.
II. Đồ dùng dạy - học:
III. Các hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung
HĐ 1: HD giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Bài toán 1(BP)
GV đưa bài toán 1: Có 56 cái kẹo chia đều vào 8 gói. Hỏi mỗi gói có bao nhiêu cái kẹo?
- HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
- Có 56 cái kẹo chia đều vào 8 gói
+ Bài toán hỏi gì?
- Mỗi gói có bao nhiêu cái kẹo?
+ Muốn tính số cái kẹo ở mỗi gói ta phải làm thế nào?
- Lấy tổng số kẹo chia cho số gói
(Lấy 56 chia cho 8 )
- GV yêu cầu 1 HS lên bảng + lớp làm vào giấy nháp.
Tóm tắt
 Bài giải
8 gói: 56 cái
 Mỗi gói có số cái kẹo là:
1 gói: cái?
 56 : 8 = 7 (cái)
 Đáp số: 7cái
+ Để tính số cái kẹo trong mỗi gói chúng ta làm phép tính gì?
=> GV: Để tìm số cái kẹo trong mỗi gói chúng ta thực hiện phép tính chia. Bước này gọi là rút về đơn vị tức là tìm giá trị của 1 phần trong các phần bằng nhau.
- Phép chia
Bài toán 2: (BP)
- GV đưa bài toán lên bảng: Có 56 cái kẹo chia đều vào 8 gói. Hỏi 3 gói có bao nhiêu cái kẹo?
- HS đọc lại
+ Bài toán cho biết gì?
- Có 56 cái kẹo chia đều vào 8 gói
+ Bài toán hỏi gì? 
- Tính số cái kẹo của 3 gói
+ Muốn tính số cái kẹo của 3 gói trước hết ta phải biết gì?
- Tính được số cái kẹo trong một gói
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính số cái kẹo trong một gói
- Tự nêu.
- Làm thế nào để tính được số cái kẹo có trong 3 gói?
* Lấy số cái kẹo của một gói nhân với 3.
- GV yêu cầu 1 HS lên bảng + lớp làm vở
 Tóm tắt
Bài giải
 8 gói: 56 cái
Mỗi gói có số cái kẹo là:
 3 gói: ... cái?
56 : 8 = 7 (cái)
Ba gói có số cái kẹo là:
7 x 3 = 21 (cái)
- Trong bài toán 2, bước nào là bước rút về đơn vị?
- Bài toán liên quan đến rút về đơn vị thường được giải bằng mấy bước, là những bước nào?
=> Chốt: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị thường được giải bằng 2 bước:
B1: Tìm giá trị của một phần trong các phần bằng nhau (thực hiện phép tính chia)
B2. Tìm giá trị của nhiều phần bằng nhau.(ta làm phép tính nhân)
 Đáp số: 21 cái
* HS nêu câu trả lời khác.
- Bước tìm số cái kẹo trong một gói.
* HS rút ra cách giải.
- Nhiều HS nhắc lại.
HĐ2: Thực hành.
Bài 1: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- HS đọc đề. 
- GV cùng HS phân tích bài toán tìm cách giải.
- GV tóm tắt bài toán lên bảng.
- Phân tích đề
- Yêu cầu HS làm vào vở + HS lên bảng 
 -HS làm bài
Bài giải
Mỗi vỉ có số viên thuốc là:
24 : 4 = 6 (viên)
Ba vỉ có số viên thuốc là:
6 x 3 = 18 (viên)
Đáp số: 18 viên thuốc 
- GV yêu cầu HS trao đổi vở, kiểm tra kết quả.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV. 
- GV và HS chữa bài trên bảng lớp.
- Bài toán trên thuộc dạng toán gì?
- Liên quan rút về đơn vị
- Bước rút về đơn vị trong bài toán trên là bước nào?
*Tìm số viên thuốc có trong 1 vỉ
=> Chốt 2 bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Bài 2: 
- GV gọi HS đọc đề. 
- HS đọc đề. 
- Yêu cầu HS phân tích bài toán theo cặp.
- Tự phân tích đề toán theo cặp.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng + Lớp làm vở 
- HS làm bài
Bài giải
Mỗi bao có số ki - lô- gam gạo là:
28 : 7 = 4 (kg)
Năm bao có số ki - lô - gam gạo là:
4 x 5 = 20 (kg)
Đáp số: 20 kg
- GV chấm, chữa bài.
