Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 7

Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 7

Bài 19: Bảng chia 6 (tiết 1) – Trang 42

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Hình thành được bảng chia 6 và tìm được kết quả các phép tính trong Bảng chia 6.

- Bước đầu thuộc bảng chia 6.

- Vận dụng được Bảng chia 6 để tính nhẩm

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point, bộ đồ dùng học Toán.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

 

docx 20 trang Đăng Hưng 23/06/2023 2650
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
TOÁN
Bài 19: Bảng chia 6 (tiết 1) – Trang 42
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Hình thành được bảng chia 6 và tìm được kết quả các phép tính trong Bảng chia 6.
- Bước đầu thuộc bảng chia 6.
- Vận dụng được Bảng chia 6 để tính nhẩm 
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point, bộ đồ dùng học Toán.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “Giúp ong về tổ” để khởi động bài học. 
+ Câu 1: 5 x 6 = ...
A. 30 B. 24 C. 20 D. 35
+ Câu 2: 36 : 4 = 
A. 6 B. 7 C. 8 D. 9
+ Câu 3: 0 : 7 = .....
A. 1 B. 0 C. 7 D. 10
+ Câu 4: Có 6 hộp bút, mỗi hộp có 4 cái. Vậy có tất cả . cái bút:
A. 2 B. 10 C. 24 D. 20
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
+ Cho HS quan sát tranh trong SGK, thảo luận với bạn về những điều quan sát được từ bức tranh: Mỗi khoang chở 6 người, 30 người cần lên mấy khoang. Như vậy, cần bao nhiêu khoang mới chở hết 30 người?
- HS tham gia trò chơi
- Trả lời
+ Câu 1: A
+ Câu 2: D
+ Câu 3: B
+ Câu 4: C
+ HS trả lời thảo luận nhóm.
Ta có: 6 x 5 = 30; 30 : 6 = 5. Vậy cần 5 khoang mới chở hết số người.
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
- Mục tiêu: 
- Hình thành được bảng chia 6.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học, năng lực giao tiếp, giải quyết vấn đề.
- Cách tiến hành:
a) Hình thành bảng chia 6
- GV cho HS đọc lại bảng nhân 6 cùng lúc đó GV chiếu bảng nhân 6 lên màn hình.
- GV chiếu lên mản hình 1 tấm bìa có 6 chấm tròn lên màn hình và hỏi:
+ Lấy 1 tấm bìa có 6 chấm tròn. Vậy 6 lấy 1 lần được mấy?
+ Hãy viết phép tính tương ứng với với 6 được lấy 1 lần bằng 6.
+ Trên tất cả các tấm bìa có 6 chấm tròn, biết mỗi tấm có 6 chấm tròn. Hỏi có bao nhiêu tấm bìa?
+ Hãy nêu phép tính để tìm số tấm bìa?
+ Vậy 6 chia 6 được mấy?
- Viết lên bảng 6 : 6 = 1 và yêu cầu HS đọc phép nhân, phép chia vừa lập được.
- Chiếu lên màn hình 2 tấm bìa và nêu bài tập: 
Mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn. 
+ Hỏi 2 tấm bìa như thế có tất cả bao nhiêu chấm tròn?
+ Hãy lập phép tính để tìm số chấm tròn có trong cả hai bìa?
+ Tại sao em lại lập được phép tính này?
+ Trên tất cả các tấm bìa có 12 chấm tròn, biết mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn. Hỏi có tất cả bao nhiêu tấm bìa?
+ Hãy lập phép tính để tìm số tấm bìa mà bài toán yêu cầu.
+ Vậy 12 chia 6 bằng mấy?
- Chiếu lên phép tính 12 : 6 = 2, sau đó cho cả lớp đọc 2 phép tính nhân, chia vừa lập được.
+ Em có nhận xét gì về phép tính nhân và phép tính chia vừa lập?
- Tương tự như vậy dựa vào bảng nhân 6 các em lập tiếp bảng chia 6.
b) Học thuộc bảng chia 6
- GV cho HS đọc bảng chia 6
+ Yêu cầu HS tìm điểm chung của các phép tính chia trong bảng chia 6.
