Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 Sách Cánh diều - Chủ đề 1, 2

Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 Sách Cánh diều - Chủ đề 1, 2

CHỦ ĐỀ 1: SÁNG TẠO CÙNG MÀU SẮC

BÀI 1. NHỮNG MÀU SẮC KHÁC NHAU

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nhận biết, tạo ra và sử dụng được các màu thứ cấp trong thực hành, sáng tạo sản phẩm.

- Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

• Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS một số năng lực chung và năng lực ngôn ngữ, khoa học, thông qua: trao đổi, chia sẻ trong học tập; biết được màu thứ cấp có thể tìm thấy trong tự nhiên và đời sống; sử dụng đồ dùng, vật liệu, họa phẩm, phù hợp với hình thức thực hành, sáng tạo sản phẩm,

- Năng lực mĩ thuật:

• Biết được màu thứ cấp và cách tạo ra các màu thứ cấp từ màu cơ bản. Bước đầu làm quen với tìm hiểu tác giả, tác phẩm mĩ thuật có sử dụng màu thứ cấp và biết được màu thứ cấp có ở xung quanh.

• Tạo được sản phẩm có các màu thứ cấp và tập trao đổi, chia sẻ trong thực hành.

 

docx 48 trang Đăng Hưng 23/06/2023 2360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 Sách Cánh diều - Chủ đề 1, 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
CHỦ ĐỀ 1: SÁNG TẠO CÙNG MÀU SẮC
BÀI 1. NHỮNG MÀU SẮC KHÁC NHAU
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau bài học này, HS sẽ:
Nhận biết, tạo ra và sử dụng được các màu thứ cấp trong thực hành, sáng tạo sản phẩm.
Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
2. Năng lực
Năng lực chung: 
Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS một số năng lực chung và năng lực ngôn ngữ, khoa học, thông qua: trao đổi, chia sẻ trong học tập; biết được màu thứ cấp có thể tìm thấy trong tự nhiên và đời sống; sử dụng đồ dùng, vật liệu, họa phẩm, phù hợp với hình thức thực hành, sáng tạo sản phẩm, 
Năng lực mĩ thuật:
Biết được màu thứ cấp và cách tạo ra các màu thứ cấp từ màu cơ bản. Bước đầu làm quen với tìm hiểu tác giả, tác phẩm mĩ thuật có sử dụng màu thứ cấp và biết được màu thứ cấp có ở xung quanh.
Tạo được sản phẩm có các màu thứ cấp và tập trao đổi, chia sẻ trong thực hành.
Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
3. Phẩm chất : 
Góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, lòng nhân ái, thông qua một số biểu hiện như: có ý thức tìm hiểu vẻ đẹp của hình ảnh trong tự nhiên, đời sống và sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, sản phẩm thủ công có các màu thứ cấp.
Yêu thích, tôn trọng những sáng tạo của bạn bè và người khác.
Giữ gìn vệ sinh (trang phục, bàn ghế, sách vở, dụng cụ, ) trong và sau khi thực hành.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 
a. Đối với giáo viên
SGK, SGV, Giáo án.
Hình ảnh liên quan đến bài học.
Dụng cụ học tập:
b. Đối với học sinh
SGK.
Giấy, bút, tẩy, màu vẽ, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và kích thích hứng thú học tập cho HS trước khi vào bài học mới.
b. Cách thức thực hiện: 
- GV ổn định lớp và giới thiệu 6 màu (GV có thể sử dụng hình ảnh hoặc hộp màu, đất nặn, ): đỏ, vàng, lam, tím, xanh lục, da cam. Kết hợp nhắc lại màu cơ bản và giới thiệu nội dung bài học.
- GV dẫn dắt HS vào bài: Để biết được các màu sắc được tạo ra như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay – Bài 1: Những màu sắc khác nhau.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Quan sát, nhận biết:
Hoạt động 1: Nhận biết màu thứ cấp và cách tạo các màu thứ cấp từ màu cơ bản
a. Mục tiêu: HS biết được các màu thứ cấp và cách tạo các màu thứ cấp từ màu cơ bản.
b. Cách thức thực hiện:
- GV hướng dẫn SH quan sát, trao đổi, quan sát hình, đọc tên các màu và trả lời các câu hỏi:
+ Màu tím được tạo nên từ hai màu cơ bản nào?
+ Màu xanh lục (xanh lá cây) được tạo nên từ hai màu cơ bản nào?
+ Màu da cam được tạo nên từ hai màu cơ bản nào?
- GV gọi 1 – 2 HS trả lời, chia sẻ. HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét chia sẻ của HS.
- GV giới thiệu các màu thứ cấp và giải thích thuật ngữ: Màu thứ cấp.
- GV có thể tạo ra màu thứ cấp bằng 2 cách sau để cho HS quan sát và nhận biết rõ hơn:
+ Cách 1: Sử dụng giấy bóng kính (loại giấy thường dùng làm đèn ông sao) có màu cơ bản và chồng các màu theo cặp để tạo ra màu thứ cấp.
