Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019 (Bản hay)

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019 (Bản hay)

I. MỤC TIÊU:

Biết điểm ở giữa hai điểm cho trước; trung điểm của một đoạn thẳng.

II. CHUẨN BỊ:

Máy chiếu.

III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:

*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố Số liền trước, số liền sau số có 4 chữ số

- 2 HS lên bảng tìm số liền trước, số liền sau của: 2000; 7899

- Nhận xét.

*Hoạt động 2: (4-6’): Giới thiệu điểm ở giữa

- GV vẽ hình: A, O, B là ba điểm thẳng hàng.

- GV kết luận : 0 là điểm ở giữa hai điểm A và B.

- GV nêu vài ví dụ.

*Hoạt động 3: (4-6’): Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng

- GV vẽ hình trong SGK.

- GV nhấn mạnh 2 điều kiện:

+ M là điểm ở giữa hai điểm A và B.

+ AM = MB.

- GV nêu vài ví dụ.

*Hoạt động 4: (16-18’): Luyện tập, thực hành

HS làm bài tập 1, 2 (SGK trang 98)

* Bài tập 1:

- HS nêu yêu cầu a, b (SGK).

- HS thảo luận nhóm đôi.

- Đại diện nhóm nêu kết quả.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng.

Củng cố điểm ở giữa hai điểm cho trước.

* Bài tập 2: Câu nào đúng, câu nào sai?

- Tổ chức trò chơi: Tiếp sức.

- GV nêu luật chơi.

- Các nhóm tham gia trò chơi.

- Nhận xét, giải thích cách làm, chốt kết quả đúng: câu đúng: a, e; câu sai: b, c, d.

Củng cố điểm ở giữa; trung điểm của đoạn thẳng.

*Hoạt động 5: (2-3’): Hoạt động nối tiếp

- GV nhận xét tiết học.

- Xem lại các bài tập.

 

