Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 3 theo CV2345 - Tuần 32

Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 3 theo CV2345 - Tuần 32

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: tận số, nỏ, bùi nhùi,.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Giết hại thú rừng là một tội ác. Từ đó có ý thức bảo vệ môi trường (TL được các câu hỏi cuối bài)

- Bước đầu biết kể lại câu chuyện theo lời của người đi săn

2. Kỹ năng:

- Đọc đúng: xách nỏ, lông xám, lẳng lặng, bẻ gãy nỏ, nghiến răng,

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng đọc phù hợp

- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.

Hình thành phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

* KNS: - Xác định giá trị

 - Thể hiện sự cảm thông

 - Tư duy phê phán

 - Ra quyết định

* GD BVMT: Giáo dục ý thức bảo vệ loài động vật vừa có ích vừa tràn đầy tình nghĩa (vượn mẹ sẵn sàng hi sinh tất cả vì con) trong môi trường thiên nhiên

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Đồ dùng:

- GV: Tranh minh họa bài học.

- HS: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 

docx 37 trang ducthuan 03/08/2022 2300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 3 theo CV2345 - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32:
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT):
NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN 
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: tận số, nỏ, bùi nhùi,...
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Giết hại thú rừng là một tội ác. Từ đó có ý thức bảo vệ môi trường (TL được các câu hỏi cuối bài)
- Bước đầu biết kể lại câu chuyện theo lời của người đi săn
2. Kỹ năng: 
- Đọc đúng: xách nỏ, lông xám, lẳng lặng, bẻ gãy nỏ, nghiến răng, 
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng đọc phù hợp
- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe. 
Hình thành phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
* KNS: - Xác định giá trị 
 - Thể hiện sự cảm thông 
 - Tư duy phê phán 
 - Ra quyết định 
* GD BVMT: Giáo dục ý thức bảo vệ loài động vật vừa có ích vừa tràn đầy tình nghĩa (vượn mẹ sẵn sàng hi sinh tất cả vì con) trong môi trường thiên nhiên
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Đồ dùng: 
- GV: Tranh minh họa bài học. 
- HS: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Hoạt động khởi động (3 phút)
+ Đọc thuộc lòng bài thơ “Bài hát trồng cây"
+ Nêu nội dung bài thơ
- Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.
- TBHT điều hành trả lời, nhận xét
- HS thực hiện
- Học sinh nghe giới thiệu, mở SGK
2. HĐ Luyện đọc (25 phút)
*Mục tiêu:
- Đọc đúng: xách nỏ, lông xám, lẳng lặng, bẻ gãy nỏ, nghiến răng, 
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
* Cách tiến hành: 
 a. GV đọc mẫu toàn bài:
 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt. Chú ý giọng đọc từng đoạn:
+ Đoạn 1: Giọng kể khoan thai
+ Đoạn 2: Giọng hồi hộp. Nhấn giọng những từ ngữ tả thái độ của vượn mẹ khi trúng thương (giật mình, căm giận, không rời)
+ Đoạn 3: Giọng cảm xúc, xót xa
+ Đoạn 4: Giọng buồn rầu, thể hiện tâm trạng nặng nề, ân hận của bác thợ săn,...
 b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó
- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài: 
+ Một hôm,/ người đi săn xách nỏ vào rừng.// Bác thấy một con vượn lông xám/ đang ngồi ôm con trên tảng đá.// Bác nhẹ nhàng rút mũi tên/ bắn trúng vượn mẹ.// (...)
- GV kết hợp giảng giải thêm từ khó.
d. Đọc đồng thanh:
* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.
- HS lắng nghe
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. 
- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.
- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (xách nỏ, lông xám, lẳng lặng, bẻ gãy nỏ, nghiến răng ,... )
- HS chia đoạn (4 đoạn như SGK)
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.
- Đọc phần chú giải (cá nhân). 
- 1 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.
- Đại diện 4 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.
- Lớp đọc đồng thanh đoạn 3.
3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút):
a. Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Giết hại thú rừng là một tội ác. Từ đó có ý thức bảo vệ môi trường (TL được các câu hỏi cuối bài)
b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
- GV yêu cầu 1 HS đọc to 5 câu hỏi cuối bài
- GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp 
+ Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn ?
+ Cái nhìn căm giận của con vượn mẹ đã nói lên điều gì ?
+ Những chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm ?
+ Chứng kiến cái chết của vượn mẹ bác thợ săn đã làm gì ?
+ Câu chuyện muốn nói lên điều gì với chúng ta ? 
* GDBVMT: Trong môi trường tự nhiên, cũng có rất nhiều loài vật vừa có ích, vừa tràn đầy tình nghĩa như vượn mẹ trong câu chuyện. Vì vậy, cần phải bảo vệ chúng
+ Nêu nội dung chính của bài?
- GV nhận xét, tổng kết bài 
- 1 HS đọc câu hỏi cuối bài
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)
+ Con thú nào không may gặp bác thì coi như hôm ấy là ngày tận số .
+ Nó căm ghét người đi săn độc ác./ Nó tức giận kẻ bắn chết nó khi con nó còn rất nhỏ cần được nuôi nấng ,..
+ Nó vơ vội nắm bùi nhùi, lót đầu cho con, hái chiếc lá vắt ít sữa vào đưa lên miệng con rồi nghiến răng giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng rồi ngã ra chết.
+ Bác đứng lặng, cắn môi, chảy nước mắt và bẻ gãy nỏ rồi lẳng lặng ra về. Từ đó bác bỏ hẳn nghề thợ săn .
+ Phát biểu theo suy nghĩ của bản thân: Phải bảo vệ động vật hoang dã, Không săn bắn động vật/ Không giết hại các con thú, đặc biệt các con thú đang làm mẹ,....
- HS lắng nghe
* Nội dung: Giết hại thú rừng là một tội ác. Cần có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động vật
- HS lắng nghe 
4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (10 phút)
*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
- Đọc diễn cảm được đoạn 2 của bài với giọng cảm xúc, xót xa, thể hiện được sự bi thương khi vượn mẹ bị trúng mũi tên
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu lại giọng đọc của các đoạn văn
- Yêu cầu luyện đọc diễn cảm đoạn 2
-
 GV nhận xét chung - Chuyển HĐ
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm luyện đọc diễn cảm
- Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp.
- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt.
5. HĐ kể chuyện (15 phút)
* Mục tiêu : 
- Kê lại được câu chuyện theo lời của người đi săn
- YC kể tự nhiên, sinh động, thể hiện đúng nội dung câu chuyện
* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Chia sẻ cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp
a. GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài tập
+ Bài tập yêu cầu kể chuyện theo lời của ai?
b. Hướng dẫn HS kể chuyện:
+ Cho HS quan sát tranh trang 114
+ Gv lưu ý HS: Cần nhớ nội dung từng đoạn truyện và kể nội dung đó theo 4 tranh
c. HS kể chuyện trong nhóm
d. Thi kể chuyện trước lớp:
* Lưu ý: 
- M1, M2: Kể đúng nội dung.
- M3, M4: Kể có ngữ điệu 
* GV đặt câu hỏi chốt nội dung bài: 
+ Nêu lại nội dung câu chuyện?
+ Em thấy cần làm gì để có thể bảo vệ các loài động vật, bảo vệ môi trường sống?
* GV chốt bài.
