Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 buổi chiều - Tuần 4 - Năm học 2018-2019 - Đặng Văn Tỉnh

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 buổi chiều - Tuần 4 - Năm học 2018-2019 - Đặng Văn Tỉnh

Hoạt động của GV

1. Phần mở đầu:

 GV tập trung lớp và yêu cầu cán sự báo cáo sĩ số.

 GV phổ biến nội dung yêu cầu bài.

 GV cho HS khởi động.

 GV theo dõi và uốn nắn HS.

2. Phần cơ bản:

 GV cho HS Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái.

 GV chỉ huy 1 -> 2 lần đồng thời theo dõi và uốn nắn HS.

 GV hướng dẫn HS học trò chơi “ Thi xếp hàng”.

GV nêu tên trò chơi và phổ biến luật chơi (SGV).

GV theo dõi và làm trọng tài.

3. Phần kết thúc:

GV và HS hệ thống nội dung bài học.

GV nhận xét giờ học.

 

doc 18 trang ducthuan 04/08/2022 1940
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 buổi chiều - Tuần 4 - Năm học 2018-2019 - Đặng Văn Tỉnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
 Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2018
QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM
CHỦ ĐỀ 2 : GIA ĐÌNH
I MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
- Hiểu được em là một thành viên trong gia đình; gia đình là nơi emđược nuôi dưỡng, dạy bảo và yêu thương.
- Hiểu được những quyền được hưởngvà bổn phận của em đối với gia đình.
2 Thái độ :
 - Yêu quí, kính trọng và hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ và các anh chị em trong gia đình.
- Có thái độ đúng với những quyền mình được hưởng, không yêu cầu đòi hỏi quá mức so với điều kiện thực tế của gia đình mình.
3. Kĩ năng :
- Có thói quen chào hỏi lễ độ; có thái độ tôn trọng những người trong gia đình.
- Có thói quen quan tâm, chăm sóc đối với những người trong gia đình.
II . ĐỒ DÙNG :
- Tranh ảnh về gia đình.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- GV cho cả lớp hát bài “ Cả nhà thương nhau”
2. Bài mới: gtb
Qua bài hát GV giới thiệu và viết bảng : Chủ đề Gia đình.
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu chuyện: Phòng ngủ có máy lạnh
GV đọc truyện: Phòng ngủ có máy lạnh
- Gọi 2 - 3 HS đọc
- Yêu cầu HS làm BT 
- Gọi HS báo cáo KQ
- Gọi HS nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và chốt
KL : Gia đình bao gồm những người thân thiết, đó là ông bà, cha mẹ và các con. Họ cùng chung sống với nhau.
* Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm đôi
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi làm BT 2
- Đại diện các nhóm nhận xét và bổ sung
- GV tiểu kết và chốt.
KL : Gia đình là nơi nuôi dưỡng, yêu thương và che chở cho em. Trẻ em có quyền được sống cùng cha mẹvà hưởng sự chăm sóc, yêu thương của cha mẹ.
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 4 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm bốn làm BT3
- Đại diện các nhóm nhận xét và bổ sung
- GV tiểu kết và chốt.
GV tóm tắt: Trẻ em được gia đình, nhà nước và xã tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự. Trẻ em có quyền chung sống với cha mẹ. Không ai có quyền buộc trẻ phải cách li cha mẹ 
- Trẻ em dưới 6 tuổi được chăm sóc sức khỏe ban đầu, được khám bệnh, chữ bệnh không phải trả tiền tại các các cơ sở y tế cộng đồng.
* Hoạt động 4: Bày tỏ ý kiến
Gv cho HS viết thư tâm sự với Hằng về việc làm, tình cản của bạn ấy cũng như chia sẻ suy nghĩ của mình về gia đình
3. Củng cố – Dặn dò 
- GV nêu câu hỏi 
- GV nhắc lại nội dung tiết học
- Dặn HS ghi nhớ quyền và bổn phận của trẻ em. 
Cả lớp hát.
- HS lắng nghe.
