Giáo án lớp 3 - Tuần 8 đến 14 - Năm học 2019-2020

Giáo án lớp 3 - Tuần 8 đến 14 - Năm học 2019-2020

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các hình trong sách giáo khoa trang 32, 33.

- Phiếu học tập cho hoạt động 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Bài cũ: Gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi:

H: Nêu vai trò của não trong hoạt động thần kinh?

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Dạy bài mới

a. Giới thiệu bài: Vệ sinh thần kinh.

b. Giảng bài

Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.

* Mục tiêu: Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh.

* Cách tiến hành

Bước 1: Làm việc theo nhóm 5. (3 phút)

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm cùng quan sát các hình ở trang 32 SGK, đặt câu hỏi trả lời cho từng hình nhằm nêu rõ nhân vật trong mỗi hình đang làm gì?

- Việc làm đó có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh?

- Giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm thảo luận, thư ký ghi kết quả thảo luận của nhóm mình.

Bước 2: Làm việc cả lớp.

- Giáo viên gọi 1 số học sinh lên trình bày trước lớp. Mỗi nhóm học sinh

chỉ nói về một hình, các nhóm khác góp ý, bổ sung.

- Dưới đây là gợi ý đáp án cho phiếu học tập:

* Phân tích một số việc làm có lợi hoặc có hại đối với cơ quan thần kinh qua các hình trang 32 SGK.

Hình 1: Một bạn đang ngủ.

- Việc đó có lợi vì khi ngủ cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi.

Hình2: Các bạn đang chơi trên bãi biển, việc đó có lợi là: cơ thể được nghỉ ngơi, thần kinh được thư giãn. Đồng thời phơi nắng nhiều cũng có hại.

H: Tại sao lại có hại? (Nếu phơi nắng quá lâu dễ bị ốm.)

Hình 3: Một bạn đang thức đến 11 giờ đêm để đọc sách. Việc làm đó là có hại vì thức quá khuya để đọc sách làm thần kinh mệt mỏi.

Hình 4: Chơi trò chơi điện tử, việc làm đó có lợi là: Nếu chỉ chơi trong chốc lát

thì có tác dụng giải trí. Việc làm đó có hại là: Nếu chơi quá lâu mắt sẽ bị mỏi, thần kinh căng thẳng.

Hình 5: Xem biểu diễn văn nghệ, việc làm đó có lợi là: Giúp giải trí, thần kinh thư giãn.

Hình 6: Bố mẹ chăm sóc bạn nhỏ trước khi đi học. Việc làm đó có lợi là: Khi bố mẹ quan tâm chăm sóc, trẻ em luôn cảm thấy mình được an toàn trong sự che chở, thương yêu của gia đình, điều đó có lợi cho thần kinh.

Hình 7: Một bạn nhỏ đang bị bố hoặc người lớn đánh. Việc làm đó có hại là khi bị đánh, mắng, trẻ em bị căng thẳng, sợ hãi hoặc cáu giận, thù hằn. Điều đó không có lợi cho thần kinh.

 - Hình 1, 5, 6 có lợi cho cơ quan thần kinh.

 - Hình 3, 7 không có lợi cho cơ quan thần kinh.

 - Hình 2, 4 vừa có lợi, vừa có hại cho cơ quan thần kinh.

H: Những việc làm như thế nào thì có lợi cho cơ quan thần kinh?

* Những công việc vừa sức, thoải mái, thư giãn có lợi cho cơ quan thần kinh.

H: Hãy kể một số việc nên làm và 1 số việc không nên làm để bảo vệ cơ quan thần kinh?

- Mời 1 số học sinh trả lời, nhận xét sửa chữa.

Hoạt động 2: Đóng vai.

* Mục tiêu: Phát hiện những trạng thái tâm lý có lợi hoặc có hại đối với cơ quan thần kinh.

* C¸ch tin hµnh:

- Giáo viên giao cho mỗi nhóm 1 phiếu có ghi trạng thái tâm lý: tức giận, vui

vẻ, lo lắng, sợ hãi. Yêu cầu học sinh nhóm đó diễn đạt theo như trạng thái ghi trong phiếu.

- Sau 2 phút, mời đại diện các nhóm lên diễn đạt trước lớp. Các nhóm khác nhận xét.