+ Có nhận xét gì về các số bị chia trong bảng chia 6.
+ Có nhận xét gì về kết quả của các phép chia trong bảng chia 6?
- GV cho HS chơi: “Đố bạn” trả lời kết quả của các phép tính trong Bảng chia 6.
- GV nhận xét, đánh giá, chuyển HĐ
- Quan sát.
- 6 lấy 1 lần bằng 6.
- Viết phép tính: 6 x 1 = 6.
- Có 1 tấm bìa.
- Phép tính 6 : 6 = 1 (tấm bìa).
- 6 chia 6 bằng 1.
- HS đọc.
6 nhân 1 bằng 6.
6 chia 6 bằng 1.
- Mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn. Vậy 2 tấm bìa như thế có 12 chấm tròn.
- Phép tính 6 x 2 = 12.
- Vì mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn lấy 2 tấm bìa tất cả. Vậy 6 được lấy 2 lần, nghĩa là 6 x 2.
- Có tất cả 2 tấm bìa.
- Phép tính 12 : 6 = 2 (tấm bìa).
- 12 chia 6 bằng 2.
- Đọc phép tính:
6 nhân 2 bằng 12.
12 chia 6 bằng 2.
- Phép nhân và phép chia có mối quan hệ ngược nhau: Ta lấy tích chia cho thừa số 6 thì được thừa số kia.
- HS tự lập bảng chia 6.
- Cả lớp đọc đồng thanh bảng chia 6.
- Các phép chia trong bảng chia 6 đều có dạng một trong số chia cho 6.
- Đọc dãy các số bị chia 6, 12, 18, và rút ra kết luận đây là dãy số đếm thêm 6, bắt đầu từ 6.
- Các kết quả lần lượt là: 1, 2, 3, , 10.
- HS tự đọc nhẩm để học thuộc lòng bảng chia 6
- HS chơi trò chơi.
3. Luyện tập, thực hành
- Mục tiêu:
+ Củng cố bảng chia 6.
+ Củng cố mối quan hệ của phép nhân và phép chia.
- Cách tiến hành:
- HS làm bài cá nhân.
- Cho HS thảo luận nhóm bàn.
- HS chia sẻ trước lớp.
- GV hỏi HS: Tại sao khi đã biết 6x2=12 có thể ghi kết quả 12:6 và 12:2. 
- Các trường hợp khác tương tự.
- GV nhận xét, đánh giá.
- HS làm bài cá nhân
- Chia sẻ cặp đôi.
- Chia sẻ trước lớp bài làm.
6x2=12 6x7=42 6x9=54
12:6=2 42:6=7 54:6=9
12:2=6 42:7=6 54:9=6
- Khi đã biết 6x2=12 có thể ghi ngay 12:6=2 và 12:2=6, vì nếu lấy tích chia thừa số này thì sẽ được thừa số kia.
4. Vận dụng
- Mục tiêu:
+ Củng cố bảng chia 6.
+ Học thuộc được bảng chia 6. 
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho hs chơi trò chơi : Tìm nhà cho mây, nối nhanh hai phép tính có cùng kết quả.
+ Chia lớp thành 4 đội, chơi theo hình thức tiếp sức.
- Nhận xét tiết học
- Về xem lại bài đã làm trên lớp.
- HS tham gia chơi.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
-----------------------------------------------------------------
TOÁN
Bài 19: Bảng chia 6 (tiết 2) – Trang 42
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Biết chia trong phạm vi bảng chia 6. 
- Thông qua việc thao tác tìm kết quả từng phép chia trong bảng chia 6.
- Vận dụng được các phép tính đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 + Củng cố bảng chia 6
- Cách tiến hành:
- Trò chơi: Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng bảng chia 6.
- Tổng kết – Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia trò chơi
- HS lắng nghe.
2. Luyện tập, thực hành:
- Mục tiêu: 
+ Biết chia trong phạm vi Bảng chia 6. Vận dụng trong giải toán có lời văn.
+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.
- Cách tiến hành:
Bài 2. Số ? (Làm việc cá nhân)
- GV cho HS làm bài miệng, trả lời cá nhân.
