Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2021-2022
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: giặc ngoại xâm, đô hộ, Luy Lâu, trẩy quân, giáp phục, phấn khích.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (dân lành, ruộng nương, săn thú lạ, thuồng luồng, xâm lược, Mê Linh, non sông, Luy Lâu, giáo lao, cung nỏ, lần lượt, lịch sử,.). Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, bước đầu biết đọc phù hợp với diễn biến của truyện.
- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.
Hình thành phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
*GDKNS:
- Đặt mục tiêu.
- Đảm nhận trách nhiệm.
- Kiên định.
- Giải quyết vấn đề.
- Lắng nghe tích cực.
- Tư duy sáng tạo.
*Tích hợp QPAN: Nêu gương những người Mẹ Việt Nam đã anh dũng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Tranh ảnh minh họa truyện trong sách giáo khoa. Bảng phụ viết sẵn đoạn 3 để hướng dẫn luyện đọc.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
TUẦN 19 Thứ hai ngày 27 tháng 12 năm 2021 HOẠT ĐỘNG NGÒAI GIỜ LÊN LỚP TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG TIẾNG ANH TIẾNG ANH (GV CHUYÊN BIỆT DẠY) TOÁN TIẾT 90: CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nhận biết các số có bốn chữ số (các chữ số đều khác 0). - Bước đầu biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra gía trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng. - Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong nhóm các số có bốn chữ số (trường hợp đơn giản). * Điều chỉnh: Bài tập 3 không yêu cầu viết số chỉ yêu cầu trả lời. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, viết các số có bốn chữ số. Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy – lập luận logic. *Bài tập cần làm: Làm bài tập 1, 2, 3 (a, b). II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng: - Giáo viên: Có hộp đồ dùng học toán, phiếu học tập. - Học sinh: Sách giáo khoa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (2 phút) - Trò chơi: Kết bạn: - Quản trò tổ chức + Lớp hát: Kết bạn là đoàn kết, kết bạn là sức mạnh, chúng ta cùng nhau kết bạn. + Lớp hỏi: kết mấy, kết mấy? + Quản trò kết 2 + 7 : 3 Hoặc kết 35 - 15 : 5 ( ) - Tổng kết – Kết nối bài học. - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. - Học sinh tham gia chơi. - Lắng nghe. - Mở vở ghi bài. 2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút): * Mục tiêu: - Nhận biết các số có bốn chữ số (các chữ số đều khác 0). - Bước đầu biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra gía trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng. - Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong nhóm các số có bốn chữ số (trường hợp đơn giản). * Cách tiến hành: - Học sinh quan sát và cùng chia sẻ: + Lấy lần lượt từng tấm bìa như trong sách giáo khoa. + Mỗi tấm bìa có bao nhiêu ô vuông? + Nhóm thứ nhất có bao nhiêu tấm bìa? +Vậy nhóm thứ nhất có bao nhiêu ô vuông? + Nhóm thứ hai có bốn tấm bìa vậy nhóm thứ hai có bao nhiêu ô vuông? - Giới thiệu nối tiếp cho đến hết. + Coi 1 là đơn vị có 3 đơn vị ta viết 3 ở hàng đơn vị. + Coi 10 là hàng chục có 2 chục ta viết như thế nào? + Lần lượt giới thiệu cho đến hết - Nêu và hướng dẫn nêu vị trí của các số. - Quan sát và thực hiện lấy các tấm bìa theo yêu cầu giáo viên. - Mỗi tấm bìa có 100 ô vuông. - Nhóm thứ nhất có 10 tấm bìa. - Nhóm thứ nhất có 1000 ô vuông. - Nhóm thứ hai có 400 ô vuông. - Ta viết 2 ở hàng chục. + Tự nhận ra các vị trí của các số như giáo viên đã hướng dẫn. - Đọc chỉ vị trí của các số: “Một nghìn bốn trăm hai mươi”, nêu vị trí các số ở từng hàng. 3. HĐ thực hành (15 phút): * Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra gía trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng. - Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong nhóm các số có bốn chữ số (trường hợp đơn giản). * Cách tiến hành: Bài 1: (Cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp) - Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập. - Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài cá nhân. Bài 2: (Cặp đôi - Lớp) - Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu. - Yêu cầu lớp làm vào phiếu học tập (Nhóm 2). - Học sinh chia sẻ cách làm. - Lưu ý học sinh M1+ M2: đọc, viết các số có bốn chữ số có chứa chữ số 5. *Giáo viên củng cố cách đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra gía trị của các chữ số. Bài 3 (a, b): (Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng) - Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng” để hoàn thành bài tập. - Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh. Bài 3c: (BT chờ - Dành cho đối tượng yêu thích học toán) - Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em. - 2 học sinh nêu yêu cầu bài tập. - Học sinh làm vào phiếu học tập (cá nhân). - Học sinh trao đổi cặp đôi. - Chia sẻ kết quả trước lớp: a) +Viết số: 4231. + Đọc số: Bốn nghìn hai trăm ba mươi mốt. b) +Viết số: 3442. + Đọc số: Ba nghìn bốn trăm bốn mươi hai. - 1 học sinh đọc bài. - Học sinh thực hiện theo yêu cầu (phiếu). - Đại diện học sinh chia sẻ kết quả trước lớp. + Viết số: 8563. + Đọc số: Tám nghìn năm trăm sáu mươi ba. + Viết số: 5947. + Đọc số: Năm nghìn chín trăm bốn mươi bảy. - Học sinh tham gia chơi: a) 1984 -> 1985 -> 1986 -> 1987 -> 1988 -> 1989 b) 2681 -> 2682 -> 2683 -> 2684 -> 2685 -> 2686 - Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành. c) 9512 -> 9513 -> 9514 - > 9515 -> 9516 -> 9517 4. HĐ ứng dụng (2 phút) 5. HĐ sáng tạo (1 phút) - Về xem lại bài đã làm trên lớp. Trò chơi “Nối nhanh, nối đúng”: Nối ở cột A voiws cột B cho thích hợp: A B 4672 Một nghìn hai trăm năm mươi sáu 3894 Bốn nghìn sáu trăm bảy mươi hai 1256 Ba nghìn tám trăm chín mươi tư - Suy nghĩ và thử làm bài tập sau: a) Viết 5 số liền trước của: 1898. b) Viết 5 sô liền sau của 3272. TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT) TIẾT 56 +57 HAI BÀ TRƯNG I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Hiểu nghĩa của các từ trong bài: giặc ngoại xâm, đô hộ, Luy Lâu, trẩy quân, giáp phục, phấn khích. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa). - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. - Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (dân lành, ruộng nương, săn thú lạ, thuồng luồng, xâm lược, Mê Linh, non sông, Luy Lâu, giáo lao, cung nỏ, lần lượt, lịch sử,...). Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, bước đầu biết đọc phù hợp với diễn biến của truyện. - Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe. Hình thành phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. *GDKNS: - Đặt mục tiêu. - Đảm nhận trách nhiệm. - Kiên định. - Giải quyết vấn đề. - Lắng nghe tích cực. - Tư duy sáng tạo. *Tích hợp QPAN: Nêu gương những người Mẹ Việt Nam đã anh dũng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng: - Giáo viên: Tranh ảnh minh họa truyện trong sách giáo khoa. Bảng phụ viết sẵn đoạn 3 để hướng dẫn luyện đọc. - Học sinh: Sách giáo khoa. . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (3 phút) - Học sinh hát: Quốc ca Việt Nam. - Thông báo kết quả kiểm tra định kì. - Kết nối bài học. - Giới thiệu bài - Ghi tên bài. - Học sinh hát. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa. 2. HĐ Luyện đọc (20 phút) *Mục tiêu: - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. * Cách tiến hành: a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài: - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượ với giọng to, rõ ràng, mạnh mẽ. Chú ý nhấn giọng các từ ngữ sau: thẳng tay chém giết, lên rừng, xuống biển, bao người thiệt mạng, ngút trời, đánh đuổi; tài giỏi, giỏi võ nghệ, giành lại non sông; rùng rùng, cuồn cuộn, dội lên, đập vào, theo suốt; sụp đổ, ôm đầu, sạch bóng, đầu tiên. b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó - Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh. c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó: - Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài: + Giáo lao/, cung nỏ,/ rìu búa,/ khiên mộc/ cuồn cuộn/ tràn theo bóng voi xuất hiện của Hai Bà//. - Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với từ giặc ngoại xâm, cuồn cuộn. d. Đọc đồng thanh * Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động. - Học sinh lắng nghe. - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. - Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm. - Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (dân lành, ruộng nương, săn thú lạ, thuồng luồng, xâm lược, Mê Linh, non sông, Luy Lâu, giáo lao, cung nỏ, lần lượt, lịch sử,...) - Học sinh chia đoạn (4 đoạn như sách giáo khoa). - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm. - Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm. - Đọc phần chú giải (cá nhân). - 1 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp. - Đại diện 4 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp. - Học sinh đọc đồng thanh toàn bài. 3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút): a. Mục tiêu: Hiểu nội dung: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta. b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp - Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc to 5 câu hỏi cuối bài. - Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban học tập lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp. + Nêu những tội ác của giặc đối với nhân dân ta? + Hai Bà Trưng có tài và chí lớn như thế nào? + Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa? + Hãy tìm những chi tiết nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa? + Kết quả của cuộc khởi nghĩa thế nào? + Vì sao muôn đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng? - Yêu cầu học sinh phát biểu theo ý cá nhân: + Bài đọc nói về việc gì? + Chúng ta học được điều gì qua bài đọc? => Giáo viên chốt nội dung: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta. - 1 học sinh đọc 5 câu hỏi cuối bài. - Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút). + Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương,... Lòng dân oán hận ngút trời. + Rất giỏi võ nghệ, nuôi chí giành lại non sông. + Vì Hai Bà yêu nước, thương dân, căm thù giặc đã giết hại ông Thi Sách và gây bao tội ác với nhân dân ta. +...Vì Hai Bà Trưng đã lành đạo ND giải phóng đất nước, là 2 vị anh hùng chống giặc đầu tiên trong lịch sử nước nhà. - Suy nghĩ và nêu lên ý kiến của bản thân. - Học sinh lắng nghe. 4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (15 phút) *Mục tiêu: - Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. - Bước đầu biết đọc phù hợp với diễn biến của truyện. *Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp - Hướng dẫn học sinh cách đọc nâng cao: Giọng đọc to, rõ, mạnh mẽ; nhấn giọng ở những từ ngữ tả tội ác của giặc; tả chí khí của Hai Bà Trưng, tả khí thế oai hùng của đoàn quân khởi nghĩa -> Giáo viên nhận xét, đánh giá. - Giáo viên nhận xét chung - Chuyển hoạt động. - 1 học sinh M4 đọc mẫu đoạn 2+3. - Xác định các giọng đọc. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai. + Phân vai trong nhóm. + Luyện đọc phân vai trong nhóm. - Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp. - Lớp nhận xét. 5. HĐ kể chuyện (15 phút) * Mục tiêu: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. Đối với học sinh M3+ M4 kể lại được toàn bộ câu chuyện. * Cách tiến hành: a. Giáo viên nêu yêu cầu của tiết kể chuyện - Giáo viên yêu cầu dựa theo tranh minh họa nội dung 4 đoạn trong truyện kể lại toàn bộ câu chuyện. b. Hướng dẫn học sinh kể chuyện: - Gợi ý học sinh nhìn tranh để kể từng đoạn. - Gọi học sinh M4 kể đoạn 1. - Giáo viên nhận xét, nhắc học sinh có thể kể theo một trong ba cách. + Cách 1: Kể đơn giản, ngắn gọn theo sát tranh minh họa. + Cách 2: Kể có đầu có cuối nhưng không kĩ như văn bản. + Cách 3: Kể khá sáng tạo. * Tổ chức cho học sinh kể: - Học sinh tập kể. - Yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét. - Giáo viên nhận xét lời kể mẫu -> nhắc lại cách kể. c. Học sinh kể chuyện trong nhóm d. Thi kể chuyện trước lớp: * Lưu ý: - M1, M2: Kể đúng nội dung. - M3, M4: Kể có ngữ điệu. *Giáo viên đặt câu hỏi chốt nội dung bài: + Câu chuyện nói về việc gì? + Qua câu chuyện em có cảm nghĩ gì? - Học sinh quan sát tranh. - Học sinh kể chuyện cá nhân. - 1 học sinh (M3+4) kể mẫu theo tranh 1. - Cả lớp nghe. - Học sinh kết hợp tranh minh họa tập kể. - Học sinh kể chuyện cá nhân (Tự lựa chon cách kể). - Học sinh kể chuyện theo nội dung từng đoạn trước lớp. - Học sinh đánh giá. - Nhóm trưởng điều khiển. - Luyện kể cá nhân. - Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm. - Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp. - Lớp nhận xét. - Học sinh trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài. - Học sinh tự do phát biểu ý kiến: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta. 6. HĐ ứng dụng (1phút) 7. Hoạt động sáng tạo (1 phút) - Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Tìm những truyện viết về tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta có trong sách giáo khoa. - Sưu tầm thêm những truyện viết về tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. LUYỆN TẬP TIẾNG VIỆT Thứ ba ngày 28 tháng 12 năm 2021 TOÁN TIẾT 91: LUYỆN TẬP I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Biết đọc, viết các số có bốn chữ số (trường hợp các chữ số khác 0). - Biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong dãy số. - Bước đầu làm quen với các số tròn nghìn (từ 1000 đến 9000). Rèn kĩ năng đọc, viết các số có 4 chữ. Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic. * Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3 (a, b), 4. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng: - Giáo viên: Phiếu học tập. - Học sinh: Sách giáo khoa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (5 phút) - Trò chơi: “Viết đúng, viết nhanh”: TBHT đưa ra các phép tính cho học sinh điền kết quả: + Ba nghìn một trăm bảy mươi sáu. + Tám nghìn hai trăm bốn mươi lăm ( ) - Kết nối kiến thức. - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. - Học sinh tham gia chơi. - Lắng nghe. 2. HĐ thực hành (25 phút). * Mục tiêu: - Biết đọc, viết các số có bốn chữ số (trường hợp các chữ số khác 0). - Biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong dãy số. - Bước đầu làm quen với các số tròn nghìn (từ 1000 đến 9000). * Cách tiến hành: Bài 1: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp) - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu rồi yêu cầu học sinh làm bài tập. - Giáo viên quan sát, giúp đỡ những em lúng túng chưa biết làm bài. *Giáo viên kết luận: đọc từ hàng cao đến hàng thấp,... Bài 2: (Cá nhân - Cặp đôi – Lớp) - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu rồi yêu cầu học sinh làm bài tập. - Giáo viên lưu ý học sinh đọc đúng quy định với các trường hợp chữ số hàng đơn vị là 1, 4, 5. - Giáo viên nhận xét chung. Bài 3 (a, b): (Cá nhân - Cặp đôi – Lớp) - Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng. Bài 4: (Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng” - Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi để hoàn thành bài tập. - Giáo viên tổng kết, tuyên dương đội học sinh có kĩ năng điền số trên tia số nhanh, đúng, khéo và khoa học. Bài 3c: (BT chờ - Dành cho đối tượng yêu thích học toán) - Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em. - Học sinh làm bài cá nhân vào phiếu học tập. - Trao đổi cặp đôi. - Chia sẻ trước lớp: Đọc số Viết số Tám nghìn năm trăm hai mươi bảy 8527 Chín nghìn bốn trăm sáu mươi hai 9462 Một nghìn chín trăm năm mươi tư (. .) 