Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 23: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào?

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 23: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào?

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 - Tiếp tục ôn tập về phép nhân hóa. Tìm được những vật được nhân hóa, cách nhân hóa trong bài thơ ngắn (BT1).

- Biết cách trả lời câu hỏi Như thế nào ?

- Đặt được câu hỏi cho bộ phận câu trả lời câu hỏi đó.

- HS yêu thích học tiếng việt.

II / ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Máy tính, zalo; phần mềm zoom.

2. Học sinh: Điện thoại, máy tính, zalo, phần mềm zoom.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

 

docx 6 trang ducthuan 06/08/2022 1680
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 23: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào?", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
NHÂN HÓA - ÔN TẬP CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI
NHƯ THẾ NÀO?
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Tiếp tục ôn tập về phép nhân hóa. Tìm được những vật được nhân hóa, cách nhân hóa trong bài thơ ngắn (BT1).
- Biết cách trả lời câu hỏi Như thế nào ?
- Đặt được câu hỏi cho bộ phận câu trả lời câu hỏi đó. 
- HS yêu thích học tiếng việt.
II / ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Máy tính, zalo; phần mềm zoom.
2. Học sinh: Điện thoại, máy tính, zalo, phần mềm zoom.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Thời gian
Nội dung,
 mục tiêu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3'
1. Khởi động
- HS hát và vận động theo bài hát: Chú ếch con
- Trong bài hát có những sự vật nào được nhân hóa?
- Các sự vật được nhân hóa bằng cách nào?
- Nhân hóa làm cho hình ảnh của các con vật hiện lên như thế nào?
- Vậy các bạn cho cô biết, có mấy cách nhân hóa?
- Ngoài hai cách nhân hóa trên chúng ta còn có cách nhân hóa nào?
- HS thực hiện y/c.
- con ếch, cá rô ron, cá trê non, chim ri, cá rô phi
- gọi là cô, chú và được miêu tả bằng những hoạt động giống như con người như: học bài, tung tăng, hát, cười khì,...
- sinh động, gần gũi, đáng yêu hơn.
1'
2. Bài mới
a)Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài: Qua phần khởi động cô thấy các em đã nắm được kiến thức về nhân hóa và đã biết trả lời câu hỏi Như thế nào? của cô. Bài học ngày hôm nay cô và các em sẽ cùng tiếp tục ôn tập về 2 nội dung kiến thức trên thông qua bài: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào?
- Lắng nghe
29'
2'
b) Dạy bài mới 
Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài 1. Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
*Bài 2. Dựa vào bài thơ trên, trả lời câu hỏi:
(Chia phòng theo nhóm)
*Bài 3. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm:
* Trò chơi: Ai nhanh hơn
3. Củng cố, dặn dò:
-Trình chiếu bài học.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1, 1 HS đọc lại bài thơ.
- GV giới thiệu: Đây là bài thơ “Đồng hồ báo thức” của tác giả Hoài Khánh, được viết theo thể thơ 5 chữ. Mỗi khổ thơ có 4 câu, mỗi câu thơ gồm có 5 chữ.
- Bài thơ này nhắc đến sự vật nào?
- Các em ạ, đồng hồ chính là một trong những phát minh cổ nhất của con người, nó là một dụng cụ thường dùng để đo khoảng thời gian dưới một ngày. Xã hội phát triển, chiếc đồng hồ cũng được cải tiến rất nhiều về kích thước cũng như hình dạng. Ngày nay, ngoài đồng hồ treo tường chúng ta còn có đồng hồ đeo tay, đồng hồ báo thức,... Trên đây là hình ảnh về chiếc đồng hồ báo thức minh họa cho bài thơ ngày hôm nay mà cô và các em sẽ tìm hiểu.
- GV trình chiếu chiếc đồng hồ lên màn hình, yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi:
+ Trong bài thơ trên tác giả đã nhắc đến những bộ phận nào của chiếc đồng hồ? 
- GV: Trong bài thơ trên có các sự vật là kim giờ, kim phút, kim giây và cả ba kim đấy các em ạ.
+ Khi miêu tả các sự vật này, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào mà các em đã được học?
+ Biện pháp nhân hóa được sử dụng như thế nào? Các em hãy giúp cô tìm và gạch chân dưới những từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hóa có trong bài thơ vào trong SGK nhé!
- Những sự vật nào được nhân hóa trong bài thơ?
- Kim giờ được nhân hóa bằng cách nào?
- Kim phút được nhân hóa bằng cách nào?
- Kim giây được nhân hóa bằng cách nào?
- Cả ba kim được nhân hóa bằng cách nào?
- GV hỏi: Trong bài thơ trên, tác giả đã sử dụng những cách nhân hóa nào?