=> Chốt 2 bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nêu các bước giải của 1 bài toán liên quan đến rút về đơn vị?
- 2 HS nêu
- Nhận xét tiết học.
- Dặn chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
Thứ tư ngày 17 tháng 3 năm 2021
	TẬP ĐỌC
Hội đua voi ở Tây Nguyên
I. Mục tiêu
- Giúp HS:
+ Nắm được nghĩa các từ ngữ: trường đua, chiêng, man-gát, cổ vũ.
+ Hiểu nội dung bài: Bài viết tả và kể lại hội đua voi ở Tây Nguyên. Qua đó ta thấy nét độc đáo trong sinh hoạt của đồng bào Tây Nguyên. 
- Rèn cho HS kĩ năng:
+ Đọc đúng các từ ngữ: phẳng lì, vang lừng, bình tĩnh, bỗng dưng, trúng đích, 
điều khiển, huơ vòi, 
+ Đọc giọng phù hợp với nội dung từng đoạn, ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy
- Giáo dục HS yêu quý những nét truyền thống của quê hương
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài đọc. (GBT)
III. Các hoạt động dạy học
 1 . Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Hội vật. Sau đó trả lời những câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
- Cho HS quan sát tranh minh họa và hỏi: Tranh vẽ gì?
- GV giới thiệu bài
HĐ1 : Luyện đọc 
GV đọc bài 
+ Đoạn 1: đọc với giọng vui sôi nổi.
+ Đoạn 2: đọc với giọng vui sôi nổi, nhịp nhanh, dồn dập.
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
+ Yêu cầu HS nhìn bảng đọc các từ khó dễ lẫn
+ Yêu cầu HS đọc từng câu trong bài. Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi.
+ Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. Theo dõi HS đọc và hướng dẫn HS ngắt giọng cho đúng
+ Giải nghĩa từ. 
+ Cho HS đặt câu với từ cổ vũ.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Gọi 1 HS đọc cả bài
HĐ2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài 
Đoạn 1:
- Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn bị của cuộc đua?
 Đoạn 2:
- Cuộc đua diễn ra như thế nào?
- Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh, dễ thương?
- Em có cảm nhận gì về ngày hội đua voi ở Tây Nguyên?
- KL: Bài văn tả và kể lại hội đua voi ở Tây Nguyên. Qua đó ta thấy nét độc đáo trong sinh hoạt của đồng bào Tây Nguyên. 
HĐ3 : Luyện đọc lại 
- GV đọc lại bài văn.
- GV đưa bảng phụ đã viết sẵn đoạn văn 2 cần luyện đọc. Hướng dẫn HS đọc bài văn, nhấn giọng ở một số từ ngữ. 
- - GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò 
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà chuẩn bị trước bài: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử.
- HS thực hiện
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
+ HS nhìn bảng luyện đọc các từ khó. 
+ HS đọc nối tiếp (mỗi em đọc 1 câu).
- Đọc từng khổ trong bài theo hướng dẫn của GV
+ HS tiếp nối nhau đọc, mỗi HS đọc 1 đoạn của bài. 
+ HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới.
* HS đặt câu.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
*1 HS đọc
- HS đọc thầm Đ1.
- Voi đua từng tốp 10 con dàn hàng ngang ở nơi xuất phát. Hai chàng trai điều khiển ngồi trên lưng voi. Họ ăn mặc đẹp, dáng vẻ bình tĩnh vì họ vốn là những người phi ngựa giỏi nhất. 
- HS đọc thầm Đ2.
- Chiêng trống vừa nổi lên, cả mười con voi lao đầu, hăng máu phóng như bay. Bụi cuốn mù mịt. Những chàng man - gát gan dạ và khéo léo điều khiển voi về trúng đích.
- Voi ghìm đà, huơ vòi chào khán giả.
*HS trả lời
- Theo dõi GV đọc mẫu
- HS luyện đọc theo sự hướng dẫn của GV.
- HS đọc bài. Cả lớp bình chọn bạn đọc đúng đọc hay nhất.
- Lớp nhận xét.
- HS nhắc lại
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Nhân hoá. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi: Vì sao?