+ Cách 2: Sử dụng 3 cốc nước lọc và 3 màu cơ bản. Pha màu đã có vào cốc nước với tỉ lệ tương đương theo từng cặp như sau: đỏ - vàng, lam – đỏ, vàng – lam. Kết quả sau khi pha trộn mỗi cặp màu này là các màu thứ cấp.
Hoạt động 2: Tìm màu thứ cấp
a. Mục tiêu: HS biết được màu thứ cấp có thể tìm thấy trong tự nhiên, đời sống và trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. Bước đầu tìm hiểu làm quen với tìm hiểu tác giả, tác phẩm mĩ thuật có sử dụng màu thứ cấp.
b. Cách thức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Em cùng bạn quan sát và chỉ ra các màu thứ cấp trong mỗi hình ảnh dưới đây:
- GV gọi 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe và bổ sung.
- GV giới thiệu thêm một số thông tin ở mỗi hình ảnh:
+ Hình 1: Tác phẩm được họa sĩ Phạm Viết Hồng Lam sáng tác năm 2019. Ông sinh năm 1946 tại Vinh. Bức tranh Đan áo cho con được cắt dán từ giấy với màu sắc tươi sáng, trong đó có màu tím là màu thứ cấp; màu đỏ, màu làm là màu cơ bản, Bức tranh thể hiện tình yêu thương trong gia đình.
+ Hình 2: Một trong những món ăn truyền thống trong dịp lễ, tết của một số đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam, như: dân tộc Tày, Nùng, Dao, Màu của xôi được tạo từ nguyên vật liệu sẵn có trong tự nhiên, như: màu trắng là màu tự nhiên của gạo; màu vàng từ nghệ, màu da cam từ cây cơm đỏ/ quả gấc, 
→ Màu thứ cấp có sẵn trong tự nhiên, có thể tìm thấy trong món ăn và ở xung quanh chúng ta. GV kết hợp bồi dưỡng ở HS tình yêu quê hương đất nước, ý thức tìm hiểu, giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, 
+ Hình 3: Bức tranh của bạn Lê Trọng Khá – học sinh ở tỉnh Bạc Liêu – vẽ về một số đồ vật quen thuộc bằng các màu chủ yếu là màu tím, màu da cam, màu xanh lục (xanh lá).
→ Có thể sử dung màu thứ cấp để vẽ những đồ vật quen thuộc trong gia đình tạo bức tranh tĩnh vật và sử dụng để trang trí (bàn học, căn nhà, trường, lớp) hoặc sử dụng làm món quà (tặng bạn bè, người thân), 
- GV gợi mở HS tìm một bức tranh, hình ảnh ở trong lớp, trong trường, trên đường đi học, ở nhà, và giới thiệu màu thứ cấp xuất hiện trong đó.
- GV giới thiệu thêm một số sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, sản phẩm thủ công có màu thứ cấp.
- GV tóm tắt nội dung quan sát và kiến thức chính của bài học: Có thể tìm thấy các màu thứ cấp trong thiên nhiên, trong đời sống và trong các sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
2. Thực hành, sáng tạo
Hoạt động 1: Hướng dẫn cách thực hành
Nhiệm vụ 1: Cách tạo màu thứ cấp
a. Mục tiêu: HS biết được cách tạo các màu thứ cấp và đọc được tên các màu thứ cấp trong thực hành.
b. Cách thức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS quan sát, trao đổi và nêu cách tạo màu thứ cấp từ cặp màu cơ bản.
- GV tổ chức, hướng dẫn HS thực hành: với mỗi cặp màu cơ bản, vẽ một lượt màu thứ nhất và chồng màu thứ hai lên cho đến khi tạo ra màu tím (từ màu đỏ và màu lam), màu xanh lục (từ màu lam và màu vàng), màu da cam (từ màu vàng và màu đỏ).
- GV có thể giới thiệu cách tạo màu thứ cấp từ màu goát (hoặc màu nước, đất nặn).
Nhiệm vụ 2: Cách tạo sản phẩm bằng màu vẽ, giấy màu.
a. Mục tiêu: HS nắm được cách thực hành sử dụng màu thứ cấp để tạo sản phẩm tĩnh vật lọ hoa hoặc quả, đồ vật theo ý thích.
b. Cách thức thực hiện:
* Sử dụng màu sáp, màu nước hoặc bút dạ
- GV tổ chức HS quan sát hình, trao đổi và trả lời câu hỏi: Vẽ tranh bằng cách nào? Hình ảnh nào là chính, phụ? Bức tranh có những màu nào?
- GV mời HS trả lời, chia sẻ. HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét câu trả lời, chia sẻ, bổ sung của HS. GV giới thiệu rõ hơn về hình ảnh chính, phụ và các màu có trong bức tranh.
- GV hướng dẫn HS cách vẽ tranh theo các bước sau:
+ Chuẩn bị: bút chì, bút màu, màu nước/ màu goát hoặc màu sáp/ màu dạ.
