Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021 - Tô Thị Vang

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021 - Tô Thị Vang

I. MỤC TIÊU

1. Tập đọc

- Đọc đúng các từ ngữ: ngự giá, xa giá, truyền lệnh, náo động, tron, chang chang.

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và các cụm từ.

- Hiểu nội dung và ý nghĩa: Câu chuyện ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- Giáo dục ý thức khâm phục và tự hào về những danh nhân của đất nước, biết tự tin khi giao tiếp.

2. Kể chuyện

- Biết sắp xếp các tranh cho đúng thứ tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

- HSNK: Kể lại được toàn bộ câu chuyện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc:

Một lần,/ vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ngự giá ra Thăng Long (Hà Nội).// Vua cho xa giá đến Hồ Tây ngắm cảnh.// Xa giá đi đến đâu,/ quân lính cũng thét đuổi tất cả mọi người,/ không cho ai đến gần//.

 

doc 61 trang ducthuan 06/08/2022 1150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021 - Tô Thị Vang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24 Thứ hai ngày 1 tháng 3 năm 2020
Ngày soạn: 27/2/2021
Ngày giảng: 1/3/2021
Tiết 1 + 2. Tập đọc - Kể chuyện
ĐỐI ĐÁP VỚI VUA
I. MỤC TIÊU
1. Tập đọc
- Đọc đúng các từ ngữ: ngự giá, xa giá, truyền lệnh, náo động, tron, chang chang...
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và các cụm từ.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa: Câu chuyện ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Giáo dục ý thức khâm phục và tự hào về những danh nhân của đất nước, biết tự tin khi giao tiếp.
2. Kể chuyện
- Biết sắp xếp các tranh cho đúng thứ tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
- HSNK: Kể lại được toàn bộ câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc:
Một lần,/ vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ngự giá ra Thăng Long (Hà Nội).// Vua cho xa giá đến Hồ Tây ngắm cảnh.// Xa giá đi đến đâu,/ quân lính cũng thét đuổi tất cả mọi người,/ không cho ai đến gần//.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- Y/c HS đọc bài “Chương trình xiếc đặc sắc” và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, đánh giá
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Đối đáp với vua
2. Luyện đọc: 
- Đọc mẫu toàn bài 
- Yêu cầu học sinh đọc từng câu
- Y/c HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Y/c HS đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Gọi các nhóm thi đọc đoạn 3
- Nhận xét, đánh giá
- Y/c HS đọc đồng thanh toàn bài 
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu?
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 2.
+ Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì?
+ Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó?
- HS đọc thầm đoạn 3, 4
+ Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối?
+ Vua ra vế đối như thế nào?
+ Cao Bá Quát đã đối lại ra sao?
+ Qua câu chuyện, em thấy cậu bé Cao Bá Quát là người như thế nào? 
- Kết luận nội dung bài: Câu chuyện ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ
4. Luyện đọc lại: 
- Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn 3 của truyện.
- HS thi đọc đoạn văn
- Nhận xét, đánh giá
KỂ CHUYỆN 
5. Giáo viên nêu nhiệm vụ: 
- Gọi một học sinh đọc các câu hỏi gợi ý.
6. Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện: 
- HS tự sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự 4 đoạn trong truyện, nói vắn tắt nội dung tranh.
- Nhận xét chốt lại ý đúng (3- 1- 2- 4).
- Mời 4 em dựa vào thứ tự đúng của 4 tranh, nối tiếp nhau kể lại câu chuyện.
- Mời hai học sinh kể lại cả câu chuyện.
- Nhận xét, đánh giá
7. Củng cố, dặn dò: 
- Qua câu chuyện này, em học được điều gì ở Cao Bá Quát?
- Dặn HS tập kể lại câu chuyện và chuẩn bị bài sau. 
- Đọc bài và trả lời câu hỏi
- Nhận xét
- Lắng nghe 
- Lắng nghe
- Nối tiếp nhau đọc từng câu kết hợp luyện đọc từ khó và câu văn dài.
- Đọc nối tiếp đoạn kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng đoạn trong nhóm đôi. 
- Thi đọc 
- Nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay nhất
- Đọc đồng thanh
- HS đọc đoạn 1
+ Vua Minh Mạng đang ngắm cảnh ở Hồ Tây.
- HS đọc đoạn 2
+ Muốn nhìn rõ mặt nhà vua nhưng vua đi đến đâu quân lính cũng thét đuổi mọi người không cho đến gần...
+ Cởi quần áo nhảy xuống hồ tắm, làm quân lính hốt hoảng xúm vào bắt trói.
- HS đọc đoạn 3, 4
+ Vì vua nghe nói cậu là một học trò nên muốn thử tài cậu. 
+ Nước trong leo lẻo cá đớp cá.
+ Trời nắng chang chang người trói người.
