Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 17 - Năm học 2021-2022 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 17 - Năm học 2021-2022 (Chuẩn kiến thức)

Các hoạt động dạy học

 1. Hoạt động khởi động

1. - Học sinh hát: Em yêu trường em. - Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.

- Học sinh hát.

- Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa.

2. HĐ Luyện đọc

Việc 1: kiểm tra đọc (khoảng ¼ số học sinh lớp).

- Giáo viên yêu cầu học sinh lên bốc thăm.

Việc 2: Nêu câu hỏi nội dung bài đọc

(Tùy đối tượng học sinh mà giáo viên đặt câu hỏi cho phù hợp.)

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

-Chú ý kĩ năng đọc đối tượng M1, M2.

- Giáo viên yêu cầu những học sinh đọc chưa đạt về nhà luyện đọc lại tiết sau kiểm tra.

- Học sinh thực hiện (sau khi bốc thăm được xem lại bài 2phút).

- Học sinh đọc bài theo yêu cầu ở phiếu.

- Học sinh trả lời câu hỏi.

- Học sinh lắng nghe và rút kinh nghiệm.

3. HĐ viết chính tả

Bài 2:

a) Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:

- Đọc đoạn văn “Rừng cây trong nắng”.

- Yêu cầu 2 học sinh đọc lại, cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa.

- Giải nghĩa một số từ khó: uy nghi, tráng lệ

- Giúp học sinh nắm nội dung bài chính tả.

+ Đoạn văn tả cảnh gì?

- Yêu cầu học sinh đọc thầm bài phát hiện những từ dễ viết sai viết ra nháp để ghi nhớ.

b) Đọc cho học sinh viết bài.

c) Đánh giá, nhận xét, chữa bài. HĐ cá nhân, cả lớp

- Lắng nghe giáo viên đọc bài.

- 2 em đọc lại bài chính tả, cả lớp đọc thầm.

- Tìm hiểu nghĩa của một số từ khó.

+ Tả cảnh đẹp của rừng cây trong nắng.

- Đọc thầm lại bài, viết những từ hay viết sai ra nháp để ghi nhớ: uy nghi, vươn thẳng, xanh thẳm, .

- Nghe - viết bài vào vở.

- Dò bài ghi số lỗi ra ngoài lề vở.

4. HĐ ứng dụng

5. Hoạt động sáng tạo - Về nhà viết lại 10 lần những chữ viết bị sai.

- Về nhà tìm 1 bài thơ hoặc bài văn, đoạn văn tả cảnh đẹp của thiên nhiên và luyện viết cho đẹp hơn.

 

