Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Ôn về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào?

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Ôn về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào?

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Tìm được các từ chỉ đặc điểm trong các câu thơ BT1.

- Xác định được các sự vật so sánh với nhau về những đặc điểm nào BT2.

- Tiếp tục ôn kiểu câu: Ai thế nào? Tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai (cái gi, con gì) – thế nào?

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng nhận biết, dùng từ đặt câu với kiểu câu Ai thế nào?

3. Thái độ: Yêu thích từ ngữ Tiếng Việt, yêu thích môn học.

4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:

- GV: BGĐT

- HS: SGK.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp.

 

docx 2 trang ducthuan 06/08/2022 2280
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Ôn về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào?", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN VỀ TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM – ÔN TẬP CÂU: AI THẾ NÀO?
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Tìm được các từ chỉ đặc điểm trong các câu thơ BT1.
- Xác định được các sự vật so sánh với nhau về những đặc điểm nào BT2.
- Tiếp tục ôn kiểu câu: Ai thế nào? Tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai (cái gi, con gì) – thế nào?
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng nhận biết, dùng từ đặt câu với kiểu câu Ai thế nào? 
3. Thái độ: Yêu thích từ ngữ Tiếng Việt, yêu thích môn học.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- GV: BGĐT
- HS: SGK.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. HĐ khởi động (5 phút):
- Xem video bài hát
- Kết nối kiến thức
- Giới thiệu bài mới 
- yêu cầu HS đọc đề bài
- HS lắng nghe
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
 2. HĐ thực hành (28 phút):
*Mục tiêu : Tìm được các từ chỉ đặc điểm trong các câu thơ. Xác định được các sự vật so sánh với nhau về những đặc điểm nào. Tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai (cái gi, con gì) – thế nào?
*Cách tiến hành: 
Bài tập 1 (miệng):
- Yêu cầu: Tìm từ chỉ đặc điểm trong các câu thơ.
- Gợi ý: 
+Tre và lúa ở dòng 2 có đặc điểm gì?
+ Sông máng có đặc điểm gì?
+ Các từ nào chỉ đặc điểm của trời mây và mùa thu?
Lưu ý: xanh ngắt (chỉ màu sắc của bầu trời mùa thu)
Bài tập 2 (Phiếu học tập)
- Gợi ý:
+ Tác giả so sánh sự vật nào với nhau?
+ So sánh về đặc điểm gì?
Bài tập 3: Tìm bộ phận của câu trả lời câu hỏi Ai (cái gì,con gì) - Thế nào?
- Yêu cầu Hs tự làm vào phần mềm classkick
- Đánh giá, nhận xét bài của Hs. 
- Gọi HS làm bài tốt chia sẻ kết quả trước lớp.
*GV củng cố về kiểu câu: “Ai thế nào?”, tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi “Ai (cái gi, con gì) – thế nào?”
* Làm việc cá nhân - Chia sẻ trước lớp
- HS tự tìm hiểu bài.
- HS tự làm bài cá nhân.
- Chia sẻ cặp đôi.
- Chia sẻ kết quả trước lớp:
+ Tre xanh, lúa xanh.
+ Xanh mát
+ Bát ngát, xanh ngắt
*Làm việc nhóm - Chia sẻ trước lớp
- HS tự tìm hiểu yêu cầu.
- Thảo luận nhóm
- Chia sẻ trước lớp:
a) Tiếng suối = tiếng hát (trong)
b) Ông = hạt gạo (hiền )
 Bà = suối trong (hiền)
c) Giọt cam Xã Đoài = Mật ong (vàng) 
* Cá nhân – Cả lớp
- HS tự làm bài cá nhân.
- Chia sẻ kết quả trước lớp:
a, Anh Kim Đồng => Nhanh trí,...
b, Những hạt sương sớm => long lanh...
c, Chợ hoa => đông nghịt người
3. HĐ ứng dụng (3 phút): 
- Cho HS nghe bài Màu áo chú bộ đội và yêu cầu tìm các từ chỉ đặc điểm.
- Tìm thêm các từ chỉ đặc điểm của chú bộ đội trong bài hát Màu áo chú bộ đội
 4. HĐ sáng tạo:
- Tìm các sự vật có đặc điểm giống nhau, đặt câu có hình ảnh so sánh.
IV. ĐIỀU CHỈNH TIẾT DẠY (NẾU CÓ)

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_3_on_ve_tu_chi_dac_diem_on_tap_c.docx