+ Bước 1: Vẽ hình ảnh yêu thích (lọ hoa, quả, ca, cốc) bằng nét bút chì (hoặc bút màu). Các hình ảnh phụ là quả, hoa ở bên cạnh, có thể vẽ cách xa lọ hoa một chút. Vẽ thêm nét cong (hoặc thẳng ngang) giống như lọ hoa và quả đang đặt trên bàn, phía sau là bức tường (hoặc cửa sổ, ).
+ Bước 2: Vẽ màu hình ảnh chính trước, dùng màu tươi sáng để thu hút người xem. Tiếp tục vẽ hình ảnh phụ và phần nền để hoàn thành bức tranh.
- GV lưu ý:
+ Chọn các màu thứ cấp để vẽ là chính, có thể thêm các màu khác theo ý thích, nên sử dụng nhiều màu thứ cấp hơn các màu khác.
+ Nếu HS sử dụng màu goát/ màu nước, GV hướng dẫn HS cách pha màu, cách sử dụng bút lông và lấy lượng màu phù hợp để vẽ.
* Sử dụng giấy màu:
- GV tổ chức HS quan sát hình, trao đổi và trả lời câu hỏi: Cách thực hành nào được sử dụng? Hình ảnh nào là chính, phụ? Bức tranh có những màu nào?
- GV mời HS trả lời, chia sẻ. HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét câu trả lời, chia sẻ, bổ sung của HS. GV giới thiệu rõ hơn về hình ảnh chính, phụ và các màu có trong bức tranh.
- GV hướng dẫn HS cách thực hành theo các bước sau:
+ Chuẩn bị: bút chì, bút màu, giấy màu, hồ dán, kéo.
+ Bước 1: Vẽ hình ảnh yêu thích (ca, cốc, quả, ) bằng nét bút chì (hoặc bù màu). Hình ảnh chính vẽ trước, vẽ thêm hình ảnh phụ. Vẽ thêm nét ngang ở bức tranh (hoặc nét cong) để tạo phần nền đặt cái ca và quả, phần nền còn lại là phía sau các ca và quả.
+ Bước 2: Xé giấy hoặc cắt tạo hình ảnh chính, phụ, phần nền và dán hoàn thành bức tranh, giấy tạo hình ảnh phụ và phần nền không quá nổi bật. Các màu trong bức tranh cần có màu đậm, nhạt. 
- GV lưu ý: Chọn giấy có các màu thứ cấp là chính, có thể thêm màu khác theo ý thích.
Hoạt động 2: Thực hành, sáng tạo sản phẩm
a. Mục tiêu: HS tạo được sản phẩm có màu thứ cấp và tập trao đổi, chia sẻ trong thực hành.
b. Cách thức thực hiện:
- GV bố trí HS ngồi theo nhóm (có thể tạo sản phẩm cá nhân hoặc nhóm) và giao nhiệm vụ:
+ Vận dụng hai cách thực hành để tạo sản phẩm tranh tĩnh vật theo ý thích.
+ Tìm hiểu ý tưởng thực hành của bạn và chia sẻ ý tưởng của mình với bạn. 
- GV nhắc HS tạo các hình ảnh như: lọ, quả, hoa, bát/chén, ca, cốc, và sử dụng màu tím, màu xanh lục, màu da cam là chính và sử dụng thêm màu khác theo ý thích để hoàn thiện sản phẩm.
- GV quan sát HS thực hành, trao đổi để hướng dẫn, gợi mở hoặc hỗ trợ HS (nếu cần) và vận dụng vào đánh giá.
- GV có thể hướng dẫn HS kết hợp vẽ màu với xé, cắt dán hoặc tạo sản phẩm bằng đất nặn.
Hoạt động 3: Cảm nhận, chia sẻ
a. Mục tiêu: HS trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
b. Cách thức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm phù hợp với lớp học.
- GV nên sử dụng một số gợi ý trong SGK và kết hợp sản phẩm của HS để gợi mở nội dung HS giới thiệu, trao đổi, nhận xét, chia sẻ cảm nhận.
- GV nhận xét chia sẻ và kết quả thực hành của HS, khích lệ, động viên, cá nhân/ nhóm HS.
- GV có thể gợi mở HS:
+ Chia sẻ ý tưởng sử dụng sản phẩm vào đời sống (trang trí góc học tập, ) hoặc dành tặng người thân.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học.
b. Cách thức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS: Hãy sử dụng màu thứ cấp để tạo ra một sản phẩm dành tặng cho người thân của em.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm cá nhân, chia sẻ cảm nhận, nhận xét câu trả lời của HS.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS biết thêm ý tưởng thực hành với màu thứ cấp và màu khác.
b. Cách thức thực hiện: 
- GV tổ chức HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi: Em có thể sáng tạo thêm sản phẩm nào khác bằng các màu cơ bản, màu thứ cấp?
- GV hướng dẫn HS quan sát, tìm màu thứ cấp ở xung quanh (trong thiên nhiên, lớp học, trường học, ).