- Sau mỗi lần học sinh diễn đạt, giáo viên hỏi:

H: Một người luôn ở trong trạng thái như vậy thì có lợi hay có hại cho cơ quan thần kinh?

- Giáo viên kết luận:

Sự tức giận hay sợ hãi, lo lắng không tốt với cơ quan thần kinh.Vì thế các em cần tạo không khí vui vẻ, chia sẻ niềm vui với bạn bè và mọi người.

 

doc 444 trang trinhqn92 3400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 - Tuần 8 đến 14 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
Thø hai ngµy 21 th¸ng 10 n¨m 2019
TOÁN: TIẾT 36: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Học thuộc bảng chia 7.
 - Củng cố và vận dụng bảng nhân bảy để làm tính và giải toán liên quan đến bảng chia bảy. 
 - Biết xác dịnh 1/7 của 1 hình đơn giản. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
1. Bài cũ: Mời 3 em đọc thuộc lòng bảng chia 7.
- Một em lên giải bài 3:
Bài 3: 	Tóm tắt	 Bài giải
	7 hàng: 56 học sinh 1 hàng có số học sinh là:
 1 hàng: học sinh?	 56 : 7 = 8 (học sinh)
	 Đáp số: 8 học sinh
- Giáo viên nhận xét, sửa chữa.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: Hôm nay các em học củng cố và vận dụng bảng nhân bảy để làm tính và giải toán liên quan đến bảng chia bảy. 
b. Giảng bài: Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1: 1 em đọc bài tập số 1. 
Tính nhẩm.
	Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm phần a- 1 em lên bảng làm.
a) 	7 8 = 56	7 9 = 63	7 6 = 42	7 7 = 49
	 56 : 7 = 8	63 : 7 = 9	42 : 7 = 6	49 : 7 = 7
H: Khi đã biết 7 8 = 56 có thể ghi ngay kết quả của 56 : 7 được không? vì sao?
	Khi đã biết 7 8 = 56 có thể ghi ngay 56 : 7 = 8 vì khi lấy tích chia cho
 thừa số này thì ta sẽ được thừa số kia.
- Cho học sinh tiếp tục làm phần b. Sau đó 2 em đổi vở cho nhau để sữa bài-1 em lên bảng giải.
b) 	70 : 7 = 10	28 : 7 = 4	30 : 6 = 5 18 : 2 = 9
	63 : 7 = 9	42 : 6	= 7	35 : 5 = 7 27 : 3 = 9
	14 : 7 = 2	42 : 7 = 6	35 : 7 = 5 56 : 7 = 9
Bài 2: Tính.
 -1 em đọc yêu cầu của bài.
 - Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm để cả lớp cùng nhớ lại cách làm. Khi học sinh làm bài kết hợp nói và viết:
	28 7	35 7	21 7	42 6	42 7 25 5
	28 4	35 5	21 3	42 7	42 6 25 5
	 0	 0	 0	 0	 0 0
H: Em có nhận xét gì qua bài tập 1?
	 Đều là phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số mà không có dư và ngay làn chia thứ nhất ta đã lấy 2 chữ số để chia.
Bài 3: Cho học sinh đọc thầm bài toán, 1 em đọc to đề bài.
H: Bài toán cho biết gì?
H: Bài toán hỏi gì?
	GV ghi tóm tắt lên bảng.
 Tóm tắt Bài giải
 7 học sinh: 1 nhóm Số nhóm chia được là:
 35 học sinh: ...nhóm? 35 : 7 = 5 (nhóm)
 Đáp số: 5 nhóm.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự giải. 
H: Tại sao để tìm số nhóm em lại thực hiện phép chia?Vì tất cả có 35 HS, chia đều thành các nhóm, mỗi nhóm có 7 HS. Như vậy số nhóm chia được bằng tổng số HS chia cho số HS của một nhóm.
	Chữa bài và chốt bài cho HS. 
Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài:
	Tìm số con mèo trong mỗi hình sau:
H: Hình a có tất cả bao nhiêu con mèo? Hình a có tất cả 21 con mèo.
H: Muốn tìm số con mèo có trong hình a ta làm thế nào?
số con mèo có trong hình a là 21 : 7 = 3 ( con mèo).	
Học sinh có thể giải bài toán bằng một trong hai cách sau.
*Cách 1: phần a) Hình vẽ có 7 cột, mỗi cột có 3 con mèo, như vậy số con mèo là số con mèo trong mỗi cột, tức là có 3 con mèo.