- 2 - 3 HS đọc.
- HS làm BT
- HS báo cáo KQ
- HS nhận xét và bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm đôi làm BT 2
- Đại diện các nhóm nhận xét và bổ sung
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm bốn làm BT 3
- Đại diện các nhóm nhận xét và bổ sung
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS nhắc lại 3 ý cơ bản của bài học về quyền và bổn phận của tẻ em. 
 HƯỚNG DẪN HỌC 
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Hoàn thành các bài học trong ngày
- Luyện đọc kể chuyện bài: Người mẹ và ôn lại nội dung bài.
- Củng cố cộng, trừ các số có 3 chữ số, cách tính nhân chia trong bảng đã học
 và biết giải toán có lời văn 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hướng dẫn HS hoàn thành bài :
- Trong ngày đã học những tiết gì ?
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo KQ
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
...........................................................................................................................
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt bài buổi sáng. 
B. Ôn luyện: ( nếu còn thời gian)
1.Tập đọc : 
- Yêu cầu HS đọc bài tập đọc: Người mẹ
- Gọi HS nhận xét bình chọn cá nhân, 
nhóm đọc đúng và hay nhất.
- Yêu cầu HS kể theo vai trong chuyện : 
Người mẹ.
- Gọi HS nhận xét bình chọn cá nhân kể 
đúng và hay nhất.
2. Toán
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
345 + 437 423 + 328
715 – 433 605 - 94
- Gọi HS nêu yêu cầu của đề bài
- Khi đặt tính cần chú ý điều gì?
- Khi tính cần chú ý điều gì?
Khắc: Cách đặt tính và lưu ý phép tính có nhớ
Bài 2: Tìm một số biết rằng nếu lấy số đó cộng với 320 thì được một số tròn trăm lớn hơn 480 và nhỏ hơn 550.
- Gọi HS nêu yêu cầu của đề bài
- Bài yêu cầu làm gì??
- Yêu cầu HS làm bài cà chữa bài
Khắc: Tìm số tròn trăm.
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học – dặn dò HS
- HS nêu
- HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Các nhóm báo cáo KQ
- HS hoàn thành nốt bài buổi sáng
- HS kể theo vai trong chuyện : 
Người mẹ.
HS nhận xét bình chọn cá nhân 
kể đúng và hay nhất.
- HS đọc yêu cầu
- 4 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở
- HS nhận xét và chốt KQ
- HS làm bài theo HD của GV
Đáp án:
Số tròn trăm lớn hơn 480 và nhỏ hơn 550 là : 500
Số đó là:
 500 – 320 = 180
 Đáp số : 180
TIẾNG ANH
( Có giáo viên bộ môn soạn và dạy)
Thứ ba ngày 25 tháng 9 năm 2018
HƯỚNG DẪN HỌC 
I. MỤC TIÊU:Giúp HS
- Hoàn thành các bài học trong ngày
- Luyện đọc bài : Ông ngoại
- Củng cố về bảng nhân, chia và giải toán có liên quan.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hướng dẫn HS hoàn thành bài :
- Trong ngày đã học những tiết gì ?
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo KQ
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
...........................................................................................................................
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt bài buổi sáng. 
B. Ôn luyện: ( nếu còn thời gian)
* Môn Tập đọc
GV cho Hs luyện đọc bài: Ông ngoại
- Gọi HS nhận xét
- GV tuyên dương những HS đọc tốt.
* Môn Toán
Bài 1: Tìm X
a. X : 4 = 6 b. X : 5 = 9
c. X : 3 = 5 d. X x 5 = 30
Bài 2: Tính: 
a. 5 x 6 + 182 b. 5 x 8 - 19
c. 4 x 3 + 63 d. 4 x 7 + 423. 
Bài 3: Cho ba chữ số 4, 0, 2 em hãy viết tất cả các số có ba chữ số khác nhau từ ba chữ số đã cho rồi tính tổng số lớn nhất và số bé nhất trong các số vừa tìm được.
