Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 - Chủ đề 7: Lễ hội quê em - Năm học 2017-2018
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
TIẾT 1
1. Tìm hiểu về lễ hội ở các vùng miền trên cả nước
- GV cho HS quan sát hình 7.1 SGK/Tr34 và thảo luận về hoạt động, màu sắc, không khí, trang phục có trong lễ hội.
GV gọi đại diện các nhóm trình bày
GV có thể liên hệ một số lễ hội ở địa phương để HS hiểu thêm
- GV gắn một số bức tranh về lễ hội lên bảng. Đặt câu hỏi:
+ Các bức tranh thể hiện những hoạt động nào trong lễ hội?
+ Hình ảnh nào là hình ảnh chính trong tranh?
+ Hình ảnh phụ là hình ảnh nào?
+ Màu sắc và hình ảnh trong tranh gợi cho em cảm giác gì?
GV nhận xét, chốt ý.
- GV cho HS đọc phần ghi nhớ ở SGK/Tr35
- HS quan sát hình 7.1 và thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày
- Lễ hội rước kiệu Đền Ngài Cao Sơn, lễ hội đua thuyền, thi văn nghệ, đánh cờ
- HS quan sát và trả lời câu hỏi
+ Hoạt động hát xướng, múa lân, đua voi, chọi gà, chọi trâu, đi lễ chùa.
+ Hình ảnh người đang hát, hình ảnh lân và người, hình ảnh các con voi, hình ảnh 2 con gà, hình ảnh 2 con trâu.
+ Là những hình ảnh người và vật ở xung quanh.
+ HS trả lời theo cảm nhận.
HS lắng nghe
- HS đọc ghi nhớ
TIẾT 2
2. Cách thực hiện
- GV cho HS quan sát hình 7.3 SGK/Tr36 và hướng dẫn cách tạo dáng người và vẽ dáng người đang hoạt động.
* Cách tạo dáng người:
- GV cho 2 HS tình nguyện đứng làm mẫu ở giữa. HS khác ngồi xung quanh quan sát và vẽ ( Khoảng 5 phút)
- Có thể vẽ dáng người bằng trí nhớ qua việc đã từng nhìn thấy.
* Cách tạo bức tranh tập thể về chủ đề lễ hội:
- Cho HS quan sát hình 7.4 SGK/Tr36
- GV cho HS nêu lại cách thực hiện bức tranh tập thể với chủ đề “ Lễ hội quê em” ở SGK/Tr36.
- GV nhắc lại cách thực hiện một bức tranh tập thể để HS ghi nhớ
- HS nhận biết cách tạo dáng người và vẽ dáng người hoạt động.
- 2 HS làm mẫu, HS còn lại quan sát và vẽ
- HS có thể nhớ lại hình ảnh và vẽ.
- HS quan sát và nhận biết cách tạo bức tranh tập thể về chủ đề lễ hội.
B1: Vẽ, xé hoặc cắt dán, nặn các nhân vật, con vật, cảnh vật để tạo kho hình ảnh
B2: Lựa chọn nội dung và hình ảnh để sắp xếp vào tờ giấy khổ lớn của nhóm.
B3: Vẽ thêm các hình ảnh, chi tiết khác tạo không gian, bối cảnh để làm rõ nội dung và vẽ màu hoàn thiện bức tranh.
- HS ghi nhớ, khắc sâu kiến thức.
Ngày soạn: 10/12/2017 CHỦ ĐỀ 7: LỄ HỘI QUÊ EM Số tiết dạy: 4 tiết. I. Mục tiêu: - Nhận ra sự đa dạng, phong phú của lễ hội ở các vùng miền khác nhau trên cả nước. - Chọn được các hình ảnh tiêu biểu để thể hiện bức tranh chủ đề “ Lế hội quê em”. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn. II. Phương pháp và hình thức tổ chức - Phương pháp: Vận dụng quy trình Vẽ cùng nhau, Tiếp cận theo chủ đề - Hình thức: Hoat động cá nhân, nhóm III. Đồ dùng và phương tiện 1. Giáo viên: - Hình ảnh về các hoạt động lễ hội. - Các bức tranh về lễ hội. 2. Học sinh: - Giấy vẽ, màu vẽ, keo dán, giấy màu, kéo . IV. Các hoạt động dạy học: Ổn định: Kiểm tra đồ dùng học tập Bài mới: Cho cả lớp hát bài: “ Rước đèn ông sao” GV dẫn dắt vào bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS TIẾT 1 1. Tìm hiểu về lễ hội ở các vùng miền trên cả nước - GV cho HS quan sát hình 7.1 SGK/Tr34 và thảo luận về hoạt động, màu sắc, không khí, trang phục có trong lễ hội. GV gọi đại diện các nhóm trình bày GV có thể liên hệ một số lễ hội ở địa phương để HS hiểu thêm - GV gắn một số bức tranh về lễ hội lên bảng. Đặt câu hỏi: + Các bức tranh thể hiện những hoạt động nào trong lễ hội? + Hình ảnh nào là hình ảnh chính trong tranh? + Hình ảnh phụ là hình ảnh nào? + Màu sắc và hình ảnh trong