* Cách 2: Đếm số con mèo trong mỗi hình a, hoặc b rồi chia cho 7 được số con vật.
b) Có 14 con mèo, số mèo là, 14: 7 = 2 (con).
3. Củng cố, dặn dò: Hai em đọc lại bảng chia 7 và nêu cách tính của phép tính 48 : 4; 24 : 6.
H: Muốn tìm một phần mấy của một số ta làm thế nào?
Chuẩn bị: Giảm đi một số lần. Chuẩn bị bài 1, 2
Về nhà làm bài: 14 : 7 và 49 : 7. Làm VBT.
TỰ NHIÊN - XÃ HỘI
TIẾT 15: VỆ SINH THẦN KINH
I. MỤC TIÊU: - Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh.
- Phát hiện những trạng thái tâm lý có lợi và có hại đối với cơ quan thần kinh.
* Biết được một số hoạt động của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí có hại đối với cơ quan thần kinh. (tích hợp ở hoạt động 3)
* Kể được tên một số thức ăn, đồ uống... nếu bị đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các hình trong sách giáo khoa trang 32, 33.
- Phiếu học tập cho hoạt động 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Bài cũ: Gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi:
H: Nêu vai trò của não trong hoạt động thần kinh?
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: Vệ sinh thần kinh.
b. Giảng bài
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
* Mục tiêu: Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh.
* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo nhóm 5. (3 phút)
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm cùng quan sát các hình ở trang 32 SGK, đặt câu hỏi trả lời cho từng hình nhằm nêu rõ nhân vật trong mỗi hình đang làm gì?
- Việc làm đó có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh?
- Giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm thảo luận, thư ký ghi kết quả thảo luận của nhóm mình.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Giáo viên gọi 1 số học sinh lên trình bày trước lớp. Mỗi nhóm học sinh 
chỉ nói về một hình, các nhóm khác góp ý, bổ sung.
- Dưới đây là gợi ý đáp án cho phiếu học tập:
* Phân tích một số việc làm có lợi hoặc có hại đối với cơ quan thần kinh qua các hình trang 32 SGK.
Hình 1: Một bạn đang ngủ.
- Việc đó có lợi vì khi ngủ cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi.
Hình2: Các bạn đang chơi trên bãi biển, việc đó có lợi là: cơ thể được nghỉ ngơi, thần kinh được thư giãn. Đồng thời phơi nắng nhiều cũng có hại.
H: Tại sao lại có hại? (Nếu phơi nắng quá lâu dễ bị ốm.)
Hình 3: Một bạn đang thức đến 11 giờ đêm để đọc sách. Việc làm đó là có hại vì thức quá khuya để đọc sách làm thần kinh mệt mỏi.
Hình 4: Chơi trò chơi điện tử, việc làm đó có lợi là: Nếu chỉ chơi trong chốc lát 
thì có tác dụng giải trí. Việc làm đó có hại là: Nếu chơi quá lâu mắt sẽ bị mỏi, thần kinh căng thẳng.
Hình 5: Xem biểu diễn văn nghệ, việc làm đó có lợi là: Giúp giải trí, thần kinh thư giãn.
Hình 6: Bố mẹ chăm sóc bạn nhỏû trước khi đi học. Việc làm đó có lợi là: Khi bố mẹ quan tâm chăm sóc, trẻ em luôn cảm thấy mình được an toàn trong sự che chở, thương yêu của gia đình, điều đó có lợi cho thần kinh.
Hình 7: Một bạn nhỏ đang bị bố hoặc người lớn đánh. Việc làm đó có hại là khi bị đánh, mắng, trẻ em bị căng thẳng, sợ hãi hoặc cáu giận, thù hằn. Điều đó không có lợi cho thần kinh.
	- Hình 1, 5, 6 có lợi cho cơ quan thần kinh.