- Thực hiện các phép chia, tìm kết quả rồi chỉ ra các thương tươg ứng trong ô ?
- GV cho HS đổi vở, chữ bài và yêu cầu HS nói cho cả lớp nghe về cách làm.
- GV Mời HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 3. Số ? (Làm việc nhóm thảo luận).
- GV yêu cầu HS quan sát bức tranh, đọc bài toán trong SGK.
a) GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và làm bài tập.
- HS nêu kết quả của phép chia và câu trả lời của bài toán.
b) GV yêu cầu HS làm tương tự như câu a). Chú ý cho HS đây là bài toán liên quan đến phép chia theo nhóm.
- HS làm bài tập và nêu kết quả.
- GV cho HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương. Chuyển HĐ
Bài 4. (Làm việc cá nhân+nhóm 2) 
Anh Hưng nuôi 48 con chim bồ câu trong các chuồng, mỗi chuồng có 6 con. Hỏi anh Hưng có bao nhiêu chuồng chim bồ câu?
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- GV yêu cầu HS làm bài tập vào phiếu và thảo luận cặp đôi chia sẻ trước lớp.
- Gọi các nhóm trình bày, HS nhận xét lẫn nhau.
- GV nhận xét tuyên dương các nhóm.
- GV cho HS ghi lại bài giải vào vở.
- GV nhận xét, chuyển HĐ.
- HS quan sát bài tập, nhẩm tính và trả lời.
SBC
12
30
24
18
16
45
42
36
54
SC
6
6
3
6
4
5
6
6
6
Thương
2
5
8
3
4
9
7
6
9
- HS làm bài cá nhân và trả lời cá nhân.
- HS đổi vở chữa bài.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát tranh và nêu yêu cầu của bài toán trong SGK.
- HS thảo luận nhóm đôi làm bài tập a).
+ Có 18 quả dâu tây, chia đều cho 6 bạn. Mỗi bạn được 3 quả dâu tây. Ta có phép chia 18:6=3.
- HS lắng nghe và làm bài tập.
+ Có 18 quả dâu tây, chia cho mỗi bạn 6 quả. Số quả dâu tây đó đủ chia cho 3 bạn. Ta có phép chia 18:6=3
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết Anh Hưng nuôi 48 con chim, mỗi chuồng có 6 con.
- Bài toán hỏi anh Hưng có bao nhiêu chuồng chim bồ câu.
- HS làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi để thống nhất kết quả, sau đó chia sẻ kết quả trước lớp.
Bài giải
Anh Hưng có số chuồng chim bồ câu là:
48 : 6 = 8 (chuồng chim bồ câu)
Đáp số: 8 chuồng chim bồ câu.
- HS chia sẻ trước lớp, lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS lắng nghe.
- HS làm bài vào vở,
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “Ô cửa bí mật” cho HS.
- GV đưa ra bài tập có sử dụng bảng chia 6.
- Gọi HS đọc thuộc lòng bảng chia 6.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- Nhận xét tiết học.
- HS tham gia chơi.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV,
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
----------------------------------------------
TOÁN
Bài 20: Giảm một số đi một số lần – Trang 44
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- HS biết thực hiện giảm một số đi một số lần (bằng cách lấy số đo chia cho số lần). Phân biệt giảm đi 1 số lần với giảm đi một số đơn vị.
- Học sinh vận dụng được kiến thức vào giải toán có lời văn.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
+ Hai đoạn dây, trong đó một đoạn gấp lại 4 lần thì được đoạn kia. 
+ Một số tình huống đơn giản dẫn tới nhu cầu tính độ dài của một đoạn thẳng được giảm đi một số lần so với độ dài của một đoạn thẳng cho trước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức khởi động bài học.
- GV cho HS thực hiện theo nhóm đôi:
- GV yêu cầu HS lấy ra băng giấy (hoặc sợi dây) gọi là băng giấy A, lấy ra băng giấy B có độ dài gấp 4 lần độ dài bằng giấy A.