I. Mục tiêu:
- Nhận ra hiện tượng nhân hoá, bước đầu nêu được cảm nhận về cái hay của những hình ảnh nhân hoá (BT1). XĐ được bộ phận trả lời cho câu hỏi Vì sao?(BT2).Trả lời đúng 2- 3 câu hỏi Vì sao? (BT3)
- Rèn kĩ năng đặt câu hỏi và trả lời được các câu hỏi Vì sao?
- Giáo dục HS vận dụng kiến thức đã học vào viết văn.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các HĐ dạy học:
HĐ1. Ôn về nhân hoá 
Bài tập 1(BP)
-Gọi HS nêu y/c BT
- HS nêu yêu cầu bài tập
-Gọi HS đọc lại đoạn thơ
-1HS đọc
- Cả lớp đọc thầm đoạn thơ
- GV yêu cầu HS làm 
-HS trả lời các câu hỏi.
+ Tìm những sự vật và con vật được tả trong bài thơ? 
-HS tìm: lúa, tre, đàn cò, gió, mặt trời.
+ Các sự vật, con vật được tả bằng những từ ngữ nào? 
-HSTL
Lúa - chị; tre - cậu; gió - cô; 
mặt trời - bác
+Nêu các từ ngữ, hình ảnh tắc giả đã dùng để miêu tả các sự vật, con vật trên?
 Chị lúa - phất phơ bím tóc
Cậu tre - bá vai nhau thì thầm đứng học
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. 
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận kết quả trên bảng lớp. 
+ Theo em tác giả đã dựa vào những hình ảnh có thực nào để tạo nên những hình ảnh nhân hoá trên?
* HS nêu: Đàn cò có lông màu trắng, nên tác giả nói đàn cò mặc áo trắng, khi đàn cò bay qua sông, như khiêng nắng qua sông; ....
- GV và HS nhận xét, chốt đáp án đúng:
Tên các sự vật , con vật
Các sự vật con vật được gọi
Các sự vật con vật được tả
lúa
Chị
phất phơ bím tóc
tre
Cậu
bá vai nhau thì thầm đứng học
đàn cò
áo trắng, khiêng nắng qua sông
gió
Cô
chăn mây trên đồng
mặt trời
Bác
đạp xe qua ngọn núi
- Cách gọi và tả chúng có gì hay?
* Làm cho các sự vật, con vật trở lên sinh động, gần gũi, đáng yêu hơn
- Trong bài thơ trên các con vật, sự vật được nhân hoá bằng những cách nào?
* HS: Gọi tên các sự vật bằng tên gọi của người (chị, cậu, cô, bác), dùng từ tả vật giống như từ tả người ( phất phơ bím tóc, bá vai nhau, )
=> Chốt các sự vật nhân hoá, các cách nhân hoá.
HĐ2: Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao?
Bài tập 2 : BP
-Gọi HS nêu y/c BT
- HS nêu yêu cầu
- Câu hỏi Vì sao thường dùng để hỏi về điều gì? 
- Muốn tìm được bộ phận trả lời cho câu hỏi Vì sao trước hết ta phải làm gì?
- GV yêu cầu 1 HS đọc câu văn phần a và làm mẫu phần a.
- Tương tự, GV yêu cầu HS làm hoàn thiện bài tập 2 vào vở bài tập.
- Hỏi về nguyên nhân, lí do.
* Đặt câu hỏi Vì sao?
*HS làm mẫu phần a.
- GV gọi HS lên bảng làm 
- 2 HS lên bảng làm gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao?
- GV nhận xét, chữa bài.
a. Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lí quá.
b. Những chàng man - gát rất bình tĩnh 
vì họ thường là những người phi ngựa giỏi nhất .
- Gv chốt đáp án đúng. 
c. Chị em Xô- phi đã mang về ngay vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác .
=> Bộ phận trả lời cho câu hỏi Vì sao? Nêu lí do, nguyên nhân sự việc.
Bài tập 3 : (HS trả lời 2-3 câu)
- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
-Gọi HS đọc lại bài Hội vật.
- GV yêu cầu HS (Dựa vào bài tập đọc Hội vật một em đặt câu hỏi, một em trả lời theo yêu cầu).