doc 46 trang ducthuan 1860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 17 - Năm học 2021-2022 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 17
 Thứ hai ngày 27 tháng 12 năm 2021
Tiết 1 Tiếng việt
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (TIẾT 1)
I.Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức- Kỹ năng:
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được hai đoạn thơ đã học ở học kỳ 1 Nghe- viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài chính tả (tốc độ viết khoảng 60 chữ/phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài. 
- Đọc to, rõ ràng, trình bày bài khoa học.
-Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
2.Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
3. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II.Đồ dùng: 
- Giáo viên: Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 17. 
III. Các hoạt động dạy học
 1. Hoạt động khởi động 
- Học sinh hát: Em yêu trường em. - Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.
- Học sinh hát.
- Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc 
Việc 1: kiểm tra đọc (khoảng ¼ số học sinh lớp).
- Giáo viên yêu cầu học sinh lên bốc thăm.
Việc 2: Nêu câu hỏi nội dung bài đọc 
(Tùy đối tượng học sinh mà giáo viên đặt câu hỏi cho phù hợp.)
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
-Chú ý kĩ năng đọc đối tượng M1, M2.
- Giáo viên yêu cầu những học sinh đọc chưa đạt về nhà luyện đọc lại tiết sau kiểm tra.
- Học sinh thực hiện (sau khi bốc thăm được xem lại bài 2phút).
- Học sinh đọc bài theo yêu cầu ở phiếu.
- Học sinh trả lời câu hỏi.
- Học sinh lắng nghe và rút kinh nghiệm.
3. HĐ viết chính tả
Bài 2: 
a) Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
- Đọc đoạn văn “Rừng cây trong nắng”.
- Yêu cầu 2 học sinh đọc lại, cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa.
- Giải nghĩa một số từ khó: uy nghi, tráng lệ 
- Giúp học sinh nắm nội dung bài chính tả.
+ Đoạn văn tả cảnh gì?
- Yêu cầu học sinh đọc thầm bài phát hiện những từ dễ viết sai viết ra nháp để ghi nhớ.
b) Đọc cho học sinh viết bài.
c) Đánh giá, nhận xét, chữa bài.
HĐ cá nhân, cả lớp
- Lắng nghe giáo viên đọc bài.
- 2 em đọc lại bài chính tả, cả lớp đọc thầm.
- Tìm hiểu nghĩa của một số từ khó.
+ Tả cảnh đẹp của rừng cây trong nắng.
- Đọc thầm lại bài, viết những từ hay viết sai ra nháp để ghi nhớ: uy nghi, vươn thẳng, xanh thẳm, ...
- Nghe - viết bài vào vở.
- Dò bài ghi số lỗi ra ngoài lề vở.
4. HĐ ứng dụng
5. Hoạt động sáng tạo 
- Về nhà viết lại 10 lần những chữ viết bị sai.
- Về nhà tìm 1 bài thơ hoặc bài văn, đoạn văn tả cảnh đẹp của thiên nhiên và luyện viết cho đẹp hơn. 
 ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
...................................................................................................................................................................................... 
......................................................................................................................................................................................
 ____________________________________
Tiết 2 Tiếng việt
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (TIẾT 2)
I.Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức- Kỹ năng:
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/ phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được hai đoạn thơ đã học ở học kỳ I. Tìm được những hình ảnh so sánh trong câu văn. 
- Rèn kĩ năng đọc, nhận biết hình ảnh so sánh trong văn cảnh.
-Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
2.Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
3. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II.Đồ dùng: 
- Giáo viên: Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ đầu năm tới nay. Bảng lớp viết sẵn 2 câu văn trong bài tập số 2. Bảng phụ ghi các câu văn trong bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy học
 1. Hoạt động khởi động 
- Học sinh hát: Lớp chúng ta đoàn kết. 
- Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.
- Học sinh hát.
- Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc 
Việc 1: Kiểm tra đọc (khoảng ¼ số học sinh lớp).
- Giáo viên yêu cầu học sinh lên bốc thăm.
Việc 2: Nêu câu hỏi nội dung bài đọc 
(Tùy đối tượng học sinh mà giáo viên đặt câu hỏi cho phù hợp.)
+ Học sinh M3+ M4: dùng câu hỏi mở.
+ Học sinh M1+M2: dùng câu hỏi đóng.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