tranh gợi cho em cảm giác gì? GV nhận xét, chốt ý. - GV cho HS đọc phần ghi nhớ ở SGK/Tr35 - HS quan sát hình 7.1 và thảo luận - Đại diện nhóm trình bày - Lễ hội rước kiệu Đền Ngài Cao Sơn, lễ hội đua thuyền, thi văn nghệ, đánh cờ - HS quan sát và trả lời câu hỏi + Hoạt động hát xướng, múa lân, đua voi, chọi gà, chọi trâu, đi lễ chùa... + Hình ảnh người đang hát, hình ảnh lân và người, hình ảnh các con voi, hình ảnh 2 con gà, hình ảnh 2 con trâu. + Là những hình ảnh người và vật ở xung quanh. + HS trả lời theo cảm nhận. HS lắng nghe - HS đọc ghi nhớ TIẾT 2 2. Cách thực hiện - GV cho HS quan sát hình 7.3 SGK/Tr36 và hướng dẫn cách tạo dáng người và vẽ dáng người đang hoạt động. * Cách tạo dáng người: - GV cho 2 HS tình nguyện đứng làm mẫu ở giữa. HS khác ngồi xung quanh quan sát và vẽ ( Khoảng 5 phút) - Có thể vẽ dáng người bằng trí nhớ qua việc đã từng nhìn thấy. * Cách tạo bức tranh tập thể về chủ đề lễ hội: - Cho HS quan sát hình 7.4 SGK/Tr36 - GV cho HS nêu lại cách thực hiện bức tranh tập thể với chủ đề “ Lễ hội quê em” ở SGK/Tr36. - GV nhắc lại cách thực hiện một bức tranh tập thể để HS ghi nhớ - HS nhận biết cách tạo dáng người và vẽ dáng người hoạt động. - 2 HS làm mẫu, HS còn lại quan sát và vẽ - HS có thể nhớ lại hình ảnh và vẽ. - HS quan sát và nhận biết cách tạo bức tranh tập thể về chủ đề lễ hội. B1: Vẽ, xé hoặc cắt dán, nặn các nhân vật, con vật, cảnh vật để tạo kho hình ảnh B2: Lựa chọn nội dung và hình ảnh để sắp xếp vào tờ giấy khổ lớn của nhóm. B3: Vẽ thêm các hình ảnh, chi tiết khác tạo không gian, bối cảnh để làm rõ nội dung và vẽ màu hoàn thiện bức tranh. - HS ghi nhớ, khắc sâu kiến thức. TIẾT 3 Hoạt động 3: Thực hành 1. Hoạt động cá nhân: - GV yêu cầu mỗi HS tự tạo hình ảnh bằng cách vẽ, xé dán, nặn theo nội dung chủ đề lễ hội. - Cho HS tách rời các hình ảnh đã tạo được thành kho hình ảnh của nhóm mình. 2. Hoạt động nhóm: - Cho các nhóm thảo luận và thống nhất về nội dung tranh của nhóm mình. - GV yêu cầu mỗi nhóm sắp xếp các hình ảnh tạo được thành bức tranh tập thể với chủ đề “ Lễ hội”. - Lưu ý cho HS: Có thể thêm các hình ảnh, chi tiết khác để làm rõ hoạt động của nhân vật. - GV bao quát lớp, hướng dẫn cho các nhóm những điểm chưa đẹp để HS hoàn thành tốt hơn bài của nhóm mình - HS vẽ, xé dán, nặn theo nội dung chủ đề HS tách rời các hình ảnh ra khỏi tờ giấy - HS thảo luận nhóm và chọn nội dung tranh - HS làm việc theo nhóm, sắp xếp hình ảnh tạo thành bức tranh chủ đề “ Lễ hội”. - HS thảo luận, thống nhất thêm hình ảnh để tranh sinh động hơn. TIẾT 4 4. Trưng bày, giới thiệu sản phẩm: - GV cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm và ghi tên nhóm mình ở phía dưới tranh. - GV lần lượt gọi đại diện từng nhóm lên giới thiệu, chia sẻ về sản phẩm của nhóm mình. 5. Đánh giá - GV cho HS các nhóm nhận xét bài vẽ của nhóm bạn. - GV nhận xét bài của từng nhóm * Vận dụng – Sáng tạo - GV đưa ra một số ý tưởng mở rộng để các nhóm có thể thực hiện. Đồng thời hướng dẫn HS cách thực hiện các ý tưởng trên - HS trưng bày sản phẩm của nhóm - HS các nhóm có thể trình bày câu chuyện của nhóm mình giống như một vở kịch ngắn. - HS nhận xét bài vẽ của nhóm bạn - HS lắng nghe, ghi vào phần đánh giá - HS có thể thực hện một số ý tưởng mở rộng sau: Tập tạo hình các nhân vật, sắp đặt, sắm vai, xây dựng nội dung câu chuyện 4. Củng cố, dặn dò: * GV nhận xét về hoạt động của cả lớp ở chủ đề này. Nêu điểm cần khắc phục cho HS * Dặn dò hôm sau: Chủ đề 11: Tìm hiểu tranh theo chủ đề: Vẻ đẹp cuộc sống
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mi_thuat_lop_3_chu_de_7_le_hoi_que_em_nam_hoc_2017_2.doc