	- Hình 3, 7 không có lợi cho cơ quan thần kinh.
	- Hình 2, 4 vừa có lợi, vừa có hại cho cơ quan thần kinh.
H: Những việc làm như thế nào thì có lợi cho cơ quan thần kinh?
* Những công việc vừa sức, thoải mái, thư giãn có lợi cho cơ quan thần kinh.
H: Hãy kể một số việc nên làm và 1 số việc không nên làm để bảo vệ cơ quan thần kinh?
- Mời 1 số học sinh trả lời, nhận xét sửa chữa.
Hoạt động 2: Đóng vai.
* Mục tiêu: Phát hiện những trạng thái tâm lý có lợi hoặc có hại đối với cơ quan thần kinh.
* C¸ch tiÕn hµnh:
- Giáo viên giao cho mỗi nhóm 1 phiếu có ghi trạng thái tâm lý: tức giận, vui 
vẻ, lo lắng, sợ hãi. Yêu cầu học sinh nhóm đó diễn đạt theo như trạng thái ghi trong phiếu.
- Sau 2 phút, mời đại diện các nhóm lên diễn đạt trước lớp. Các nhóm khác nhận xét.
- Sau mỗi lần học sinh diễn đạt, giáo viên hỏi:
H: Một người luôn ở trong trạng thái như vậy thì có lợi hay có hại cho cơ quan thần kinh? 
- Giáo viên kết luận:
Sự tức giận hay sợ hãi, lo lắng không tốt với cơ quan thần kinh.Vì thế các em cần tạo không khí vui vẻ, chia sẻ niềm vui với bạn bè và mọi người.
Hoạt động 3: Làm việc với sách giáo khoa. 
* Mục tiêu: Kể được tên 1 số thức ăn, đồ uống nếu đưa vào cơ thể sẽ có hại đối với cơ quan thần kinh.
* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp. Hai bạn quay mặt vào nhau cùng quan sát hình 9 trang 33 SGK trả lời theo gợi ý: Chỉ và nói tên những thức ăn, đồ uống, nếu đưa vào cơ thể sẽ gây hại cho cơ quan thần kinh?
Bước 2: Làm việc cả lớp. Giáo viên gọi một số học sinh trình bày trước lớp.
- Giáo viên đặt vấn đề để cả lớp phân tích.
H: Tại sao cà phê, thuốc lá, rượu lại có hại cho cơ quan thần kinh?
	Vì chúng gây nghiện, dễ làm cho cơ quan thần kinh mệt mỏi.
H: Lớp ta những bạn nào đã dùng thử cà phê, thuốc lá, rượu bia rồi giơ tay?
GV: Chúng ta không nên dùng các chất kích thích trên vì nó làm cho thần kinh của chúng ta mệt mỏi, căng thẳng, hút thuốc lá nhiều sẽdẫn đến ung thư phổi, uống rượu bia nhiều quá sẽ làm đứt mạch máu não, ung thư đường tiêu hóa rất nguy hiểm.
H: Trong các thứ gây hại đối với cơ quan thần kinh, những thứ nào tuyệt đối phải tránh xa kể cả trẻ em và người lớn? Ma túy.
H: Kể thêm những tác hại khác do ma tuý gây ra đối với sức khoẻ người nghiện ma
 tuý? Những người nghiện ma túy làm cho cơ thể gầy yếu, mất đi sức đề kháng của cơ thể, dùng ma túy có thể dẫn đến bị HIV và dẫn đến bị chết.
KL: Chúng ta cần phải luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, sống vui vẻ, ăn uống đúng chất, điều độ để bảo vệ cơ quan thần kinh. Đặc biệt, cần tránh xa ma túy để bảo vệ cơ quan thần kinh.
 *Giáo dục bảo vệ mơi trường:
 - Giáo dục học sinh: tuyệt đối không được hút thuốc lá, uống rượu, bia,... Tuyệt đối không được sử dụng ma tuý. Đồng thời các em tuyên truyền nhắc nhở những người thân và những người xung quanh mình không nên dùng các chất kích thích trên.
3. Củng cố - dặn dò:
- Kể một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan thần kinh.
- Kể một số thức ăn, đồ uống khi đã vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh.
- Giáo dục học sinh : tuyệt đối không được hút thuốc lá, uống rượu, bia,... Tuyệt đối không được sử dụng ma tuý. Đồng thời các em tuyên truyền nhắc nhở những người thân và những người xung quanh mình không nên dùng các chất kích thích trên.