- GV yêu cầu HS thực hiện và chỉ cho bạn cùng cặp xem độ dài băng giấy B sau khi giảm đi 2 lần, 3 lần, 4 lần.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS thực hiện theo nhóm đôi
- HS thực hiện yêu cầu như GV hướng dẫn.
- HS nêu nhận xét của băng giấy hoặc sợi dây mà nhóm mình có.
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
- Mục tiêu: 
+ HS biết thực hiện giảm một số đi một số lần (bằng cách lấy số đo chia cho số lần).
+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.
- Cách tiến hành:
- GV cho HS xem tranh SGK trang 44, nhận biết: 
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- Yêu cầu HS chia sẻ những thông tin bài toán:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- GV cho HS làm bài tập cá nhân vào vở bài tập (phiếu học tập).
+ Bạn trai trong bức tranh đã dựa vào sơ đồ đoạn thẳng để suy nghĩ lựa chọn phép tính thích hợp cho phương án giải bài toán.
+ Đoạn thẳng AB = 8 cm.
+ Độ dài đoạn thẳng AB giảm đi 4 lần thì được độ dài đoạn thẳng CD nên ta chia đoạn AB thành 4 phần bằng nhau. Độ dài mỗi phần chính là độ dài của đoạn thẳng CD. 
+ Vậy để tìm độ dài đoạn thẳng CD ta lấy độ dài đoạn thẳng AB chia cho 4.
- HS nêu câu lời giải và trình bày bài giải như SGK.
- GV cho HS kiểm tra phép tính đã đúng chưa, bài giải đã giải quyết được câu hỏi bài toán đặt ra chưa. HS rút ra cách giải cho những bài toán tương tự.
- GV chốt lại:
+ Đây là dạng toán “giảm một số đi một số lần”.
+ Muốn giảm một số đi một số lần, ta lấy số đó chia cho số lần.
- GV mở rộng thêm có thể hỏi:
+ 12 giảm đi 3 lần.
+ 30 giảm đi 6 làn.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Đố bạn”
- 1 HS đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết đoạn thẳng AB dài 8cm. Độ dài đoạn thẳng AB giảm 4 lần được độ dài đoạn thẳng CD. 
+ Bài toán hỏi đoạn thẳng CD dài mấy xăng-ti-mét?
+ HS làm bài tập vào vở bài tập (phiếu học tập).
+ HS cùng tóm tắt với GV.
+ Các nhóm làm bài vào phiếu học tập:
Giải:
Ngày thứ hai đội công nhân đó làm được số km đường là:
457 + 125 = 582 (km)
Đáp số: 582 km
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
- HS kiểm tra phép tính.
- HS chơi trò chơi.
3. Hoạt động thực hành, luyện tập
- Mục tiêu:
+ HS biết giảm 1 số đi nhiều lần.
+ HS vẽ được các đoạn thẳng theo yêu cầu, phân biệt giảm đi 1 số lần với giảm đi 1 số đơn vị. 
+ Củng cố kĩ năng giải toán có lời văn.
- Cách tiến hành:
Bài 1.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc “giảm một số đi một số lần”.
- Đề bài yêu cầu gì?
- GV yêu cầu HS làm bài. 
- GV cho HS đổi vở, chữa bài.
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
-> GV Chốt: Muốn giảm đi một số lần ta chia số đó cho số lần.
Bài 2. Cho đoạn thẳng AB có độ dài 10cm. Hãy vẽ đoạn thẳng CD có độ dài bằng độ dài đoạn thẳng AB giảm đi 5 lần.
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- GV cho HS làm bài.
- GV chữa bài nhận xét, tuyên dương.
- Lưu ý: phân biệt giảm đi một số lần và giảm đi 1 số đơn vị.
GV chốt sự khác nhau:
- Muốn giảm đi một số đơn vị ta làm thế nào?
- Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm ntn?
*Chốt: giảm số đơn vị làm phép chia, giảm đi số lần làm phép chia.
Bài 3. Ngày hôm trước, một cửa hàng bán được 18 bộ bàn học thông minh. Ngày hôm sau, số bộ bàn học bán được giảm đi 2 lần so với ngày hôm trước. Hỏi ngày hôm sau cửa hàng đó bán được bao nhiêu bộ bàn học thông minh?