+ Theo lời của người đi săn
+ HS quan sát tranh
- Nhóm trưởng điều khiển: kể từng đoạn truyện – Kể toàn bộ câu chuyện
+ Luyện kể cá nhân
+ Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.
- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- HS trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài.
- HS trả lời theo ý hiểu (không chặt phá cây rừng, không săn bắn, sử dụng thịt thú rừng,...) 
6. HĐ ứng dụng ( 1phút):
7. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- VN tuyên truyền cho người thân về việc bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của các loài động vật hoang dã. 
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 .
TOÁN:
TIẾT 156: LUYỆN TẬP CHUNG
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: Biết đặt và nhân chia số có năm chữ số cho (với) số có một chữ số.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng thực hiện phép nhân, chia
- Vận dụng giải bài toán có lời văn
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: BT 1, 2, 3.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Đồ dùng:	
- GV: Phiếu học tập
- HS: SGK, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (5 phút) :
 Trò chơi Hái hoa dân chủ
- Nội dung chơi (BT 1a – SGK) 
 Đặt tính rồi tính:
 10715 x 6 30 755 : 5	 
 - Theo dõi nhận xét chung, chốt cách thực hiện phép nhân, chia số có 5 chữ số với số có 1 chữ số
- Kết nối bài học – Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
- HS tham gia chơi
- Lớp theo dõi 
- Nhận xét, đánh giá
- Lắng nghe -> Ghi bài vào vở
3. HĐ thực hành (17 phút)
* Mục tiêu: 
- Rèn kĩ năng thực hiện phép nhân, chia
- Vận dụng giải bài toán có lời văn
* Cách tiến hành:
Bài 1b: (Cá nhân – Cả lớp)
 b) 21545 x 3 48729 : 6
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân
- Yêu cầu HS nêu các cách: đặt tính và tính 
*Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành BT
* GV củng cố về cách đặt tính và tính
Bài 2: (Nhóm đôi – Cả lớp)
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS thực hiện theo YC
- GV gợi ý cho HS nhóm đối tượng M1 hoàn thành BT
Bài 3 (Cá nhân – Nhóm 2 - Cả lớp)
- GV gọi HS đọc bài tập 
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân
- GV trợ giúp Hs hạn chế
- GV khuyến khích HS hạn chế chia sẻ 
+ Tìm được chiều rộng bằng cách nào (Lấy chiều dài chia cho 3)
+ Tìm diện tích bằng cách nào? (Lấy chiều dài nhân chiều rộng)
- GV chốt đáp án đúng, củng cố cách tính diện tích hình chữ nhật
Bài 4: (BT chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
- Yêu cầu học sinh làm bài rồi báo cáo kết quả
- GV chốt đáp án đúng
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm vào vở ghi
- HS chia sẻ KQ trước lớp
* Dự kiến kết quả:
 21542 48729 6
 x 3 07 8121
 64626 12
 09
 3
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm N2 -> chia sẻ.
- HS thống nhất KQ chung
- Đại diện HS chia sẻ trước lớp
* Dự kiến KQ 
Bài giải
 Số bánh nhà trường đã mua là:
 4 x 105 = 420 (cái)
 Số bạn được chia bánh là :
 420 : 2 = 210 (bạn)
 Đáp số: 210 bạn
- HS đọc bài 
- HS làm bài cá nhân. Đổi chéo kiểm tra kết quả
- HS chia sẻ kết quả trước lớp, lớp bổ sung:
Dự kiến kết quả:
*Tóm tắt:
Chiều dài : 12 cm
Chiều rộng bằng : 1/3 chiều dài
Diện tích HCN : ....cm?
Bài giải:
Chiều rộng HCN là:
12 : 3 = 4 (cm)
Diện tích HCN là:
 12 x 4 = 48(cm2)
 Đáp số: 48cm2
- HS làm cá nhân – Chia sẻ 
* Đáp án: Ngày chủ nhật là ngày 1, ngày 15, ngày 22, ngày 29
3. HĐ ứng dụng (1 phút) 
4. HĐ sáng tạo (1 phút) 
- Chữa các phần bài tập làm sai
- Giải bài tập: Ngày 8/3 năm 2019 là thứ sáu. Hỏi ngày 8/3 năm 2020 vào thứ mấy?
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