- Gọi HS nêu yêu cầu của đề bài
- Nêu cách lập số?
Khắc: Cách lập số bằng sơ đồ.
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét, dặn dò HS
- HS nêu
- HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Các nhóm báo cáo KQ
- HS hoàn thành nốt bài buổi sáng
- HS luyện đọc
- HS nhận xét và bình chọn đọc h
đúng và hay nhất.
- 4 HS lên chữa bài
- HS nêu cách tìm số bị chia và thừa số chưa biết.
- 4 HS lên chữa bài và nêu cách làm
- HS nhận xét và chốt KQ
- HS làm bài - chữa, nhận xétt
4 2 0
 0 2
2 4 0
 0 4
=> Các số lập được: 420; 402; 240; 204
Tổng của số lớn nhất và bé nhất là: 
 420 + 204 = 624
- HS về nhà ôn bài
TIN
( Có giáo viên bộ môn soạn và dạy)
THỂ DỤC
Ôn đội hình đội ngũ – trò chơi “Thi xếp hàng”
I. MỤC TIÊU.
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái. Yêu cầu thực hiện ở mức tương đối chính xác.
- Học trò chơi “Thi xếp hàng” yêu cầu biết cách chơi và chơi tương đối chủ động.
II. ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn luyện tập chuẩn bị sãn các khu vực cho lớp luyện tập theo tổ.
- Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi thi xếp hàng.
III.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu:
 GV tập trung lớp và yêu cầu cán sự báo cáo sĩ số.
 GV phổ biến nội dung yêu cầu bài.
 GV cho HS khởi động.
 GV theo dõi và uốn nắn HS.
2. Phần cơ bản:
 GV cho HS Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái.
 GV chỉ huy 1 -> 2 lần đồng thời theo dõi và uốn nắn HS.
 GV hướng dẫn HS học trò chơi “ Thi xếp hàng”.
GV nêu tên trò chơi và phổ biến luật chơi (SGV).
GV theo dõi và làm trọng tài.
3. Phần kết thúc:
GV và HS hệ thống nội dung bài học.
GV nhận xét giờ học. 
1 – 2’
1’
1’
10–12
8 – 10’
1’
1 – 2’
2’
2’
+ HS tập trung và điểm số báo cáo.
+ HS nghe GV phổ biến nội dung bài.
+ Gịâm chân tại chỗ vỗ tay theo nhịp và hát.
+ Chạy chậm theo địa hình TN 100-200m
* Ôn đứng nghiêm, nghỉ, quay phải, quay trái, điểm số từ 1 -> hết( 1->2 lần) trên cơ sở đội hình đang tập.
* Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái.
+ HS tập theo GV chỉ huy 1->2 lần.
+ HS tập theo cán sự chỉ huy.
+ HS tập luyện theo tổ.
+ Các tổ thi biểu diễn.
* Học trò chơi “ Thi xếp hàng”.
+ HS theo dõi.
+ HS chơi thử 1 -> 2 lần.
+ HS chơi trò chơi “ Thi xếp hàng” theo lớp.
+ HS chia tổ để luyện tập.
+ Yêu cầu : Tập hợp nhanh, đứng đúng vị trí, thứ tự, thẳng hàng, giữ đúng kỉ luật.
* Chạy chậm theo địa hình TN.
+ Đi thường theo vòng tròn , vừa đi vừa hát.
+ HS về nhà ôn đội hình đội ngũ.
SINH HOẠT TẬP THỂ 
Bài 4 : KĨ NĂNG ĐI BỘ VÀ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN 
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
1. Kiến thức cần đạt : Biết các đặc điểm an toàn , kém an toàn của đường phố .
 2. Kĩ năng : 
- Biết chọn nơi qua đường an toàn .
- Biết xử lí khi đi bộ trên đường gặp tình huống không an toàn 
3. Thái độ 
- Chấp hành những qui định của luật giao thông đường bộ .
II. ĐỒ DÙNG:
Tư liệu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Đi bộ an toàn trên đường 
- Để đi bộ được an toàn , em phải đi trên đường nào và đi như thế nào ? 
- GV nêu tình huống : Nếu vỉa hè có nhiều vật cản hoặc không có vỉa hè , em sẽ đi như thế nào ? 
* Hoạt động 2 : Qua đường an toàn 
- Những tình huống qua đường không an toàn 
 Gv gợi ý cho các em nhận xét về những nơi qua đường không an toàn .
 +Muốn qua đường an toàn phải tránh những điều gì ?
* Qua đường ở nơi không có tín hiệu giao thông