- Dặn dò: Về tìm hiểu thêm về nội dung bài, tập lập thời gian biểu cho mình để hôm sau học bài: Vệ sinh thần kinh (tiếp theo). Xem trước tranh trong sách giáo khoa.
 ..
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
TIẾT 15: CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
I. MỤC TIÊU:
1. Tập đọc:- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
+ Chú ý các từ ngữ: lùi dần, lộ rõ, sôi nổi, sải cánh ríu rít, vệ cỏ, mệt mỏi.
+ Đọc đúng các kiểu câu: câu kể, câu hỏi.
+ Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật (đám trẻ, ông cụ).
- Rèn kỹ năng đọc hiểu:
+ Hiểu nghĩa các từ ngữ (sếu, u sầu, nghẹn ngào).
+ Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của truyện: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau. Sự quan tâm, sẵn sàng chia sẻ của người xung quanh làm cho mỗi người thấy những lo lắng, buồn phiền dịu bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn.
2. Kể chuyện:
- Rèn kỹ năng nói: Biết nhập vai một bạn nhỏ trong truyện, kể lại được toàn bộ câu chuyện: giọng kể tự nhiên, phù hợp với diễn biến câu chuyện.
- Rèn kỹ năng nghe.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- Tranh hoặc ảnh một đàn sếu (hoặc con sếu).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Tập đọc
1. Bài cũ: - Hai hoặc ba học sinh đọc bài thơ “Bận”, trả lời câu hỏi của bài.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: Hôm nay, các em sẽ đọc một truyện kể về các bạn nhỏ với một cụ già qua đường (học sinh quan sát tranh minh họa trong bài. Qua câu chuyện này, các em thấy các bạn nhỏ trong truyện đã quan tâm đến người khác như thế nào chúng ta cùng luyện đọc bài.
b. Luyện đọc: - Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
- Gợi ý cách đọc.
 + Giọng người dẫn chuyện: chậm rãi ở đoạn 1 (đoạn tả cảnh trời chiều) buồn, cảm động ở các đoạn sau (nỗi buồn của ông cụ).
+ Những câu hỏi của các bạn nhỏ (ở đoạn 2) đọc giọng lo lắng, băn khoăn. Câu hỏi thăm cụ già của các bạn (ở đoạn 3) lễ độ, ân cần.
+ Giọng ông cụ: buồn nghẹn ngào.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đọc từng câu.
+ Đọc từng đoạn trước lớp.
* Học sinh tiếp nối nhau đọc 5 đoạn trong bài. Giáo viên nhắc nhở các em ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng giọng câu kể, câu hỏi.
* Giáo viên kết hợp giúp học sinh giải nghĩa những từ khó được chú giải SGK. Có thể cho học sinh đặt câu hỏi với từ u sầu, nghẹn ngào.
+ Đọc từng đoạn nhóm.
+ Năm học sinh tiếp nối nhau đọc 5 đoạn của bài (không đọc đồng thanh văn bản này).
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Học sinh đọc thầm đoạn 1 và đoạn 2, trả lời các câu hỏi.
H: Các bạn nhỏ đi đâu? (các bạn đi về nhà sau một cuộc dạo chơi vui vẻ).
H: Điều gì gặp trên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại? 
	(Các bạn gặp một cụ già đang ngồi ven đường, vẻ mệt mỏi, cặp mắt lộ vẻ u sầu).
H: Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào? (Các bạn băn khoăn và trao đổi với nhau. Có bạn đoán cụ bị ốm, có bạn đoán cụ mất cái gì đó. Cuối cùng cả tốp đến tận nơi hỏi thăm ông cụ).
H: Vì sao các bạn quan tâm đến ông cụ như vậy?
	 (vì các bạn là những đứa trẻ ngoan, nhân hậu, các bạn muốn giúp đỡ ông cụ).
- Học sinh đọc thầm đoạn 3 và 4 trả lời.