CHÍNH TẢ (Nghe – viết):
NGÔI NHÀ CHUNG
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: 
- Viết đúng: hàng nghìn, phong tục, tập quán, đấu tranh, đói nghèo, hoà bình,...
- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
- Làm đúng các bài tập 2a phân biệt l/n, đọc đúng các tiếng có phụ âm đầu l/n ở BT3 và chép lại câu văn cho đúng chính tả.
2. Kĩ năng: Viết đúng, nhanh và đẹp 
Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Đồ dùng:	
- GV: Bảng phụ ghi nội dung BT2a.
- HS: SGK.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút):
- GV nhận xét, đánh chung.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng
- Viết bảng con: rong ruổi, thong dong, trống giong cờ mở, cười rủ rượi, nói rủ rỉ 
 2. HĐ chuẩn bị viết chính tả (5 phút):
* Mục tiêu: 
- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.
- Nắm được nội dung bài viết, biết cách trình bày đúng quy định để viết cho đúng chính tả.
* Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp
 a. Trao đổi về nội dung đoạn viết
- Giáo viên giới thiệu và đọc bài chính tả, đọc chậm và rõ ràng, phát âm chuẩn.
+ Bài viết có mấy câu ?
+ Ngôi nhà chung của mọi dân tộc là gì ?
+ Những việc chung mà tất cả các dân tộc phải làm là gì ?
- Hướng dẫn HS nắm nội dung và cách thức trình bày chính tả .
+ Những chữ nào trong bài viết hoa?
+ Hướng dẫn viết những từ thường viết sai?
b. HD cách trình bày:
+ Cần viết chữ đầu tiên của đoạn bài viết chính tả như thế nào?
- Yêu cầu đọc thầm lại đoạn chính tả và lấy bảng con và viết các tiếng khó. 
- HS tìm từ khó viết, dễ lẫn
c. Hướng dẫn viết từ khó
- Hướng dẫn học sinh viết chữ khó vào bảng con.
- Nhận xét bài viết bảng của học sinh.
- Giáo viên gạch chân những từ cần lưu ý.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh lắng nghe
- 1 HS đọc lại
+ Bài viết có 4 câu
+ Ngôi nhà chung của mọi dân tộc là Trái Đất 
+ Bảo vệ hòa bình, bảo vệ môi trường , đấu tranh chống đói nghèo bệnh tật ...
+ Viết hoa các chữ đầu câu.
+ Dự kiến: hàng nghìn, phong tục, tập quán, đấu tranh, đói nghèo, hoà bình
+ Viết cách lề vở 1 ô li.
- Cả lớp đọc thầm bài viết, tìm những chữ dễ viết sai: hàng nghìn, phong tục, tập quán, đấu tranh, đói nghèo, hoà bình,...
- Cả lớp viết từ khó vào bảng con 
- Học sinh lắng nghe.
 3. HĐ viết chính tả (15 phút):
*Mục tiêu: 
- Học sinh nghe - viết lại chính xác bài chính tả
- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân
 - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. 
- Đọc cho học sinh viết bài.
Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.
- Lắng nghe
- HS nghe và viết bài.
 4. HĐ nhận xét, đánh giá (3 phút)
*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài
- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau
- Lắng nghe.
 5. HĐ làm bài tập (5 phút)
*Mục tiêu: Học sinh làm đúng bài tập chính tả phân biệt l/n (BT2a). HS đọc chuẩn các tiếng có phụ âm đầu l/n và chép lại câu văn cho đúng chính tả (BT 3a).
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân - cặp đôi - Chia sẻ trước lớp
Bài 2a: 
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu trong sách giáo khoa.
 - Giáo viên chỉnh sửa, chốt lời giải đúng.
+ Giải nghĩa: nương: phần đất để trồng trọt của người dân miền núi.
- Làm bài cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Lớp
*Lời giải: nương đỗn nương ngô, lưng, tấp nập, làm nương, vút lên
- Đọc lại đoạn văn sau khi điền hoàn chỉnh
Bài 3a:
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa cách phát âm và cách viết của HS
- HS nối tiếp đọc. Lưu ý phát âm chuẩn l/n
- HS chép lại câu văn vào vở
 6. HĐ ứng dụng (3 phút)
