Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 - Tuần 8, Bài 4: Đồ vật trong gia đình (2 tiết)

Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 - Tuần 8, Bài 4: Đồ vật trong gia đình (2 tiết)

CHỦ ĐỀ

BÀI 4: ĐỒ VẬT TRONG GIA ĐÌNH (2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực:

 - Giúp học sinh đạt được một số yêu cầu cần đạt về năng lực mĩ thuật:

 + Nhận biết, nêu được đặc điểm, hình ảnh nổi bật trên một số đồ vật trong gia đình và cách tạo sản phẩm đồ vật theo ý thích.

 + Sáng tạo được sản phẩm đồ vật thân quen trong gia đình, bước đầu sử dụng được hình ảnh, chi tiết trọng tâm, để trang trí cho sản phẩm và tập trao đổi, chia sẻ trong thực hành.

 + Trưng bày, giới thiệu được đặc điểm, hình ảnh nổi bật ở sản phẩm và công dụng trong đời sống. Chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

- Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS một số NL chung và NL ngôn ngữ, tính toán như: Kết hợp được một số kĩ năng như gấp, cắt, dán, vẽ để tạo sản phẩm; Trao đổi, chia sẻ cùng bạn;biết xác định kích thước giữa hình ảnh nổi bật với toàn bộ sản phẩm và vị trí của hình ảnh đó trên sản phẩm

2. Phẩm chất:

 Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS đức tính chăm chỉ, sự khéo léo, lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm thông qua một số biểu hiện, như: Chuẩn bị đồ dùng, vật liệu ; khéo léo thực hiện một số kĩ năng trong thực hành tạo sản phẩm thủ công; tôn trọng sự lựa chọn đồ dùng để tạo hình và cách tạo hình ảnh, chi tiết trọng tâm trên sản phẩm của bạn; có ý thức giữ gìn, bảo quản và làm sạch, đẹp đồ vật dùng trong gia đình và ở trường, lớp

 

