Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 1 - Năm học 2020-2021 (Chuẩn kĩ năng)

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 1 - Năm học 2020-2021 (Chuẩn kĩ năng)

 A. Tập đọc

GTB:tranh SGK

HĐ1: HD luyện đọc

a/ GV đọc mẫu

- Giọng cậu bé: lễ phép, bình tĩnh, tự tin.

- Giọng vua: lúc oai nghiêm, lúc dịu dàng, lúc bực bội .

 b/ Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ

+ Nối tiếp câu

 - Luyện đọc từ khó: hạ lệnh, làng, lo sợ, om sòm, chim sẻ,

 - Giảng từ khó: Bình tĩnh, kinh đô, om

sòm" (trong SGK)

- Yêu cầu hs tìm từ trái nghĩa với từ:"bình tĩnh"

* Yêu cầu HS đặt câu với từ “bình tĩnh”

+ Đọc từng đoạn

- HD luyện đọc ngắt nghỉ đoạn (BP).

 "Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ/ nộp một con gà trống biết đẻ trứng,/nếu không có/ thì cả làng phải chịu tội.//"( đọc giọng chậm rãi)

 - Đọc đoạn trong nhóm đôi

- Thi đọc theo nhóm.

+ Đọc cả bài.

HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài

+ Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài ?

+ Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua ?

+ Cậu bé đã làm cách nào để vua nhận thấy lệnh của ngài là vô lí ?

+ Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu nhà vua làm gì ?

* Vì sao cậu lại yêu cầu như vậy ?

+ Cậu bé trong chuyện có gì đáng khâm phục?

* Câu chuyện nói lên điều gì ?

HĐ3: Luyện đọc lại.

 - GV đọc mẫu đoạn 2.

 - Chia nhóm (6 nhóm) và y/cầu học sinh luyện đọc phân vai: ng¬ười dẫn chuyện, cậu bé, nhà vua.

 B. Kể chuyện

1. Giới thiệu: Dựa vào các tranh minh hoạ, chúng ta sẽ kể lại câu chuyện

2. Hướng dẫn kể chuyện

- Tìm hiểu nội dung tranh

+ Mỗi bức tranh cho em thấy điều gì ?

- Thực hành kể theo tranh.

- Thi kể trước lớp.

GV nêu câu hỏi gợi ý với HS còn lúng túng

Tranh 1:- Quân lính đang làm gì ?

 - Thái độ của dân làng ra sao ?

Tranh 2:- Cậu bé làm gì ?

 - Thái độ của vua ra sao ?

Tranh 3 :- Sứ giả yêu cầu gì ?

- Cậu bé nói với sứ giả ra sao ?

- Kết thúc câu chuyện ra sao ?

 Lưu ý: Sau mỗi lần kể cho HS nhận xét:

+ ND: Kể đủ ý , đúng trình tự không?

+ Diễn đạt: Nói thành câu chưa? Dùng từ có phù hợp không?đã biết kể bằng lời của mình chưa?

+ Cách thể hiện: giọng kể có thích hợp, tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa?

- Kể lại toàn bộ câu chuyện

- Nhận xét, đánh giá.

 