- Nếu qua đường ở nơi không có tín hiệu đèn giao thông , em sẽ đi như thế nào ? 
+ Em quan sát như thế nào ? 
+ theo em khi nào qua đường an toàn ?
+ Em nên qua đường như thế nào ? 
* GV kết luận : 
* Hoạt động 3 : Bài tập thực hành 
- Yêu cầu HS làm bài tập 
+ Em hãy sắp xếp theo trình tự các động tác khi qua đường : ( suy nghĩ , đi thẳng , lắng nghe , quan sát , dừng lại) 
 - GV nhận xét sửa sai 
* Củng cố - dặn dò
 - Làm thế nào để qua đường an toàn ở nơi không có tín hiệu .
- Các bước để qua đường an toàn ? 
- Các em phải có thói quen quan sát xe cộ trên những đường phố cụ thể đường em thường đi qua . 
- GV nhắc nhở HS thực hiện đúng luật GT
 - đi bộ trên vỉa hè 
 - Đi với người lớn và năm tay người lớn .
 - Phải chú ý quan sát trên đường đi, không mải nhìn của hàng hoặc qung cảnh trên đường . 
- đi sát lề đường bên phải .
- HS cả lớp chia lớp thành 6 nhóm , thảo luận về nội dung 5 bức tranh 
+ Không qua đường ở giữa đoạn đường , nơi nhiều xe đi lại .
+ Không qua đường chéo qua ngã tư , ngã năm .
+ Không qua đường ở gần xe buýt hoặc xe ô tô đang đỗ , hoặc ngay sau khi vừa xuống xe . 
+ Không qua đường trên đường cao tốc, đường có dải phân cách .
+ Không qua đường ở nơi đường dốc, ở sát đầu cầu, đường có khúc quanh hoặc có vật cản che tầm nhìn của xe đang đi tới .
+ nhìn bên trái trước , sau đó nhìn bên phải , có thể cả đằng trước và đằng sau nếu ở gần đường giao nhau xem có nhiều xe đang đi tới không ) 
- có nhiều xe đi tới phía trái không ? Các xe đó có nhanh không ? tiếng còi là loại xe to là xe đã đến gần hay ở xa ? 
- không có xe đến gần hoặc có đủ thời gian để qua đường trước khi xe tới . 
- đi theo đường thẳng vì đó là đường ngắn nhất, cùng qua đường với nhiều người, không vừa tiến vừa lùi .
- HS cả lớp làm phiếu HT . Sau đó đại diện các nhóm báo cáo kết quả .
- Cả lớp nhận xét 
- HS nêu
- HS lắng nghe và thực hiện.
Thứ tư ngày 26 tháng 9 năm 2018
TIẾNG ANH
( Giáo viên bộ môn soạn và dạy)
HƯỚNG DẪN HỌC
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Hoàn thành các bài học trong ngày
- Luyện viết đúng chính tả, rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp.
- Luyện về bảng nhân 6 và giải toán có liên quan.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hướng dẫn HS hoàn thành bài :
- Trong ngày đã học những tiết gì ?
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo KQ
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
...........................................................................................................................
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt bài buổi sáng. 
B. Ôn luyện: ( nếu còn thời gian)
Bài 1: Tính
6 x 7 + 368 6 x 9 + 128
6 x 4 + 56 238 - 6 x 7
- Gọi HS nêu yêu cầu của đề bài
- Nêu cách đặt và thứ tự thực hiện phép tính?
Bài 2: Có một số lít dầu, người ta rót vào 6 thùng, mỗi thùng 9 lít thì còn thừa 8 lít. Hỏi có bao nhiêu lít dầu?
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Bài cho biết gì?
- Bài hỏi gì?
- Muốn biết có bao nhiêu lít dầu ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài và chữa bài
- Gọi HS nhận xét
- GV chốt KQ
Bài 3: Khi viết tất cả các số từ số 1 đến số 100 có bao nhiêu chữ số 0?
- Gọi HS nêu yêu cầu của đề bài
- Chữ số 0 có trong các số nào?
Khắc: Phân biệt số và chữ số.
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét và dặn dò
- HS nêu
- HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Các nhóm báo cáo KQ
- HS hoàn thành nốt bài buổi sáng 