- XĐ yêu cầu của bài.
* 1 HS đọc bài Hội vật 
- trình bày kết quả trước lớp.
- HS làm bài vào vở.
- Vì sao người tứ xứ đổ về xem vật rất đông? 
- Người tứ xứ đổ về xem hội rất đông vì ai cũng muốn xem mặt và xem tài ông Cản Ngũ .
- Vì sao keo vật lúc đầu xem chừng chán ngắt? 
- Keo vật lúc đầu xem chừng chán ngắt vì Quắm Đen thì lăn xả vào đánh còn ông Cản Ngũ thì lơ ngơ, chậm chạp, chỉ chống đỡ, .
- Vì sao ông Cản Ngũ mất đà chúi xuống?
- Ông Cản Ngũ mất đà chúi xuống vì ông bước hụt, thực ra là ông vờ bước hụt .
- Vì sao Quắm Đen thua ông Cản Ngũ?
- Quắm Đen thua ông Cản Ngũ vì anh mắc mưu ông .
=> Bộ phận trả lời cho câu hỏi Vì sao? Nêu lí do, nguyên nhân sự việc
3. Củng cố - dặn dò:
- Tác dụng của biện pháp nghệ thuật nhân hoá?
- Câu hỏi vì sao dùng để hỏi về điều gì?
* HS nêu.
- HS nêu.
- Chuẩn bị bài: Từ ngữ về lễ hội.Dấu phẩy.
SÁNG Thứ năm ngày 18 tháng 3 năm 2021
CHÍNH TẢ
Nghe- viết : Hội đua voi ở Tây Nguyên.
I.MỤC TIÊU: 
- Nghe, viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm bài tập (2 a/b). 
- Giáo dục hs ý thức viết cẩn thận, giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. ĐỒ DÙNG: - Bảng phụ Chép BT
III.HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC
1.Kiểm tra bài cũ: - Viết từ: gõ mõ, gẩy đàn, rủ nhau, tươi non,..
 - Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: GTB
HĐ1: HD chuẩn bị
+ Gv đọc mẫu đoạn viết.
- Cuộc đua diễn ra như thế nào ?
- Đoạn viết có mấy câu ?
- Những chữ nào trong bài phải viết hoa ? vì sao?
- Viết từ khó : lầm lì, man - gát, trúng đích. 
- GV sửa sai.
- Đọc bài cho HS viết vào vở.
- GV nhắc nhở tư thế ngồi viết.
- GV nhận xét, chữa lỗi sai. 
HĐ3: Hướng dẫn hs làm bài tập 
- Treo bảng phụ HDHS làm lần lượt từng bài.
Bài 1: Điền ch, tr vào chỗ trống trong câu thơ sau
a. iều iều em đứng nơi này em ông
 Cánh cò ớp ắng ..ên sông Kinh Thầy.
- GV chốt bài làm đúng.
a. Chiều chiều em đứng nơi này em trông
 Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy.
- Hs nghe - 2 Hs đọc lại.
- Chiêng trống vừa nổi lên, cả 10 con voi lao đầu về phía trước, 
- HS nêu
- HS TL
- HS viết bảng con từ khó, phân tích.
- HS viết bài vào vở - soát lỗi.
- Hs đọc y/c của bài.
- Chia nhóm. Thi xem nhóm nào điền nhanh, đúng.
- Đại diện 1 số nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
3. Củng cố - dặn dò: - HS đọc lại bài Chính tả.
 - Chuẩn bị bài: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử.
TOÁN +
 Ôn tập: Nhân, chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
I. MỤC TIÊU: 
- Ôn tập, củng cố nhân, chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
- Rèn kỹ năng thực hiện phép nhân, chia số có bốn chữ số với (cho) số có 1 chữ số nhanh, thành thạo và chính xác.
- Giáo dục học sinh trình bày khoa học.
II. ĐỒ DÙNG: - Bảng phụ chép BT3
III.HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC. 
HĐ1: Củng cố kiến thức lí thuyết
- GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện về nhân,chia số có bốn chữ số với số có một chữ số.
- Lấy ví dụ và thực hiện.
- GV nhận xét.