docx 27 trang ducthuan 2170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 1 - Năm học 2020-2021 (Chuẩn kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2020
Tiết 1	
TOÁN
Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số
I. MỤC TIÊU
- Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số ( làm các bài 1,2,3,4 trong SGK ).
- Rèn KN đọc, viết, so sánh số có ba chữ số
- HS yêu thích học toán, ham học, chịu khó tìm cách giải ngắn, hay.
II. ĐỒ DÙNG: BP(BT3)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Giới thiệu bài.
 2. Bài mới:
HĐ1: Đọc, viết các số có ba chữ số 
Bài 1: Viết ( Theo mẫu)
 - GV kẻ bảng (SGK)
- Yêu cầu HS đọc số, viết số (do GV đưa ra)
Số 307 gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
+ Chốt cách đọc, viết số có ba chữ số: đọc, viết từ hàng cao xuống hàng thấp.
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống
 - HD HS viết số thích hợp vào chỗ trống (nháp)
- HD phần a: 311 bằng 310 cộng thêm với mấy?
+ Tìm số đứng sau 311 bằng cách nào?
 * Nêu quy luật của dãy số.
- HD HS làm phần b tương tự như hướng dẫn làm phần a.
+ Chốt cho học sinh về dãy số tự nhiên liên tiếp cách đều nhau 1 đơn vị.
HĐ2: So sánh các số có 3 chữ số.
Bài 3(BP): Điền dấu: >, <, = 
- Hướng dẫn h/s làm vào vở.
Lưu ý : Cách so sánh
 30 + 100 < 131
 130
YC nêu căn cứ để điền dấu.
* Nêu cách so sánh 2 số.
+ Chốt cách so sánh hai số có ba chữ số: ta so sánh từng cặp chữ số của từng hàng, từ hàng cao đến hàng thấp. Chữ số của hàng nào lớn hơn thì số đó lớn hơn, chữ số của hàng nào bé hơn thì số đó bé hơn. 
 Bài 4: Tìm số lớn nhất, số bé nhất trong các số: 375, 421, 573, 241, 735, 142. 
- Yêu cầu h/s làm miệng.
+Tìm đúng số lớn nhất , số bé nhất .
- Nêu cách làm?
+ Chốt về số lớn, số bé.
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- 2 HS lên bảng, lớp làm vào vở.
- Lớp nhận xét
HS nêu
- số 307 gồm 3 trăm, 7 đơn vị
- Nêu y/cầu của bài tập.
310 + 1 = 311
- Lấy 311 cộng thêm 1: 311+1=312
- HS làm nháp sau đó nêu miệng.
- Phần a : Đây là dãy số tự nhiên liên tiếp, xếp theo thứ tự tăng dần. Mỗi số trong dãy số này bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 1.
 - Phần b : Đây là dãy số tự nhiên liên tiếp, xếp theo thứ tự giảm dần. Mỗi số trong dãy này bắng số đứng ngay trước nó trừ đi 1.
- HĐ cá nhân.
- HS nêu y/cầu BT rồi thực hiện vào vở.
- HS nêu: tính đưa về một số rồi điền dấu
- So sánh số trăm hoặc số chục hoặc số đơn vị.
- 2HS lên bảng làm, lớp làm vở.
- NX, chốt kq đúng.
- HS đọc, nêu y/c.
- HS TL nhóm bàn. Đại diện nhóm nêu đáp án. NX, chốt kq đúng.
- SLN: 735; SBN: 142.
- So sánh các hàng.
 3.Củng cố - dặn dò
- Lấy VD 2 số có ba chữ số & nêu cách so sánh.
- Về nhà xem lại bài. Chuẩn bị bài: Cộng, trừ các số có 3 chữ số( không nhớ)
________________________
Tiết 2 + 3 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
Cậu bé thông minh 
I. MỤC TIÊU
 1.TĐ:
 - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy & giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
 - Hiểu ND bài: Ca ngợi sự thông minh & tài trí của cậu bé ( trả lời được các câu hỏi trong SGK ).
 2. KC: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ, kể lại được toàn bộ câu chuyện.
- Rèn kĩ năng đọc, nghe, nói cho học sinh
- GD HS biết cách ứng xử thông minh nhanh trí.
II. ĐỒ DÙNG : 
 - Tranh minh họa (GTB)
 - Bảng phụ viết câu văn luyện đọc( HĐ1)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. Mở đầu: GV giới thiệu 8 chủ điểm của SGK Tiếng Việt (tập 1) và giới thiệu chủ điểm tuần 1&2.
 2. Bài mới: 
 A. Tập đọc 
GTB:tranh SGK
HĐ1: HD luyện đọc
a/ GV đọc mẫu
- Giọng cậu bé: lễ phép, bình tĩnh, tự tin.
- Giọng vua: lúc oai nghiêm, lúc dịu dàng, lúc bực bội .
 b/ Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ 
+ Nối tiếp câu
 - Luyện đọc từ khó: hạ lệnh, làng, lo sợ, om sòm, chim sẻ, 
 - Giảng từ khó: Bình tĩnh, kinh đô, om
sòm" (trong SGK)
- Yêu cầu hs tìm từ trái nghĩa với từ:"bình tĩnh"
* Yêu cầu HS đặt câu với từ “bình tĩnh”
+ Đọc từng đoạn
- HD luyện đọc ngắt nghỉ đoạn (BP).
 "Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ/ nộp một con gà trống biết đẻ trứng,/nếu không có/ thì cả làng phải chịu tội.//"( đọc giọng chậm rãi)
 - Đọc đoạn trong nhóm đôi
- Thi đọc theo nhóm.
+ Đọc cả bài.
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài 
+ Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài ?
+ Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua ? 
+ Cậu bé đã làm cách nào để vua nhận thấy lệnh của ngài là vô lí ? 
+ Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu nhà vua làm gì ? 
* Vì sao cậu lại yêu cầu như vậy ?
+ Cậu bé trong chuyện có gì đáng khâm phục?
* Câu chuyện nói lên điều gì ? 
HĐ3: Luyện đọc lại.
 - GV đọc mẫu đoạn 2.
 - Chia nhóm (6 nhóm) và y/cầu học sinh luyện đọc phân vai: người dẫn chuyện, cậu bé, nhà vua.
 B. Kể chuyện
1. Giới thiệu: Dựa vào các tranh minh hoạ, chúng ta sẽ kể lại câu chuyện 
2. Hướng dẫn kể chuyện
- Tìm hiểu nội dung tranh
+ Mỗi bức tranh cho em thấy điều gì ?
- Thực hành kể theo tranh.
- Thi kể trước lớp.
GV nêu câu hỏi gợi ý với HS còn lúng túng
Tranh 1:- Quân lính đang làm gì ?
 - Thái độ của dân làng ra sao ?
Tranh 2:- Cậu bé làm gì ?
 - Thái độ của vua ra sao ?
Tranh 3 :- Sứ giả yêu cầu gì ?
- Cậu bé nói với sứ giả ra sao ?
- Kết thúc câu chuyện ra sao ? 
 Lưu ý: Sau mỗi lần kể cho HS nhận xét:
+ ND: Kể đủ ý , đúng trình tự không?
+ Diễn đạt: Nói thành câu chưa? Dùng từ có phù hợp không?đã biết kể bằng lời của mình chưa?
+ Cách thể hiện: giọng kể có thích hợp, tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa? 
- Kể lại toàn bộ câu chuyện 
- Nhận xét, đánh giá.
- HS nghe
- HS theo dõi.
- HS luyện đọc từng câu ( 3 lượt) 
 - HS luyện đọc đúng các từ khó.
- HS giải nghĩa từ khó.
- HS trả lời : bối rối, lúng túng.
* HS : VD: Nam bình tĩnh nghe Tuấn kể.
- 3HS đọc nối tiếp 3 đoạn. 
- Đọc CN, ĐT: lưu ý cách ngắt nghỉ, nhấn giọng.
- HS cặp đọc đoạn
- Thi đọc đoạn trước lớp
- NX, bình chọn nhóm đọc tốt nhất.
- HS đọc đồng thanh. 
- 1 h/s đọc lại toàn bài.
- Hỏi đáp theo cặp
- Lệnh cho mỗi làng phải nộp 1 con gà trống biết đẻ trứng
- Dân chúng lo sợ vì gà trống không đẻ trứng được.
- Cậu bé kể chuyện: Bố cậu đẻ em bé 
- Cậu yêu cầu sứ giả tâu Đức Vua rèn kim thành dao để xẻ thịt chim.
- Vì kim không rèn thành dao để xẻ thịt chim được.
- Cậu bé trong chuyện rất thông minh.
+ Câu chuyện ca ngợi tài trí thông minh của cậu bé. 
* 1 HS đọc lại.
 - HS tự phân nhóm 3 và luyện đọc.
- HS thi đọc phân vai.
- HS đọc diễn cảm từng đoạn hoặc phân vai đọc cả truyện.
- HS quan sát từng tranh 
- Tranh 1: Quân lính thông báo lệnh vua là mỗi làng nộp một con gà trống biết đẻ trứng. Dân làng lo sợ vì làm gì có gà biết đẻ trứng.
- Tranh 2: Cậu bé đến gặp vua và kể chuyện bố cậu đẻ em bé, bắt cậu đi xin sữa. Vua hài lòng vì thấy cậu thông minh, nhưng vẫn muốn thử tài.
- Tranh 3 : Sứ giả mang lệnh vua bắt cậu làm thịt chim làm lễ. Cậu yêu cầu sứ giả rèn kim thành dao 
- Thực hành nhẩm kể theo từng tranh theo cặp.
- HS luyện kể từng đoạn.
- 1, 2 HS kể chuyện
- 1, 2 HS kể chuyện
 - 1, 2 HS kể chuyện
-1, 2 HS kể lại cả câu chuyện.
- HS kể có sáng tạo, diễn đạt lưu loát.
 3. Củng cố - dặn dò:
 - Trong câu chuyện em thích nhất nhân vật nào ? Vì sao thích nhất nhân vật đó ?
 - Về nhà đọc lại bài. Kể lại câu chuyện cho ông bà, bố mẹ nghe
_____________________
Tiết 4 TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài 1: Hoạt động thở và cơ quan hô hấp
I. MỤC TIÊU: 
- Nhận ra sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào và thở ra. 
 + Chỉ và nói được tên các bộ phận của cơ quan hô hấp trên sơ đồ. 
 + Chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra. 
 + Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người. 
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích.
- GDHS có ý thức rèn luyện, bảo vệ sức khoẻ.
II. ĐỒ DÙNG
- Các hình trong SGK trang 4, 5( HĐ 2)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Ổn định tổ chức lớp:
- Giới thiệu chương trình Tự nhiên xã hội lớp 3
B. Bài mới: 
- Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Thực hành cách thở sâu.
- Cách tiến hành:
Bước 1: Trò chơi
+ Cho HS thực hành nín thở.
- Nêu cảm giác của mình sau khi nín thở lâu?
Bước 2: Đại diện một số HS nên thực hiện như H1 - YC cả lớp đứng tại chỗ đặt tay lên ngực và hít thở hết sức.
- Em NX sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào thật sâu và thở ra hết sức?
- So sánh lồng ngực khi hít vào, thở ra bình thường và khi thở sâu? Nêu ích lợi của việc thở sâu?
=> GV chốt lại KT trên.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
a, Mục tiêu: Chỉ trên sơ đồ và nói được tên các bộ phận của cơ quan hô hấp.
b, Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn mẫu các câu hỏi để HS có thể hỏi bạn. 
- Làm việc theo cặp 2 HS một bàn, lần lượt người hỏi, người trả lời:
+ Chỉ vào hình vẽ và nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp.
+ Bạn hãy chỉ đường đi của không khí trên Hình 2 trang 5 SGK. 
+ Mũi dùng để làm gì ?
+ Khí quản, phế quản có chức năng gì ?
+ Phổi có chức năng gì ?
+ Chỉ trên Hình 3 trang 5 đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra.
- Làm việc cả lớp:
- GV gọi 3 cặp HS lên hỏi đáp trước lớp và khen cặp nào có câu hỏi sáng tạo.
 Kết luận: Cơ quan hô hấp 
- Liên hệ thực tế: Tránh để dị vật (thức ăn, nước uống, vật nhỏ...) rơi vào đường thở. Nếu có dị vật làm tắc đường thở cần phải đi cấp cứu ngay lập tức (ngừng thở trên 5phút con người sẽ chết).
C. Củng cố - Dặn dò:
- Nhắc lại chức năng của cơ quan hô hấp. (2 em)
- Nêu ví dụ về vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người?
- Nhận xét giờ học, dặn HS cần bảo vệ cơ quan hô hấp. 
- CB bài: Nên thở như thế nào?
- Cả lớp cùng thực hiện động tác bịt mũi, nín thở.
- 2, 3 em nêu, lớp NX.
- HS thực hiện lớp QS, NX.
- HS thực hiện.
- Hít sâu lồng ngực nở ra to, thở ra hết sức lồng ngực xẹp...
- Giúp ta có nhiều ô xi
- 2 em nêu lại.
- HS làm việc theo cặp.
- 3 cặp HS lên hỏi đáp trước lớp
- HS nối tiếp nhau lên bảng chỉ.
- HS nghe.
- HS nhắc lại.
- HS TL.
Tiết 5 CHÍNH TẢ
Tập chép : Cậu bé thông minh
I. MỤC TIÊU
- Chép lại chính xác và trình bày đúng quy định bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong
bài. Làm đúng các bài tập 2a; điền đúng 10 chữ cái và tên của mười chữ cái đó vào ô trống (BT3).
- Rèn kĩ năng viết chính tả. Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm đầu, vần dễ lẫn: l/n.
- GD tính chính xác, cẩn thận; ý thức giữ vệ sinh, viết chữ đẹp
II. ĐỒ DÙNG : GV : Bảng phụ kẻ, viết chữ BT 3(HĐ 2)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Mở đầu: GV nhắc lại một số điều cần lưu ý về yêu cầu của giờ học chính tả, việc chuẩn bị dụng cụ cho giờ học nhằm củng cố nề nếp học tập cho HS.
2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài: GV nêu nội dung, yêu cầu giờ học.
 b. Nội dung
HĐ1: Hướng dẫn HS tập chép.
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- GV treo BP: 
- GV đọc đoạn viết 
 - GV hướng dẫn HS nhận xét hỏi :
+ Đoạn này chép từ bài nào? 
+ Tên bài viết ở vị trí nào ? 
+ Đoạn chép có mấy câu ? 
+ Cuối mỗi câu có dấu gì ?
+ Chữ đầu câu viết như thế nào ?
+ GV gạch chân tiếng khó.
- GV cho HS luyện viết tiếng khó: chim sẻ, kim khâu, sắc, xẻ thịt.
 b. Chép bài vào vở
- Em cần ngồi và cầm bút viết ntn ?
- Lưu ý HS tư thế ngồi, cách cầm bút viết đúng.
- Gv giúp đỡ HS viết chậm
c. GV thu, nhận xét 5 – 7 bài. Tuyên dương những em viết đẹp.
HĐ2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 2a: Phân biệt l/ n
- GV nhận xét , chốt đáp án đúng:
 Hạ lệnh - nộp bài - hôm nọ.
Lưu ý: Khi đọc, viết cần phân biết l/ n 
Bài 3:(BP)Viết tiếp chữ và tên chữ còn thiếu
- GV y/c HS làm mẫu.
- Y/ c HS hoàn thiện bảng
+ Củng cố đọc, viết tên 10 chữ cái trong bảng.
- 2 - 3 HS đọc đoạn chép.
- Cậu bé thông minh.
- Viết ở giữa dòng.
- 3 câu
- Dấu chấm
- HSTL
- HS viết giấy nháp. NX, sửa chữa.
* HS nêu: Ngồi lưng thẳng, hơi cúi đầu, tay phái cầm bút, tay trái giữ vở, mắt cách vở 
25 - 30cm. hai chân song song trên mặt đất
- HS chép bài vào vở
*HS viết chữ đúng kĩ thuật, nét thanh, nét đậm.
- HS đọc yêu cầu của bài 2a
- 1 em lên bảng
- Lớp làm vở, NX, s/c.
- HS đọc, nêu y/c
- HS làm cá nhân VBT.
1 em làm mẫu: ă - á
- 1 em lên bảng làm 
- Lớp làm bảng con. HS đọc thuộc tại lớp.
 3. Củng cố - Dặn dò: 
- Viết sai chính tả l/n dẫn đến điều gì ? (hiểu sai và viết sai chính tả). 
- Nhắc HS học thuộc, ghi nhớ thứ tự bảng chữ cái. 
________________________________________________________________
Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2020
Tiết 1 TIẾNG ANH
 Đ/c Hòa dạy
_____________________________
Tiết 2 TIN HỌC
 Đ/c Phạm Thảo dạy
_____________________________
Tiết 3 TOÁN
Cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ)
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS củng cố cách tính cộng, trừ các số có 3 chữ số, củng cố cách giải bài toán có lời văn về nhiều hơn ít hơn. HS làm BT1(a,c), 2,3,4
- Rèn kĩ năng đặt tính, làm tính theo cột dọc và trình bày bài toán khoa học, sạch đẹp. 
- Giáo dục HS ý thức tự giác học và ham học toán.
