Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Nhân hóa. Ôn cách đặt và trải lời câu hỏi “Ở đâu?”

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Nhân hóa. Ôn cách đặt và trải lời câu hỏi “Ở đâu?”

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Tiếp tục học về nhân hóa: nắm được 3 cách nhân hóa (Bài tập 2).

- Tìm được bộ phận câu, trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?” (Bài tập 3). Trả lời được cho câu hỏi về thời gian, địa điểm trong bài tập đọc đã học.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói và viết khi sử dụng biện pháp nhân hóa.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: BGĐT, KHBD, SGK,.

- Học sinh: Sách giáo khoa, Vở, bút.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm.

 

docx 3 trang ducthuan 08/08/2022 1670
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Nhân hóa. Ôn cách đặt và trải lời câu hỏi “Ở đâu?”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
NHÂN HÓA. ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢI LỜI CÂU HỎI “Ở ĐÂU?”
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Tiếp tục học về nhân hóa: nắm được 3 cách nhân hóa (Bài tập 2).
- Tìm được bộ phận câu, trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?” (Bài tập 3). Trả lời được cho câu hỏi về thời gian, địa điểm trong bài tập đọc đã học.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói và viết khi sử dụng biện pháp nhân hóa. 
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: BGĐT, KHBD, SGK,...
- Học sinh: Sách giáo khoa, Vở, bút...
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút)
- Trò chơi “Hái hoa dân chủ”: 
- GV điều hành chung:
+) Đồng nghĩa với từ Tổ quốc?
+) Từ cùng nghĩa với từ Bảo vệ? 
+) Từ cùng nghĩa với từ Xây dựng?
+ Học sinh đặt câu với từ xây dựng.
- Kết nối kiến thức.
- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.
- Học sinh tham gia chơi.
+ đất nước, nước nhà, non sông, giang sơn.
+ giữ gìn, gìn giữ.
+ xây dựng, kiến thiết.
+ Chúng em quyết tâm học thật tốt để xây dựng tập thể 3A5 vững mạnh.
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
 2. HĐ thực hành (28 phút):
*Mục tiêu: 
- Nắm được 3 cách nhân hóa
- Tìm được bộ phận câu, trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?”
*Cách tiến hành: 
* Hoạt động 1: Nhân hóa
Bài tập 1: (Cá nhân) 
- Học sinh M4 đọc diễn cảm bài thơ: “Ông mặt trời bật lửa”.
- Mời 3 em đọc lại.
Bài tập 2: (Nhóm 6 – Cả lớp)
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài thơ và gợi ý.
- YCHS làm bài vào phiếu bài tập.
- Dán 2 tờ giấy giấy lớn lên bảng. 
- Mời 2 nhóm mỗi nhóm 6 em lên bảng thi tiếp sức.
+ Những sự vật nào được nhân hóa?
- Chốt lại ý chính có 3 cách nhân hóa: 
+ Cách 1: Gọi sự vật bằng những từ dùng để gọi con người.
+ Cách 2: Tả sự vật bằng những từ dùng để tả người.
+ Cách 3: Nói với sự vật thân mật như nói với con người.
*Việc 2: Ôn câu “Ở đâu?”
Bài tập 3: (Cá nhân – Cả lớp)
- Yêu cầu học sinh đọc bài tập 3. 
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
*Giáo viên theo dõi, giúp đỡ đối tượng M1 hoàn thành bài tập.
- Gọi 3 HS lần lượt nêu miệng kết quả.
- Giáo viên nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- Giáo viên củng cố về cách tìm bộ phận trả lới câu hỏi “Ở đâu?”. 
- Lắng nghe bạn đọc bài thơ.
- 3 em đọc lại. Cả lớp theo dõi SGK.
- Một em đọc yêu cầu.
- Cả lớp đọc thầm bài thơ và gợi ý.
- Học sinh làm vào phiếu bài tập.
- Đại diện 2 nhóm lên chia sẻ trước lớp 
*Dự kiến kết quả:
+ mặt trời, mây, trăng sao, đất, mưa, sấm.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
- 1 em đọc bài tập, lớp đọc thầm.
- Học sinh làm bài cá nhân, chia sẻ trước lớp.
- 3 HS nêu miệng kết quả.
a) Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
b) Ông được học nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần đi sứ.
c) Để tưởng nhớ công lao của Trần quốc Khái, nhân dân lập đền thờ ông ở quê hương ông.
- Cả lớp sửa bài trong vở (nếu sai).
3. HĐ ứng dụng (3 phút)
 4. HĐ sáng tạo (1 phút)
- Đặt 1 câu hỏi có sử dụng từ để hỏi “Ở đâu?”
- Tìm trong sách giáo khoa một đoạn văn, đoạn thơ có sử dụng phép nhân hóa và chỉ ra phép nhân hóa đó.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_3_nhan_hoa_on_cach_dat_va_trai_l.docx