-Chú ý kĩ năng đọc đối tượng M1, M2.
- Giáo viên yêu cầu những học sinh đọc chưa đạt về nhà luyện đọc lại tiết sau kiểm tra.
- Học sinh thực hiện (sau khi bốc thăm được xem lại bài 2phút).
- Học sinh đọc bài theo yêu cầu ở phiếu.
- Học sinh trả lời câu hỏi.
- Học sinh lắng nghe và rút kinh nghiệm.
3. HĐ thực hành 
Bài 2: 
- Yêu cầu một em đọc bài tập 2.
- Yêu cầu cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa. 
- Giải nghĩa từ “nến”.
- Yêu cầu lớp làm vào vở bài tập.
- Gọi nhiều em tiếp nối nhau nêu lên các sự vật được so sánh.
- Cùng lớp chốt lời giải đúng.
- Yêu cầu học sinh chữa bài trong vở bài tập.
Chốt: Củng cố về câu có hình ảnh so sánh.
Bài 3: 
- Mời một em đọc yêu cầu bài tập 3.
- Yêu cầu cả lớp suy nghĩ và nêu nhanh cách hiểu của mình về các từ được nêu ra.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm học sinh có lời giải thích đúng.
Chốt: Từ biển trong câu “trong biển lá xanh rờn...” không còn có nghĩa là vùng nước mặn mênh mông trên bề mặt trái đất mà chuyển thành nghĩa “một tập hợp rất nhiều sự vật”: lượng lá trong rừng tràm bạt ngàn trên một diện tích rộng lớn khiến ta tưởng như đang đứng trước một biển lá.
Hoạt động cá nhân => Cả lớp
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2. 
- Cả lớp đọc thầm trong sách giáo khoa.
- Cả lớp thực hiện làm bài vào vở bài tập.
- Nhiều em nối tiếp phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét chọn lời giải đúng và chữa bài vào vở.
a) Những thân cây tràm như những cây nến khổng lồ.
b) Đước mọc san sát, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi.
Hoạt động cá nhân => Nhóm 2 => Cả lớp
- Một em đọc yêu cầu bài tập 3.
- Thảo luận nhóm 2 nêu cách hiểu nghĩa của từng từ: “biển”.
- Lớp lắng nghe câu giải thích.
4. HĐ ứng dụng 
5. Hoạt động sáng tạo 
- Về nhà tiếp tục ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
- Nêu một câu văn hoặc câu thơ có sử dụng hình ảnh so sánh, chỉ ra hình ảnh so sánh ấy.
 ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
...................................................................................................................................................................................... 
......................................................................................................................................................................................
 __________________________________________
Tiết 3 Toán
 CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT
I.Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức- Kỹ năng:
- Học sinh nhớ được quy tắc tính chu vi hình chữ nhật và vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình chữ nhật (biết chiều dài, chiều rộng). Giải toán có nội dung liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật.
-Rèn kĩ năng tính chu vi hình chữ nhật.
-Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán, vận dụng tính toán trong cuộc sống. 
2.Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
3. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy – lập luận logic.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Vẽ sẵn hình chữ nhật có kích thước 3 dm và 4 dm.
III. Các hoạt động dạy học
1. HĐ khởi động 
- Trò chơi: Hái hoa dân chủ
- Giáo viên đưa ra yêu cầu:
+ Hình vuông có bao nhiêu góc vuông?
+ 4 cạnh của hình vuông như thế nào? 
+ Hình chữ nhật có mấy góc vuông? ( )
- Tổng kết – Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
2. HĐ hình thành kiến thức mới
Xây dựng quy tắc tính chu vi hình chữ nhật: 
- Vẽ tứ giác MNPQ lên bảng:
 2dm	
 M N
3 dm 4dm
 Q P
 5dm
- Yêu cầu học sinh tính chu vi hình tứ giác MNPQ.
 Giáo viên chốt kết quả đúng.
- Treo tiếp hình chữ nhật có số đo 
4 dm và 3 dm vẽ sẵn lên bảng. 
 4dm
 3dm
- Học sinh tham gia chơi. 
- Lắng nghe.
- Mở vở ghi bài.
- Quan sát hình vẽ.
- Học sinh tự tính chu vi hình tứ giác MNPQ.
- Học sinh chia sẻ kết quả, lớp bổ sung.
 2 + 3 + 5 + 4 = 14 ( dm )
- Tiếp tục quan sát và tìm cách tính chu vi hình chữ nhật.
- Yêu cầu học sinh tính chu vi của hình chữ nhật.
- Gọi học sinh chia sẻ kết quả, giáo viên ghi bảng.
- Từ đó hướng dẫn học sinh đưa về phép tính:
 (4 + 3) x 2 = 14 (dm)
+ Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm thế nào?
- Ghi quy tắc lên bảng.
- Cho học sinh học thuộc quy tắc.
- Giáo viên quy ước cho học sinh.
3.HĐ thực hành 
Bài 1:
- Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài cá nhân.