II. ĐỒ DÙNG: 
 Bảng phụ chép bài 3 , 4.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. Kiểm tra bài cũ: Cho các số sau: 463; 105; 915; 485; 354.
- Đọc các số đó. Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- 2 em lên bảng – lớp làm vào giấy nháp.
- Nhận xét.
 2. Bài mới: 
 HĐ 1: Củng cố cách đặt tính và tính. 
Bài 1: Tính nhẩm(a,c)
- Em hãy nêu cách làm
- Gọi HS làm mẫu phần a
- Tự làm phần c
*Em có nhận xét gì về các phép tính ở phần a,c ?
+ Chốt cách cộng, trừ nhẩm với các số tròn trăm.
Bài 2: Đặt tính rồi tính: 352 + 416
GV + HS nhận xét chữa bài. 
+ Chốt cách tính +, - các số có 3 chữ số
( không nhớ): 
1, Đặt tính :Viết các chữ số của từng hàng thẳng cột với nhau.
2, Cộng( trừ) từ hàng đơn vị trước( phải sang trái).
HĐ2: Giải toán có lời văn liên quan đến cộng, trừ các số có 3 chữ số.
Bài 3: 
GV treo bảng phụ.
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Bài toán thuộc dạng gì ?
- Tìm số HS K2 ta làm như thế nào ?Vì sao ?
- Nêu cách tìm số bé ?
- Gọi 1 em lên bảng làm, lớp làm vở.
 - GVNX, chốt lại cách giải đúng.
* Em hãy đặt một đề toán tương tự.
Lưu ý: Trong bài toán có từ ít hơn chưa chắc đã làm phép tính trừ, ta cần đọc kỹ đề để xác định phép tính đúng.
 Bài 4:(BP) 
Tương tự bài 3. 
 - Gv nhận xét, chữa bài, chốt kq đúng.
+ Chốt cách giải bài toán về “nhiều hơn”
Lưu ý: Trong bài toán có từ nhiều hơn chưa chắc đã làm phép tính cộng, ta cần đọc kỹ đề để xác định phép tính đúng.
- HS nêu yêu cầu của bài
400 + 300 =
700 - 400 =
700 - 300 =
a. lấy tổng trừ đi số hạng này được số hạng kia.
- c: Viết tổng thành số.
- HS đọc, nêu y/c.
- 3 HS lên bảng làm. 
- Lớp làm bài vào vở.
- NX , s/c, chốt kq đúng.
- HS đọc bài.
- K1 có 245 HS, k2 ít hơn k1 là 32 HS.
- Khối 2 có bao nhiêu HS.
- HĐ cặp, HS tóm tắt bài toán 
- Bài toán về ít hơn 
- Làm tính trừ, vì khối 2 là tìm số bé. 
- Tìm SB = SL – phần ít hơn.
- 1 em lên bảng làm, lớp làm vở.
+ HS đặt đề - nx.
- HS đọc và phân tích đề toán
- HS làm bài vào vở
- Chữa bài 
3. Củng cố – Dặn dò: 
 - Giải bài toán về nhiều hơn(ít hơn) cần lưu ý gì ?( Tìm số bé làm tính trừ, tìm số lớn làm tính cộng).
 - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập
_________________________
 Tiết 4 ĐẠO ĐỨC
Kính yêu Bác Hồ( tiết 1)
I. MỤC TIÊU 
- HS hiểu được Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc ; hiểu được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
- HS biết mình cần làm gì để tỏ lòng biết ơn Bác Hồ ; biết thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
- GDHS lòng kính yêu Bác Hồ.
II. ĐỒ DÙNG
- Ảnh Bác Hồ( HĐ 1)
- Bài thơ, bài hát về Bác Hồ( HĐ 2)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động : HS hát bài “Như có Bác Hồ” 
2. Bài mới : 
HĐ1: Thảo luận nhóm : Tìm hiểu về Bác
+ Mục tiêu: HS biết được: 
- Bác Hồ là vị lãnh tụ có công lao to lớn đối với đất nước, đối với dân tộc. 
- Tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
+ Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS quan sát các bức tranh ảnh, tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng ảnh. 
- Em biết gì thêm về Bác Hồ ? (VD: ngày, tháng, năm sinh, quê Bác,...)
=> Chốt: Bác Hồ hồi nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung. Bác sinh ngày 19-5-1890. Quê Bác ở làng Sen xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, là người có công lớn đối với đất nước ...
HĐ2: Kể chuyện : Các cháu vào đây với Bác
+ Mục tiêu : HS biết được tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ và những việc em cần làm để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
+ Cách tiến hành: 
- Giáo viên kể chuyện.
- Câu hỏi thảo luận:
+ Qua câu chuyện em thấy tình cảm của Bác và các cháu thiếu nhi thế nào ?
+ Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ ?
=> Chốt: Các cháu thiếu nhi rất yêu quý Bác Hồ và Bác Hồ cũng rất yêu quý và quan tâm đến các cháu thiếu nhi. Các em thiếu niên, nhi đồng cần thực hiện tốt những điều Bác dạy ...
HĐ3: Tìm hiểu về năm điều Bác Hồ dạy.
+ Mục tiêu: Giúp HS hiểu và ghi nhớ năm điều Bác Hồ dạy.
+ Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc 5 điều Bác Hồ dạy.
- Kể những việc làm cụ thể mà Bác đó nhắc trong 5 điều Bác Hồ dạy.
* Em đã làm được những điều gì trong 5 điều Bác Hồ dạy ? Còn điều gì em chưa làm được ?