1954 - Học sinh làm bài cá nhân. - Trao đổi cặp đôi. - Chia sẻ trước lớp: Viết số Đọc số 6358 Sáu nghìn ba trăm năm mươi tám 4444 Bốn nghìn bốn trăm bốn mươi bốn 8781 (...) Tám nghìn bảy trăm tám mươi mốt... - Học sinh làm bài cá nhân. - Trao đổi cặp đôi. - Chia sẻ trước lớp: a) 8650, 8651, 8652 8656 b) 3120 , 3121, 3122, 3126. - Học sinh tham gia chơi. - Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành: c) 6494; 6495; 6496; 6497; 6498; 6499; 6500 4. HĐ ứng dụng (3 phút) 5. HĐ sáng tạo (2 phút) - Về xem lại bài đã làm trên lớp. Áp dụng làm bài tập sau: Viết 5 số tiếp theo của số 3200. - Suy nghĩ và thử làm bài tập sau: Viết 5 số tròn nghìn liền trước của số 9000. CHÍNH TẢ (Nghe – viết) Tiết 37: HAI BÀ TRƯNG I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Viết đúng: sụp đổ, khởi nghĩa, lịch sử,... - Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng bài tập 2a. - Rèn cho học sinh kĩ năng viết đúng, đẹp, rèn kĩ năng chính tả tiếng có vần l/n hoặc có vân iêt/iêc. - Trình bày đúng hình thức văn xuôi. Hình thành phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng: - Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn nội dung các bài tập chính tả. - Học sinh: Sách giáo khoa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (3 phút) - Nhận xét, thông báo kết quả điểm viết qua đợi kiểm tra cuối học kì I của học sinh, khen em viết tốt. - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. - Hát: “Chữ đẹp nết càng ngoan”. - Học sinh lắng nghe. - Lắng nghe. 2. HĐ chuẩn bị viết chính tả (5 phút) *Mục tiêu: - Học sinh có tâm thế tốt để viết bài. - Nắm được nội dung bài viết, biết cách trình bày đúng quy định để viết cho đúng chính tả. *Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp a. Trao đổi về nội dung đoạn chép - 1 học sinh đọc lại. - Đoạn văn cho biết kết quả cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. - Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ, Tô Định ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù. + Gồm 1 đoạn (đoạn 4). + Viết lùi vào 1 ô và viết hoa. + Những chữ đầu câu, Tô Định, Hai Bà Trưng,... - Sụp đổ, khởi nghĩa, lịch sử,... - Giáo viên đọc đoạn văn một lượt. + Đoạn văn cho chúng ta biết điều gì? + Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có kết quả như thế nào? b. Hướng dẫn trình bày: + Bài chính tả gồm mấy đoạn? + Chữ đầu mỗi đoạn được viết như thế nào? + Trong đoạn văn còn có những chữ nào viết hoa? c. Hướng dẫn viết từ khó: - Luyện viết từ khó, dễ lẫn. - Theo dõi và chỉnh lỗi cho học sinh. - Học sinh nêu những điểm (phụ âm l/n, âm, vần) hay viết sai. 3. HĐ viết chính tả (15 phút): *Mục tiêu: - Học sinh viết chính xác đoạn chính tả. - Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. Trình bày đúng quy định bài chính tả. *Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. - Giáo viên đọc cho học sinh viết bài. Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1. - Lắng nghe. - Học sinh viết bài. 4. HĐ đánh giá, nhận xét bài (3 phút) *Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn. *Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi - Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo. - Giáo viên đánh giá, nhận xét 5 - 7 bài. - Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh. - Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực. - Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau. - Lắng nghe. 5. HĐ làm bài tập (5 phút) *Mục tiêu: Rèn cho học sinh làm đúng các bài tập chính tả có âm đầu d/gi/r. *Cách tiến hành: Bài 2a: (Cá nhân – Cả lớp) - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài. - Cả lớp làm vào vở bài tập. - Giáo viên nhận xét chữa sai. - Giáo viên chốt lời giải đúng: lành lặn, nao núng, lanh lảnh. Bài 3a: (Trò chơi học tập) - Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài tập. - Trưởng ban Học tập điều hành: + Mời 2 nhóm, mỗi nhóm 4 em lên bảng thi tiếp sức: thi viết nhanh lên bảng. + Mỗi bạn viết 1 từ có tiếng bắt đầu bằng l/n. - Giáo viên cùng với lớp nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. - 1 học sinh đọc yêu cầu bài. - Học sinh làm bài cá nhân -> chia sẻ trước lớp. *Dự kiến đáp án: (điền lần lượt các từ): lành lặn, nao núng, lanh lảnh. - Lắng nghe. - Học sinh đọc nhẩm yêu cầu bài. - 2 nhóm lên bảng thi làm bài. - Cả lớp theo dõi bạn và nhận xét, bình chọn nhóm làm đúng nhất. + làm việc, long lanh, quả lê,... + nợ nần, nao núng, no nê,... 6. HĐ ứng dụng (3 phút) 7. HĐ sáng tạo (1 phút) - Về nhà viết lại 10 lần những chữ viết bị sai. - Ghi nhớ, khắc sâu luật chính tả. - Về nhà tìm 1 bài thơ hoặc bài văn, đoạn văn viết về lòng nồng nàn yêu nước, truyền thống chống giặc ngoại xâm bất khuất của nhân dân ta và tự luyện viết để chữ đẹp hơn. ÂM NHẠC TIẾT 19 HỌC BÀI HÁT:EM YÊU TRƯỜNG EM. Nhạc và lời: Hoàng Vân I. Mục tiêu: - Hs biết bài hát do nhạc sĩ Hoàng Vân sáng tác. Nhạc sĩ Hoàng Vân là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng của nước ta. 2, Phẩm chất: - Hs hát đúng giai điệu, thể hiện đúng các tiếng có luyến 2 âm hoặc 3 âm. 3, Năng lực: - Giáo dục các em yêu mên trường lớp, thầy giáo, cô giáo và bạn bè. II. Tài liệu – Phương tiện: 1, Giáo viên - Nhạc cụ: Đàn, thanh phách. - Tranh minh hoạ bài hát. 2, Học sinh: sgk IV. Hoạt động dạy học. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: * Mục tiêu: HS nhớ được kiến thức đã học. -Ổn định tổ chức. -Kiểm tra bài cũ. 2. Trải nghiệm – Khám phá: * Mục tiêu: HS nắm được mục tiêu của bài học. - Giới thiệu bài. - Gv treo tranh -? Bức tranh vẽ những gì ? 3. Vận dụng – Thực hành: * Mục tiêu: HS hát đúng giai điệu bài hát. * Hoạt động 1: Dạy hát: Bài Em yêu trường em. - Giới thiệu bài: Bài hát Em yêu trường em do nhạc sĩ Hoàng Vân sáng tác. Bài hát thể hiện tình cảm của các bạn nhỏ với mái trường thân yêu của mình. Nơi đó có bạn bè và thầy cô yêu quý cùng sách vở, bàn ghế, bảng, phấn thân quen, tiếng chim ca, những bông hoa phượng tất cả đều yêu thương trìu mến. - Gv treo tranh minh hoạ bài hát. -? Bức tranh vẽ những gì ? - Gv hát mẫu. - Gv cho hs đọc lời ca. - Gv cho hs luyện thanh. - Dạy hát từng câu: Câu 1 : Em yêu trường em... giáo hiền. + Gv hát mẫu. + Gv đàn cho hs hát . + Gv sửa sai cho hs ( nếu có ) Câu 2 : Như yêu quê hương... yêu thương. + Gv hát mẫu. + Gv đàn cho hs hát. + Gv sửa sai cho hs ( nếu có ) - Gv cho hs hát ghép câu1 và câu 2. - Gv cho tổ, bàn hát ghép câu 1 và câu 2. Câu 3, câu 4: Dạy tương tự câu 1 và câu 2. - Gv cho hs hát ghép toàn bài. - Gv nhận xét. * Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm. * Mục tiêu: HS biết kết hợp gõ đệm theo phách. - Gv cho hs hát kết hợp gõ đệm theo phách: Em yêu trường em với bao bạn thân. - Gv cho hs hát nối tiếp: chia hs thành 2 nhóm. + Nhóm A hát: Em yêu trường giáo hiền. + Nhóm B hát: Như yêu quê yêu thương. + Nhóm A hát: Nào bàn, nào ghế. + Nhóm B hát: Nào sách, nào vở. + Nhóm A hát: Nào mực, nào bút. + Nhóm B hát: Nào phấn, nào bảng. + Nhóm A hát: Cả tiếng chim vui. + Nhóm B hát: Cả lá cờ sao trong. + Cả 2 nhóm hát: Yêu sao yêu thế trường. - Gv cho hs đọc lời ca sau theo tiết tấu: Con cò bé bé nó đậu cành tre Đi không hỏi mẹ biết đi đường nào. - Gv cho hs lên bảng biểu diễn. - Gv nhận xét. 4. Định hướng học tập tiếp theo: -? Em nào cho cô biết hôm nay lớp chúng ta học những nội dung nào ? - Gv củng cố lại nội dung bài học. - Gv đàn cho hs hát lại bài hát. - Nhắc hs về học bài. - Xem trước bài mới. - Gv nhận xét giờ học. - Hs nghe. - Hs quan sát. - HS TL. - Hs nghe. - Hs đọc lời ca. - Hs luyện thanh. - Hs nghe. - Hs hát. - Hs nghe. - Hs hát. - Hs hát ghép. - Tổ, bàn hát ghép. - Hs hát toàn bài. - Hs hát và gõ đệm theo phách. - Nhóm hát nối tiếp. - Hs đọc lời ca theo tiết tấu. - Hs biểu diễn. TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI TIẾT 37: VỆ SINH MÔI TRƯỜNG (TIẾP THEO) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Học sinh thấy được sự ô nhiễm và tác hại của rác thải đối với đời sống con người. - Học sinh nói được những việc làm đúng và những việc làm sai trong việc thu gom rác thải. - Nêu tác hại của rác thải và thực hiện đổ rác đúng nơi quy định. - Rèn kỹ năng quan sát và xử lí thông tin để biết tác hại của rác và ảnh hưởng của các sinh vật sống trong rác đối với sức khoẻ con người. Hình thành phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá. *GDKNS: - Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin. - Kĩ năng tư duy phê phán. - Kĩ năng làm chủ bản thân. - Kĩ năng ra quyết định. - Kĩ năng hợp tác. *GDTKNL&HQ: - Giáo dục học sinh biết xử lí phân hợp vệ sinh là phòng chống ô nhiễm mơi trường không khí, đất và nước cũng góp phần tiết kiệm năng lượng nước. *GDBVMT: - Biết rác, phân, nước thải là nơi chứa các mầm bệnh làm hại sức khỏe con người và động vật. - Biết phân, rác thải nếu không xử lí hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng: - Giáo viên: Tranh sưu tầm được về rác thải, cảnh thu gom và xử lý rác thải; các hình trong sgk trang 68- 69. - Học sinh: Sách giáo khoa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (5 phút) + Bạn hãy kể những việc em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường (ở nhà, ở trường,..) - Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới. - Ghi đầu bài lên bảng. - Học sinh hát “Mái trường mến yêu”. - Học sinh trả lời. - Lắng nghe. - Mở sách giáo khoa. 2. HĐ khám phá kiến thức (25 phút) *Cách tiến hành: Hoạt động 1: Quan sát trang *Cách tiến hành: - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát tranh trong sách giáo khoa và nhận xét những gì quan sát thấy trong hình. - Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. + Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi. Hãy cho một số dẫn chứng cụ thể em đã quan sát thấy ở địa phương (đường làng, ngõ xóm, bến xe, bến tàu ). + Cần phải làm gì để tránh những hiện tượng trên? - Giáo viên nhận xét. *Kết luận: Phân và nước tiểu là chát cặn bã của quá trình tiêu hoá và bài tiết. Chúng có mùi hôi thối và chứa nhiều mầm bệnh. Vì vậy, chúng ta phải đi đại tiện đúng nơi quy định; không để vật nuôi (chó, mèo, lợn, gà, trâu bò, ) phóng uế bừa bãi. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm . *Cách tiến hành: - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 3, 4 trang 71 trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi gợi ý: Chỉ và nói tên từng loại nhà tiêu có trong hình. - Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. + Ở địa phương bạn thường sử dụng loại nhà tiêu nào? + Bạn và những người trong gia đình cần làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch sẽ? + Đối với vật nuôi thì cần làm gì để phân vật nuôi không làm ô nhiễm môi trường? - Giáo viên hướng dẫn: ở các vùng miền khác nhau có loại nhà tiêu khác nhau, cách sử dụng cũng khác nhau + Ở thành phố thường dùng nhà tiêu tự hoại thì phải có đủ nước dội thường xuyên để không có mùi hôi và phải sử dụng giấy vệ sinh dùng cho nhà tiêu tự hoại. + Ở