- Học sinh tự tính chu vi hình chữ nhật.
- 2 em chia sẻ kết quả, lớp nhận xét bổ sung.
 4 + 3 + 4 + 3 = 14 (dm) 
- Theo dõi giáo viên hướng dẫn.
+ Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng (cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2.
- Học thuộc quy tắc.
- Học sinh quan sát và ghi nhớ.
Cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp
- 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh làm bài cá nhân.
-Học sinh trao đổi cặp đôi.
Củng cố quy tắc tính chu vi hình chữ nhật.
Bài 2: 
- Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở. 
- Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
- Cho học sinh làm đúng lên chia sẻ cách làm bài.
Giáo viên củng cố giải bài toán có nội dung liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật.
 P = (a + b) x 2
Bài 3: 
- Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm.
- Gọi 4 học sinh dán phiếu -> chia sẻ cách làm.
Giáo viên củng cố các bước giải bài toán:
+ Tính chu vi hình chữ nhật.
+ So sánh số đo chu vi của hai hình đó.
- Chia sẻ kết quả trước lớp:
a) Chu vi hình chữ nhật đó là:
(10 + 5) x 2 = 30 (cm)
b) Đổi 2dm = 20 cm
 Chu vi hình chữ nhật đó là:
(20 + 13) x 2 = 66 (cm)
 Đáp số: a) 30cm
 b) 66cm
Cá nhân - Lớp
- Học sinh nêu.
- Học sinh lắng nghe.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- Học sinh chia sẻ kết quả.
Bài giải:
Chu vi mảnh đất hình chữ nhật là:
(35 + 20) x 2 = 110 (m)
Đáp số: 110m 
Nhóm đôi – Cả lớp
- Học sinh thực hiện nhóm đôi theo yêu cầu (phiếu học tập).
- Chia sẻ kết quả trước lớp: 
 Chu vi của HCN ABCD là:
 (63 + 31 ) x 2 = 188 (m)
 Chu vi của HCN ABCD là:
 (54 + 40) x 2 =188 (m)
Vậy chu vi của hai hình chữ nhật bằng nhau
4. HĐ ứng dụng 
5. HĐ sáng tạo 
- Về xem lại bài đã làm trên lớp. 
- Vẽ một hình chữ nhật bất kì rồi tính chu vi của hình chữ nhật đó.
- Thử tính chu vi chiếc bàn học của mình ở nhà.
 ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
...................................................................................................................................................................................... 
......................................................................................................................................................................................
 ____________________________________________
Tiết 4 Tiếng việt
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (TIẾT 3)
I.Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức- Kỹ năng:
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/ phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được hai đoạn thơ đã học ở học kỳ I. Điền đúng nội dung vào Giấy mời theo mẫu.
- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc, viết.
-Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.
2.Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
3. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ đầu năm đến nay.
III. Các hoạt động dạy học
 1. Hoạt động khởi động 
- Học sinh hát: Mái trường mến yêu. 
- Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.
- Học sinh hát.
- Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc 
Việc 1: kiểm tra đọc (khoảng ¼ số học sinh lớp).
- Giáo viên yêu cầu học sinh lên bốc thăm.
Việc 2: Nêu câu hỏi nội dung bài đọc 
(Tùy đối tượng học sinh mà giáo viên đặt câu hỏi cho phù hợp.)
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
-Chú ý kĩ năng đọc diễn cảm đối tượng M3 + M4.
- Giáo viên yêu cầu những học sinh đọc chưa đạt về nhà luyện đọc lại tiết sau kiểm tra.
- Học sinh thực hiện (sau khi bốc thăm được xem lại bài 2phút).
- Học sinh đọc bài theo yêu cầu ở phiếu.
- Học sinh trả lời câu hỏi.
- Học sinh lắng nghe và rút kinh nghiệm.
3. HĐ thực hành 
Bài 2 : 
- Yêu cầu một em đọc bài tập 2 .
- Yêu cầu cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa.
- Nhắc nhở mỗi học sinh đều phải đóng vai lớp trưởng viết giấy mời.
- Yêu cầu học sinh điền vào mẫu giấy mời đã in sẵn. 
- Gọi học sinh đọc lại giấy mời.
- Giáo viên cùng lớp bình chọn lời giải đúng.
-Giúp đỡ học sinh M1+M2 hoàn thành nội dung bài tập.
- Giáo viên kết luận.
Củng cố cách viết giấy mời
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.
- Cả lớp thực hiện làm bài vào mẫu giấy mời in sẵn.
- 3 em đọc lại giấy mời trước lớp.
- Lớp nhận xét chọn lời giải đúng và chữa bài và ghi vào vở
GIẤY MỜI
Kính gửi: Thầy Hiệu trưởng trường ....