doc 22 trang ducthuan 05/08/2022 1780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20: Thứ hai ngày 21 tháng 1 năm 2019
Đạo đức:
ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đẳng.
- Thiếu nhi thế giới đều là anh em, bạn bè, do đó cần phải đoàn kết giúp đỡ nhau.
- Tích cực tham gia các hoạt động giao lưu, biẻu lộ tình cảm đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
- Có thái độ tôn trọng thân ái, hữu nghị với các bạn TN các nước khác.
* GDBVMT: Biết hợp tác với bạn bè và người thân để bảo vệ môi trường gia đình, lớp học, địa phương.
II. CHUẨN BỊ:
Máy chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố KT và KN thực hiện tình Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế
- HS nêu 1 số biểu hiện thể hiện tình Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (5-7'): Giới thiệu những sáng tác hoặc tư liệu đã sưu tầm được về tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế
- HS trưng bày tranh ảnh và các tư liệu đã sưu tầm.
- Cả lớp xem và nghe các nhóm giới thiệu tư liệu đã sưu tầm.
- Nhận xét tuyên dương.
*Hoạt động 3: (13-15'): Viết thư bày tỏ tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế
- Viết thư theo nhóm (mỗi nhóm một lá thư)
- Trình bày thư của nhóm.
- Dán thư và gửi thư.
*Hoạt động 4: (6-8’): Bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị đối với thiếu nhi quốc tế
- Múa hát, kể chuyện, đọc thơ, tiểu phẩm ... về tình đoàn kết với TNQT.
- GV kết luận: Thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, ngôn ngữ sống đều là anh em một nhà.
* GDBVMT: Hợp tác với bạn bè và người thân để bảo vệ môi trường gia đình, lớp học, địa phương là góp phần làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp.
*Hoạt động 5: (1-2'): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Thực hành tốt theo những điều đã học.
Toán:
ĐIỂM Ở GIỮA. TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG
I. MỤC TIÊU:
Biết điểm ở giữa hai điểm cho trước; trung điểm của một đoạn thẳng.
II. CHUẨN BỊ:
Máy chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố Số liền trước, số liền sau số có 4 chữ số
- 2 HS lên bảng tìm số liền trước, số liền sau của: 2000; 7899
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (4-6’): Giới thiệu điểm ở giữa
- GV vẽ hình: A, O, B là ba điểm thẳng hàng.
- GV kết luận : 0 là điểm ở giữa hai điểm A và B.
- GV nêu vài ví dụ.
*Hoạt động 3: (4-6’): Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng
- GV vẽ hình trong SGK.
- GV nhấn mạnh 2 điều kiện:
+ M là điểm ở giữa hai điểm A và B.
+ AM = MB.
- GV nêu vài ví dụ.
*Hoạt động 4: (16-18’): Luyện tập, thực hành
HS làm bài tập 1, 2 (SGK trang 98)
* Bài tập 1:
- HS nêu yêu cầu a, b (SGK).
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm nêu kết quả.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
Củng cố điểm ở giữa hai điểm cho trước.
* Bài tập 2: Câu nào đúng, câu nào sai?
- Tổ chức trò chơi: Tiếp sức.
- GV nêu luật chơi.
- Các nhóm tham gia trò chơi.
- Nhận xét, giải thích cách làm, chốt kết quả đúng: câu đúng: a, e; câu sai: b, c, d.
Củng cố điểm ở giữa; trung điểm của đoạn thẳng.
*Hoạt động 5: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Xem lại các bài tập.
Tập đọc - Kể chuyện:
Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU (2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
A. Tập đọc:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài, đúng các từ ngữ: trìu mến, yên lặng, lên tiếng.
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật (người chỉ huy, các chiến sĩ nhỏ tuổi).
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: Trung đoàn trưởng, lán Tây, Việt gian, thống thiết, vệ quốc quân, bảo tồn.
- Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi tinh thần yêu nước không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
3. Các KNSCB được giáo dục trong bài: Đảm nhận trách nhiệm; Tư duy sáng tạo: bình luận, nhận xét; Lắng nghe tích cực.
B. Kể chuyện:
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý.
- Giáo dục KNSCB: Thể hiện sự tự tin; Giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
Máy chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
TẬP ĐỌC
(1,5 tiết)
*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố đọc hiểu bài Báo cáo kết quả tháng thi đua ...
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (18-20'): Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Luyện đọc câu - luyện đọc từ khó phát âm.