+ Ca ngợi Cao Bá Quát ngay từ nhỏ đã bộc lộ tài năng suất sắc và tính cách khảng khái, tự tin.
- Nghe, nhắc lại
- Luyện đọc diễn cảm 
- Thi đọc
- Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Đọc các câu hỏi gợi ý câu chuyện.
- Cả lớp quan sát các bức tranh minh họa về câu chuyện rồi tự sắp xếp các bức tranh theo thứ tự phù hợp với nội dung của từng đoạn trong câu chuyện kết hợp nói vắn tắt về nội dung từng bức tranh. 
- 4 HS tiếp nối nhau kể lại 4 đoạn của câu chuyện
- 2 HSNK kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất.
- Phát biểu
- Nghe, ghi nhớ
Tiết . Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Có kĩ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương)
- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.
- Bài tập cần làm: 1, 2 (a, b), 3, 4
- HSNK: Làm được toàn bộ bài tập
- Rèn kĩ năng đọc hiểu, trả lời câu hỏi, trình bày câu lời giải.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- Đặt tính rồi tính: 3224 : 4 1865 : 6
- Nhận xét.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 1
- Y/c HS tự làm bài
- Nhận xét, đánh giá:
1608 4 2035 5 4218 6 
 00 402 03 407 01 703
 08 35 18
 0 0 0
2105 3 2413 4 3052 5
 00 701 01 603 05 610
 05 13 02
 2 1 2
Bài 2: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 2.
- Muốn tìm thừa số chưa biết, ta làm thế nào?
- Y/c HS tự làm bài
- Nhận xét, đánh giá.
a) x x 7 = 2107 b) 8 x x = 1640 
 x = 2107 : 7 x = 1640 : 8 
 x = 301 x = 205 
c) x x 9 = 2763
 x = 2763 : 9 
 x = 307
Bài 3: 
- Gọi học sinh đọc bài toán
- Hướng dẫn HS tóm tắt bài toán
- HS tự giải bài 
- Nhận xét, đánh giá
Bài giải
Cửa hàng đã bán số kg gạo là:
2024 : 4 = 506 (kg)
Cửa hàng còn lại số kg gạo là:
2024 – 506 = 1518 (kg)
 Đáp số: 1518 kg gạo
Bài 4: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn HS thực hiện mẫu
- HS tự làm bài sau đó nối tiếp nêu kết quả
- Nhận xét, đánh giá:
6000 : 2 = 3000
8000 : 4 = 2000
9000 : 3 = 3000
3. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại các bài tập đã làm, chuẩn bị bài sau.
- 2HS lên bảng tính, lớp tính vào nháp
- Nhận xét
- Nghe
- Nêu
- 3HS lên bảng tính, lớp tính ra nháp
- Nhận xét
- Tìm x
- Trả lời.
- 3HS lên bảng làm, lớp làm vào vở
- Nhận xét
- Một em đọc bài toán.
- Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ
- Giải bài vào vở, 1HS lên bảng giải
- Nhận xét
- Tính nhẩm.
- Quan sát, lắng nghe 
- Thực hiện yêu cầu
- Nhận xét
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 4. Tự nhiên và xã hội
HOA
I. MỤC TIÊU
- Nêu được chức năng của hoa đối với đời sống của thực vật và ích lợi hoa đối với đời sống con người 
- Kể tên các bộ phận của hoa
- HSNK: Kể tên các loài hoa có màu sắc, hương thơm khác nhau)
- GDHS tích hợp biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh, bảo vệ hoa và môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Các hình trong SGK trang 90, 91. Sưu tầm các loại hoa khác nhau mang đến lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- Nêu chức năng của lá cây đối với đời sống của cây.
- Lá cây có ích lợi gì đối với đời sống con người?
- Nhận xét, đánh giá. 
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. 
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát các hình trong SGK trang 90, 91 và các loại hoa sưu tầm được và thảo luận các câu hỏi sau:
+ Nói về màu sắc của những bông hoa đó. 
+ Trong những bông hoa đó, bông hoa nào có hương thơm và bông hoa nào không có hương thơm?
+ Hãy chỉ đâu là cuống hoa, cánh hoa, nhị hoa?
- Mời đại diện một số nhóm lên trình bày về màu sắc, hình dạng và chỉ ra từng bộ phận của hoa.
- Kết luận: Các loài hoa thường khác nhau về hình dạng, màu sắc và mùi hương. Mỗi bông hoa thương có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa và nhị hoa. 
3. Hoạt động 2: Làm việc với vật thật.
- Chia lớp thành 3 nhóm. 
- Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0 và băng dính.
- Yêu cầu 3 nhóm dùng băng keo gắn các loại hoa có mùi hương tương tự nhau theo tiêu chỉ phân loại từng nhóm hoa lên tờ giấy A0, vẽ thêm những bông hoa khác vào bên cạnh những bông hoa thật rồi viết lời ghi chú bên dưới các loại hoa. 
- Yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm và tự đánh giá so sánh với nhóm khác.
- Khen ngợi các nhóm sưu tầm được nhiều.
4. Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp
- Yêu cầu lớp suy nghĩ trả lời các câu hỏi sau:
+ Hoa có chức năng gì?
+ Hoa thường được dùng để làm gì?
- Nhận xét, kết luận: Hoa là cơ quan sinh sản của cây; Hoa thường được dùng để trang trí, làm nước hoa và nhiều việc khác.
* Tích hợp BVMT: Hoa mang lại nhiều ích lợi cho con người. Vậy chúng ta cần làm gì để chăm sóc và bảo vệ hoa?( Tưới hoa, nhổ cỏ, bón phân, bắt sâu, xới đất, ...)
5. Củng cố - dặn dò: 
- Kể tên những loại hoa được dùng để trang trí, những loại hoa được dùng để ăn.
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS học bài và xem trước bài mới.
- Trả lời
- Trả lời
- Nhận xét
- Nghe
- Thực hiện yêu cầu
- Đại diện các nhóm lần lượt lên mô tả về hình dáng, màu sắc, mùi hương và chỉ ra từng bộ phận của hoa.
- Lắng nghe 
- Nhắc lại
- Thực hiện yêu cầu
- Đại diện nhóm trưng bày sản phẩm. Các nhóm tự đánh giá so sánh và bình chọn nhóm thắng cuộc.
+ Hoa là cơ quan sinh sản của cây.
+ Hoa được dùng để trang trí, dùng để ăn, dùng làm nước hoa.
- Nhận xét, bổ sung
- Nghe, nhắc lại
- HS phát biểu liên hệ thực tế
- Kể tên các loại hoa theo yêu cầu
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
CHIỀU
Tiết 5. Tiếng Anh ( GVBM)
Tiết 6. Tập viết
ÔN CHỮ HOA R
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa R (1 dòng), Ph, H (1 dòng); viết đúng tên riêng Phan Rang (1 dòng) và câu ứng dụng (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ
Rủ nhau đi cấy, đi cày
Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu.
- HSNK: Viết đúng mẫu chữ, trình bày sạch đẹp bài tập viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Mẫu chữ viết hoa R, tên riêng Phan Rang và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh của học sinh.
- Nhận xét đánh giá.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn viết trên bảng con 
* Luyện viết chữ hoa:
- Yêu cầu học sinh tìm các chữ hoa có trong bài.
- Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
- Yêu cầu học sinh tập viết vào bảng con chữ R, P.
* Luyện viết từ ứng dụng: 
- Yêu cầu học sinh đọc từ ứng dụng. 
- Giới thiệu: Phan Rang là tên một thị xã thuộc tỉnh Ninh Thuận.
- Yêu cầu HS tập viết trên bảng con. 
* Luyện viết câu ứng dụng:
- Yêu cầu học sinh đọc câu ứng dụng.
+ Câu tục ngữ khuyên ta điều gì? 
- HS luyện viết trên bảng con: Rủ, Bây.
3. Hướng dẫn viết vào vở: 
- Gọi HS nêu tư thế ngồi viết 
- Nêu yêu cầu viết bài
4. Chấm chữa bài 
- Nhận xét bài viết của học sinh
5. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS hoàn thành phần bài ở nhà và chuẩn bị bài sau.
- HS KT chéo bài viết ở nhà
- Báo cáo cô giáo 
- Lắng nghe
- Các chữ hoa có trong bài: P, R. 
- Quan sát, lắng nghe
- Thực hiện yêu cầu
- Đọc từ ứng dụng: Phan Rang. 
- Lắng nghe.
- Thực hiện yêu cầu
- Đọc
+ Khuyên mọi người chăm lao động cấy cày sẽ có ngày sung sướng no đủ.
- Thực hiện yêu cầu
- HS nêu tư thế ngồi viết
- Lắng nghe, viết bài vào vở
- Nghe
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 7. Đạo đức
TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
- Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang.
- Bước đầu biết cảm thông với những đâu thương, mất mát người thân của người khác.
- GDKNS cho HS biết chia sẻ vui buồn với bạn bè, thể hiện sự cảm thông trước sự đau buồn của người khác, ứng xử phù hợp khi gặp đám tang
- THTV: Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi, trình bày, diễn đạt câu cho HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- VBT Đạo đức
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC
+ Em cần làm gì khi gặp đám tang?
+ Vì sao cần phải tôn trọng đám tang?
- Nhận xét, đánh giá.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến (BT3) 
- Gọi HS đọc các ý kiến trong bài tập 3
- Lần lượt nêu các ý kiến, yêu cầu lớp theo dõi và bày tỏ thái độ của mình bằng 3 cách (tán thành, không tán thành, phân vân)
- Nhận xét, kết luận ( SGV)
3. Hoạt động 2: Xử lí tình huống (BT4) 
- Chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống ở BT4 trong VBT. 