- GV nhận xét, tổng kết bài học: 
+ Mỗi màu thứ cấp được tạo nên từ hai màu cơ bản.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời:
+ Màu tím = màu xanh da trời + màu đỏ.
+ Màu xanh lục (xanh lá cây) = màu xanh da trời + màu vàng.
+ Màu da cam = màu vàng + màu đỏ.
- HS khác lắng nghe và bổ sung.
- HS lắng nghe và bổ sung.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS quan sát GV thực hiện.
- HS trả lời: Các màu thứ cấp trong mỗi hình ảnh là:
+ Hình 1: màu tím.
+ Hình 2: màu cam, màu tím.
+ Hình 3: màu xanh lục, màu da cam.
- HS khác lắng nghe và bổ sung.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS quan sát và trao đổi.
- HS lắng nghe và thực hành.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời:
+ Vẽ tranh bằng cách sử dụng màu sáp, màu nước hoặc bút dạ.
+ Hình ảnh chính là hình ảnh lọ hoa.
+ Hình ảnh phụ: quả.
+ Bức tranh có màu tím, đỏ, cam, xanh lá, xanh lam, 
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn và thực hành theo các bước.
- HS lắng nghe lưu ý.
- HS trả lời:
+ Cách thực hành được sử dụng là sử dụng giấy màu.
+ Hình ảnh chính là ca nước.
+ Hình ảnh phụ là quả.
+ Bức tranh có màu xanh dương, xanh lá cây, tím, cam, 
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn và thực hành theo các bước.
- HS lắng nghe lưu ý.
- HS quan sát và tham khảo để lên ý tưởng cho sản phẩm của mình.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS trưng bày sản phẩm.
- HS chia sẻ về sản phẩm của mình.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ cảm nhận.
- HS quan sát và trả lời.
- HS quan sát và trả lời.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
IV. CỦNG CỐ
GV nhắc lại kiến thức vừa học hoặc gọi HS nhắc lại. 
GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
V. DẶN DÒ
GV nhắc nhở HS:
Ôn lại nội dung Bài 1. 
Chuẩn bị đồ dùng, vật liệu cho Bài 2: Sáng tạo với vật liệu có màu đậm, màu nhạt.
Đọc và chuẩn bị trước Bài 2: Sáng tạo với vật liệu có màu đậm, màu nhạt.
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
BÀI 2. SÁNG TẠO VỚI VẬT LIỆU CÓ MÀU ĐẬM, MÀU NHẠT
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau bài học này, HS sẽ:
Tạo được màu đậm, màu nhạt ở sản phẩm bằng vật liệu có sẵn.
Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận, ý tưởng sử dụng sản phẩm vào đời sống.
2. Năng lực
Năng lực chung: 
Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS một số năng lực chung và năng lực ngôn ngữ, tính toán, thông qua: trao đổi, chia sẻ; xác định độ dài, rộng của nan giấy, khổ giấy dùng để làm nan đan, khung tranh để tạo sản phẩm có màu đậm, màu nhạt, 
Năng lực mĩ thuật:
Nêu được màu đậm, màu nhạt ở vật liệu sẵn có và cách tạo sản phẩm thủ công bằng vật liệu sẵn có.
Tạo được sản phẩm có màu đậm, màu nhạt từ vật liệu sẵn có, và tập trao đổi, chia sẻ trong thực hành.
Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm và nhận biết được màu đậm, màu nhạt trên sản phẩm của mình, của bạn và chia sẻ được cảm nhận.
3. Phẩm chất : 
Góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm thông qua một số biểu hiện: có ý thức sưu tầm, chuẩn bị đồ dùng, vật liệu, phù hợp với bài học.
Yêu thích, tôn trọng những sản phẩm thủ công do bạn bè và người khác tạo ra.
Giữ gìn vệ sinh (trang phục, bàn ghế, sách vở, dụng cụ, ) trong và sau khi thực hành.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 
a. Đối với giáo viên
SGK, SGV, Giáo án.
Hình ảnh liên quan đến bài học.
Dụng cụ học tập:
b. Đối với học sinh
SGK.
Giấy, bút, tẩy, màu vẽ, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và kích thích hứng thú học tập cho HS trước khi vào bài học mới.
b. Cách thức thực hiện: 
- GV sử dụng bảng màu/ vòng tròn màu sắc gồm các màu cơ bản và màu thứ cấp hoặc chỉ có ba màu thứ cấp, gợi nhắc HS nêu tên các màu thứ cấp, màu cơ bản và giới thiệu màu đậm, màu đậm vừa, màu nhạt theo cảm nhận của HS.
- GV dẫn dắt HS vào bài: Để phân biệt được độ đậm nhạt của màu sắc, chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay – Bài 2: Sáng tạo với vật liệu có màu đậm, màu nhạt.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Quan sát, nhận biết:
Hoạt động 1: Trò chơi: Tìm màu đậm, màu nhạt
a. Mục tiêu: HS chỉ ra được màu đậm, màu đậm vừa, màu nhạt và vận dụng vào thực hiện trò chơi.
b. Cách thức thực hiện:
- GV tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện trò chơi được giới thiệu trong SGK.
- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm nêu kết quả trò chơi. HS khác nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét các nhóm thực hiện trò chơi và kết quả. Gợi nhắc HS phân biệt 3 mức độ đậm nhạt: đậm, đậm vừa, nhạt trên các thẻ màu.
- GV gợi mở HS quan sát xung quanh và chỉ ra hình ảnh/ đồ vật, trang phục, có xuất hiện ba mức độ đậm nhạt.
Hoạt động 2: Tìm màu đậm, màu nhạt trên một số sản phẩm thủ công
a. Mục tiêu: HS giới thiệu được vật liệu; màu đậm, màu nhạt xuất hiện trên một số sản phẩm thủ công.
b. Cách thức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS quan sát sản phẩm trong SGK và cho biết:
+ Tên gọi của mỗi sản phẩm.
+ Sản phẩm được tạo nên từ vật liệu nào?
+ Màu đậm, màu nhạt trên mỗi sản phẩm.
- GV mời HS trả lời; HS khác nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét trả lời, chia sẻ, bổ sung của HS.
- GV giới thiệu một số thông tin về mỗi sản phẩm:
+ Hình 1: Giỏ/Làn, có dạng hình khối hộp, Chất liệu: bìa giấy (đã qua sử dụng). Trên sản phẩm có màu xanh là màu đậm, màu đỏ là màu đậm vừa, màu trắng là màu nhạt.
+ Hình 2: Khung bằng bìa giấy. Khung có dạng hình chữ nhật. Toàn bộ khung có màu đậm vừa, kết hợp trang trí ở 4 góc bằng màu đậm của sợi len và trang trí ở khung bằng hình elip như cánh hoa/ lá cây cắt từ giấy, lõi giấy vệ sinh có màu nhạt. Sản phẩm có thể được sử dụng làm khung tranh, khung ảnh, treo trên tường, đặt ở góc học tập, 
+ Hình 3: Đồ dùng sử dụng trong bếp, như: lót tay (để cầm, giữ, xoong, nồi, ấm, đang nóng) hoặc dùng để lót một số đồ vật như: cốc nước/bát/chén,... Chất liệu: sợi vải/ vải nỉ (có thể dùng sợi len, sợi đay, ). 
- GV có thể giới thiệu thêm một số sản phẩm đan thủ công được làm từ vật liệu có màu đậm, màu đậm vừa, màu nhạt, như: thảm, khăn, mũ, túi xách, rổ, rá, kết hợp giới thiệu nghề đan (mây, tre, len, sợi nhựa/nilon, ) ở quê hương hoặc nơi khác.
- GV có thể giới thiệu thêm một số khung ảnh làm bằng giấy báo, bìa giấy, cành giấy, ống hút, vỏ sò/ốc, 
- GV tóm tắt nội dung quan sát, nhấn mạnh độ đậm, nhạt của vật liệu: 
+ Vật liệu thường có màu đậm, màu nhạt khác nhau.
+ Có thể sử dụng vật liệu sẵn có để sáng tạo sản phẩm thủ công.
2. Thực hành, sáng tạo
Hoạt động 1: Hướng dẫn cách thực hành
Nhiệm vụ 1: Đan nong mốt
a. Mục tiêu: HS biết được cách đan nong mốt bằng nan giấy có màu đậm, màu nhạt từ vật liệu sẵn có.
b. Cách thức thực hiện:
- GV tổ chức HS quan sát hình, trao đổi, nêu cách thực hành theo cảm nhận của em.
- GV mời 1 – 2 HS nêu cảm nhận, HS khác có thể nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét trả lời, chia sẻ, bổ sung của HS.
- GV trình chiếu các bước đan nong mốt và trực tiếp hướng dẫn HS thực hành:
+ Chuẩn bị: giấy màu có màu đậm, màu đậm vừa, màu nhạt theo ý thích.
+ Bước 1: Cắt một khổ giấy hình chữ nhật, kích thước khoảng 10 cm x 15 cm và gấp đôi lại. Dùng thước, bút chì kẻ đường thẳng (ngang), song song với nếp gấp, tiếp tục kẻ các đường thẳng (dọc) vuông góc với mép giấy và nếp gấp, mỗi nét cách nhau khoảng 1,5 – 2 cm (có thể hẹp hoặc rộng hơn).
+ Bước 2: Tạo các nan trên khổ giấy và nan rời bằng cách dùng kéo cắt theo các đường kẻ vuông góc trên khổ giấy đến sát đường kẻ ngang để tạo các nan giấy. Tiếp đến, cắt các tờ giấy đã chọn thành các nan giấy rời, có chiều rộng nhỏ hơn hoặc bằng các nan giấy đã cắt ở khô giấy, chiều dài tương đương chiều rộng của khổ giấy ở Bước 1.