Lớp 3C trân trọng kính mới thầy tới dự: buổi liên hoan chào mừng Ngày Nhà giáo Việt nam 20 – 11
Vào hồi: 8 giờ, ngày 19 -11- 2021
Tại phòng học lớp 3C
Chúng em rất mong được đón cô
 Ngày 17 tháng 11 năm 2021
 TM lớp
 Lớp trưởng:
 Bùi Quang Minh
4. HĐ ứng dụng
5. Hoạt động sáng tạo 
- Tiếp tục thực hành viết giấy mời.
- Thực hành viết giấy mời để mời cô chủ nhiệm dự buổi liên hoan chào mừng ngày quốc tế Phụ Nữ 8 – 3.
 ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
...................................................................................................................................................................................... 
......................................................................................................................................................................................
 _______________________________________
Tiết 5 Toán+
LUYỆN TẬP: CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT
I. Yêu cầu cần đạt
- Củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật.
- Biết áp dụng đúng quy tắc để tính chu vi hình chữ nhật.
- Giáo dục ý thức tích cực, tự giác học tập, Vận dụng kiến thức vào thực tế.
II. Đồ dùng: 
-Bảng phụ bài 3, 4
III. Các hoạt động dạy học:
1. GTB
2. Nội dung
HĐ1 : Củng cố kiến thức 
+ Nêu đặc điểm của HCN 
+ Nêu cách tính chu vi hình chữ nhật. 
Chốt các quy tắc tính chu vi HCN, HV 
HĐ2: Thực hành
Bài 1: Tính chu vi hình chữ nhật có:
a/ Chiều dài 35m, chiều rộng 25m
b/ Chiều dài 24cm, chiều rộng 2dm
- Yêu cầu nêu cách tính chu vi HCN
- Chữa – nhận xét tuyên dương
Chốt cách tính chu vi hình chữ nhật.
Bài 2: Một bể bơi hình chữ nhật có chiều dài 90 m, chiều rộng bằng 
chiều dài. Tính chu vi bể bơi đó.
- Gọi HS đọc đề, HS tìm hiểu bài toán.
+ Bài cho biết gì? Hỏi gì?
+ Muốn tính chu vi bể bơi đó ta phải biết gì?
+ Muốn tính chiều rộng ta vận dụng dạng toán nào đã học.
- Yêu cầu nêu cách giải bài toán.
- Chữa – nhận xét tuyên dương
Chốt cách tính chu vi hình chữ nhật.
Bài 3: (BP) Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi là 180 m. Cạnh ngắn của thửa ruộng đó là 38m. Tính cạnh dài của thửa ruộng đó.
- Gọi HS đọc đề- phân tích đề
- Nêu cách giải
- Chốt cách giải đúng- chữa bài
- Nhận xét- tuyên dương.
Chốt cách tính chiều dài hình chữ nhật: lấy nửa chu vi HCN - chiều rộng.
Bài 4: (BP) 
 Mảnh đất HCN có chiều rộng 35m, chiều dài hơn chiều rộng 15m. Người ta muốn rào xung quanh mảnh đất đó và để cửa ra vào rộng 3m .Hỏi hàng rào đó dài bao nhiêu mét?
- Gọi HS đọc đề- phân tích đề
- Nêu cách giải
- Chốt cách giải đúng- chữa bài
- Nhận xét- tuyên dương.
Chốt cách tính chu vi hình chữ nhật.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Nêu cách tính chu vi hình chữ nhật.
- Giáo dục ý thức tích cực, tự giác học tập, vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Nhận xét tiết học.
- HCN: 2 cạnh dài bằng nhau(2 chiều dài), 2 cạnh ngắn bằng nhau (2 chiều rộng), có 4 góc vuông.
- Chu vi HCN = (Chiều dài + Chiều rộng) x 2 (cùng 1 đơn vị đo)
- Nhận xét.
- HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- HS tìm hiểu yêu cầu BT
- HS lên bảng, lớp làm bài- đổi vở kiểm tra.
*Lưu ý : Đổi về cùng đơn vị đo(b).
- HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- HS tìm hiểu bài toán.
- Chiều dài 90 m, chiều rộng bằng 1/ 3 chiều dài. Tính chu vi bể bơi. 
- Chiều rộng
- HS nêu: Tìm 1 phần mấy của 1 số.
- HS lên bảng, lớp làm bài- đổi vở kiểm tra.
- HS đọc đề, tìm hiểu đề
- Nêu cách giải, làm bài- đổi vở kiểm tra
Gợi ý cách giải:
Bước 1: Tính nửa chu vi thửa ruộng: 
 180: 2 = 90( m)
Bước 2: Tính cạnh dài của thửa ruộng:
 90 - 38 = 52( m)
- HS đọc đề, tìm hiểu đề
- Nêu cách giải, làm bài- đổi vở kiểm tra
Gợi ý cách giải:
+Tìm chiều dài thửa ruộng.
+Tính chu vi thửa ruộng.
+Tính độ dài của hàng rào.
 ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
...................................................................................................................................................................................... 
......................................................................................................................................................................................
_______________________________________________________________________________________
 Thứ ba ngày 28 tháng 12 năm 2021
Tiết 3 Tiếng Việt 
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (TIẾT 4). 