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày 
- Yêu cầu cả lớp nhận xét bổ sung.
- Kết luận: (SGV)
4. Hoạt động 3: Trò chơi: Nên và không nên 
- Chia nhóm. 
- Phổ biến cách chơi và luật chơi: Trong 5 phút, các nhóm thảo luận, liệt kê những việc nên làm và không nên làm khi gặp đám tang lên tờ giấy theo 2 cột. Nhóm nào ghi được nhiều việc nhất thì nhóm đó sẽ thắng. 
- Yêu cầu các nhóm dán kết quả lên bảng.
- Nhận xét đánh giá về kết quả công việc của các nhóm. Biểu dương nhóm thắng cuộc.
- Kết luận chung: (SGV)
5. Củng cố, dặn dò 
- Liên hệ: Khi gặp đám tang, em đã có thái độ như thế nào?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS học thuộc bài và áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày, chuẩn bị bài sau.
- Trả lời câu hỏi
- Trả lời
- Nhận xét
- Nghe.
- Đọc
- Bày tỏ thái độ đối với các ý kiến đưa ra, giải thích.
- Nhận xét
- Thảo luận nhóm theo yêu cầu
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Lớp nhận xét, đánh giá, bình chọn nhóm thắng cuộc.
- HS liên hệ bản thân
- Lắng nghe, nhắc lại
- Nghe
Thứ ba ngày 2 tháng 3 năm 2021
Ngày soạn: 28/2/2021
Ngày giảng: 2/3/2021
Tiết 1. Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
- Biết nhân, chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số 
- Vận dụng giải bài toán có hai phép tính.
- Bài tập cần làm: 1, 2, 4
- HSNK : Vận dụng giải thành thạo các bài tập.
- Rèn kĩ năng đọc hiểu, trả lời câu hỏi, trình bày câu lời giải.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- Tìm x
a) x x 4 = 1608 b) x x 7 = 4942
- Nhận xét.
a) x x 4 = 1608 b) x x 7 = 4942
 x = 1608 : 4 x = 4942 : 7
 x = 402 x = 706
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập .
- HS tự làm bài
- Nhận xét, đánh giá
a) 821 x 4 = 3284 3284 : 4 = 821
b) 1012 x 5 = 5060 5060 : 5 = 1012
c) 308 x 7 = 2156 2156 : 7 = 308
d) 1230 x 6 = 7380 7380 : 6 = 1230
Bài 2: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 2.
- Y/c HS đặt tính vào bảng con
- Nhận xét đánh giá.
 4691 2 1230 3 1607 4
 06 2345 03 410 00 401
 09 00 07
 11 0 3
 1
 1038 5
 03 207
 38
 3
Bài 3: 
- Gọi HS đọc bài toán
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán
- Y/c HS tự giải bài
- Nhận xét, đánh giá
Bài giải
5 thùng có số quyển sách là:
306 x 5 = 1530 (quyển)
Mỗi thư viện được chia số quyển sách là:
1530 : 9 = 170 (quyển)
 Đáp số: 170 quyển sách
Bài 4: 
- Gọi học sinh đọc bài toán.
- Y/c HS nêu lại cách tính chu vi hình chữ nhật
- Muốn tính được chu vi sân vận động hình chữ nhật, trước tiên em phải tính được điều gì?
- Y/c HS tự làm bài 
- Nhận xét, đánh giá 
Bài giải
 Chiều dài sân vận động là:
 95 x 3 = 285 (m)
 Chu vi sân vận động là:
 (285 + 95) x 2 = 760 (m)
 Đáp số: 760 m
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về xem trước chuẩn bị bài sau 
- 2HS lên bảng làm bài, lớp tính ra nháp
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Đặt tính rồi tính
- 4HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở
- Nhận xét
- Đặt tính rồi tính.
- Đặt tính vào bảng con
- Nhận xét
- Đọc
- Phân tích bài toán
- 1HS lên bảng giải bài, lớp giải bài vào vở
- Nhận xét
- Đọc bài toán.
- Nêu cách tính chu vi hình chữ nhật
- Trả lời
- 1HS lên bảng, lớp giải bài vào vở
- Nhận xét
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 2. Tập đọc
TIẾNG ĐÀN
I. MỤC TIÊU
- Đọc đúng các từ khó hoặc dễ lẫn do phương ngữ: ắc-sê, khuôn mặt, khẽ rung động, trong trẻo,...
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- HSNK : Bước đầu biết đọc với giọng biểu cảm.