H: Ông cụ gặp chuyện gì buồn? (cụ bà ốm nặng đang nằm trong bệnh viện, rất khó qua khỏi).
H: Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ, ông cụ thấy lòng nhẹ hơn? (học sinh trao đổi nhóm rồi mới phát biểu. Ông cảm thấy nỗi buồn được chia sẻ, ông cảm thấy đỡ cô đơn vì có người cùng trò chuyện. Ông cảm động trước tấm lòng của các bạn nhỏ).
- Cả lớp đọc thầm đoạn 5. Trao đổi theo nhóm để chọn một tên khác cho truyện theo gợi ý SGK.
+ Em chọn tên “Những đứa trẻ tốt bụng” vì các bạn nhỏ trong truyện thật tốt bụng, giàu tình thương người.
 + Các bạn nhỏ chia sẻ với ông cụ nỗi buồn, làm cụ cảm thấy lòng nhẹ hơn. Vì vậy các em đặt tên là “Chia sẻ”.
+ Ông cụ đã cám ơn các bạn nhỏ quan tâm tới cụ, làm lòng cụ ấm lại. Em đặt tên khác cho truyện là “Cảm ơn các cháu”. 
H: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? Học sinh phát biểu giáo viên chốt lại: “Các bạn nhỏ trong chuyện không giúp được cụ già nhưng cụ vẫn cảm ơn các bạn vì các bạn đã làm cho cụ thấy lòng nhẹ hơn. Câu chuyện muốn nói với em. Con người phải yêu thương nhau, quan tâm đến nhau. Sự quan tâm, sẵn sàng chia sẻ của những người xung quanh làm cho mỗi người cảm thấy những lo lắng, buồn phiền dịu bớt và cuộc sống đẹp hơn.
d. Luyện đọc lại:- Bốn học sinh tiếp nối nhau đọc các đoạn 2, 3, 4, 5.
- Một tốp 6 em thi đọc theo vai (người dẫn chuyện, ông cụ, 4 bạn nhỏ (đọc 4 câu hỏi ở đoạn 2; cùng hỏi ông cụ ở đoạn 3). Giáo viên kết hợp hướng dẫn học sinh đọc đúng theo mục a).
- Cả lớp và giáo viên bình chọn bạn đọc tốt.
Kể chuyện
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ: 
	Vừa rồi các em đã thi đọc truyện. Các em nhỏ và cụ già theo cách phân vai, trong đó có 4 em đóng vai 4 bạn nhỏ trong câu chuyện, sang phần kể chuyện các em sẽ thực hiện một nhiệm vụ mới tưởng tượng mình là 1 bạn nhỏ trong truyện và kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời của bạn.
2. Hướng dẫn học sinh kể lại câu chuyện theo lời một bạn nhỏ
- Giáo viên mời 1 học sinh chọn kể mẫu một đoạn của câu chuyện. Trước khi kể cần nói rõ em chọn vai nào? (vai bạn trai nêu câu hỏi đầu tiên hay vai bạn nói câu thứ 2, thứ 3).
 	- Đoạn 1: (Kể theo lời bạn nhỏ).
 	- Đoạn 2: (Kể theo lời bạn trai).
- Từng cặp học sinh kể theo lời nhân vật.
- Một vài học sinh thi kể trước lớp ( Học sinh nối tiếp nhau kể lại các đoạn.)
- Một học sinh giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời của bạn nhỏ..
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn người kể hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò: - Các em đã bao giờ làm việc gì để thể hiện sự quan tâm đến người khác, sẵn sàng giúp đỡ người khác như các bạn nhỏ trong truyện chưa?
- Mời 1 số học sinh phát biểu, giáo viên nhận xét, tuyên dương những học sinh đã làm được việc tốt.
- Giáo dục học sinh: Phải luôn quan tâm đến người khác, nhất là khi họ gặp khó khăn, để họ vơi bớt những nổi buồn phiền.
- Dặn dò: + Các em về nhà tập kể lại chuyện cho bạn bè và người thân nghe. 
 + Đọc bài “Tiếng ru “và tìm hiểu nội dung bài. 
Thứ 3 ngày 22 tháng 10 năm 2019
TOÁN: TIẾT 37: GIẢM ĐI MỘT SỐ LẦN
I. MỤC TIÊU: - Biết thực hiện giảm một số đi nhiều lần và vận dụng để giải các bài tập.