=> Chốt: Nội dung năm điều Bác Hồ dạy ; nhắc nhở HS cần thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- HS nêu (ngày, tháng, năm sinh, quê Bác, công lao của Bác với dân tộc Việt Nam).
- HS theo dõi.
- HS thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi
(Bác Hồ rất yêu thương các cháu thiếu nhi và các cháu thiếu nhi cũng rất kính yêu Bác Hồ.)
- Tự nêu những việc cần làm (thực hiện năm điều Bác Hồ dạy; ngoan ngoãn vâng lời ông bà, cha mẹ; chăm chỉ học tập,...)
- Năm HS đọc nối tiếp năm điều Bác Hồ dạy TNNĐ; lớp đọc đồng thanh.
- HS thảo luận nhóm 4, đại diện 
nhóm trình bày.
- Tự liên hệ.
- HS ghi nhớ.
3. Củng cố dặn dũ:
- Em cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ ?
- Chuẩn bị bài sau: Kính yêu Bác Hồ (T2).
________________________
 Tiết 5 TẬP VIẾT 
Ôn chữ hoa A
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng chữ hoa A ( 1 dòng); V,D (1dòng); viết đúng tên riêng g mẫu viết đúng tên riêng TrVừ A Dính ( 1 dòng) và câu ứng dụng "Anh em ... đỡ đần"( 1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối giữa các chữ viết hoa với chữ viết thường trong ghi tiếng.
- GD lòng nhân ái, biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau.
II. ĐỒ DÙNG: 
- Chữ mẫu viết hoa: A (HĐ1), từ ứng dụng mẫu; câu ứng dụng viết sẵn trên BP
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Kiểm tra : Vở tập viết của HS
 2. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài; nêu yêu cầu chung của tiết tập viết.
HĐ1: Hướng dẫn HS viết chữ hoa A
a) Luyện viết chữ hoa:
- Tìm các chữ hoa có trong tên riêng và câu ứng dụng ?
- YC viết chữ hoa A, V, D.
- GV nhận xét, sửa sai cho HS.
- Nhắc lại cách viết chữ V, A, D ?
- YC HS viết lại chữ V, A, D, R.
- Nhận xét, sửa lỗi cho HS
b) Viết từ ứng dụng: Vừ A Dính
- Yêu cầu HS đọc từ ứng dụng.
- Em biết gì về Vừ A Dính ?
- Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
- HS luyện viết.
- GV chỉnh lỗi viết chữ cho HS.
c) Viết câu ứng dụng(BP).
 " Anh em như thể chân tay
 Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần "
* Câu tục ngữ khuyên ta điều gì ?
- Tích hợp: Giáo dục anh em trong một nhà phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
- Viết bảng con từ : Anh em, Rách.
- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.
 HĐ2: Hướng dẫn học sinh viết vào vở
- Gv nêu yêu cầu 
+ A: một dòng
+ V, D một dòng
+ Vừ A Dính (1 dòng)
 + Viết câu ứng dụng: (1 lần)
- Gv theo dõi, giúp đỡ những em viết chưa đúng mẫu, khoảng cách,...
- Chú ý tư thế ngồi, cách để vở,...
HĐ3: GV thu, nhận xét. Tuyên dương những em viết đẹp.
- A, V, D, R.
-2 HS viết bảng, lớp viết vào bảng con.
- Nhận xét.
- HS nêu cách viết.
- HS luyện viết.
- HS đọc từ 
 * Vừ A Dính là tên một thiếu niên người dân tộc HMông, anh dũng hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp để bảo vệ cán bộ cách mạng.
- Chữ V, A, D, h cao 2,5 li, các chữ còn lại cao 1 li.
- Bằng 1 con chữ o.
- 3 HS lên bảng viết, lớp viết giấy nháp.
- HS đọc.
+ Anh em gắn bó thân thiết với nhau như chân với tay, lúc nào cũng phải thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
- HS nêu.
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con
- NX, s/c.
- HS viết bài trong vở Tập viết.
* HS viết đúng & đủ các dòng (tập viết trên lớp).
 3. Củng cố - Dặn dò: 
- Nhắc lại cách viết chữ hoa A?
- Dặn về luyện viết thêm phần tự chọn
Thứ tư ngày 9 tháng 9 năm 2020
Tiết 1 TẬP ĐỌC
 Hai bàn tay em 
I. MỤC TIÊU
 - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi đúng sau mỗi khổ thơ, giữa các dòng thơ.
 - Hiểu ND: Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích, rất đáng yêu. ( trả lời được các CH trong SGK; thuộc 2-3 khổ thơ trong bài)
 - GD HS yêu quý, giữ vệ sinh, chăm sóc hai bàn tay. 
II. ĐỒ DÙNG:
 BP chép khổ thơ 3.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A.Kiểm tra bài cũ: Bài Cậu bé thông minh
+ đọc 1 đoạn và kể 1 đoạn.
GV nhận xét.
B.Bài mới. 
1.GTB. 
2. Nội dung.
HĐ1: Luyện đọc và giải nghĩa từ.
- GV đọc mẫu toàn bài thơ giọng vui tươi, dịu dàng, tình cảm.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. 
 + Đọc từng dòng thơ trước lớp
 - Treo BP khổ thơ 3
 + Đọc từng khổ thơ trong nhóm
 + Thi đọc giữa các nhóm
 + Đọc đồng thanh
 HĐ2. Hướng dẫn tìm hiểu bài 
1. Hai bàn tay của bé được so sánh với những gì?
2. Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào?
3. Em thích nhất khổ thơ nào? Vì sao?
* Nêu nội dung của bài