- Hiểu được nội dung bài: Tiếng đàn của Thủy trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em. Nó hòa hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuốc sống xung quanh (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Giáo dục HS chăm học
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng phụ chép sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc: Khi ắc-sê vừa khẽ chạm vào những dây đàn/ thì như có phép lạ,/ những âm thanh trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng.//
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- HS kể lại câu chuyện “Đối đáp với vua” và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét, đánh giá
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Tiếng đàn
2. Luyện đọc: 
- Đọc mẫu toàn bài
- Yêu cầu học sinh đọc từng câu
- Hướng dẫn HS chia đoạn
- Y/c HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Y/c HS đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Gọi các nhóm thi đọc
- Yêu cầu lớp đọc đồng thanh toàn bài
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài 
- HS đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi: 
+ Thủy làm gì để chuẩn bị vào phòng thi?
+ Những từ ngữ nào miêu tả âm thanh tiếng đàn?
- Cả lớp đọc thầm đoạn tả cử chỉ của Thủy và trả lời câu hỏi:
+ Cử chỉ, nét mặt của Thủy khi kéo đàn thể hiện điều gì?
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2.
+ Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài căn phòng như hòa với tiếng đàn?
- Qua bài tập đọc, em cảm nhận được điều gì về tiếng đàn của Thủy?
- Kết luận nội dung: Tiếng đàn của Thủy trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em. Nó hòa hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuốc sống xung quanh.
4. Luyện đọc lại: 
- Y/c 2 HS đọc nối tiếp bài tập đọc
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 1
- Yêu cầu học sinh thi đọc đoạn văn.
- Nhận xét, đánh giá
5. Củng cố - dặn dò: 
- Gọi học sinh nêu lại nội dung bài. 
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS đọc lại bài và xem trước bài "Hội vật"
- Kể chuyện, trả lời câu hỏi
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Lắng nghe 
- Lắng nghe
- Nối tiếp nhau đọc từng câu kết hợp luyện đọc từ khó và câu văn dài.
- Chia đoạn
- Đọc đoạn nối tiếp kết hợp giải nghĩa từ
- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc đoạn 2 
- Đọc đồng thanh 
+ Thủy nhận đàn, lên dây và kéo thử vài nốt nhạc.
+ Trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng.
- Cả lớp đọc thầm.
- Thủy rất cố gắng tập trung vào việc thể hiện bản nhạc - vầng trán tái đi. Thủy rung động với bản nhạc - gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn.
+ Vài cánh hoa Ngọc Lan êm ái rụng xuống mặt đất mát rượi, ven hồ.
- Trả lời
- Lắng nghe, nhắc lại
- Đọc nối tiếp mỗi em 1 đoạn
- Lắng nghe 
- Thi đọc
- Lắng nghe, bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Nêu nội dung bài vừa học. 
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 3. Chính tả (Nghe-viết)
ĐỐI ĐÁP VỚI VUA
I. MỤC TIÊU
- Nghe viết, trình bày đúng bài chính tả
- Làm đúng bài tập 2 a, bài tập 3a
- HSNK: Viết đúng chính tả, trình bày sạch sẽ, đẹp bài viết. Làm đúng toàn bộ bài tập.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- Đọc cho HS viết: sáo trúc, lũ lụt
- Nhận xét, đánh giá 
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn nghe viết: 
- Đọc đoạn chính tả
- Y/c HS đọc lại bài
- Vì sao vua bắt Cao Bá Quát phải ra vế đối?
+ Những chữ nào trong bài cần viết hoa?
+ Hai vế đối trong đoạn chính tả viết như thế nào?
- Y/c HS đọc thầm đoạn chính tả, tìm các từ khó hoặc dễ lẫn và luyện viết vào bảng con.
- Y/c HS nêu tư thế ngồi viết bài
- Đọc cho học sinh viết bài vào vở.
- Đọc cho HS soát lại bài.
- Chấm, chữa bài.
- Nhận xét bài viết của học sinh
3. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2a: 
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Tổ chức cho HS thi tìm từ
- Nhận xét, đánh giá: sáo, xiếc
- Y/c HS đọc lại các từ tìm được
Bài 3a:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Y/c HS làm bài theo nhóm tổ
- Nhận xét, đánh giá: 
a) san sẻ, sát sao, săn sóc, so sánh, sửa sang, sập cầu, sảy gạo, sáng suốt, săn bắn, sảy thóc, săn đón, đi săn, 
b) xách giỏ, xách va li, xách dép, xới đất, xúc đất, xào nấu, xào thịt, xới cơm, xiết tay, xẻo thịt, xê dịch, xoa tay, xắt bánh, 
- Y/c HS đọc lại các từ đã tìm được
4. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS xem lại bài và chuẩn bị bài sau. 
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết vào bảng con. 
- Nhận xét
- Lắng nghe 
- Lắng nghe 
- Đọc
- Vì nghe nói Cao Bá Quát là học trò ở quê ra chơi không biết gì nên vua muốn thử tài cậu bé.