Chốt: - Phép nhân: Đặt tính theo cột dọc. Nhân từ hàng đơn vị trước. Hàng nào nhân vượt qua 10 
- Phép chia: Chia theo thứ tự từ trái sang phải, lấy từng chữ số của số bị chia chia cho số chia. 
HĐ2: Luyện tập
Bài 1: Đặt tính, tính
- GV yêu cầu mỗi HS lấy VD về một phép nhân và một phép chia số có bốn chữ số với
( cho) số có một chữ số bất kì.
- GV lựa chọn 4 phép tính nhân, chia số có bốn chữ số với ( cho) số có một chữ số bất kì của HS nào. Sau đó GV viết 4 phép tính lên bảng và yêu cầu HS làm bài
Củng cố nhân, chia số có bốn chữ số với
( cho) số có một chữ số
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức.
a. 1534 x 6 + 2945 c.1954 x 4 - 1189 
b.5136 : 6 x 4 d. 5080: 5 + 6180 : 5
* Tìm cách tính nhanh giá trị của biểu thức ở phần d.
- GV chốt cách tính giá trị của biểu thức. Biểu thức có chứa phép tính nhân, chia, cộng, trừ thì ta thực hiện nhân, chia trước cộng, trừ sau. Biểu thức chỉ có nhân, chia hoặc cộng, trừ thì ta thực hiện từ trái sang phải.
Bài 3: (BP): Thực hiện phong trào kế hoạch nhỏ, trường Tiểu học Thanh Hải thu góp được 1050 lon bia. Như vậy trường Tiểu học Thanh Hải thu được gấp đôi số lon bia của trường Trung học cơ sở Thanh Hải . Hỏi cả hai trường thu góp được bao nhiêu lon bia ?
- Hướng dẫn HS tìm cách giải.
- Cho HS làm bài.
* Nêu câu lời giải khác
GDHS tích cực làm kế hoạch nhỏ
Chốt : Củng cố giải bài toán bằng hai phép tính có liên quan đến phép tính chia số có 4 chữ số (cho) số có 1 chữ số.
Bài 4: Tính thương của số lớn nhất có bốn chữ số và số lớn nhất có một chữ số.
 Gợi ý: Số lớn nhất có bốn chữ số : 9999
 Số lớn nhất có một chữ số: 9
Vậy thương của hai số đó là: 
 9999 : 9 = 1111
- GV chữa bài.
HĐ3.Củng cố, dặn dò: 
- Nêu cách nhân, chia số có bốn chữ số với số có một chữ số.
- Nhận xét tiết học.
Nhắc HS ôn bài chuẩn bị bài. Bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- HS đặt câu hỏi và trả lời về nội dung bài.
- 2 em lên bảng lấy ví dụ và làm. 
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lấy VD
- HS nêu y/c
- Cả lớp làm vở
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS nêu
- Nhận xét.
- HS đọc bài, phân tích đề.
- HS tóm tắt bài toán.
- HS trao đổi nhóm đôi nêu cách giải bài toán .
-Bước1:Tìm số lon bia của trường Trung học cơ sở.
-Bước 2: Tìm số lon bia của cả 2 trường.
- HS làm bài cá nhân vào vở; 1 HS lên bảng :
Số lon bia của trường Trung học cơ sở thu góp được là :
1050 : 2 = 525 (lon)
Cả hai trường thu góp được số lon bia là 
 1050 + 525 = 1575 (lon)
 Đáp số : 1575 lon bia
- HS nhận xét.
- HS nêu.
- HS đọc và nêu y/c
- HS làm vở và nêu cách làm
- Chữa bài NX
- HS nêu, nêu câu TL khác
TOÁN
Luyện tập
I.MỤC TIÊU: 
- Biết giải" Bài toán có liên quan đến rút về đơn vị".Viết và tính giá trị biểu thức.
- Rèn kỹ năng giải " Bài toán có liên quan đến rút về đơn vị" và tính giá trị biểu thức nhanh, chính xác.
- HS trình bài bài khoa học.
II.ĐỒ DÙNG: Bảng phụ Chép BT1, 2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
 1. Kiểm tra bài cũ: Hai túi kẹo có 12 cái. Hỏi 3 túi kẹo như vậy có bao nhiêu cái?
 2. Bài mới: GTB
Bài 1: (BP)
- Bài toán cho biết gì ? y/c tìm gì ?