- GV yêu cầu HS đề bài
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV chốt đáp án đúng, chữa bài.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS đọc.
-HSTL: Muốn giảm một số đi một số lần, ta lấy số đó chia cho số lần.
- Thực hiện các phép chia, tìm kết quả rồi chỉ ra các số tương ứng trong ô ?
- HS làm bài vào vở bài tập.
SĐC
24
16
20
32
36
G
6
4
5
8
6
- HS đọc.
- Bài toán cho biết đoạn thẳng AB dài 10cm. 
- Bài toán yêu cầu vẽ đoạn thẳng CD có độ dài bằng độ dài đoạn thẳng AB giảm đi 5 lần.
- HS làm bài tập
HS tính độ dài đoạn thẳng CD bằng 10 : 5 = 2(cm) rồi vẽ đoạn thẳng CD có độ dài bằng 2cm.
- HS lắng nghe.
- Làm phép tính trừ.
- Làm phép tính chia.
- HS đọc đề bài.
- Đề bài cho biết cửa hàng ngày hôm trước bán được 18 bộ bàn học. Ngày hôm sau số bàn học bán được giảm đi 2 lần so với ngày hôm trước.
- Bài toán hỏi hôm sau cửa hàng đó bán được bao nhiêu bộ bàn học.
- HS làm bài vào vở.
Bài giải
Ngày hôm sau cửa hàng đó bán được số bộ bàn học thông minh là:
18 : 2 = 9 (bộ)
Đáp số: 9 bộ bàn học thông minh
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
Bài 4. Trong hội chợ sách, buổi sáng một quầy hàng bán được 30 giỏ quà sách, buổi chiều số giỏ quà sách bán được giảm 3 làn so với buổi sáng. Hỏi buổi chiều quầy hàng đó bán được bao nhiêu giỏ quà sách?
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Bài toán cho ta biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- GV yêu cầu HS suy nghĩ lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra. 
- GV chốt, chữa bài.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV hỏi HS: Qua bài này, các em biết thêm được điều gì?
- về nhà các em đọc lại cách giải dạng toán giảm một số đi một số lần.
- Tìm tình huống liên quan đến dạng toán giảm một số đi một số lần, hom sau chia sẻ với các bạn.
- Nhận xét tiết học.
- HS đọc đề.
- Bài toán cho biết buổi sáng quầy sách bán được 30 giỏ quà sách. Buổi chiều số giỏ quà sách bán được giảm 3 lần so với buổi sáng.
- Bài toán hỏi buổi chiều quầy hàng bán được bao nhiêu giỏ quà sách?
- HS suy nghĩ và làm bài.
Bài giải
Buổi chiều quầy hàng đó bán được số giỏ quà sách là:
30 : 3 = 10 (giỏ)
Đáp số: 10 giỏ quà sách.
- HS lắng nghe.
- HSTL theo ý hiểu của mình.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
---------------------------------------------------------
TOÁN
Bài 21: BẢNG CHIA 7 (T1) – Trang 46
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Học sinh tự lập được và học thuộc lòng bảng chia 7.
- Học sinh vận dụng được bảng chia 7 để tính nhẩm. 
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
- Mỗi HS 10 thẻ, mỗi thẻ 7 chấm tròn trong bộ đồ dùng học Toán.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
- Yêu cầu một số HS đọc lại Bảng nhân 7.
- Một số HS đọc ngẫu nhiên một phép tính trong Bảng nhân 7 rồi mời bạn bất kì nêu hai phép chia tương ứng.
- GV nhận xét.
- GV cho HS quan sát bức tranh trong SGK, thảo luạn nhóm 2 về những điều quan sát được từ bức tranh:
- GV yêu cầu HS đọc: “Có 35 quả dưa, xếp đều vào 7 rổ, mỗi rổ có bao nhiêu quả dưa?”
- GV cho HS thảo luận nêu cách giải quyết vấn đề.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS tham gia trò chơi.
- HS đọc bảng nhân 7
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát tranh SGK trang 46.
- HS đọc.