- Về nhà viết lại 10 lần những chữ viết bị sai.
6. HĐ sáng tạo (1 phút)
- VN viết lại đoạn văn BT 2a và trình bày cho đẹp
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................
TẬP ĐỌC: 
CUỐN SỔ TAY 
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: 
	- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: trọng tài, Mô-na-cô, diện tích, Va-ti-căng, quốc gia,..
- Hiểu được đặc điểm một số nước được nêu trong bài. Nắm được công dụng của sổ tay. Biết cách ứng xử đúng không xem sổ tay của người khác (TL được các CH trong SGK) .
2. Kĩ năng: 
- Đọc đúng: Mô – na – cô, Va – ti – căng, cầm lên, lí thú ,quyển sổ, toan cầm lên, 
	- Đọc trôi trảy, phân biệt được lời các nhân vật
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Đồ dùng:	
- GV: Tranh minh họa bài đọc. Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn.
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút):
+ Gọi 2 đọc bài “Người đi săn và con vượn”. 
+ Yêu cầu nêu nội dung của bài. 
- GV nhận xét chung.
- GV kết nối kiến thức 
- Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng. 
+ 2 em lên tiếp nối đọc bài.
+ Nêu lên nội dung bài.
- HS lắng nghe
- Quan sát, ghi bài vào vở
2. HĐ Luyện đọc (15 phút)
*Mục tiêu: Đọc trôi trảy rành mạch, đọc đúng lời các nhân vật
* Cách tiến hành: Nhóm – Lớp
a. GV đọc mẫu toàn bài 
 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài giọng kể rành mạch chậm rải, nhẹ nhàng
b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu thơ kết hợp luyện đọc từ khó
- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài: 
Lúc đi ngang qua bàn Thanh,/ chợt thấy quyển sổ/ để trên bàn,/ Tuấn tò mò,/ toan cầm lên xem// (....)
=>GV KL: Toàn bài đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi, rõ ràng
d. Đọc đồng thanh:
* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.
- HS lắng nghe
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. 
- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.
- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1) => cả lớp (Mô – na – cô, Va – ti – căng, cầm lên, lí thú, quyển sổ, toan cầm lên...)
- HS chia đoạn (4 đoạn)
+ Đ1: Từ đầu.....sổ tay của bạn?
+ Đ2: Tiếp theo....trọng tài
+ Đ3: Tiếp theo....trên 50 lần
+ Đ4: Còn lại
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn văn trong nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.
- Giải nghĩa từ khó: trọng tài, Mô-na-cô, diện tích, Va-ti-căng, quốc gia,..
- Đặt câu với từ: Trọng tài 
- Lắng nghe
- Lớp đọc đồng thanh đoạn 1, 2
3. HĐ Tìm hiểu bài (8 phút)
*Mục tiêu: Hiểu được đặc điểm một số nước được nêu trong bài. Nắm được công dụng của sổ tay. Biết cách ứng xử đúng không xem sổ tay của người khác (TL được các CH trong SGK) .
*Cách tiến hành: 
- Cho học sinh thảo luận và tìm hiểu bài
*GV hỗ trợ TBHT điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.
+ Thanh dùng cuốn sổ tay làm gì ?
+ Hãy nói một vài điều lí thú ghi trong sổ tay của Thanh ?
+ Vì sao Lân khuyên Tuấn không nên tự ý xem sổ tay của bạn ?
+ Bài văn khuyên chúng ta điều gì?
+ Nêu nội dung của bài?
=>Tổng kết nội dung bài.
- 1 HS đọc 3 câu hỏi cuối bài
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)
*Trưởng ban Học tập điều khiển lớp chia sẻ kết quả.
+ Ghi nội dung cuộc họp, các việc cần làm, những chuyện lí thú ,.. .
+ Lí thú như : tên nước nhỏ nhất, nước lớn nhất, nước có số dân đông nhất, nước có số dân ít nhất 
+ Là tài sản riêng của từng người, người khác không được tự ý sử dụng, trong sổ tay người ta ghi những điều chỉ cho riêng mình, không muốn cho ai biết, người ngoài tự ý xem là tò mò, không lịch sự .