nông thôn thường dùng nhà tiêu hai ngăn và phải có tro bếp hoặc mùn cưa để lên trên sau khi đi đại tiện, giấy vệ sinh cho vào sọt rác. *Kết luận: Dùng nhà tiêu hợp vệ sinh. Xử lí phân người và động vật hợp lí sẽ góp phần phòng chống ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước. - Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Các nhóm khác nghe và bổ sung. - Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Các nhóm khác nghe và bổ sung. 3. HĐ ứng dụng (3 phút) 4. HĐ sáng tạo (2 phút) - Nêu những việc mình đã làm để góp phần vệ sinh môi trường. - Cùng bạn bè, gia đình và mọi người xung quanh tham gia vệ sinh môi trường cộng đồng. BUỔI CHIỀU ĐỒNG CHÍ HOÀNG TRỌNG SANG DẠY Thứ tư ngày 30 tháng 12 năm 2021 TẬP ĐỌC Tiết 58: BÁO CÁO KẾT QUẢ THÁNG THI ĐUA: NOI GƯƠNG CHÚ BỘ ĐỘI I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Hiểu nghĩa các từ trong bài: hương trời, chân đất,... - Hiểu nội dung một báo cáo hoạt động của tổ, lớp. Rèn cho học sinh thói quen mạnh dạn, tự tin khi điều khiển một cuộc họp tổ, họp lớp. - Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn: noi gương, lao động, làm bài, liên hoan,... - Đọc câu trôi chảy, rõ ràng, rành mạch từng nội dung, đúng giọng một bản báo cáo. Hình thành phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. *GDKNS: - Thu thập xử lí thông tin. - Thể hiện sự tự tin. - Lắng nghe tích cực. *Tích hợp QPAN: Kể các chế độ trong ngày các chú bộ đội, công an thực hiện. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng: - Giáo viên: Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc. - Học sinh: Sách giáo khoa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (3 phút) - Hát: “Tiếng hát bạn bè mình”. + Hai Bà Trưng có tài và có chí lớn như thế nào? + Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà trưng? - Giáo viên kết nối kiến thức. - Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng. - Học sinh hát. - Học sinh trả lời. - Lắng nghe. - Mở sách giáo khoa. 2. HĐ Luyện đọc (15 phút) * Cách tiến hành : a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài - Giáo viên đọc mẫu toàn bài thơ, lưu ý học sinh đọc với giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát. b. Học sinh đọc nối tiếp từng dòng thơ kết hợp luyện đọc từ khó - Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh. c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó: - Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài: - Hướng dẫn đọc câu khó: Cả lớp đạt 55 điểm giỏi/, 90 điểm khá/, không có điểm kém//. ( ) - Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với từ: làm bài, liên hoan. d. Đọc đồng thanh: * Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động. - Học sinh lắng nghe. - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp từng câu trong nhóm. - Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm. - Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1) => cả lớp (noi gương, lao động, làm bài, liên hoan,...) - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm. - Nhóm báo cáo kết quả đọc từng đoạn trong nhóm. - Đọc phần chú giải (cá nhân). - Lớp đọc đồng thanh toàn bài đọc. 3. HĐ Tìm hiểu bài (8 phút) *Cách tiến hành: - Cho học sinh thảo luận và tìm hiểu bài. *Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban Học tập điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp. - Theo em báo cáo trên của ai? - Bạn đó báo cáo với những ai? - Bản báo cáo gồm những nội dung nào? - Báo cáo kết quả thi đua để làm gì? - 1 học sinh đọc 3 câu hỏi cuối bài. - Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút) *Trưởng ban Học tập điều khiển lớp chia sẻ kết quả. - Báo cáo trên của bạn lớp trưởng, bạn báo cáo với tất cả
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_19_nam_hoc_2021_2022.docx