+ Bước 3: Lần lượt lấy một nan rời, đan vào các nan đã cắt trên khổ giấy cho đến khi kín nan trên khổ giấy, có thể cắt phần thừa ở các nan đan và hoàn thành sản phẩm. GV nên minh họa đan ít nhất ba nan trên khổ giấy và nhấn mạnh thứ tự lên, xuống của mỗi nan và giữa các nan.
Nhiệm vụ 2: Tạo hình khung tranh, ảnh
a. Mục tiêu: HS nắm được cách tạo khung tranh, ảnh bằng vật liệu có màu đậm, màu nhạt.
b. Cách thức thực hiện:
- GV tổ chức HS quan sát hình, trao đổi, nêu cách thực hành theo cảm nhận của em.
- GV mời 1 – 2 HS nêu cảm nhận, HS khác có thể nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét trả lời, chia sẻ, bổ sung của HS.
- GV trình chiếu các bước tạo hình khung tranh, ảnh và trực tiếp hướng dẫn HS thực hành:
+ Chuẩn bị: 
+ Bước 1: Xác định bìa giấy/ giấy màu để tạo khung, cắt 4 khổ giấy, chiều rộng khoảng 3 cm, chiều dài theo ý thích hoặc kích thước có sẵn của bìa giấy.
+ Bước 2: Xếp 4 khổ giấy thành hai cặp: ngang và dọc, dán cố định theo từng cặp ở 4 góc để tạo khung. Chuẩn bị một tờ giấy tương ứng với kích thước khung và cắt thêm một số hình để trang trí. 
+ Bước 3: Dán tờ giấy vừa chuẩn bị vào phía sau khung làm nền lót cho khung. Dán các hình vừa cắt để trang trí cho khung. Dùng sợi dây, buộc hai góc khung để có thể treo trên tường hoặc tạo đế cho khung nếu đặt trên bàn.
- GV lưu ý: Nên dùng bìa giấy hoặc bìa carton để tạo sự chắc chắn cho khung.
- GV khuyến khích HS có thể tạo khung với nhiều hình dạng khác nhau: hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình elip, bằng nhiều vật liệu như: que kem, ống hút, cành cây, giấy báo cuộn/gấp, 
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục Một số sản phẩm tham khảo:
Hoạt động 2: Thực hành, sáng tạo sản phẩm
a. Mục tiêu: HS tạo được sản phẩm bằng cách đan nong mốt hoặc cắt, dán, tạo khung tranh, ảnh) và tập trao đổi, chia sẻ trong thực hành.
b. Cách thức thực hiện:
- GV chia lớp thành hai nhóm:
+ Nhóm 1: Đan nong mốt.
+ Nhóm 2: Tạo hình khung tranh, ảnh.
- GV bố trí chỗ ngồi và giao nhiệm vụ:
+ Xác định cách thực hành (đan nong mốt hoặc làm khung tranh ảnh) để tạo sản phẩm theo ý thích.
+ Trao đổi, chia sẻ với bạn về ý tưởng thực hành của mình, tìm hiểu ý tưởng thực hành của bạn như lựa chọn màu sắc, vật liệu, cách thực hành, sử dụng sản phẩm vào đời sống, 
- GV lưu ý với HS: Chọn vật liệu có độ đậm, nhạt khác nhau để thực hành; sử dụng kéo, vật liệu, dụng cụ, an toàn và giữ vệ sinh.
- GV quan sát HS thực hành, trao đổi để hướng dẫn, giải thích, hỗ trợ HS (nếu cần).
Hoạt động 3: Cảm nhận, chia sẻ
a. Mục tiêu: HS trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
b. Cách thức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm phù hợp với lớp học.
- GV nên sử dụng một số gợi ý trong SGK và kết hợp sản phẩm của HS để gợi mở nội dung HS giới thiệu, trao đổi, nhận xét, chia sẻ cảm nhận.
- GV nhận xét chia sẻ và kết quả thực hành của HS, khích lệ, động viên, cá nhân/ nhóm HS.
- GV có thể gợi mở HS: Có nhiều nghề thủ công như: nghề đan (mây, tre), nghề dệt (sợi len, sợi đay, ), nghề gốm (đồ chơi, đồ gia dụng, đồ trang trí, ). Mỗi nghề đều sử dụng những nguồn vật liệu khác nhau, trong đó phổ biến là vật liệu như: mây, tre, đất sét, cành cây, lá/ thân cây, Sản phẩm được tạo ra từ các nghề thủ công có nhiều ứng dụng trong đời sống. Do vậy, tìm hiểu và tham gia nghề thủ công là góp phần phát triển nghề truyền thống của quê hương, đất nước.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học.
b. Cách thức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS: HS thực hành đan nong mốt hoặc tạo khung tranh, ảnh theo ý thích
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm cá nhân, chia sẻ cảm nhận, nhận xét câu trả lời của HS.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS biết được có nhiều cách sử dụng sản phẩm vào đời sống và cách đan khác.
b. Cách thức thực hiện: 
- GV tổ chức HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi: 
+ Em sẽ sử dụng sản phẩm như thế nào?