- Luyện đọc đoạn trước lớp: HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài (1 lượt).
- Luyện đọc đoạn trong nhóm.
- Đọc đồng thanh cả bài.
*Hoạt động 3: (10-12'): Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi 1 SGK, giải nghĩa từ: Trung đoàn trưởng, lán.
- HS đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi 2, 3, 4 SGK, giải nghĩa từ: Tây, Việt gian.
- HS đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi: Thái độ của trung đoàn trưởng thế nào khi nghe lời van xin của các bạn? giải nghĩa từ: Thống thiết.
- HS đọc thầm đoạn 4, trả lời câu hỏi 5 SGK, giải nghĩa từ: Vệ quốc quân, bảo tồn.
* GV chốt lại:
1. Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để thông báo ý kiến của trung đoàn: cho các chiến sĩ nhỏ trở về sống với gia đình, vì cuộc sống ở chiến khu thời gian tới còn gian khổ, thiếu thốn nhiều hơn, các em khó lòng
chịu nổi.
2. Vì các chiến sĩ nhỏ rất xúc động, bất ngờ khi nghĩ rằng mình phải rời xa chiến khu, xa chỉ huy, phải trở về nhà, không được tham gia chiến đấu.
3. Các bạn sẵn sàng chịu đựng gian khổ, sẵn sàng chịu ăn đói, sống chết với chiến khu, không muốn bỏ chiến khu về ở chung với tụi Tây, tụi Việt gian.
4. Mừng rất ngây thơ, chân thật xin trung đoàn cho các em ăn ít đi, miễn là đừng bắt các em phải trở về.
5. Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối.
- HS nêu ý nghĩa của bài.
- GV chốt lại: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây.
*Hoạt động 4: (13-15’): Luyện đọc lại
- GV đọc diễn cảm đoạn 2.
- HD HS đọc đúng đoạn văn.
- HS thi đọc đoạn văn.
- 2 HS đọc cả bài.
KỂ CHUYỆN
(0,5 tiết)
*Hoạt động 1: (1-2'): GV nêu nhiệm vụ
Dựa vào các câu hỏi gợi ý, HS kể lại được câu chuyện - Kể tự nhiên; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
*Hoạt động 2: (16-18'): HS kể chuyện
- HS đọc các câu hỏi gợi ý.
- 1 HS kể mẫu đoạn 2 của câu chuyện.
- 4 HS đại diện 4 nhóm tiếp nối nhau thi kể 4 đoạn của câu chuyện.
- 1 số em kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp nhận xét bình chọn người kể chuyện hay nhất.
*Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Về tập kể lại câu chuyện.
Luyện tiếng việt: (Tuần: 20)
CHỦ ĐIỂM BẢO VỆ TỔ QUỐC (T1)
I. MỤC TIÊU:
- Biết điền vào chỗ trống l hoặc n.
- Điền đúng iết hoặc iếc chỗ trống.
- Tìm các từ chứa tiến có l hoặc n nghĩa như sau.
- Điền được từ ngữ thích hợp vào câu hỏi khi nào?
II. CHUẨN BỊ:
Vở ôn Luyện.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố từ chỉ đặc điểm
- HS làm lại BT2 (tiết LTVC tuần 14).
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (6-8’): Mở rộng vốn từ về các dân tộc
* Bài tập 1: - Biết điền vào chỗ trống l hoặc n.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm nêu bài làm.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng: Lanh chanh, răng nanh,nung nấu....
- HS viết vào vở BT.
*Hoạt động 3: (6-8’): Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống
* Bài tập 2: Điền đúng iết hoặc iếc chỗ trống:
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
- 1 HS lên bảng làm.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
Dưa chuột, con diệc, tiệc tùng, cá diếc, da diết...
- 3 - 4 HS đọc lại các câu văn đã hoàn chỉnh.
*Hoạt động 4: (6-8’): Tìm các từ có tiếng l hoặc n nghĩa như sau. 
* Bài tập 3: 
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
- 1 HS lên bảng làm.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng: Bàn là, quả na, nam.
*Hoạt động 5: (6-8’): Điền từ ngữ thích hợp vào câu hỏi khi nào?
* Bài tập 4: Viết những từ ngữ thích hợp vào mỗi chỗ trống:
- HS làm bài cá nhân vào vở BT.
- HS đọc bài làm - Cả lớp và GV nhận xét, chốt các câu đúng.
- 4 - 5 HS nhìn bảng đọc lại kết quả. 
Anh tôi nhập ngũ khi nào? 
Các chú bộ đội đi tuần tra khi nào?
Khi nào bà tôi ra vườn?
*Hoạt động 6: (1-2’): Hoạt động nối tiếp
Thứ ba ngày 22 tháng 1 năm 2019
Toán:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Biết khái niệm và xác định được trung điểm của một đoạn thẳng cho trước.
II. CHUẨN BỊ:
- Phiếu BT1b.
- Mỗi HS chuẩn bị trước một tờ giấy hình chữ nhật để làm BT2.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng
- 1 HS lên bảng nêu điều kiện của điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng. Lấy ví dụ cụ thể.
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (26-28’): Luyện tập, thực hành
HS làm bài tập 1, 2 (SGK trang 99)
* Bài tập 1: Xác định trung điểm của đoạn thẳng (theo mẫu):