- Trả lời
- Trả lời
- Thực hiện yêu cầu: Cao Bá Quát, leo lẻo, nghĩ ngợi, chang chang, trói người.
- HS nhắc lại tư thế ngồi viết 
- Nghe và viết bài vào vở.
- Soát lỗi chính tả
- Nghe, rút kinh nghiệm.
- Tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng s hay x.
- Thi tìm từ 
- Nhận xét
- Đọc
- Đọc
- Thực hiện yêu cầu, 1 nhóm làm bài vào bảng phụ.
- Nhận xét
- Đọc
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 4. Tự nhiên và Xã hội
QUẢ
I. Nội dung áp dụng phương pháp BTNB:
	- Tìm hiểu về màu sắc, mùi vị, hình dạng, kích thước và cấu tạo của quả
II. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: học sinh biết được sự đa dạng về hình dạng, kích thước, màu sắc mùi vị và cấu tạo của quả. Biết được ích lợi của quả và chức năng của hạt.
- Kĩ năng: Nêu được sự khác nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc, mùi vị và cấu tạo của quả. Nêu được ích lợi của quả và chức năng của hạt.
III. PHƯƠNG ÁN TÌM TÒI:
- Quan sát làm việc với vật thật.
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên + Học sinh: sưu tầm một số loại quả khác nhau: Táo, cam, quýt, chuối, nho,...
	- GV Chuẩn bị cho mỗi nhóm một con dao gọt hoa quả, rổ đựng quả cho các nhóm.
V. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KHỞI ĐỘNG 
B. LÊN LỚP
Bước 1. Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề.
- Yêu cầu mỗi học sinh nêu tên một loại quả em biết.
Bước 2. Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu.
- Làm việc trong nhóm: Giới thiệu cho các bạn trong nhóm nghe loại quả đã sưu tầm được.
- Mời đại diện nhóm giới thiệu trước lớp về các loại quả mà nhóm sưu tầm được
Bước 3. Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi
? Em có thắc mắc gì về hình dáng, kích thước, màu sắc, mùi vị của các loại quả không?
? Có bạn nào thắc mắc về cấu tạo và ích lợi của quả không?
=> Rất nhiều ý kiến thắc mắc về hình dạng, kích thước, màu sắc, mùi vị cũng như cấu tạo của quả, ích lợi của quả. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm những điểm chung nhất mà các bạn đang quan tâm nhé!
? Bạn nào hãy giúp cô nêu một câu hỏi chung nhất về hình dạng, kích thước, màu sắc, mùi vị của quả?
- GV ghi bảng:
? Hình dạng, kích thước, màu sắc, mùi vị của các loại quả như thế nào?
- Bạn nào hãy nêu một câu hỏi chung về các bộ phận của quả?
- GV ghi bảng:
? Mỗi loại quả thường có những bộ phận nào?
- Em có băn khoăn gì về lợi ích của quả?
- GV ghi bảng?
? Qủa có lợi ích gì?
=> Để giải đáp được những thắc mắc của các bạn, cô mời các nhóm thảo luận phương án tìm tòi.
=> Qua ý kiến các nhóm đều lựa chọn phương án quan sát làm việc với vật thật. Cô cũng nhất trí phương án mà các nhóm đã lựa chọn.
Bước 4. Thực hiện phương án tìm tòi. 
- Cô sẽ cho thời gian các nhóm tiến hành quan sát, khám phá những gì chưa nhìn thấy bên trong quả, về mùi vị của quả.
- Trước khi hoạt động nhóm, cô lưu ý các bạn cẩn thận khi sử dụng dao. Không được tranh giành khi bạn đang làm.
- Sau đây cô mời đại diện từng nhóm lên nhận đồ dùng.
- Giao nhiệm vụ: Các nhóm có nhiệm vụ quan sát thật kĩ phần bên ngoài của các loại quả, sau đó bổ quả tìm hiểu tiếp các bộ phận bên trong của quả! Khi thực hiện mỗi cá nhân cần ghi kết quả vào vở ghi chép khoa học. Sau đó nhóm thống nhất kết quả chung để báo cáo cô!
- Cô mời đại diện từng nhóm báo cáo kết quả.
=> Chúng ta đã được nghe các nhóm trình bày rất kĩ kết quả thảo luận của từng nhóm mình.
? Vậy, các loại quả có giống nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc, mùi vị của quả không?
=> Đó chính là đặc điểm khác nhau của các loại quả. Cô mời một bạn nhắc lại điểm khác nhau giữa các loại quả.
 (GV cho HS quan sát một số loại quả đã sưu tầm).
=> Các loại quả tuy khác nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc, mùi vị nhưng chúng đều có điểm chung. Bạn nào hãy nêu điểm chung của các loại quả?