I.Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức- Kỹ năng:
- Đọc đúng rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung bài. Thuộc được 2 đoạn thơ đã học ở kì 1. Hiểu nội dung bài đọc: Một trường tiểu học vùng cao.
- Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy trong đoạn văn.
- Giáo dục hs có ý thức trong học tập.
2.Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
3.Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. Đồ dùng: 
-Phiếu ghi tên bài tập đọc. Bảng phụ ghi bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy- học:
HĐ 1: Giới thiệu bài.
HĐ 2: Kiểm tra tập đọc
- Gọi HS lên bốc thăm, chọn bài tập đọc.
- Từng HS lên bốc thăm để chọn bài tập đọc
- Cho HS ôn lại bài tập đọc
- HS xem lại bài tập đọc đã bốc thăm
- Kiểm tra (1/4 số HS)
- Tiến hành kiểm tra theo y/c
- Nhận xét, đánh giá.
- Từng HS lần lượt lên đọc bài và trả lời câu hỏi câu bài đọc.
HĐ 3: Thực hành 
Bài 2: GV treo bảng phụ, ghi nội dung bài tập
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn và chú giải cuối bài tập
- Yêu cầu HS chọn điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào đoạn văn.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Khi nào ta dùng dấu chấm?
- Dấu phẩy có tác dụng dùng để làm gì?
Chốt: Củng cố dấu chấm, dấu phẩy.
HĐ 4: Củng cố, dặn dò.
- Dấu chấm, dấu phẩy có tác dụng gì?
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS đọc bài tập và nội dung đoạn văn.
- Lớp đọc thầm vở bài tập.
- 1 HS lên bảng, lớp làm vở bài tập
Đáp án:
Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống chọi nổi. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng. Rễ phải dài, cắm sâu vào lòng đất
- HS nêu: Khi chúng ta diễn đạt trọn vẹn một ta dùng dấu chấm.
- HS nêu: Dùng để ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu.
- HS nêu.
 ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
...................................................................................................................................................................................... 
......................................................................................................................................................................................
 ________________________________________
Tiết 2 : Toán
 CHU VI HÌNH VUÔNG
I.Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức- Kỹ năng:
- Học sinh nhớ quy tắc tính chu vi hình vuông (độ dài cạnh x 4). Vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình vuông và giải bài toán có nội dung liên quan đến chu vi hình vuông.
-Vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình vuông. 
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 
2.Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
3. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Vẽ sẵn hình chữ nhật có kích thước 3 dm. Vẽ sẵn hình chữ nhật có kích thước 3 dm.Vẽ sẵn hình chữ nhật có kích thước 3 dm.
III. Các hoạt động dạy học.
1. HĐ khởi động - Trò chơi: “Hái hoa dân chủ”: Giáo viên đưa ra một số câu hỏi sau:
+ Hình vuông có bao nhiêu góc vuông?
+ 4 cạnh của hình vuông như thế nào? 
- Kết nối kiến thức. 
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. 
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe.
2. HĐ hình thành kiến thức mới 
 Xây dựng quy tắc: 
- Vẽ hình vuông ABCD cạnh 3dm.
- Yêu cầu tính chu vi hình vuông đó.
 A B
 3dm
- Gọi học sinh chia sẻ kết quả, giáo viên ghi bảng:
Chu vi hình vuông ABCD là:
3 + 3 + 3 + 3 = 12 (dm)
- Yêu cầu học sinh viết sang phép nhân. 3 x 4 = 12 (dm)
+ Muốn tính chu vi hình vuông ta làm như thế nào? 
- Ghi quy tắc lên bảng. 
- Yêu cầu học thuộc quy tắc tính chu vi hình vuông.
- Quan sát.
- Học sinh tính chu vi hình vuông.
- Học sinh chia sẻ kết quả:
3 + 3 + 3 + 3 = 12 (dm)
- Viết thành phép nhân: 3 x 4 = 12 (dm)
- Lấy số đo của 1 cạnh nhân với 4.
- Nhắc lại quy tắc về tính chu vi hình vuông. 
- Học thuộc quy tắc.
3. HĐ thực hành 
Bài 1: 
- Giáo viên hướng dẫn mẫu rồi yêu cầu học sinh làm bài.
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ những em lúng túng chưa biết làm bài.
- Gọi học sinh nhắc lại quy tắc tính chu vi hình vuông
Chốt:Muốn tính chu vi HV lấy số đo 1 cạnh nhân với 4.
Bài 2: 
- Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở. 
- Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
- Cho học sinh làm đúng lên chia sẻ cách làm bài.
Giáo viên chốt kiến thức bài.