a) - GV hướng dẫn mẫu, rút ra cách xác định trung điểm của đoạn thẳng theo 4 bước như trong phần bài học.
- Nêu nhận xét: Độ dài đoạn thẳng AM = 1/2 độ dài doạn thẳng AB. Viết là: AM = 1/2 AB.
- 1 - 2 HS nêu lại cách xác định trung điểm của đoạn thẳng AB.
b) - HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV phát phiếu, HS nêu lại yêu cầu, sau đó tự làm bài.
- HS đổi chéo phiếu kiểm tra bài làm.
- Chữa bài trên bảng lớp, nêu lại cách làm.
- GV chốt về cách xác định trung điểm của đoạn thẳng CD.
Củng cố cách xác định trung điểm của một đoạn thẳng.
*Hoạt động 3: Thực hành gấp tờ giấy hình chữ nhật ABCD (theo hình vẽ) ...
- HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- HS làm bài theo nhóm đôi.
- HS kiểm tra chéo bài làm của nhóm khác.
- Nhận xét - bổ sung.
Tiếp tục củng cố cách tìm trung điểm của một đoạn thẳng.
*Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- HS nêu lại khái niệm trung điểm của đoạn thẳng.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS xem lại các bài tập.
Chính tả:
Nghe - viết: Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập điền vần uôt / uôc.
II. CHUẨN BỊ:
Bảng phụ viết 2 lần bài tập 2.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố cách viết các từ có vần iêc / iêt
- HS viết bảng các từ: xanh biếc, chiết cành, xem xiếc, tiết kiệm.
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (18-20'): Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc bài, 1 HS đọc lại.
- HS tìm hiểu nội dung bài viết: Lời bài hát trong đoạn văn viết nói lên điều gì?
- GV chốt lại: Tinh thần quyết tâm chiến đấu không sợ hi sinh, gian khổ của các chiến sĩ Vệ quốc quân.
- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả - cách trình bày: Lời bài hát trong đoạn văn viết
như thế nào?
- HS tìm những chữ dễ viết sai viết vào giấy nháp: bay lượn, rực rỡ.
b. GV đọc cho HS viết bài.
c. Chấm, chữa bài:
- GV đọc cho HS soát bài
- HS đổi chéo vở soát lỗi cho bạn.
- GV chấm 5 - 7 bài, chữa lỗi và nhận xét.
*Hoạt động 3: (7-9’): Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
* Bài tập 2: Điền uôt hoặc uôt vào chỗ trống?
- GV treo bảng phụ viết nội dung bài tập.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Tiếp sức.
- GV nêu luật chơi.
- HS chơi trò chơi theo 2 nhóm.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng, công bố nhóm thắng cuộc.
Đáp án đúng: thuốc; ruột; đuốc; ruột.
*Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Xem lại các bài tập.
Tự nhiên và Xã hội:
ÔN TẬP: XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU:
- Kể tên một số kiến thức đã học về xã hội.
- Biết kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh.
II. CHUẨN BỊ:
Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố về Vệ sinh môi trường
- 1 HS nêu vai trò của nước sạch đối với sức khỏe?
- 1 HS giải thích tại sao cần phải xử lí nước thải.
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (28-30’): Ôn tập
- HS trình bày trên tờ giấy A0 những tranh vẽ về chủ đề Xã hội (có ghi chú thích nội dung tranh): hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục, ...
- Các nhóm thảo luận, mô tả nội dung và ý nghĩa bức tranh quê hương.
- Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung và đặt câu hỏi để nhóm trình bày trả lời.
- GV khen ngợi những cá nhân, những nhóm có sản phẩm đẹp, có ý nghĩa.
*Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS xem lại bài học và chuẩn bị bài sau.
Luyện Toán:
ÔN TẬP TUẦN 20 (2t): 
I. MỤC TIÊU:
- Làm quen với đọc, viết số có 4 chữ số.
- Biết đầu biết đọc, biết viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng.
- Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong nhóm các số có bốn chữ số (trường hợp đơn giản).
II. CHUẨN BỊ:
Vở ô ly.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố Các số có bốn chữ số
- Làm lại BT 3 (SGK trang 98).
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành
Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2, 3, 4 (BTTNC trang 10-11)
* Bài tập 1: Viết tên các điểm vào chỗ chấm (GV vẽ hình lên bảng):
a) Trong hình bên có:
- Ba điểm ..., ..., ... thẳng hàng.
- Ba điểm ..., ..., ... thẳng hàng.
- Ba điểm ..., ..., ... thẳng hàng.
- Ba điểm ..., ..., ... thẳng hàng.
b) - M là điểm ở giữa hai điểm ... và ...
- O là điểm ở giữa hai điểm ... và ... (hoặc ở giữa hai điểm ... và ...).
- N là điểm ở giữa hai điểm ... và ...
- HS làm việc cá nhân vào vở ô li.
- 4 HS nêu kết quả.
- Nhận xét, chốt đáp án đúng: a) A, M, B; M, O, N; D, N, C; D, O, B.