- Ta có 7x5=35 ; 35:7=5. Vậy mỗi rổ có 5 quả dưa.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
- Mục tiêu: 
+ Thông qua việc thao tác tìm kết quả từng phép chia trong Bảng chia 7.
+ Học thuộc lòng Bảng chia 7.
+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.
- Cách tiến hành:
GV nêu:
- Giới thiệu các tấm thẻ mỗi tấm có 7 chấm tròn.
- Đưa 1 tấm thẻ có 7 chấm tròn hỏi:
+ 7 lấy 1 lần được mấy?
- HS nêu phép tính tương ứng.
- GV nêu: 7 chấm tròn chia thành nhóm, mỗi nhóm 7 chấm tròn, vậy được mấy nhóm?
- Lấy 2 tấm thẻ, mỗi tấm 7 chấm tròn.
- Đối với 7x2=14, 14:7=2 (làm tương tự như 7x1, 7:7).
- Làm tương tự với 7x3 và 21:7
- GV gợi ý nhận xét và cho HS dựa vào Bảng nhân 7 để lập bảng chia.
- Nhận xét đặc điểm của cột số bị chia, số chia, thương?
- Cho HS sau khi lập bảng chia 7 sau đó học thuộc bảng chi 7.
- Bảng chia 7 có đặc điểm ? (Gợi ý nhận xét và thừa số và tích).
- GV tổ chức trò chơi “Đố bạn” trả lời kết quả của các phép tính trong Bảng chia 7.
- HS lắng nghe.
- được 7
- 7 x 1 = 7
- 1 nhóm.
- 1 HS nêu phép tính khác.
- 1 HS nêu phép nhân và phép chia được lập.
- HS lập các phép chia còn lại.
- HSTL
- HS đọc và nhẩm thuộc.
- HSTK
- HS tham gia chơi trò chơi.
3. Hoạt động thực hành, luyện tập
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học về Bảng chia 7.
+ Vận dụng Bảng chia 7 để tính nhẩm.
- Cách tiến hành:
Bài 1. Tính nhẩm
14:7
7:7
35:7
21:7
42:7
28:7
56:7
70:7
63:7
- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu.
- YC HS làm bài tập vào vở.
- GV tổ chức chữa bài cho HS.
- HS đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau, đọc phép tính và nói kết quả tương ứng với mỗi phép tính.
+ GV cho HS đọc nối tiếp các phép tính trong bài.
- GV chốt kết quả cuối cùng.
- GV nhận xét tiết học. 
- Nhắc HS về nhà xem lại bài chuẩn bị bài tiết sau: “Luyện tập”
- HS thực hiện
- HS tự làm bài cá nhân. (có thể sử dụng Bảng chia 7 để tìm kết quả dựa vào phép nhân để tìm kết quả của phép chia, ví dụ 7x2=14 thì 14:7=2)
14:7=2
7:7=1
35:7=5
21:7=3
42:7=6
28:7=4
56:7=8
70:7=10
63:7=9
- HS nhận xét, chữa bài.
- HS đổi vở nhận xét bài làm của bạn.
- HS lắng nghe
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
----------------------------------------------------
TOÁN
Bài 21: BẢNG CHIA 7 (T2) – Trang 46,47
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Vận dụng Bảng chia 7 để tính nhẩm. Ghi nhớ bảng chia 7.
- Vận dụng được bảng chia 7 để giải toán có lời văn, biết áp dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Thông qua việc nhận biết phép chia từ các tình huống khác nhau thể hiện qua tranh vẽ.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học, sử dụng phương tiện, công cụ toán học
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “Xì điện” để khởi động bài học với các phép tính trong bảng chia 7. 
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS tham gia trò chơi
- HS lắng nghe.
2. Luyện tập:
- Mục tiêu: 
+ Củng cố bảng nhân 7, bảng chia 7. Mối quan hệ phép nhân và phép chia.
+ Biết giải toán có lời văn liên quan đến bảng chia 7.
+ Củng cố quy tắc tính “gấp một số lên một số lần” và “giảm một số đi một số lần”
+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.
- Cách tiến hành:
Bài 2. Tính
7x2
14:7
14:2
7x5
35:7
35:5
7x9
63:7
63:9
- GV yêu cầu HS đọc đề bài
- YC HS làm bài vào VBT.