- Cách dùng từ bác, anh, bé để tả kim giờ, kim phút, kim giây chính là cách nhân hóa gọi sự vật bằng từ gọi người.
- Cách dùng từ thận trọng, lầm lì, tinh nghịch,... để tả đặc điểm, hoạt động của kim giờ, kim phút, kim giây chính là cách nhân hóa tả sự vật bằng từ tả đặc điểm, hoạt động của người.
- GV trình chiếu kết quả lên màn hình.
Những sự vật được nhân hóa
Cách nhân hoá
Gọi sự vật bằng
Tả sự vật bằng các từ ngữ
Kim giờ
bác
thận trọng, nhích từng li, từng li
Kim phút
anh
lầm lì, đi từng bước, từng bước
Kim giây
bé
tinh nghịch, chạy vút lên trước hàng
Cả 3 kim
cùng tới đích, rung 1 hồi chuông vang
- GV hỏi: 
+ Theo em, vì sao khi tả kim giờ tác giả lại dùng từ bác, thận trọng, nhích từng li, từng li?
+ Vậy vì sao lại gọi kim phút là anh và tả là đi từng bước, từng bước?
+ Em hiểu thế nào về cách tả kim giây?
+ Em thích hình ảnh nào? Vì sao?
- Liên hệ: 
+ Nhà các em có sử dụng đồng hồ hay không?
+ Chiếc đồng hồ đã giúp em những gì?
- Đồng hồ có nhiều lợi ích như thế nên các em hãy chú ý giữ gìn chiếc đồng hồ của mình thật cẩn thận nhé!
*Vận dụng: Các em đã thấy bằng cách sử dụng biện pháp nhân hóa, các sự vật trong bài thơ được hiện lên một cách sinh động, hấp dẫn và gần gũi hơn đúng không nào. Vậy thì bây giờ các em hãy vận dụng vào đặt một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa về các sự vật ở xung quanh mình nhé!
- Em đặt câu như thế nào?
- Trong câu hỏi của cô đã sử dụng cụm từ nào để hỏi mà chúng ta đã học?
- GV giới thiệu: Đây cũng chính là nội dung thứ hai mà chúng ta sẽ cùng ôn tập lại, đó là: cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào?
- GV: Để tìm hiểu kĩ hơn về hoạt động của ba chiếc kim này, chúng ta sẽ cùng nhau chuyển sang BT2.
- Gọi HS đọc nội dung BT2.
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân, sau đó chia phòng theo nhóm 3 để HS hỏi và trả lời.
- Mời 2 nhóm lần lượt trình bày.
- Cho HS nhận xét phần trình bày của nhóm bạn.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng:
a) Bác kim giờ nhích về phía trước từng li, từng li.
b) Anh kim phút đi lầm lì từng bước, từng bước.
c) Bé kim giây chạy vút lên trước hàng.
- GV: Bằng cách nhân hóa, tác giả đã cho chúng ta thấy được hình ảnh về ba chiếc kim của chiếc đồng hồ báo thức thật sinh động. Kim giờ to nên được gọi là bác, tức là người lớn, vì thế luôn thận trọng trong hành động và bác ấy chỉ nhích từng li, từng li. Kim phút thì nhỏ hơn một chút, "ít tuổi" hơn kim giờ nên được gọi là anh và đi nhanh hơn kim giờ là đi từng bước, từng bước. Trong ba kim thì kim giây bé nhất, lại chạy nhanh nhất giống như một đứa trẻ tinh nghịch. Khi ba kim cùng tới đích tức là giờ đã định trước thì chuông reo lên để báo thức cho chúng ta. Qua bài thơ này, chúng ta thấy chiếc đồng hồ báo thức giống như một người bạn luôn bên cạnh nhắc nhở chúng ta phải sinh hoạt, học tập và vui chơi đúng giờ giấc. 
- Các em hãy học tập nhà thơ Hoài Khánh về cách sử dụng biện pháp nhân hóa vào viết văn hay hơn nhé.
- Gọi HS đọc yêu cầu BT3.
- GV: Những từ ngữ in đậm trong câu là cụm từ chỉ gì?
- Mời HS đặt câu hỏi mẫu cho phần a
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở
- Chụp ảnh bài làm gửi vào Zalo.
- GV chữa bài.
- Mời 3 HS mỗi HS đặt một câu hỏi cho các phần còn lại của bài.
- NX, chốt bài làm đúng:
a) Trương Vĩnh Ký hiểu biết như thế nào?
b) Ê-đi-xơn làm việc như thế nào?
c) Hai chị em nhìn chú Lý như thế nào?
d) Tiếng nhạc nổi lên như thế nào?
- GV: Bộ phận trả lời cho câu hỏi Như thế nào? thường đứng ở vị trí nào trong câu?
- GV: Bộ phận trả lời cho câu hỏi Như thế nào? là những từ chỉ đặc điểm, trạng thái của người, sự vật được nói đến trong câu.
- GV cho HS chơi trò chơi trên phần mềm Blooket.
- Khen ngợi HS trả lời đúng.
* Vận dụng: Yêu cầu HS tự đặt và trả lời một câu hỏi có cụm từ Như thế nào?
- Nhận xét tiết học.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Hoàn thành bài tập gửi zalo.
- HS quan sát, lắng nghe.
- 1HS đọc yêu cầu
- 1 HS đọc lại bài thơ. 
- HS quan sát trên màn hình.
- HS nghe và trả lời
- nhân hóa
- HS làm bài theo hướng dẫn
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- NX, chữa bài
- 1-2 HS trả lời.
- như thế nào?
- 1 HS đọc
- HS thực hiện.
- NX, chữa bài
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu
- HS trả lời câu hỏi
- HS làm bài theo hướng dẫn
- HS nêu kết quả
- Nhận xét
- HS quan sát, lắng nghe
- cuối câu.
- HS chơi trò chơi
- HS lắng nghe
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_3_tuan_23_nhan_hoa_on_tap_cach_d.docx