Chốt: Sự thân thiết giữa bé với đôi bàn tay.
HĐ 3: Học thuộc lòng bài thơ 
 - GV hướng dẫn HS thuộc lòng tại lớp từng khổ thơ: xoá dần các từ, cụm từ, chỉ giữ lại các từ đầu dòng thơ, sau đó là mỗi chữ đầu của mỗi khổ thơ.
- GV nhận xét, tuyên dương những cá nhân đọc thuộc, hay
3. Củng cố, dặn dò:
- Hai bàn thân thiết với bé như thế nào?
- Nh¾c HS vÒ nhà ®äc bµi Ai có lçi?
- HS thực hiện
- HS kết hợp đọc thầm
- HS nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ.
- HS nối tiếp nhau đọc 5 khổ thơ, ngắt nghỉ hơi đúng ở cuối dòng thơ:
 Tay em đánh răng /
 Răng trắng hoa nhài.//
 Tay em chải tóc /
 Tóc ngời ánh mai.//
- HS đọc các từ được chú giải cuối bài. 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc từng khổ thơ
- Cá nhân các nhóm thi đọc với nhau
- Các nhóm thảo luận trao đổi về nội dung bài
 + so sánh với những nụ hoa hồng; những ngón tay xinh như những cánh hoa)
+ buổi tối hai hoa ngủ cùng bé: hoa kề bên má, hoa ấp cạnh lòng.
 + Buổi sáng, tay giúp bé đánh răng, chỉa tóc.
 + Khi bé học bài, bàn tay siêng năng làm cho những hàng chữ nở hoa trên giấy.
 + Những khi một mình, bé thủ thỉ tâm sự với đôi bàn tay như với bạn.)
- HS tự do phát biểu
 VD: Thích khổ thơ 1 vỉ hai bàn tay được tả đẹp như nụ hoa đầu cành. Thích khổ 2 vì hai bàn tay lúc nào cũng ở bên em, cả khi em ngủ .. ) 
- HS nêu. 
- HS thi đọc thuộc bài thơ dưới hình thức đọc tiếp sức: 2 dòng thơ; cả khổ thơ, cả bài thơ. 
- Cả lớp theo dõi, nhận xét 
Tiết 2 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ôn về từ chỉ sự vật. So sánh
I.MỤC TIÊU
 - Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật (BT1).
 - Tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong các câu văn, thơ (BT2)
 - Giáo dục HS chăm chỉ học tập, yêu thích cái hay cái đẹp
II.ĐỒ DÙNG: 
Bảng phụ chép sẵn (BT2)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1.Giới thiệu bài trực tiếp
 2. Nội dung
 Bài 1: Tìm từ chỉ sự vật.
- Yêu cầu HS đọc khổ thơ thứ ba bài “Hai bàn tay em”
- Gv ghi bảng khổ thơ 3
- Yêu cầu hs nhận diện từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ. 
- GV chốt các từ chỉ sự vật :
tay em, răng, răng, hoa nhài, tay em, tóc, tóc, ánh mai
* Vì sao em không chọn từ “đánh”?
+ Chốt : Những từ chỉ một bộ phận của cơ thể con người cũng là từ chỉ sự vật và từ chỉ sự vật có thể là từ chỉ người, chỉ vật, chỉ một hiện tượng tự nhiên. 
Bài 2:(BP) Tìm tên những sự vật được so sánh trong các câu thơ.
- Gv treo bảng phụ
- Yêu cầu tìm các sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ 
a. Hai bàn tay của bé được so sánh với gì ?
* Vì sao hai bàn tay em được so sánh với hoa đầu cành ?
b. Mặt biển được so sánh với gì ?
* Mặt biển và tấm thảm có gì giống nhau ?
- Màu ngọc thạch là màu thế nào ?
c. Cánh diều được so sánh gì ?
d. Vì sao dấu hỏi được so sánh với vành tai nhỏ? 
* 2 vật được chọn so sánh với nhau khi 2 vật đó thế nào?
+ Gv chốt : 2 vật được so sánh với nhau từng câu thơ. Hai vật để so sánh với nhau được một hình ảnh so sánh
Bài 3: Cảm nhận được vẻ đẹp của các hình ảnh so sánh.
- Em thích hình ảnh so sánh nào trong BT2?
+ Chốt: Mỗi hình ảnh trên có một nét đẹp riêng. Các em cần chú ý quan sát các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống hằng ngày. Các em sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng dó và biết so sánh chúng với các hình ảnh đẹp.
- 2 HS đọc, nêu y/c
* 1 HS làm mẫu 1dòng thơ.
- Cả lớp làm các phần còn lại.
- Chữa bài.
+ “đánh” không phải là từ chỉ sự vật nó là từ chỉ hoạt động
- HS nghe
- HS đọc đề
- Hai bàn tay của bé được so sánh với hoa đầu cành.
+ Vì hai bàn tay hai bàn tay của bé nhỏ, xinh như một bông hoa.
- Mặt biển được so sánh với tấm thảm khổng lồ.
+ Đều phẳng, êm và đẹp
- Xanh biếc, sáng trong.
- Cánh diều được so sánh với dấu á vì cánh diều hình cong cong, võng xuống, giống hệt một dấu á.
- Dấu hỏi được so sánh với vành tai nhỏ vì dấu hỏi cong cong, nở rộng ở trên rồi nhỏ dần chẳng khác gì vành tai nhỏ).
+ Hai vật có những đặc điểm giống nhau được so sánh với nhau.
* HS nêu theo hiểu biết của mình.
- HS TL theo cảm nhận của mình
Nhiều hS nêu ý kiến: a,b, c, d
- HS lắng nghe.
 3. Củng cố - dặn dò:
 - Hãy quan sát các vật xung quanh xem chúng có thể so sánh với những gì.(VD: Hoa phượng so sánh với lửa. Mây trắng so sánh với bông).
 - Dặn chuẩn bị bài sau : Từ ngữ về thiếu nhi. Ôn tập câu : Ai là gì ?