Chốt cách tính chu vi hình vuông.
Bài 3: 
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh còn lúng túng, chưa biết làm.
- Giáo viên củng cố giải bài toán có nội dung liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật.
Bài 4: 
- Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm.
- Gọi học sinh dán phiếu -> chia sẻ cách làm.
- Giáo viên củng cố các bước giải bài toán:
+ Đo cạnh của hình vuông.
+ Tính chu vi hình vuông.
Chốt cách đo độ dài đoạn thẳng, cách tính chu vi hình vuông.
Cá nhân - Cặp đôi - Lớp
- Học sinh làm bài cá nhân.
- Trao đổi cặp đôi.
- Chia sẻ trước lớp: 
+ 8 x 4 = 32 (cm) 12 x 4 = 48 (cm)
+ 31 x 4 = 124 (cm) 15 x 4 = 60 (cm)
Cá nhân – Lớp
- Muốn tính chu vi hình vuông ta lấy số đo của 1 cạnh nhân với 4.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Học sinh chia sẻ kết quả:
Bài giải
Độ dài của sợi dây đó là
10 x 4 = 40 (cm)
Đáp số: 40cm
Cá nhân - Cặp đôi - Lớp
- Thực hiện cặp đôi.
- Học sinh làm bài cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp:
Bài giải:
Chiều dài hình chữ nhật là:
20 x 3 = 60 (cm)
Chu vi của hình chữ nhật là:
(60 + 20 ) x 2 = 160 (cm)
Đáp số: 160 cm 
Nhóm - Lớp
- Học sinh thực hiện nhóm đôi, theo yêu cầu (phiếu học tập).
- Chia sẻ kết quả trước lớp: 
Cạnh của hình vuông: 3 cm
Chu vi của vuông đó là:
3 x 4 =12 (cm)
Đáp số: 12 cm
4. HĐ ứng dụng 
5. HĐ sáng tạo 
- Hãy đo độ dài cạnh của viên gạch lát nền phòng học ở lớp rồi tính chu vi viên gạch đó.
- Đo độ dài cạnh của viên gạch lát nền ở nhà rồi tính chu vi viên gạch đó.
 _______________________________________________________
Tiết 3 Tiếng Anh ( Đ/C Hoa soạn giảng)
 _______________________________________
Tiết 4: Toán+
LUYỆN TẬP: CHU VI HÌNH VUÔNG
I. yêu cầu cần đạt
- Củng cố cách tính chu vi hình vuông.
- Biết áp dụng đúng quy tắc để tính chu vi hình vuông.
- Giáo dục ý thức tích cực, tự giác học tập, Vận dụng kiến thức vào thực tế.
II. Đồ dùng: 
-Bảng phụ bài 4
III. Các hoạt động dạy học:
1. GTB
2. Nội dung
HĐ1 : Củng cố kiến thức 
+ Nêu cách tính chu vi hình vuông, tính cạnh HV khi biết chu vi.
+ Quy tắc tính chu vi hình vuông.
Chốt các quy tắc tính chu vi HV 
HĐ2: Thực hành
Bài 1: Chu vi hình vuông bằng bao nhiêu xăng ti mét? biết:
a.cạnh 12 cm
b.cạnh 2dm
Củng cố cách tính chu vi hình vuông.
Bài 2: Một mảnh đất hình vuông có chu vi là 100 m. Hỏi mảnh đất đó có cạnh là bao nhiêu mét?
- Gọi HS đọc đề.
+ Muốn tìm cạnh khi biết chu vi HV em làm tn?
- Yêu cầu HS tự làm- chữa bài
Chốt cách tính cạnh hình vuông: lấy chu vi : 4.
Bài 3: Một mảnh vườn hình vuông có cạnh 14m. Tính chu vi mảnh vườn đó.
- Gọi HS đọc đề.
-Muốn tính chu vi hình vuông ta làm ntn?
- Yêu cầu HS tự làm- chữa bài
Củng cố cách tính chu vi hình vuông.
Bài 4: Tính cạnh của hình vuông, biết chu vi của hình vuông là 36m 
- Gọi HS đọc đề phân tích đề.
-Muốn tính cạnh hình vuông khi biết chu vi ta làm ntn?
- Chữa- nhận xét- tuyên dương.
Chốt cách tính cạnh HV khi biết chu vi.
- Chu vi HV = Độ dài một cạnh x 4
Cạnh = Chu vi : 4
- Nhận xét.
HS tự làm ra nháp, nêu kết quả phép tính.
Lưu ý HS đổi đơn vị đo
- HS tìm hiểu bài.
- Lấy CV : 4
-1HS lên bảng- HS làm bài, kiểm tra chéo.
- Chữa bài
-HS đọc đề, phân tích yêu cầu đề.
-Lấy cạnh nhân với 4
-1HS lên bảng- HS làm bài, kiểm tra chéo.
- Chữa bài
-HS đọc đề, phân tích đề.
-Lấy chu vi chia cho 4
-1HS lên bảng- HS làm bài, kiểm tra chéo.
- Chữa bài
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Nêu cách tính chu vi hình vuông.
- Giáo dục ý thức tích cực, tự giác học tập, vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Nhận xét tiết học. 
 ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
...................................................................................................................................................................................... 
...................................................................................................................................................................................... 
 __________________________________________ 
Tiết 5 Tiếng Việt+
 LUYỆN TẬP : SO SÁNH. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY
I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS củng cố các kiến thức về:
- So sánh. Cách sử dụng dấu chấm, dấu phẩy.
- HS vận dụng kiến thức vào làm bài thành thạo vàviết được đoạn văn ngắn.
- GDHS yêu quê hương.
II.Đồ dùng 
-Bảng phụ BT3
III. Hoạt động dạy học:
1.GTB