- GV tổ chức chữa bài cho HS.
+ GV cho HS đọc nối tiếp các phép tính trong bài.
+ Con có nhận xét gì về các phép tính ở mỗi cột.
+ Từ một phép nhân ta có thể lập mấy phép chia tương ứng?
=> Củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và chia. Nếu lấy tích của 2 số chia cho thừa số này sẽ được thừa số kia.
Bài 3. Quan sát tranh, nêu các phép tính thích hợp:
- GV cho HS quan sát tranh trong SGK.
- GV yêu cầu HS tự lập phép nhân rồi nêu các phép chia có được từ phép nhân đó.
- GV chữa bài.
- GV cho HS nhận xét.
- GV chốt đáp án, nhận xét và tuyên dương.
* Lưu ý: Mục đích của bài tập này là củng cố ý nghĩa thực tiễn của phép nhân và quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
Bài 4. Tính (theo mẫu):
- GV cho HS đọc yêu cầu của bài.
- Muốn gấp một số lên một số lần ta làm như thế nào?
- Muốn giảm một số đi một số lần ta làm như thế nào?
GV chia nhóm 2 làm bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS còn lúng túng
- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
=> Chốt KT: Củng cố kiến thức về gấp một số lên một số lần và giảm một số đi một số lần và kĩ năng tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số và nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.
- HS đọc đề bài.
- HS thực hiện yêu cầu.
7x2=14
14:7=2
14:2=7
7x5=35
35:7=5
35:5=7
7x9=63
63:7=9
63:9=7
- HS đổi vở, nhận xét bài làm của bạn.
- HSTL.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát tranh.
- HS lập phép nhân rồi từ phép nhân lập phép chia tương ứng.
- HS đổi vở, chữa bài và nêu cách làm.
- HS nhận xét bài làm của bạn.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm, nêu yêu cầu.
- Ta lấy số đó nhân với số lần
- Ta lấy số đó chia cho số lần
- HS làm việc theo nhóm.
a) 7 gấp 9 lần 63 giảm 7 lần 9.
b) 7 gấp 8 lần 56 giảm 7 lần 8.
c) 35 giảm 7 lần 5 gấp 6 lần 30.
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
Bài 5. a) Chị Mai đã tham dự một khoá học nấu ăn liên tiếp trong 35 ngày. Hỏi khoá học của chị Mai diễn ra trong mấy tuần lễ? Biết mỗi tuần lễ có 7 ngày.
b) Kể tên một tình huống thực tế có sử dụng phép chia trong bảng chia 7.
- GV cho HS đọc đề Toán
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS suy nghĩ lựa chọn để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra và làm bài Toán.
- GV chốt, chữa bài.
- GV cho HS nhận xét.
b) GV cho HS suy nghĩ kể tình huống thực tế có sử dụng phép chia trong Bảng chia 7 rồi chia sẻ cho cả lớp.
- GV hỏi HS: 
+ Qua bài này, các em biết thêm được điều gì?
+ Về nhà các em đọc lại Bảng chia 7 và đố mọi người trong gia đình xem ai đọc thuộc Bảng chia 7. 
+ Tìm tình huống liên quan đến phép chia trong Bảng chia 7, hôm sau chia sẻ với các bạn.
- GV Nhận xét, tuyên dương
- Nhận xét tiết học.
.
- HS đọc đề Toán.
a) Bài Toán cho biết chị Mai tham gia khoá học nấu ăn liên tiếp 35 ngày. Biết mỗi tuần lễ có 7 ngày.
- Bài toán hỏi khoá học diễn ra trong mấy tuần lễ? 
- HS làm bài.
Bài giải
Khoá học của chị Mai diễn ra trong số tuần lễ là:
35:7=5(tuần)
Đáp số: 5 tuần
- HS chữa bài
- HS nhận xét bài bạn.
b) HS nêu tình huống của mình, chia sẻ với cả lớp.
- HSTL theo ý hiểu của mình.
- HS lắng nghe nhiệm cụ của mình.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_3_tuan_7.docx