________________________
Tiết 3 THỦ CÔNG
Gấp tàu thuỷ hai ống khói (tiết 1)
I. MỤC TIÊU
- HS biết cách gấp tàu thuỷ 2 ống khói.
- Gấp tàu thuỷ 2 ống khói đúng quy trình kĩ thuật.
- Yêu thích gấp hình. 
II. ĐỒ DÙNG
- Mẫu có kích thước lớn. (HĐ1)
- Tranh quy trình, giấy nháp, giấy thủ công.(HĐ2)
- Bút màu, kéo.(HĐ3)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung 
HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát mẫu
- GV đưa mẫu tàu thuỷ đã gấp, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Đây là đồ chơi gì?
* Nêu đặc điểm hình dáng?
+ Nguyên liệu làm tàu thủy đồ chơi?
-GV: Đây là mẫu đồ thuỷ là đồ chơi được gấp gần giống tàu thuỷ. Thực tế tàu thuỷ làm bằng sắt thép có cấu tạo rất phức tạp, dùng chở hành khách, hàng hoá,....
- GV cho HS mở mẫu xem tàu thuỷ làm bằng gì? hình gì?
HĐ2: Hướng dẫn gấp tàu thuỷ
- GV vừa nói vừa chỉ vào tranh quy trình:
+ B1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông
- GV yêu cầu HS lên bảng gấp, cắt
+ B2: Gấp lấy điểm giữa, 2 đường dấu gấp giữa của hình vuông
- Gấp tờ giấy hình vuông làm 4 phần bằng nhau, lấy điểm O và 2 đường dấu gấp mở ra ta được hình 2
+ B3: Gấp thành tàu thuỷ 2 ống khói
- Đặt tờ giấy hình vuông lên bàn (mặt kẻ ô lên trên), gấp lần lượt 4 đỉnh của hình vuông và chồng khít lên điểm O ta được hình 3
- Lật hình 3 ra mặt sau và tiếp tục gấp 4 đỉnh vào điểm O ta được hình 4, 5, 6
- Trên hình 6 có 4 ô vuông, mỗi ô vuông có 2 tam giác, Cho ngón tay trỏ vào khe giữa của 1 ô vuông đối diện được 2 ống khói của tàu thuỷ
- Lồng ngón tay trỏ vào phía dưới 2 ô vuông còn lại để kéo sang 2 bên. Dùng ngón cái và ngón giữa của 2 tay ép vào sẽ được tàu thuỷ 2 ống khói
- Gọi HS nhắc lại các bước
HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành
- Yêu cầu HS thực hành trên nháp
- GV giúp đỡ những HS còn yếu
2. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà thực hành thêm để chuẩn bị cho tiết thực hành 
- HS quan sát mẫu và trả lời câu hỏi:
- Tàu thuỷ 2 ống khói
- Hai bên thành tàu có 2 hình tam giác giống nhau, mũi tàu thẳng đứng, có 2 ống khói giống nhau ở mũi tàu
- Giấy thủ công
- Nghe giới thiệu
- HS lên giữ mẫu và nêu: Tờ giấy gấp tàu thuỷ là tờ giấy hình vuông
- HS lên bảng gấp, cắt hình vuông
- HS quan sát GV làm
- Quan sát hình 2
- HS quan sát các hình
*HS nêu lại quy trình: 
B1: Gấp cắt hình vuông
B2: Lấy điểm giữa hình vuông
B3: Gấp tàu thuỷ
- HS lấy giấy nháp ra thực hành
*HS gấp được tàu thuỷ đúng kĩ thuật, đẹp mắt
Tiết 4 TOÁN
Luyện tập 
I.MỤC TIÊU
 - Biết cộng, trừ các số có 3 chữ số (không nhớ).
 - Biết giải bài toán về “Tìm x”, giải toán có lời văn ( có 1 phép trừ) và làm bài tập 1, 2, 3.
 - HS yêu thích học toán.
II.ĐỒ DÙNG: 
BP( Bài 3), bộ đồ dùng học toán( Bài 4)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. Kiểm tra: 
 - HS viết 1 phép tính cộng, 1 phép tính trừ hai số có 3 c/s (không nhớ) rồi tính kết quả.
 - Nhận xét, đánh giá. 
Bài 1: Đặt tính rồi tính
- HD HS đặt tính rồi tính vào vở nháp. Lưu ý cách đặt tính.
 + Củng cố cách thực hiện tính cộng trừ.
Bài 2 : Tìm x
- Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm ntn?
+ Chốt : Số bị trừ = ST + hiệu
 SH =Tống - SH( đã biết)
Bài 3 (BP)
- BT cho biết gì ?
- BT hỏi gì ?
- BT thuộc dạng toán nào ? Làm phép tính gì ?
- Yêu cầu HS giải bài toán vào vở. 
- GV nhận xét, s/c, chốt kq đúng. 
+ Chốt giải bài toán tìm 1 số hạng ta làm tính trừ.
* HS làm nhanh làm tiếp bài tập số 4
 Bài 4: 
- H/d học sinh thực hành trên bộ đồ dùng.
3.Củng cố- Dặn dò: 
- Nhắc lại cách cộng trừ số có 3 c/s (không nhớ), lấy ví dụ?
- Chuẩn bị bài : Cộng các số có ba chữ số( có nhớ 1 lần)
- HS nêu yêu cầu bài tập 1 sau đó thực hiện vào vở nháp.
- HS nêu y/c bài tập 2 rồi làm vào vở.
- Với HS chậm cần nhắc lại tên thành phần chưa biết và cách tìm.
- 1HS đọc, lớp đọc thầm. 
- Đội gồm 285 người, nam 140 người.
- Đội có bao nhiêu nữ ?
- Tìm một số hạng, làm tinh trừ.
- 1 em lên bảng giải, lớp giải vở
- Đáp số : 145 người.
- HS nªu y/c cña bµi tËp vµ thùc hµnh.
Tiết 5 THỂ DỤC
 Giới thiệu chương trình. Trò chơi “ Nhanh lên bạn ơi” 
I. MỤC TIÊU
- Biết được những điểm cơ bản của chương trình và một số nội quy tập luyện trong giờ học thể dục.
- Biết cách tập hợp hàng dọc, quay phải, quay trái, đứng nghỉ, đứng nghiêm, biết cách dàn hàng, d

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_1_nam_hoc_2020_2021_chua.docx