doc 6 trang Đăng Hưng 23/06/2023 2880
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 - Tuần 8, Bài 4: Đồ vật trong gia đình (2 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thời gian xây dựng kế hoạch: 
Thời gian thực hiện: 
TUẦN:08
CHỦ ĐỀ 
BÀI 4: ĐỒ VẬT TRONG GIA ĐÌNH (2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực: 
	- Giúp học sinh đạt được một số yêu cầu cần đạt về năng lực mĩ thuật: 
	+ Nhận biết, nêu được đặc điểm, hình ảnh nổi bật trên một số đồ vật trong gia đình và cách tạo sản phẩm đồ vật theo ý thích. 
	+ Sáng tạo được sản phẩm đồ vật thân quen trong gia đình, bước đầu sử dụng được hình ảnh, chi tiết trọng tâm, để trang trí cho sản phẩm và tập trao đổi, chia sẻ trong thực hành.
	+ Trưng bày, giới thiệu được đặc điểm, hình ảnh nổi bật ở sản phẩm và công dụng trong đời sống. Chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. 
- Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS một số NL chung và NL ngôn ngữ, tính toán như: Kết hợp được một số kĩ năng như gấp, cắt, dán, vẽ để tạo sản phẩm; Trao đổi, chia sẻ cùng bạn;biết xác định kích thước giữa hình ảnh nổi bật với toàn bộ sản phẩm và vị trí của hình ảnh đó trên sản phẩm 
2. Phẩm chất:
 	Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS đức tính chăm chỉ, sự khéo léo, lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm thông qua một số biểu hiện, như: Chuẩn bị đồ dùng, vật liệu ; khéo léo thực hiện một số kĩ năng trong thực hành tạo sản phẩm thủ công; tôn trọng sự lựa chọn đồ dùng để tạo hình và cách tạo hình ảnh, chi tiết trọng tâm trên sản phẩm của bạn; có ý thức giữ gìn, bảo quản và làm sạch, đẹp đồ vật dùng trong gia đình và ở trường, lớp 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: SGK; hình ảnh trực quan minh hoạ cho nội dung bài học. Máy tính, ti vi.
2. Học sinh: SGK, vở thực hành, màu, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1
* Ổn định lớp (khoảng 01 phút)
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 Mở đầu: Khởi động, kết nối (khoảng 02 phút)
- Tổ chức HS nghe và vận động theo giai điệu bài hát: Đồ vật bé yêu của Hoàng Công Dụng.
+ Kể tên các đồ vật được nhắc trong lời bài hát?
+ Mỗi đồ vật đó có đặc điểm hình dáng gì nổi bật và có công dụng như thế nào? 
- Giáo viên nhận xét, dẫn dắt vào bài học.
- Nghe và vận động theo giai điệu bài hát.
+ Quạt điện, máy giặt, ti vi, tủ lạnh.
+ Cái quạt có dạng hình tròn ở lồng quạt, thân quạt dạng hình trụ, máy giặt, tủ lạnh có dạng hình hộp chữ nhật, ti vi có dạng hình chữ nhật,...
- Lắng nghe
- Quan sát, trao đổi 
- Trả lời câu hỏi theo cảm nhận. 
- Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. 
- Lắng nghe
- Quan sát
- Giới thiệu cách các bước thực hành theo cảm nhận. 
- Nhận xét trả lời của bạn và bổ sung 
- Quan sát, lắng nghe Gv hướng dẫn thực hành.
- Quan sát, lắng nghe
- Thực hành
- Quan sát, trao đổi, chia sẻ 
- Trưng bày, quan sát sản phẩm
- Trao đổi, chia sẻ cảm nhận
- Lắng nghe bạn, thầy cô
- Chia sẻ ý tưởng
- Lắng nghe thầy cô hướng dẫn học tiết 2 của bài học
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (khoảng 11 phút)
2.1. Quan sát, nhận biết.
- Tổ chức HS quan sát hình 1, 2,3 và đặt câu hỏi hướng dẫn để học sinh trao đổi và trả lời.
+ Kể tên các đồ vật gia đình có trong hình ảnh?
+ Hình dáng, màu sắc của các đồ vật đó có giống nhau hay không?
+ Hình ảnh nào được trang trí trên các đồ vật?
+ Trong mỗi đồ vật em thấy hình ảnh nào nổi bật nhất?
+ Hãy giới thiệu với bạn bè về đồ vật trong gia đình mình mà em thích?
- Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
* GV nhận xét, đánh giá, giới thiệu rõ hơn đặc điểm hình dáng và hình ảnh nổi bật (hình, màu, 
vị trí ) ở mỗi sản phẩm. Trang trí các hình ảnh nổi bật có thể làm cho đồ vật đẹp hơn.
2.2. Hướng dẫn cách thực hành:
* Hướng dẫn HS cách tạo hình đèn lồng và trang trí (tr.18, sgk).
- Yêu cầu Hs quan sát hình minh họa các tạo đèn lồng tr.18, sgk. 
+ Con hãy nêu cách thực hành theo cảm nhận?
- GV yêu cầu HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá. Hướng dẫn Hs thực hành theo các bước:
+ Bước 1: Chuẩn bị vật liệu.
+ Bước 2: Gấp đôi tờ giấy, cắt theo chiều dọc thành nhiều nan nhỏ, chú ý để lại khoảng 1,5- 2cm phía trên. Dùng màu vẽ hoặc cắt, xé dán tạo hình ảnh trang trí theo ý thích.
+ Bước 3: Dán hình ảnh dùng để trang gtrí vào khoảng giữa tờ giấy.
+ Bước 4: Dán tờ giấy đã cắt ở bước 2 lên trên tờ giấy đã dán hình ảnh để trang trí.
+ Bước 5: Cuộn tròn lại theo chiều dọc, dán hai mép giấy để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh.
- Giới thiệu một số sản phẩm thủ công là đèn lồng và đồ vật khác có trang trí hình ảnh nổi bật. Gợi mở HS nhận ra hình ảnh nổi bật có thể là con vật, bông hoa, và được nổi bật bằng cách dùng màu đậm, màu nhạt, màu thứ cấp, màu tươi sáng.
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành (khoảng 18 phút)
3.1. Thực hành sáng tạo.
- Bố trí HS ngồi theo nhóm, giao nhiệm vụ cá nhân:
+ Sử dụng giấy màu hoặc bìa giấy để tạo hình đèn lồng (hoặc đồ vật khác) có trang trí hình ảnh nổi bật theo ý thích (con vật, hoa, quả, lá ). 
+ Trao đổi (hỏi/chia sẻ) với bạn và quan sát, tìm hiểu, học hỏi cách thực hành của bạn 
 - Quan sát, hướng dẫn HS thực hành.
3.2. Cảm nhận, chia sẻ.
- Hướng dẫn HS trưng bày, quan sát sản phẩm
- Gợi mở nội dung HS trao đổi, chia sẻ
+ Con sáng tạo được hình đồ vật nào trong gia đình?
+ Con dùng hình ảnh nào để trang trí sản phẩm của mình?
- Tóm tắt trao đổi, chia sẻ của HS, nhận xét kết quả học tập, thực hành; liên hệ bồi dưỡng phẩm chất.
Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 2 phút)
- Gợi mở HS chia sẻ ý tưởng sử dụng đèn lồng vào cuộc sống
* Tổng kết tiết học (khoảng 1 phút)
- Củng cố nội dung chính của tiết học: 
- Nhận xét, đánh giá chung:
- Hướng dẫn chuẩn bị tiết 2 của bài học: Tạo hình cốc nước và trang trí. Nhắc HS: bảo quản sản phẩm và mang đến lớp vào tiết học tuần sau. 
TIẾT 2
* Ổn định lớp (khoảng 1 phút)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: Gợi mở học sinh chia sẻ sự chuẩn bị đồ dùng học tập. (nhận xét ý thức chuẩn bị)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 Mở đầu: Khởi động, kết nối (khoảng 1 phút)
- Gợi mở HS giới thiệu nội dung tiết 1 của bài học.
- Kiểm tra các sản phẩm từ tiết 1 của HS.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (khoảng 7 phút)
2.1. Quan sát, nhận biết:
- Cho HS hình minh họa Tạo hình chiếc cốc và trang trí (tr.18, sgk)
- Tổ chức HS quan sát, trao đổi, giới thiệu:
+ Để tạo hình chiếc cốc ta cần chuẩn bị những vật liệu gì?
+ Hình ảnh nào được trang trí trên chiếc cốc?
+ Nêu cách tạo hình chiếc cốc và trang trí? 
- Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
* Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt nội dung hoạt động.
2.2. Hướng dẫn cách thực hành 
- GV hướng dẫn Hs thực hành Tạo hình chiếc cốc và trang trí theo các bước:
+ Bước 1: Chuẩn bị vật liệu.
+ Bước 2: cắt giấy hình chữ nhật lớn tạo thân cốc, hình chữ nhật dài và nhỏ tạo quai cốc, đáy cốc cắt hình tròn.
+ Bước 3: Cắt các hình trang trí như hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật,... để trang trí.
+ Bước 4: Dán các hình vừa cắt lên tờ giấy định làm thân cốc.
+ Bước 5: Cuộn tròn sau đó cố định thân cốc, đáy cốc, quai cốc để hoàn thiện sản phẩm.
- Giới thiệu một số sản phẩm thủ công là chiếc cốc và gợi mở HS nhận ra: Cấu trúc, hình dạng, màu sắc, hình ảnh nổi bật 
 Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành (khoảng 20 phút) 
3.1. Thực hành sáng tạo.
- Bố trí HS ngồi theo nhóm, giao nhiệm vụ cá nhân:
+ Sử dụng giấy màu/bìa giấy để tạo hình chiếc cốc có hình dạng, màu sắc và trang trí hình ảnh nổi bật theo ý thích. 
+ Trao đổi (hỏi/chia sẻ) với bạn và quan sát, tìm hiểu, học hỏi cách thực hành của bạn.
- Nhắc HS tham khảo sản phẩm tr.19, sgk và gợi mở HS có thể tạo hình đồ vật theo ý thích (quật, mũ, đồ chơi ) và trang trí hình ảnh nổi bật
- Quan sát HS thực hiện nhiệm vụ.
3.2. Cảm nhận, chia sẻ.
- Hướng dẫn HS trưng bày, quan sát sản phẩm và kết hợp sản phẩm tiết 1 để tạo sản phẩm nhóm. 
- Gợi mở nội dung HS trao đổi, chia sẻ; liên hệ sử dụng sản phẩm vào đời sống.
+ Con sáng tạo được hình đồ vật nào trong gia đình?
+ Con dùng hình ảnh nào để trang trí sản phẩm của mình?
+ Sản phẩm đó được sử dụng như thế nào trong cộc sống?
- Tóm tắt trao đổi, chia sẻ của HS, nhận xét kết quả học tập, thực hành; liên hệ bồi dưỡng phẩm chất.
Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 3 phút) 
- Hướng dẫn HS quan sát một số sản phẩm và gợi mở HS nhận ra: cách tạo hình sản phẩm là đồ dùng khác như: quát, túi xách và liên hệ sử dụng sản phẩm vào đời sống.
* Tổng kết bài học (khoảng 3 phút)
- Tóm tắt nội dung chính của bài học.
- Nhận xét, đánh giá chung. 
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài 3
- HS lắng nghe, cảm nhận.
- HS trưng bày các sản phẩm của cá nhân trên bàn nhóm (đã phân công) trưng bày các chất liệu, dụng cụ học tập đã chuẩn bị.
- Quan sát, trao đổi 
- Trả lời câu hỏi theo cảm nhận. 
- Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. 
- Lắng nghe
- Quan sát, lắng nghe Gv hướng dẫn thực hành.
- Quan sát, lắng nghe
- Thực hành
- Quan sát, trao đổi, chia sẻ với bạn
- Trưng bày, quan sát
- Quan sát, trao đổi, chia sẻ theo cảm nhận
- Lắng nghe
- Chia sẻ ý tưởng, mong muốn thực hành.
- Lắng nghe, thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
* Tiết 1:...................................................................................................................
.................................................................................................................................
* Tiết 2:..................................................................................................................
.................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_3_tuan_8_bai_4_do_vat_trong_gia_dinh_2.doc