Tóm tắt: 5 quả trứng: 15000 đồng
 3 quả trứng: . đồng ? 
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Chốt các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơnvị:+ Bước 1: Tìm giá trị một phần (thực hiện phép tính chia ) - bước rút về đơn vị.
+Bước 2: Tìm giá trị tương ứng của nhiều phần
 ( thực hiện phép nhân).
Bài 2: (BP)
Bài toán thuộc dạng toán gì ?
6 căn phòng: 2550 viên gạch 
7 căn phòng: ..... viên gạch ?
- Bước nào nào bước rút về đơn vị trong 2 bài toán ?
* Nêu các bước
 GV và cả lớp nhận xét, chữa bài.
Chèt c¸c bíc gi¶i bµi to¸n liªn quan ®Õn rót vÒ ®¬n vÞ.
Bài 3: Số 
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV hướng dẫn một phép tính:
* Trong ô trống 1 em điền số vào? Vì sao?
- GV yêu cầu HS làm vào vở 
- Gọi và HS chữa bài.
=> GV: Đây là dạng toán liên quan đến rút về đơn vị, đi tìm quãng đường đi trong 2, 3, 4 giờ là tìm giá trị nhiều phần.	
 Bài 4/ a,b: HS viết biểu thức rồi tính giá trị.
32: 8 x 3	49 x 4: 7 45 x 2 x 5 234 x 6: 3
Chốt: Trong biểu thức có các phép tính nhân, chia ta thực hiện từ trái sang phải.
- GV chốt bài làm đúng
- HS nêu y/c. 
- HS tóm tắt
- HS nêu.
+ Tìm 1 quả trứng giá bao nhiêu?
+Tìm 5 quả trứng giá bao nhiêu?
- HS nêu, nêu các bước giải.
- HS tự làm, chữa bài NX
Bài giải
Giá tiền mỗi quả trứng là:
15000 : 5 = 3000 (đồng)
Số tiền mua 3 quả trứng là:
3000 x 3 = 9000 (đồng)
 Đáp số: 9000 đồng
- HS đọc và nêu y/c
- HS nêu, nêu cách làm 
- HS nêu.
- HS nêu có 2 bước:
B1 : Tìm số gạch lát 1 căn phòng 
B2 : Tìm số gạch lát 7 căn phòng 
- HS làm bài, chữa bài NX. 
- HS nêu
- HS lµm vµo vë- B¸o c¸o kÕt qu¶ tríc líp.
- HS nêu y/c.
- HS nêu cách tính GTBT.
3. Củng cố – dặn dò: - Nêu các bước giải "Bài toán liên quan đến rút về đơn vị".
 - Chuẩn bị bài: Tiền Việt Nam.
___________________
TIẾNG VIỆT+
Luyện tập: Nhân hóa
I. MỤC TIÊU
- Củng cố cho HS về phép nhân hóa, các cách nhân hóa.
- Nhận ra được các hình ảnh nhân hóa, các cách nhân hóa. HS viết được câu, đoạn văn trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa.
- Giáo dục học sinh vận dụng nhân hóa trong nói và viết để câu văn thêm hay.
II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ bài 1
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. GTB : 
2. Nội dung : 
Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức lí thuyết.
- Có mấy cách nhân hóa? Là những cách nào?
- Biện pháp nhân hóa có tác dụng gì?
- Y/c HS đặt câu có hình ảnh nhân hóa.
- Nhận xét.
=>Chốt: Nhân hóa là cách gọi, tả và nói chuyện với vật như với người. Nhân hoá làm cho sự vật trở lên gần gũi, sinh động hơn, thân thiết hơn; câu văn hay hơn
. Hoạt động 2: Thực hành.
HĐ cả lớp.
Có 3 cách nhân hóa: 
+ Dùng từ gọi người để gọi vật.
+ Dùng từ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để chỉ cho vật
+ Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. 
- Làm cho câu văn thêm hay hơn, làm cho sự vật trở lên gần gũi, sinh động hơn.
- HS nối tiếp đặt câu.
Bài 1: Đọc đoạn văn dưới đây và cho biết những sự vật nào đước nhân hóa ? Chúng được nhận hóa bằng những c

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_25_nam_hoc_2020_2021_ban.doc