=> Đa số mỗi loại quả thường có vỏ, thịt, hạt. Cũng có loại quả chỉ có vỏ và hạt như ( đỗ tương, đỗ hà lan,...). Có loại chỉ có vỏ và thịt như ( chuối tiêu, dứa,...).
? Qủa có lợi ích gì?
- Yêu cầu học sinh nêu ví dụ loại quả dùng để ăn tươi, chế bến thức ăn , làm mứt, ép dầu, làm thuốc,...
- Ngâm nước uống:
=> chốt ích lợi của quả.
* Hạt của một số loại quả gặp điều kiện thích hợp sẽ mọc thành cây mới. VD: Hạt nhãn, đào, mận, mít,...
* Liên hệ, GD thái độ: Quả có nhiều ích lợi nên chúng ta phải tăng cường trồng nhiều cây ăn quả.
? Muốn cây sai nhiều quả ta cần làm gì để chăm sóc bảo vệ cây?
Bước 5. Kết luận kiểm tra:
- Ban đầu có rất nhiều ý kiến băn khoăn về các loại quả. Vậy sau khi đã tiến hành tìm hiểu qua thực tế chúng ta đã có câu trả lời.
- HD so sánh với biểu tượng ban đầu.
=> Kết luận (SGK)
- Cô có một số câu hỏi như sau, cô muốn xem bạn nào trả lời nhanh và đúng nhất câu hỏi cô đưa ra nhé :
? Da cóc mà bọc bột lọc bột lọc mà bọc hòn son?
? Trên trời có giếng nước trong con kiến chẳng lọt con ong chẳng vào?
? Còn bé em mặc áo xanh khi lớn như anh em mặc áo đỏ?
? Tên em không thiếu chẳng thừa bên trong vàng ngọt đẹp vừa ý anh?
 - Nhận xét tiết học.
- Trưởng ban văn nghệ cho lớp hát bài Quả.
- Nối tiếp nêu
- Từng nhóm thực hiện yêu cầu
- Đại diện nhóm thực hiện.
- HS lần lượt nêu câu hỏi đề xuất:
? Quả có những hình dạng gì?
? Quả to hay nhỏ?
? Quả chín thường có màu gì?
? Quả chín ăn chua hay ngọt?
? Mùi vị của quả như thế nào?
? Quả thường có những bộ phận nào?
? Quả thường có vỏ, thịt, hạt phải không?
? Quả dùng để làm gì?
- HS nêu: Hình dạng, kích thước, màu sắc, mùi vị của các loại quả như thế nào?
HS nêu: Mỗi quả thường có những bộ phận nào?
- HS nêu: Qủa có lợi ích gì?
- Nghe – thảo luận – thống nhất phương án. Báo cáo GV.
- Nghe.
- Nghe.
- Đại diện nhóm nhận đồ dùng.
- Nghe. Thực hành.
- Đại diện nhóm báo cáo (lên chỉ từng phần trên quả đã quan sát).
- HSTL.
- 2 -> 3 em nhắc lại: Có nhiều loại quả. Chúng khác nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc, mùi vị.
- Điểm chung: Mỗi loại thường có: vỏ, thịt, hạt.
- 2 -> 3 HS nhắc lại.
- Nghe.
- Quả để ăn tươi, chế biến thức ăn, làm mứt,ép dầu, làm thuốc,...( ngâm nước uống giải khát, VD: Mơ, dâu)
- Nêu:
+ Ăn tươi: Táo, lê, quýt,...
+ Chế biến thức ăn: Mướp, bí, su su,...
+ Làm mứt: Táo, cà chua, đu đủ,...
+ Ép dầu: Quả sở, hồi, đỗ tương,...
+ Làm thuốc: Quả hồi, mướp đắng,...
- HS liên hệ
- HS liên hệ: Nhổ cỏ, bón phân, không bẻ cành,...
- HS tự so sánh với biểu tượng ban đầu
- Nghe – giải câu đố.
CHIỀU
Tiết 5. Âm nhạc ( GVBM)
Tiết 6. Thể dục ( GVBM)
Tiết 7. Tiếng Anh ( GVBM)
 Thứ tư ngày 3 tháng 3 năm 2021
Ngày soạn: 1/3/2021
Ngày giảng: 3/3/2021
 SÁNG
Tiết 1. Toán
LÀM QUEN VỚI CHỮ SỐ LA MÃ
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu làm quen với chữ số La Mã. 
- Nhận biết các số viết bằng chữ số La Mã từ I đến XII (để xem được đồng hồ); số XX, XXI (đọc viết tên thể kỉ XX, XXI). 