2. Nội dung
HĐ1. Ôn tập các kiến thức.
- Gv yêu cầu HS tự lấy ví dụ về câu có hình ảnh so sánh.
+ Nêu tác dụng của hình ảnh so sánh đó .
+ Em học những kiểu so sánh nào ?
+Nêu tác dụng của dấu chấm, dấu phẩy.( dấu chấm đặt cuổi câu kể, dấu phẩy ngăn cách các bộ phận giữ chức vụ giống nhau.)
- Gv nhận xét chốt kt: Hai sự vật có những điểm giống nhau được so sánh với nhau làm tăng cái hay cái đẹp cho câu văn câu thơ.
- Dấu chấm dùng để kết thúc câu, dấu phẩy để ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu.
HĐ2: Luyện tập. 
Bài 1. Ghi lại các hình ảnh so sánh trong các câu sau:
a. Từ trên cao nhìn xuống, con sông như dải lụa đào vắt ngang qua cánh đồng lúa chín vàng.
b. Con đường mòn ánh lên như dải lụa trắng ngoằn ngoèo bám vào lưng núi.
- Gọi HS đọc đề- phân tích đề
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Chữa- nhận xét- tuyên dương.
Chốt: Các hình ảnh so sánh có trong câu
Bài 2. Viết những câu văn có hình ảnh so sánh để tả cảnh vật sau ở nông thôn: luỹ tre, cánh đồng lúa, những con trâu.
- Gọi HS đọc đề- phân tích đề
- Yêu cầu HS làm bài nhóm đôi.
- Chữa- nhận xét- tuyên dương.
Chốt: Cách viết câu có hình ảnh so sánh.Vận dụng vào viết văn.
Bài 3. (BP)Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống cho phù hợp rồi chép lại đoạn văn cho đúng chính tả.
 Mùa hạ đến tôi nhận ra mùa hạ bằng cái nắng oi nồng khó chịu cái nắng như vàng hơn nhiều hơn và kéo dài hơn trên những tán cây lũ ve sầu đang đua nhau kêu ra rả trong sân trường im ắng hoa phượng bỗng rộ lên một màu đỏ chói chang.
- Gọi HS đọc đề- phân tích đề
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Chữa- nhận xét- tuyên dương.
- Tại sao em lại điền dấu chấm(dấu phẩy)?
Chốt: Cách sử dụng dấu chấm, dấu phẩy
Bài 4. Hãy viết một đoạn văn ngắn để nói về cảnh vật ở quê hương em, trong đó có câu sử dụng hình ảnh so sánh và các dấu câu cho phù hợp.
- Theo dõi hs làm bài, chữa bài, chốt kiến thức.
- Đọc một số đoạn văn hay trước lớp.
+ Em có yêu quê hương mình không?Nếu yêu em thể hiện bằng hành động việc làm gì?
- GDHS yêu quê hương, bảo vệ giữ gìn làng quê ,.....
- HS đọc đề- làm bài cá nhân- báo cáo kết quả- đổi chéo vở kiểm tra.
Đáp án
a. Con sông như dải lụa đào.
b. Con đường mòn ánh lên như dải lụa trắng.
- HS đọc đề- làm bài cá nhân- báo cáo kết quả- nhận xét- bổ sung.
Đáp án
+ Luỹ tre xanh rì rào như đang hát bài ca của làng quê.
+ Cánh đồng lúa chín mênh mông như một biển vàng.
+ Những co trâu béo tròn, lông mượt như tơ đang ung dung gặm cỏ.
 Đáp án
Mùa hạ đến. Tôi nhận ra mùa hạ bằng cái nắng oi nồng khó chịu. Cái nắng như vàng hơn, nhiều hơn và kéo dài hơn. Trên những tán cây lũ ve sầu đang đua nhau kêu ra rả. Trong sân trường im ắng, hoa phượng bỗng rộ lên một màu đỏ chói chang.
- HS đọc đề- làm bài cá nhân, 1HS lên bảng- báo cáo kết quả- đổi chéo vở kiểm tra.
- HS nêu
- HS viết bài- đọc bài- nhận xét
- HS liên hệ bản thân
 Quê hương em là đất Thanh Hà yêu dấu. Cảnh làng quê ở đây thật tĩnh lặng.Sáng sớm, trên cánh đồng, không gian thật thoáng đãng và mát mẻ.Phía xa tít là màu xanh rì của những luỹ tre làng viền quanh cánh đồng.Hương lúa thoảng theo chiều gió lan toả ra một không gian rộng, cả cánh đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ.Những tia nắng bắt đầu chiếu rọi xuống những thửa ruộng như những sợi tơ mỏng manh làm cả biển lúa xao động tạo thành những làn sóng nhẹ xô đuổi nhau chạy mãi ra xa.Thỉnh thoảng lại rộ lên tiếng kêu thảng thốt của một chú bò đang lạc đàn gọi bạn hay tiếng gõ cành cạch của bác thuyền chài ven sông.Thanh Hà quê em đẹp như một bức tranh thuỷ mạc.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Nêu tác dụng của dấu chấm dấu phẩy
- Nhận xét giờ học.
 ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
...................................................................................................................................................................................... 
......................................................................................................................................................................................
_____________________________________________________________________
 Thứ tư ngày 29 tháng 12 năm 2021
Tiết 1 Toán
 LUYỆN TẬP
I.Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức- Kỹ năng:
- Củng cố cách tính chu v

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_17_nam_hoc_2021_2022_chu.doc