b) - M là điểm ở giữa hai điểm A và B.
- O là điểm ở giữa hai điểm M và N (hoặc ở giữa hai điểm D và B).
- N là điểm ở giữa hai điểm D và C.
Củng cố điểm ở giữa của hai điểm.
* Bài tập 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S: (GV vẽ hình lên bảng):
- M là trung điểm của đoạn thẳng CD. c
- O là trung điểm của đoạn thẳng AB. c
- H là trung điểm của đoạn thẳng EG. c
- O là điểm ở giữa hai điểm A và B. c
- H là điểm ở giữa hai điểm E và G. c
- M là điểm ở giữa hai điểm C và D. c
- Tổ chức trò chơi: Tiếp sức.
- 3 nhóm tham gia trò chơi.
- HS giải thích lí do ghi Đ, S.
- Nhận xét, chốt đáp án đúng: S, Đ, S, Đ, Đ, S.
- Công bố nhóm thắng cuộc.
Củng cố điểm ở giữa và trung điểm của đoạn thẳng.
* Bài tập 3: Viết tiếp chữ thích hợp vào chỗ chấm: (GV vẽ hình lên bảng):
a) - Trung điểm của đoạn thẳng AB là điểm ...
- M là ....................... của đoạn thẳng CD.
- N là ....................... của đoạn thẳng EG.
- I là trung điểm của đoạn thẳng ...
b) Trong các đoạn thẳng AB, CD, EG và HK:
- Đoạn thẳng có độ dài lớn nhất là ...
- Hai đoạn thẳng có độ dài bằng nhau là ..., ...
- HS làm bài cá nhân.
- GV chấm nhanh 1 số bài.
- Nhận xét, chữa bài, chốt đáp án đúng.
Củng cố trung điểm của đoạn thẳng.
* Bài tập 4: Vẽ tiếp một nửa hình còn lại:
- HS làm bài cá nhân.
- Đổi chéo vở kiểm tra kết quả vẽ.
- HS nhận xét, nêu tên hình vẽ được.
- GV chốt đáp án đúng: Cái bình cắm hoa.
Củng cố kĩ năng vẽ hình.
*Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS xem lại các bài tập.
Rút kinh nghiêm
 ..... ... ..... ...
Thứ ba ngày 17 tháng 1 năm 2016
Luyện tiếng việt: 
CHỦ ĐIỂM BẢO VỆ TỔ QUỐC 
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được hiện tượng nhân hóa, các cách nhân hóa.
- Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?; tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Khi nào?; trả lời được câu hỏi Khi nào?
II. CHUẨN BỊ:
Vở ôn tập và kiểm tra
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (18-20'): Củng cố về nhân hóa
* Bài tập 5: Viết tiếp để có hình ảnh nhân hóa.
- 1-3 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- HS trả lời.
 * GV chốt kết quả đúng: 
 a) Bác mặt trời cười rất tươi.
 b) Chị chổi rơm rất chăm chỉ.
 c) Anh chích chòe hát rất hay.
* Bài tập 2: Chép những dòng thơ nói về sự vật có hoạt động như hoạt động của con người vào chỗ trống:
Em nằm trên chiếc võng
Êm như tay bố nâng	..............................................................................
Đung đưa chiếc võng kể ..........................................................................
Chuyện đêm bố vượt rừng.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm nêu kết quả thảo luận.
- Nhận xét, chốt đáp án đúng: Đung đưa chiếc võng kể / Chuyện đêm bố vượt rừng.
*Hoạt động 2: (14-16’): Ôn cách đặt câu hỏi Khi nào?
* Bài tập 3: Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Khi nào?
a) Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, quân ta đã thắng lớn ở Điện Biên Phủ.
b) Đêm hôm ấy, chị Bưởi phải vượt sông Kinh Thầy để chuyển công văn từ xã lên huyện.
c) Năm mười bốn tuổi, Hòa xin mẹ cho được đi đánh giặc.
- HS làm bài cá nhân.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, bổ sung, chốt đáp án đúng:
a. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp
b. Đêm hôm ấy
c. Năm mười bốn tuổi
* Bài tập 4: Trả lời câu hỏi Khi nào?, Bao giờ?, Lúc nào? và viết câu trả lời vào chỗ trống:
a) Khi nào lớp em tổ chức kết nạp đội viên mới?
b) Em biết đọc bao giờ?
c) Lúc nào em giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa?
- Cả lớp làm bài tập vào vở ô li.
- HS nêu bài làm.
- Nhận xét, bổ sung, chốt đáp án đúng:
a. Ngày mồng 3 tháng 2 tới
b. Em biết đọc từ hồi học lớp 1
c. Em giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa vào lục đi học về
*Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Xem lại các bài tập.
Thứ tư ngày 18 tháng 1 năm 2016
Toán:
SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000
I. MỤC TIÊU:
- Biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10 000.
- Biết so sánh các đại lượng cùng loại.
II. CHUẨN BỊ:
Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố trung điểm của đoạn thẳng
- HS xác định trung điểm của đoạn thẳng GV vẽ trên bảng.
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (8-10'): Hướng dẫn HS nhận biết dấu hiệu và cách so sánh hai số trong phạm vi 10 000
a.So sánh 2 số có số chữ số khác nhau:
- GV đưa ra các số, HS so sánh điền dấu , =