- Bài tập cần làm: 1, 2, 3(a), 4 
- HSNK: Làm được toàn bộ bài tập
- THTV: Rèn kĩ năng đọc hiểu, trả lời câu hỏi cho HS
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Mặt đồng hồ có ghi các chữ số La Mã.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- Đặt tính rồi tính
2156 : 7 1038 : 5
- Nhận xét, đánh giá
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Giới thiệu một số chữ số La Mã và một vài số La Mã thường gặp. 
- Giới thiệu mặt đồng hồ có các số viết bằng chữ số La Mã. 
- Gọi học sinh đứng tại chỗ cho biết đồng hồ chỉ mấy giờ.
- Giới thiệu từng chữ số thường dùng I, V, X như sách giáo khoa.
3. Giới thiệu cách đọc số La Mã từ I - XII. (5’)
- Giáo viên ghi bảng I (một) đến XII (mười hai)
- Hướng dẫn học sinh đọc và nhận biết các số. 
- Yêu cầu đọc và ghi nhớ. 
4. Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Ghi bảng lần lượt từng số La Mã, gọi HS đọc.
- Nhận xét, đánh giá:
I; III; V; VII; IX; XI; XXI
II; IV; VI; VIII; X; XII; XX
Bài 2:
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tập xem đồng hồ bằng chữ số La Mã.
- Gọi một số em nêu giờ sau khi đã xem.
- Nhận xét, đánh giá
- Đồng hồ A chỉ 6 giờ; 
- Đồng hồ B chỉ 12 giờ;
- Đồng hồ C chỉ 3 giờ;
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Y/c HS tự làm bài 
- Nhận xét, đánh giá.
a) II; IV; V; VI; VII; IX; XI
b) XI; IX; VII; VI; V; IV; II
Bài 4: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Y/c HS tự làm bài vào vở.
- HS thi viết các chữ số La Mã.
- Nhận xét, đánh giá
I; II; III; IV; V; VI; VII; VIII; IX; X; XI; XII
5. Củng cố - dặn dò 
- HS đọc giờ trên mặt đồng hồ ghi bằng chữ số La Mã.
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS tập viết số La Mã và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài 
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Quan sát
- Trả lời
- Quan sát và đọc theo giáo viên: I (đọc là một);
V (đọc là năm) ; VII (đọc là bảy); X (mười)
- Tương tự như trên học sinh nhận biết khi thêm I hay II hoặc III vào bên phải một số nào đó có nghĩa là giá trị số đó tăng thêm một, hai, ba đơn vị.
- Viết và đọc các số.
- Thực hiện yêu cầu
- Đọc
- Nhìn bảng đọc các số La Mã.
- Nhận xét 
- Nêu yêu cầu
- Cả lớp tập xem đồng hồ.
- Một số em chỉ và nêu giờ trên đồng hồ bằng chữ số La Mã 
- Nhận xét
- Đọc
- 2HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở
- Nhận xét
- Viết các số từ một đến mười hai bằng chữ số La Mã.
- Làm bài vào vở.
- Thi giữa 3 tổ
- Nhận xét
- Đọc
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 2. Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ NGHỆ THUẬT. DẤU PHẨY
I. MỤC TIÊU
- Nêu được một số từ ngữ về nghệ thuật (BT1).
- Biết đặt đúng dấu phẩy vào chổ thích hợp trong đoạn văn ngắn (BT2)
- HSNK: Đặt được 1câu có từ ngữ ở bài tập 1
- GDHS yêu thích học tiếng việt..
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bút dạ + 2 tờ phiếu to kẻ bảng nội dung ở bài tập 1. 
- Ba tờ giấy khổ to viết đoạn văn bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm:
+ Trời vào thu, mặt hồ trong vắt
+ Bé An học hành rất chăm chỉ
- Nhân hóa là gì? Đặt một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa.	
- Nhận xét, đánh giá
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 1
- Y/c HS thảo luận theo nhóm 
- Nhận xét, đánh giá
a) Chỉ những người hoạt động nghệ thuật
b) Chỉ các hoạt động nghệ thuật
c) Chỉ các môn nghệ thuật
Nhà văn, nhà thơ, diễn viên, nhà ảo thuật, họa sĩ, nhà soạn kịch, nhà quay phim, nhà nhiếp ảnh...
Sáng tác, viết văn, làm thơ, đóng phim, biểu diễn, soạn kịch, quay phim
 chụp ảnh...
Thơ ca, điện ảnh, kịch nói, chèo, tuồng, xiếc, hài, ca nhạc, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, văn học...
- HSNK đặt câu với một từ ở BT 1
- Khen những học sinh đặt câu hay.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2
- Y/c HS tự làm bài. 
- Nhận xét, đánh giá:
 Mỗi bản nhạc, mỗi bức tranh, mỗi câu chuyện, mỗi cuốn phim, đều là một tác phẩm nghệ thuật. Người tạo nên tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ, họa sĩ, nhà văn, nghệ 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_24_nam_hoc_2020_2021_to.doc