+ Em có thể tạo thêm sản phẩm nào khác?
- GV hướng dẫn HS quan sát, gợi mở cho HS nhận ra cách đan khác và giới thiệu một số cách sử dụng sản phẩm vào đời sống, liên hệ với sản phẩm vừa tạo được.
- GV có thể hướng dẫn HS đan nong đôi nếu còn thời gian tiết học.
- GV nhận xét, tổng kết bài học: 
+ Có thể tạo màu đậm, màu nhạt ở sản phẩm bằng vật liệu sẵn có.
+ Đan nan thủ công để sáng tạo sản phẩm là góp phần giữ gìn và phát triển nghề thủ công truyền thống.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS tích cực tham gia trò chơi.
- HS thực hiện.
- HS khác nhận xét và bổ sung.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS thực hiện.
- HS trả lời:
+ Hình 1:
Ÿ Tên gọi: túi xách/giỏ.
Ÿ Chất liệu: giấy bìa.
Ÿ Màu đậm: màu xanh da trời.
Ÿ Màu đậm vừa: màu đỏ.
Ÿ Màu nhạt: màu trắng.
+ Hình 2:
Ÿ Tên gọi: khung ảnh
Ÿ Chất liệu: giấy bìa cứng.
Ÿ Màu đậm: màu đen ở 4 góc.
Ÿ Màu đậm vừa: màu nâu vàng.
+ Hình 3:
Ÿ Tên gọi: lót nồi.
Ÿ Chất liệu: sợi vải/ vải nỉ.
Ÿ Màu đậm: màu xanh dương.
Ÿ Màu nhạt: màu vàng.
- HS lắng nghe và bổ sung.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS quan sát và nêu cách thực hành.
- HS khác lắng nghe và bổ sung.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS lắng nghe và lưu ý.
- HS quan sát và nêu cách thực hành.
- HS khác lắng nghe và bổ sung.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS lắng nghe và lưu ý.
- HS thực hiện.
- HS quan sát và tham khảo.
- HS thực hành.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe và lưu ý.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS trưng bày và giới thiệu về sản phẩm.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS trưng bày sản phẩm.
- HS trả lời:
+ Em sử dụng sản phẩm để trang trí góc học tập hoặc tặng người thân.
+ Em có thể tạo thêm nhiều sản phẩm như lót nồi, tay cần cốc nước nóng, khung ảnh, 
- HS lắng nghe và vận dụng.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
IV. CỦNG CỐ
GV nhắc lại kiến thức vừa học hoặc gọi HS nhắc lại. 
GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
V. DẶN DÒ
GV nhắc nhở HS:
Ôn lại nội dung Bài 2. 
Chuẩn bị đồ dùng, vật liệu cho Bài 3: Sự thú vị của hình ảnh nổi bật
Đọc và chuẩn bị trước Bài 3: Sự thú vị của hình ảnh nổi bật
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
CHỦ ĐỀ 2: HÌNH ẢNH NỔI BẬT
BÀI 3: SỰ THÚ VỊ CỦA HÌNH ẢNH NỔI BẬT
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận biết được hình ảnh nổi bật trong sản phẩm, tác phẩm mũ thuật.
- Bước đầu tạo được hình ảnh nổi bật trên sản phẩm và chia sẻ cảm nhận.
2. Năng lực
Năng lực chung: 
Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS một số năng lực chung và năng lực ngôn ngữ, tính toán, thông qua: trao đổi, chia sẻ; xác định độ dài, rộng của nan giấy, khổ giấy dùng để làm nan đan, khung tranh để tạo sản phẩm có màu đậm, màu nhạt, 
Năng lực mĩ thuật:
Nêu được hình ảnh nổi bật trong các SPMT, TPMT.
Tạo được sản phẩm có hình ảnh nổi bật và tập trao đổi, chia sẻ trong thực hành.
Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm và nhận biết được hình ảnh nổi bật trên sản phẩm của mình, của bạn và chia sẻ được cảm nhận.
3. Phẩm chất : 
Góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm thông qua một số biểu hiện: có ý thức sưu tầm, chuẩn bị đồ dùng, vật liệu, phù hợp với bài học.
Yêu thích, tôn trọng những sản phẩm thủ công do bạn bè và người khác tạo ra.
Giữ gìn vệ sinh (trang phục, bàn ghế, sách vở, dụng cụ, ) trong và sau khi thực hành.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 
a. Đối với giáo viên
SGK, SGV, Giáo án.
Hình ảnh liên quan đến bài học.
Dụng cụ học tập:
b. Đối với học sinh
SGK.
Giấy, bút, tẩy, màu vẽ, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và kích thích hứng thú học tập cho HS trước khi vào bài học mới.
b. Cách thức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS: Kể tên các hình ảnh nổi bật, thú vị mà em nhìn thấy ở các bức tranh quan sát được.
- GV mời HS đứng lên trả lời. 