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài và chữa bài
- HS làm bài - chữa, nhận xét
- HS nêu yêu cầu
- HS trả lời
- HS làm bài - chữa, nhận xét
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài và chữa bài: 
Đáp án
 Từ số 10 đến số 90 có 9 số 0
 Số 100 có 2 chữ số 0
Khi viết tất cả các số từ số 1 đến số 100 người ta dùng là: 
 9 +2 = 11 ( chữ số)
 Đáp số: 11 chữ số
- HS về nhà ôn bài.
THỦ CÔNG
Gấp con ếch
(tiết 2)
I. MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU
1.Kiến thức: Học sinh biết cách gấp con ếch.
2.Kĩ năng: Học sinh gấp được con ếch đúng quy trình.
3.Thái độ: Học sinh hứng thú trong giờ học gấp hình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Bài mẫu gấp và trình bày sản phẩm hoàn chỉch.
 - Tranh quy trình gấp con ếch.
 - Giấy nháp, giấy thủ công.
 - Kéo thủ công, bút màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập môn Thủ công.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài -> Ghi đầu bài 
b. Thực hành gấp con ếch và trình bày sản phẩm.
Gọi HS nhắc lại các bước gấp con ếch
-GV treo tranh quy trình gấp con ếch.
4. Thực hành:
Chia nhóm 4 để thực hành.
-GV tổ chức cho HS trong nhóm thi xem ếch của ai nhảy xa hơn, nhanh hơn
- GV giải thích cho hs biết nguyên nhân làm cho con ếch không nhảy được:
+Do 2 đường gấp ở phần cuối miết quá kĩ.
+Do cách gấp và miết ở phần cuối thân con ếch chưa đúng.
Yêu cầu các nhóm trình bày SP
5. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
2 HS nhắc lại đầu bài
- HS nhắc lại các bước gấp như sau:
B1:Gấp, cắt tờ giấy hình vuông.
B2:Gấp tạo 2 chân trước của con ếch.
B3:Gấp tạo 2 chân sau và thân của con ếch.
-2 HS gấp mẫu.
- Cả lớp quan sát và nhận xét.
- Các nhóm thực hành gấp con ếch.
- Các nhóm thực hành trang trí để TBSP gấp con ếch.
- Gắn bảng các nhóm hoàn thành nhanh và đúng thời gian quy định.
- Cả lớp nhận xét và bình chọn theo các yêu cầu sau:
+Gấp đúng mẫu.
+Trang trí đẹp.
HS chuẩn bị bài: Gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng.
 Thứ năm ngày 27 tháng 9 năm 2018
HƯỚNG DẪN HỌC
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Hoàn thành các bài học trong ngày
- Luyện từ ngữ về gia đình, câu kiểu: Ai là gì?
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hướng dẫn HS hoàn thành bài :
- Trong ngày đã học những tiết gì ?
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo KQ
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
...........................................................................................................................
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt bài buổi sáng. 
B. Ôn luyện: ( nếu còn thời gian)
Bài 1: Gạch dưới những từ chỉ gộp những người thân trong gia đình có trong đoạn văn sau :
 Hè vừa rồi , bố mẹ Nam đưa Nam về quê thăm ông bà nội. Hôm Nam về, các cô chú đều đến chơi với Nam. Đến chiều, anh chị nhà bác cả còn rủ Nam ra đồng chơi thả diều. 
Khắc: Mối quan hệ họ hàng nội - ngoại
Bài 2: Đặt 3 câu theo mẫu Ai là gì?
- Gọi HS nêu yêu cầu của đề bài
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- Chốt đáp án
Khắc: Cấu trúc mẫu câu: Ai / là gì?
Ai: Là các từ chỉ sự vật
Là gì: Giới thiệu về sự vật đó
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét, dặn dò HS
- HS nêu
- HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Các nhóm báo cáo KQ
- HS hoàn thành nốt bài buổi sáng 
- HS đọc bài
- HS làm việc nhóm và báo cáo KQ
Đáp án:
Hè vừa rồi, bố mẹ Nam đưa Nam về quê thăm ông bà nội. Hôm Nam về, các cô chú đều đến chơi với Nam. Đến chiều, anh chị nhà bác cả còn rủ Nam ra đồng chơi thả diều.
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài - chữa, nhận xét
*VD: 
- Lan là người bạn thân nhất của em.
- Bác Hoa là một người rất tốt bụng.
- Mẹ em là một người rất chu đáo.
- Về nhà ôn bài.
Tự nhiên và xã hội
HOẠT ĐỘNG TUẦN HOÀN
I. MỤC TIÊU: Sau bài học học sinh biết:
- Thực hành nghe nhịp đập của tim và đếm nhịp mạch đập.
- Chỉ được đường đi của máu trong sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.
II. ĐỒ DÙNG:
- Các hình trong sách.
- Sơ đồ 2 vòng tuần hoàn(sơ đồ câm) và các tấm phiếu rời ghi tên các loại mạch máu của 2 vòng tuần hoàn.
III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- Máu được chia thành mấy phần, gọi tên từng phần?
- Huyết cầu đỏ có hình dạng và nhiệm vụ như thế nào?
- Cơ quan tuần hoàn gồm những cơ quan nào? Nêu nhiệm vụ của cơ quan tuần hoàn?
- GV nhận xét và tuyên dương HS
2. Bài mới :Giới thiệu bài:
*Hoạt động 1: Thực hành nghe và đếm nhịp đập của tim, mạch
Mục tiêu: Biết nghe nhịp đập của tim và đếm nhịp mạch đập.
 Câu hỏi:
- Các bạn trong hình đang làm gì?
Thực hành:
+ Áp tai vào ngực bạn để nghe tim đập và đếm số nhịp đập của tim trong một phút.
+ Đặt ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải lên cổ tay trái của mình hoặc tay trái 
của bạn, đếm số nhịp mạch đập trong một phút.
- Gv nhận xét, hướng dẫn lại nếu hs làm chưa đúng.
- Làm việc theo cặp
- Làm việc cả lớp :
+ Các em nghe thấy gì khi áp tai vào ngực bạn của mình?
+Khi đặt mấy đầu ngón tay lên cổ tay mình hoặc tay bạn, em cảm thấy gì?
+ Gv chỉ định một số nhóm lên trình bày kết quả nghe và đếm nhịp tim và mạch đập.
*Kết luận:Tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể.Nếu tim ngừng đập, máu không lưu thông được trong các mạch máu, cơ thể sẽ chết.
*Hoạt động 2: Sơ đồ vòng tuần hoàn
Mục tiêu: Chỉ được đường đi của máu trên sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.
* Gv cho hs chia nhóm ngẫu nhiên, mỗi nhóm 4hs.
+ Gv treo sơ đồ vòng tuần hoàn lớn, nhỏ.
+Chỉ động mạch, tĩnh mạch và mao mạch trên sơ đồ? Nêu chức năng của từng loại mạch máu?
+Chỉ và nói đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ? Vòng tuần hoàn nhỏ có chức năng gì?
+Chỉ và nói đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn? Vòng tuần hoàn lớn có chức năng gì?
+ Gv chốt kiến thức cho hs.
3.Củng cố, dặn dò:
+ Vòng tuần hoàn gồm có những mạch máu nào?
+Vòng tuần hoàn lớn có nhiệm vụ gì?
+Vòng tuần hoàn nhỏ có nhiệm vụ gì?
VN: Tập chỉ sơ đồ và nêu nhiệm vụ của hai vòng tuần hoàn
- 2- 3 hs trả lời - > HS nhận xét và bổ sung
 - HS nhắc lại tên bài học
* HS quan sát hình 1, 2 và trả lời câu hỏi
+ HS lên làm mẫu cho cả lớp quan sát.
+ HS làm việc theo cặp
+ HS trả lời
+ HS ghi nhớ
+ Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi gợi ý Gv đưa ra.
+ Đại diện các nhóm lên trình bày, mỗi nhóm một ý, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 2-3 hs nêu, lớp nhận xét.
- HS nêu
- HS lắng nghe
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ CHÍNH KHÓA
AN TOÀN KHI ĐI TRÊN ĐƯỜNG PHỐ
I. MỤC TIÊU: Giúp HS 
- Người đi bộ cũng cần tôn trọng Luật Giao thông để đảm bảo an toàn cho mình, cho mọi người khi tham gia giao thông.
- HS biết tôn trọng luật giao thông.
II. ĐỒ DÙNG:
- Tư liệu về ATGT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động : GV cho HS hát tập thể bài: Cô dạy bé bài học giao thông.
2. Bài mới: gtb
* Hoạt động 1:
- GV cho HS xem đoạn clip “ Qua đường”
- Cho GV thảo luận nhóm bàn các câu hỏi:
? Hai chị em Mai và An xin phép mẹ đi đâu? (Hai chị em xin phép mẹ ra phố chơi.)
? Trước khi đi mẹ dặn hai chị em điều gì? (Mẹ dặn em đi đường phải cẩn thận.)
? Thấy cửa hàng đồ chơi An nói gì với chị Mai? ( An rủ chị Mai sang xem người máy Héc Man.)
? Chuyện gì đã xảy ra với hai chị em Mai? ( Hai chị em Mai suýt bị xe đâm.)
?Theo em hai chị em Mai có lỗi hay người lái xe có lỗi? ( Chị em Mai là người có lỗi vì hai chị em không chờ tín hiệu đèn xanh đã chạy sang đường).
? Người đi bộ cần chú ý điều gì khi qua đường? ( Quan sát kĩ, chờ có đèn tín hiệu đèn xanh, đi khẩn trương trên vạch kẻ trắng dành cho người đi bộ, đối với trẻ em khi qua đường phải có người lớn dắt.)
->GV: Qua hoạt động 1 cô thấy các con đã đã biết cách sang đường an toàn để giúp các các con hiểu rõ hơn về luật ATGT cô cùng các con chuyển sang hoạt động 2.
* Hoạt động 2: Thi tìm hiểu luật giao thông.
- GV phổ biến luật chơi, HS tham gia chơi.
- GV tiểu kết và nhận xét
GD: + Khi các con đi bộ đến trường các con đi như thế nào?
 + Có được chơi đùa , chạy nhảy trên đường không?
 + Khi các con được bố mẹ chở đến trường bằng xe máy hoặc xe đạp điện các con cần phải làm gì?
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau: Sưu tầm tranh ảnh về đất nước.
SINH HOẠT TẬP THỂ
Ôn bài hát : Quốc ca 
I. MỤC TIÊU:
- HS hát thuộc lời bài Quốc ca, hát đúng giai điệu
- Có ý thức nghiêm trang khi hát quốc ca.
II. ĐỒ DÙNG:
- Băng, đĩa nhạc ( Nếu có)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- GV cho HS luyện hát cả lớp.
- Gọi cá nhân, tổ, nhóm lên trình bày
- Gọi HSNX – GV nhận xét
? Khi hát quốc ca các con có thái độ như thế nào?
? Khi hát đội ca các con thể hiện thái độ như thế nào?
- GV giáo dục HS
- GV nhận xét giờ học
 Thứ sáu ngày 28 tháng 9 năm 2018
HƯỚNG DẪN HỌC 
Hoàn thành các bài học buổi sáng – Ôn luyện
I.MỤC TIÊU: Giúp HS
- Hoàn thành các bài học trong ngày
- Luyện tập về nhân số có hai chữ số với số có một chữ số, vận dụng giải toán.
- Biết kể về người thân của mình có sử dụng hình ảnh so sánh. Biết trình bày thành đoạn văn viết về người thân, sử dụng dấu câu phù hợp.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hướng dẫn HS hoàn thành bài :
- Trong ngày đã học những tiết gì ?
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo KQ
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
...........................................................................................................................
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt bài buổi sáng. 
B. Ôn luyện: ( nếu còn thời gian)
Bài 1: Tính
32 x 3 + 46 398 – 43 x 2
24 x 2 – 39 138 + 42 x 3
- Khắc: Thứ tự thực hiện phép tính.
Bài 2:
 Viết đoạn văn khoảng 5 - 7 câu kể về một người thân trong gia đình em, trong đó có sử dụng ít nhất hai hình ảnh so sánh.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm.
- GV gọi HS đọc, gv chỉnh sửa bổ sung
C. Củng cố dăn dò: 
- Nhận xét, dặn dò.
- HS nêu
- HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Các nhóm báo cáo KQ
- HS hoàn thành nốt bài buổi sáng 
- HS làm bài và chữa bài.
- HS đọc bài
- HS làm việc nhóm: Kể cho các bạn nghe về gia đình mình.
- 2, 3 nhóm kể lại
- HS viết bài, đọc bài viết
 Sinh hoạt
 SINH HOẠT SAO
ÂM NHẠC
( Có giáo viên bộ môn soạn và dạy)
 TIẾNG ANH
( Giáo viên bộ môn soạn và dạy)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_buoi_chieu_tuan_4_nam_hoc_201.doc