- Hướng dẫn HS so sánh 9999 và 10 000.
b. So sánh các số có số chữ số bằng nhau:
- GV đưa ra các số, HS so sánh điền dấu , =
- HS nêu quy tắc so sánh hai số:
- Nếu hai số có cùng số chữ số thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng, kể từ trái sang phải.
- Nếu hai số có cùng số chữ số và từng cặp chữ số ở cùng một hàng đều giống nhau thì hai số đó bằng nhau.
*Hoạt động 3: (18-20'): Luyện tập, thực hành
HS làm bài tập 1a, 2 (SGK trang 100)
* Bài tập 1a: >, <, =
- HS đọc yêu cầu BT 1.
- HS làm việc cá nhân.
- 4 HS lần lượt lên bảng làm bài.
- Nhận xét, giải thích cách làm, chốt kết quả đúng: a) >, , < .
b) , >, =.
Củng cố so sánh các số trong phạm vi 10 000.
* Bài tập 2: >, <, =
- HS đọc yêu cầu BT 2.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện 1 nhóm lên bảng điền kết quả.
- Các nhóm nhận xét, giải thích cách làm.
- GV chốt kết quả đúng: a) >, =, 
Củng cố so sánh các đại lượng cùng loại.
* Bài tập 3: Tìm số lớn nhất, số bé nhất trong các số cho trước:
- HS tự làm bài.
- HS đứng tại chỗ nêu kết quả, giải thích cách làm
- Nhận xét, chốt đáp án đúng: a) 4753; b) 6019.
Tiếp tục củng cố so sánh các số trong phạm vi 10 000.
*Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
Tập đọc:
CHÚ Ở BÊN BÁC HỒ
I. MỤC TIÊU:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ ngữ: Đảo nổi, đỏ hoe.
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc mỗi dòng thơ, khổ thơ.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu được các từ ngữ trong bài: Trường Sơn, Trường Sa, Kon Tum, Đắk Lắk
- Hiểu được nội dung bài thơ: Bài thơ nói lên tình cảm thương nhớ và lòng
biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc
(trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Học thuộc lòng bài thơ.
3. Các KNSCB được giáo dục trong bài: Thể hiện sự cảm thông; Kiềm chế cảm xúc; Lắng nghe tích cực.
II. CHUẨN BỊ:
Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố đọc hiểu bài Ở lại với chiến khu
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (10-12’): Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm bài thơ.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
- HS luyện đọc từng dòng - luyện đọc từ HS dễ đọc sai.
- Luyện đọc khổ thơ - giải nghĩa từ: Trường Sơn, Trường Sa, Kon Tum, Đắk Lắk.
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- ĐT cả bài.
*Hoạt động 3: (8-10'): Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm từng khổ thơ - cả bài, trả lời câu hỏi SGK.
- GV chốt lại:
1. Sao lâu quá là lâu; Chú bây giờ ở đâu?, Chú ở đâu, ở đâu?
2. Mẹ thương chú, khóc đỏ hoe đôi mắt. Ba nhớ chú ngước lên bàn thờ, không muốn nói với con rằng chú đã hi sinh, không thể trở về. Ba giải thích với bé Nga: Chú ở bên Bác Hồ.
3. Bác Hồ không còn nữa. Chú đã hi sinh và được ở bên Bác. ...
4. Vì những chiến sĩ đó đã hiến dâng cả cuộc đời cho hạnh phúc và sự bình yên của nhân dân, cho độc lập tự do của Tổ quốc. Người thân của họ và nhân dân không bao giờ quên ơn họ...
- HS nêu ý chính của bài thơ.
- GVchốt lại: Bài thơ nói lên tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc.
*Hoạt động 4: (10-12’): Học thuộc lòng bài thơ
- GV đọc lại bài thơ.
- 1.2 HS đọc lại.
- HS học thuộc bài thơ.
- Thi đọc thuộc bài thơ.
*Hoạt động 5: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Về học thuộc bài thơ.
Tự nhiên và Xã hội:
THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU:
- Biết được cây đều có rễ, thân, lá, hoa, quả.
- Nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật.
- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được thân, rễ, lá, hoa, quả của
một số cây.
* Các KNSCB được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, so sánh tìm đặc điểm giống và khác nhau của các loại cây.
- Kĩ năng hợp tác: Làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
II. CHUẨN BỊ:
Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (18-20’): Quan sát theo nhóm ngoài thiên nhiên
* Mục tiêu:
- Nêu được những điểm giống và khác nhau của cây cối xung quanh.
- Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn
- GV chia lớp thành 4 nhóm, phân khu vực quan sát cho từng nhóm, hướng dẫn HS cách quan sát cây cối ở khu vực các em được phân công.
- HS nhắc lại nhiệm vụ quan sát.
Bước 2: Làm việc theo nhóm ngoài thiên nhiên
Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo trình tự:
- Chỉ vào từng cây và nói tên các cây có ở khu vực nhóm được phân công.
- Chỉ và nói tên từng bộ phận của mỗi cây.
- Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng và kích thước
của những cây đó.
Bước 3: Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu cả lớp tập hợp để nghe đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình.
- GV giúp HS rút kết luận như trang 77 SGK.
* Kết luận: Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa và quả.
*Hoạt động 2: (13-15’): Làm việc cá nhân
* Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu một số cây.
* Cách tiến hành:
Bước 1:
- HS vẽ vào giấy A4 1 số cây mà các em quan sát được.
- Tô màu, ghi chú tên cây và các bộ phận của cây trên hình vẽ.
Bước 2: Trình bày
- Từng các nhân dán bài của mình trước lớp.
- 1 số HS giới thiệu về bức tranh của mình.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá các bức tranh vẽ của lớp.
*Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS xem lại nội dung bài học và chuẩn bị bài sau.
Luyện tiếng việt: 
CHỦ ĐIỂM BẢO VỆ TỔ QUỐC (2t)
I. MỤC TIÊU:
- Biết điền vào chỗ trống l hoặc n.
- Điền đúng iết hoặc iếc chỗ trống.
- Tìm các từ chứa tiến có l hoặc n nghĩa như sau.
- Điền được từ ngữ thích hợp vào câu hỏi khi nào?
II. CHUẨN BỊ:
Vở ôn tập và kiểm tra.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố từ chỉ đặc điểm
- HS làm lại BT2.
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (6-8’): Mở rộng vốn từ về các dân tộc
* Bài tập 1: - Biết điền vào chỗ trống l hoặc n.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm nêu bài làm.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng: Lanh chanh, răng nanh,nung nấu....
- HS viết vào vở BT.
*Hoạt động 3: (6-8’): Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống
* Bài tập 2: Điền đúng iết hoặc iếc chỗ trống:
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
- 1 HS lên bảng làm.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
Dưa chuột, con diệc, tiệc tùng, cá diếc, da diết...
- 3 - 4 HS đọc lại các câu văn đã hoàn chỉnh.
*Hoạt động 4: (6-8’): Tìm các từ có tiếng l hoặc n nghĩa như sau. 
* Bài tập 3: 
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
- 1 HS lên bảng làm.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng: Bàn là, quả na, nam.
*Hoạt động 5: (6-8’): Điền từ ngữ thích hợp vào câu hỏi khi nào?
* Bài tập 4: Viết những từ ngữ thích hợp vào mỗi chỗ trống:
- HS làm bài cá nhân vào vở BT.
- HS đọc bài làm - Cả lớp và GV nhận xét, chốt các câu đúng.
- 4 - 5 HS nhìn bảng đọc lại kết quả. 
*Hoạt động 6: (1-2’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
Luyện Toán:
ÔN TẬP TUẦN 20: 
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố điểm ở giữa hai điểm cho trước.
- Củng cố trung điểm của một đoạn thẳng.
II. CHUẨN BỊ:
Vở bài tập.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố trung điểm của đoạn thẳng
- 2 HS nêu lại cách nhận biết trung điểm của một đoạn thẳng.
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành
HDHS làm bài tập 1, 2, 3, 4 (BTTNC trang 12-13)
* Bài tập 1: Xác định trung điểm M, N, P, Q:
- HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm nêu kết quả, giải thích cách làm.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng: AM= MB; NB= NC; DP = PC; DQ = AQ
Củng cố trung điểm của đoạn thẳng.
* Bài tập 2: Vẽ đoạn thẳng AB = 4cm; MN = 6cm. Xác định trung điểm của mỗi đoạn thẳng rồi ghi tên trung điểm của đoạn thẳng đó:
- HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Cả lớp làm vào vở ô li.
- HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả bài làm.
- Nhận xét, bổ sung, chốt kết quả đúng.
Củng cố cách xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước.
* Bài tập 3: Thực hành gấp tờ giấy hình chữ nhật ABCD ...
- HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- HS làm việc nhóm 4 em.
- Các nhóm kiểm tra chéo kết quả bài làm.
- Nhận xét, bổ sung, chốt đáp án đúng.
Tiếp tục củng cố cách xác định trung điểm các đoạn thẳng cho trước.
* Bài tập 4: Xác định trung điểm M, N, P, Q của mỗi cạnh hình vuông ABCD, dùng thước nối trung điểm hai cạnh liên tiếp của hình vuông ABCD sẽ được hình vuông MNPQ:
- HS đọc BT 4.
- HS làm việc cá nhân.
- HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả bài làm.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
Tiếp tục củng cố trung điểm của đoạn thẳng.
*Hoạt động 3: (1-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Xem lại các bài tập.
Rút kinh nghiêm
 ..... ... ..... ...
Thứ năm ngày 19 tháng 1 năm 2016