- GV dẫn dắt HS vào bài: Để nhận biết sự thú vị của các hình ảnh trong các TPMT, chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay – Bài 3: Sự thú vị của hình ảnh nổi bật.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Quan sát, nhận biết
Hoạt động 1: Tìm hình ảnh khác biệt
a. Mục tiêu: HS chỉ ra được những hình ảnh khác biệt trong các bức tranh
b. Cách thức thực hiện:
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và tìm ra sự khác biệt trong các bức tranh dưới đây:
- GV mời đại diện một số HS đứng lên trả lời.
- Gv nhận xét và chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2: Tìm hình ảnh nổi bật
a. Mục tiêu: HS chỉ ra được những hình ảnh nổi bật trong các bức tranh
b. Cách thức thực hiện:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận theo cặp: Hãy tìm hình ảnh nổi bật trong TPMT: Giặc đốt làng tôi của hoạ sĩ Nguyễn Sáng.
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời.
2. Thực hành, sáng tạo
Hoạt động 1: Hướng dẫn cách thực hành
Nhiệm vụ 1: Tạo hình ảnh nổi bật bằng cách vẽ, cắt, dán
a. Mục tiêu: HS nắm được cách tạo hình nổi bật bằng cách vẽ, cắt, dán
b. Cách thức thực hiện:
- GV cho HS làm việc theo nhóm nhỏ để quan sát, trao đổi, nêu cách thực hành tạo hình ảnh nổi bật bằng cách vẽ, cắt, dán.
- GV mời 1 – 2 HS nêu cảm nhận, HS khác có thể nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét trả lời, chia sẻ, bổ sung của HS về cách tạo hình ảnh nổi bật bằng cách vẽ, cắt, dán.
Nhiệm vụ 2: Tạo hình ảnh nổi bật bằng cách vẽ màu
a. Mục tiêu: HS nắm được cách tạo hình ảnh nổi bật bằng cách vẽ màu
b. Cách thức thực hiện:
- GV cho HS làm việc theo nhóm nhỏ để quan sát, trao đổi, nêu cách thực hành tạo hình ảnh nổi bật bằng cách vẽ màu.
- GV mời 1 – 2 HS nêu cảm nhận, HS khác có thể nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét trả lời, chia sẻ, bổ sung của HS về cách tạo hình ảnh nổi bật bằng cách vẽ màu:
+ Bước 1: Vẽ phác hoạ hình ảnh
+ Bước 2: Vẽ màu cho hình ảnh muốn tạo.
+ Bước 3: Hoàn thiện sản phẩm
Hoạt động 2: Thực hành, sáng tạo sản phẩm
a. Mục tiêu: HS tạo được sản phẩm có hình ảnh nổi bật.
b. Cách thức thực hiện:
- GV yêu cầu HS ngồi theo nhóm và giao nhiệm vụ: 
+ em hãy tham khảo những cách thực hành ở trên và sáng tạo sản phẩm có hình ảnh nổi bật.
+ Tìm hiểu ý tưởng thực hành của bạn và chia sẻ ý tưởng của mình với bạn. Quan sát thực hành, có thể học hỏi, tham khảo từ bạn.
- GV gợi ý cho HS các hình ảnh nột bật và cách tạo hình ảnh để hoàn thiện sản phẩm.
- GV quan sát HS thực hành, trao đổi để hướng dẫn, giải thích, gợi mở, hỗ trợ HS.
- GV cho HS quan sát một số tác phẩm tham khảo:
Hoạt động 3: Cảm nhận, chia sẻ
a. Mục tiêu: HS trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
b. Cách thức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm phù hợp với lớp học.
- GV yêu cầu HS nhận xét: hình ảnh, màu sắc nào nổi bật nhất trong sản phẩm của em, của bạn?
- GV nhận xét chia sẻ và kết quả thực hành của HS, khích lệ, động viên HS.
- GV mở rộng: GV giới thiệu cách thực hành, chia sẻ mong muốn bổ sung thêm hoặc thay đổi hình ảnh, chi tiết , ở sản phẩm. Chia sẻ ý tưởng sử dụng sản phẩm vào đời sống hoặc tặng người thân.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học.
b. Cách thức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS: Dựa vào kiến thức đã học, hãy sáng tạo hình ảnh nổi bật trong sản phẩm mĩ thuật của mình để tặng người thân vào dịp kỉ niệm?
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm cá nhân, chia sẻ cảm nhận, nhận xét câu trả lời của HS.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS biết được nhiều cách tạo hình ảnh nổi bật.
b. Cách thức thực hiện: 
- GV tổ chức HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi: Em có thể sáng tạo thêm sản phẩm bằng cách nào khác?
- GV mời đại diện 1-2 HS chia sẻ các cách khác để tạo sản phẩm có hình ảnh nổi bật.
- GV nhận xét, tổng kết bài học: Có thể sử dụng chấm, nét hoặc hình, màu theo ý thích để tạo hình ảnh nổi bật làm trọng tâm ở sản phẩm mĩ thuật.
- HS dựa vào quan sát và hiểu biết để kể tên.
-

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_lop_3_sach_canh_dieu_chu_de_1_2.docx