+ Bài khuyên mọi người cần lịch sự, không tự ý xâm phạm tài sản riêng cua người khác/ Cần biết ghi chép lại những điều bổ ích được học
*Nội dung: Nắm được công dụng của sổ tay. Biết cách ứng xử đúng không xem sổ tay của người khác
4. HĐ Đọc diễn cảm - Học thuộc lòng bài thơ (7 phút)
*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, đọc phân biệt được lời thoại của các nhân vật
*Cách tiến hành: Nhóm 4- cả lớp
- Hướng dẫn học sinh, mỗi nhóm 4 học sinh phân vai thi đọc diễn cảm cả bài văn (Lân, Thanh, Tùng, người dẫn chuyện) .
- Nhận xét, tuyên dương học sinh. 
- 1 HS đọc lại toàn bài (M4)
- HS đọc dưới sự điều hành của nhóm trưởng
+ Phân vai trong nhóm
+ Đọc phân vai
+ Thi đọc trước lớp
- Bình chọn nhóm đọc tốt
5. HĐ ứng dụng (1 phút) :
- VN tiếp tục đọc phân vai bài tập đọc
6. HĐ sáng tạo (1 phút)
- Vn thực hiện làm Sổ tay và ghi chép những điều lí thú vào số tay
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................
 TOÁN:
TIẾT 157: BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
2. Kĩ năng: Giải được bài toán liên quan đến rút về đơn vị
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Đồ dùng:	
- GV: Phấn màu, bảng phụ
- HS: Bảng con
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút):
- Kết nối kiến thức 
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên 
bảng 
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
- Lắng nghe -> Ghi bài vào vở
2.Hoạt động hình thành kiến thức (12 phút)
* Mục tiêu: Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị 
* Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp 
Hướng dẫn giải bài toán
- Yêu cầu 1HS đọc đề bài toán 
+ TBHT điều hành:
 /?/Bài toán cho biết 35l mật ong đựng đều vào mấy can?
/?/ Bài toán hỏi em điều gì?
/?/ Nêu tóm tắt bài toán?
/?/ Muốn biết 10 l thì đựng trong mấy can cần biết thêm điều gì? 
/?/ 35l đựng đều trong 7 can. vậy mỗi can đựng mấy lít?
 /?/ 5 l mật ong đựng trong 1 can, vậy 10 lít mật ong đựng trong mấy can?
- Hướng dẫn trình bày bài giải
- GV chốt kiến thức, chốt cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị
- 1HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS chia sẻ 
+ 35l mật ong đựng đều vào 7 can.
+ 10l mật ong thì đựng đều vào mấy can như thế ?
 Tóm tắt :
 35l : 7 can 
 10l : can?
+ Tìm số lít mật ong trong mỗi can.
 35 : 7 = 5 (l)
 10 : 5 = 2 (can)
- HS trình bày bài giải – Chia sẻ lớp
2. HĐ thực hành (18 phút):
* Mục tiêu: Giải được bài toán liên quan đến rút về đơn vị
* Cách tiến hành:
Bài 1b: (Cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp)
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân ->N2
*Lưu ý trợ giúp để đối tượng M1 hoàn thành BT:
Bước 1: Muốn tìm xem 15 kg đường đựng trong mấy túi thì phải cần biết thêm điều gì? 
-> Phải tìm xem mỗi hộp đựng bao nhiêu ki-lô-gam kẹo
Bước 2: Khi biết mỗi túi đựng bao nhiêu ki-gam kẹo các em tiếp tục tìm 10kg đường trong mỗi túi.
* GV củng cố cách.giải bài toán rút về đơn vị
Bài 2 (Cá nhân – Cả lớp)
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV nhận xét, đánh giá 7 -10 bài
- Nhận xét, đánh giá nhanh kết quả bài làm của HS
Bài 3: (Cá nhân – Cặp đôi – lớp)
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân ->N2
* Lưu ý khuyến khích để đối tượng M1 chia sẻ nội dung bài.
* GV củng cố về tính giá trị của biểu thức.
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm vào vở ghi -> trao đổi vở KT
- Thống nhất cách làm và đáp án đúng – Chia sẻ lớp
Bài giải
Số đường đựng trong mỗi túi:
40 : 8 = 5 (kg)
Số túi cần để đựng hết 15 ki-lô-gam đường là:
15 : 5 = 3 (túi)
 Đáp số: 3 túi
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm bài cá nhân