Toán:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Biết so sánh các số trong phạm vi 10 000; viết bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
- Nhận biết được thứ tự các số tròn trăm (nghìn) trên tia số và cách xác định trung điểm của đoạn thẳng.
II. CHUẨN BỊ:
 Vở BT
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố so sánh các số trong phạm vi 10 000
- 2 HS lên bảng so sánh, cả lớp làm vào vở nháp:
1kg .... 999g 	59 phút ... 1 giờ
800cm ... 8m 	690m ... 1km
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành
HS làm bài tập 1, 2, 3, 4a (SGK trang 101)
* Bài tập 1: Điền dấu , = vào chỗ chấm:
- HS làm việc cá nhân, 2 HS lên bảng làm bài.
- 2 HS nêu kết quả bài làm của mình.
- Nhận xét, giải thích cách làm.
- GV chốt kết quả đúng: a) >, >, ; b) =, 
Củng cố về so sánh các số trong phạm vi 10 000.
* Bài tập 2: Viết các số theo yêu cầu a, b trong SGK:
- Tổ chức trò chơi Ai nhanh: 2 HS lên bảng thi làm nhanh và đúng.
- Cả lớp nhận xét, nêu lại cách viết.
- GV chốt đáp án đúng: a) 4082; 4208; 4280; 4802; b) 4802, 4280, 4208, 4082.
Củng cố thứ tự các số có bốn chữ số.
* Bài tập 3: Viết các số theo yêu cầu a, b, c, d trong SGK:
- Cả lớp làm vào vở ô li, 4 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, nêu lại cách làm.
- GV chốt kết quả đúng: a) 100; b) 1000; c) 999; d) 9999.
Củng cố số lớn nhất, số bé nhất có ba (bốn) chữ số.
* Bài tập 4a: Trung điểm của đoạn thẳng AB ứng với số nào?
- HS tự làm bài - HS nêu miệng kết quả bài làm.
- HS nhận xét, GV chốt kết quả đúng: a) 300; b) 2000.
Củng cố về cách xác định trung điểm của đoạn thẳng.
*Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Xem lại các bài tập.
Luyện từ và câu:
TỪ NGỮ VỀ TỔ QUỐC. DẤU PHẨY
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được nghĩa một số từ ngữ về Tổ quốc để xếp đúng các nhóm.
- Bước đầu biết kể về một vị anh hùng.
- Đặt thêm được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn.
II. CHUẨN BỊ:
Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố về nhân hóa
- 2 HS nêu bài làm bài tập 1 (Tiết LTVC tuần 19).
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (8-10’): Xếp các từ ngữ vào nhóm thích hợp
* Bài tập 1: Xếp các từ đất nước, dựng xây, nước nhà, giữ gìn, non sông, gìn giữ, kiến thiết, giang sơn vào nhóm thích hợp:
- GV dán lên bảng 3 tờ phiếu.
- Tổ chức trò chơi: Tiếp sức.
- GV nêu luật chơi.
- Các nhóm tham gia trò chơi.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Những từ cùng nghĩa với Tổ quốc: đất nước, nước nhà, non sông, giang sơn.
Những từ cùng nghĩa với bảo vệ: giữ gìn, gìn giữ.
Những từ cùng nghĩa với xây dựng: dựng xây, kiến thiết.
*Hoạt động 3: (10-12’): Kể về một vị anh hùng
* Bài tập 2: Hãy tóm tắt những điều em biết về một vị anh hùng ... :
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm việc cá nhân.
- 1 số HS đọc bài làm trước lớp.
- Cả lớp nhận xét - bổ sung.
*Hoạt động 4: (7-9’): Ôn luyện về dấu phẩy
* Bài tập 3: Đặt thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu in nghiêng:
- HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- HS làm vào vở bài tập.
- HS nêu kết quả bài làm.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung, chốt kết quả đúng.
*Hoạt động 5: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Xem lại các bài tập.
Chính tả:
Nghe - viết: TRÊN ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập điền x/s. Đặt câu đúng với các từ ghi tiếng có âm đầu s/x.
II. CHUẨN BỊ:
Bảng lớp viết 2 lần bài tập 1a.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố cách viết âm đầu s / x
- HS viết bảng các từ: sấm sét, xe sợi.
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (16-18’): Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc bài.
- 1HS đọc lại.
- HS tìm hiểu nội dung bài viết: Đoạn văn nói lên điều gì?
- GV chốt lại: Đoạn văn nói lên nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc.
- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả - cách trình bày.
- HS tìm những chữ dễ viết sai viết vào giấy nháp (trơn, lúp xúp).
b. GV đọc cho HS viết bài.
c. Chấm, chữa bài
- GV đọc cho HS soát bài.
- HS đổi chéo vở soát lỗi cho bạn.
- GV chấm 5 - 7 bài, chữa lỗi và nhận xét.
*Hoạt động 3: (10-12’): Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
* Bài tập 1a: Điền vào chỗ trống s hoặc x:
- Tổ chức trò chơi Ai nhanh.
- 2 HS lên bảng thi làm nhanh và đúng.
- GV chốt lại l

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_20_nam_hoc_2018_2019_ban.doc