- HS chia sẻ trước lớp
Bài giải
 Mỗi cái áo cần số cúc là
24 : 4 = 6 (cúc) 
42 cái cúc dùng cho số cái áo là:
42 : 6 = 7 (áo) 
 Đáp số: 7 cái áo
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm vào vở ghi -> trao đổi vở KT
- Thống nhất cách làm và đáp án đúng: 
Câu a : Đúng Câu c : Sai 
Câu b : Sai Câu d : Đúng
3. HĐ ứng dụng (1 phút)
- Chữa lại các phần bài tập làm sai
- Tìm các bài toán liên quan đến rút về đơn vị và giải
4. HĐ sáng tạo (1 phút)
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN:
TIẾT 158: LUYỆN TẬP
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: Củng cố về tính giá trị biểu thức và giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị
2. Kĩ năng: 
- Giải được bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Tính được giá trị của biểu thức số.
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Đồ dùng: 
- GV: Phiếu học 
- HS: SGK.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút):
+ Nêu các bước giải BT liên quan rút về ĐV? 
- Kết nối nội dung bài học.
- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.
- TBHT điều hành lớp chữa bài, nhận xét 
- Lắng nghe, ghi bài vào vở
2. HĐ thực hành (30 phút)
* Mục tiêu: 
- Giải được bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Tính được giá trị của biểu thức số.
* Cách tiến hành:
Bài 1: (Cá nhân – Nhóm 2 - Cả lớp)
- Gọi học sinh nêu yêu cầu BT1
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài.
- TBHT điều hành
*Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành BT
Lưu ý: củng cố các bước giải
Bước 1: Mỗi hộp có mấy cái đĩa?
Bước 2: 30 cái đĩa xếp xào mấy hộp?
Bài 2 (Cá nhân – Cả lớp)
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân
*GV lưu ý HS M1 +M2:
+ Bài toán thuộc dạng toán nào?
-> Bài toán thuộc dạng toán rút về đơn vị.
=> GV nhận xét, củng cố về giải toán dạng rút về đơn vị.
Bài 3 (Nhóm – Cả lớp)
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV tổ chức trò chơi: Nối nhanh, nối đúng
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc
- GV chốt lại cách thực hiện tính giá trị của biểu thức.
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm bài cá nhân vào vở
- Đổi chéo vở KT
- Chia sẻ KQ trước lớp kết quả 
- Thống nhất cách làm và đáp án đúng
*Dự kiến KQ:
 Tóm tắt:
48 đĩa: 8 hộp
30 đĩa: ... hộp?
Bài giải
Số đĩa trong mỗi hộp là:
48 : 8 = 6 (đĩa)
Số hộp cần có để chứa hết 30 cái đĩa là:
30 : 6 = 5 (hộp)
 Đáp số: 5 hộp
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm bài -> Trao đổi, chia sẻ...
- Đại diện HS lên bảng gắn phiếu lớn
- Chia sẻ KQ trước lớp kết quả 
- Thống nhất cách làm và đáp án đúng
Bài giải:
Số HS xếp một hàng là:
45 : 9 = 5 ( bạn)
Số hàng xếp 60 bạn là:
60 : 5 = 12 (hàng)
 ĐS: 12 hàng
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS chơi trò chơi theo nhóm 5:
+ 2 đội chơi. mỗi đội có 5 thành viên sẽ thi nối nhanh kết quả. Đội nào nối nhanh, đúng và đẹp sẽ giành chiến thắng 
4. HĐ ứng dụng (1 phút):
5. HĐ sáng tạo (1 phút):
- Chữa các phép tính làm sai. 
- Tìm các bài tập cùng dạng trong Vở bài tập Toán và giải. 
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI “BẰNG GÌ?”
 DẤU CHẤM, DẤU HAI CHẤM
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: 
- Tìm và nêu tác dụng dấu hai chấm trong đoạn văn.
	- Điền đúng dấu chấm, dấu hai chấm vào chỗ thích hợp.
	- Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi bằng gì?
2. Kĩ năng: Ghi nhớ và sử dụng dấu hai chấm hợp lí 
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II.ĐỒ 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_phat_trien_nang_luc_tong_hop_cac_mon_lop_3_theo_cv23.docx