- Phân biệt giảm đi một số lần với giảm đi một số đơn vị.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các tranh vẽ hoặc mô hình 8 con gà sắp xếp thành từng hàng như SGK.( Hoặc dùng que tính, bông hoa, hình vuông).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
1. Bài cũ: Hai học sinh lên bảng làm các phép tính sau, một học sinh giải bài 3.
Bài 2: 14 7	49 7	
 2	49 7	
 0	 
 2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: Giảm đi một số lần.
b. Bài giảng: Hướng dẫn học sinh cách giảm một số đi nhiều lần.
 - GV nêu bài toán: Hàng trên có 6 con thỏ. Số thỏ hàng trên giảm đi 3 lần thì được số thỏ hàng dưới. Tính số thỏø hàng dưới?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích đề.
H: Hàng trên có mấy con thỏ? (6 con).
GV ghi bảng: Hàng trên: 6 con thỏ
H: Số con thỏ ở hàng dưới như thế nào so với số thỏ hàng trên?
 Số con thỏ ở hàng trên giảm 3 lần thì bằng số con thỏø ở hàng dưới.
GV:Bây giờ cô sẽ hướng dẫn các em tóm tắt bài toán bằng cách vẽ sơ đồ.
Vẽ đoạn thẳng thể hiện số thỏø ở hàng trên. Chia đoạn thẳng thành 3 phần bằng nhau.
H: Khi giảm số thỏ ở hàng trên đi 3 lần thì còn lại mấy phần?
	Số thỏ hàng trên đang là 3 phần bằng nhau giảm đi 3 lần thì được 1 phần.
GV: Vậy vẽ đoạn thẳng thể hiện số thỏø hàng dưới là 1 phần.
 Tóm tắt 6 con
 Hàng trên:
 Hàng dưới:
 ? con
- Giáo viên ghi lên bảng như SGK, cho học sinh nhắc lại.
	 Hàng trên: 6 con thỏ
 Hàng dưới: 6 : 3 = 2 (con thỏ)
- Số con thỏø ở hàng trên giảm 3 lần thì được số con thỏ ở hàng dưới.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành tương tự với bài toán sau:
- Độ dài đoạn thẳng AB dài: 8 cm.
- Độ dài đoạn thẳng CD: 8 : 4 = 2 cm
- Độ dài đoạn thẳng AB giảm 4 lần thì được độ dài đoạn thẳng CD.
H: Muốn giảm 8 cm đi 4 lần ta làm thế nào? 
Ta chia 8 cm cho 4. Muốn giảm 10 kg đi 5 lần ta chia 10 kg cho 5.
H: Vậy muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm như thế nào? 
Muốn giảm một số đi nhiều lần ta chia số đó cho số lần. 
c. Thực hành:
Bài 1: Viết theo mẫu. 
H: Hãy đọc cột đầu tiên của bảng? Số đã cho giảm đi 4 lần; giảm đi 6 lần.
- Giáo viên hướng dẫn:
H: Muốn giảm một số đi 4 lần ta làm như thế nào?
	Muốn giảm một số đi 4 lần ta lấy số đó chia cho 4.
H: Hãy giảm 12 đi 4 lần?12 giảm đi 4 lần là 12 : 4 =3
H: Muốn giảm một số đi 6 lần ta làm thế nào?
 Muốn giảm một số đi 6 lần ta lấy số đó chia cho 6.
H: hãy giảm 12 đi 6 lần?12 giảm đi 6 lần là 12 : 6 = 2
GV: Tương tự cách làm các em hãy làm tiếp các cột còn lại vào vở.
Số đó cho
12
48
36
24
Giảm đi 4 lần
12 : 4 = 3
48 : 4 = 12
36 : 4 = 9
24 : 4 = 6
Giảm đi 6 lần
12 : 6 = 2
48 : 6 = 8
36 : 6 = 6
24 : 6 = 4
	2 HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
Bài 2: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
Cho học sinh tự đọc đề. Hướng dẫn phân tích và vẽ sơ đồ:
H: Mẹ có bao nhiêu quả bưởi?
H: Số bưởi còn lại sau khi bán như thế nào so với số bưởi ban đầu?
Số bưởi ban đầu giảm đi 4 lần thì bằng số bưởi còn lại sau khi bán.
H: Vậy ta vẽ sơ đồ như thế nào?
H: Thể hiện số bưởi ban đầu là mấy phần bằng nhau?
	Thể hiện số bưởi ban đầu là 4 phần bằng nhau.
H: Khi giảm số bưởi ban đầu đi 4 lần thì còn lại mấy phần?
	4 phần giảm đi 4 lần thì còn lại một phần.
H: Vậy vẽ số bưởi còn lại là mấy phần bằng nhau? Là một phần. 
H: hãy tính số bưởi còn lại? Số bưởi còn lại là 40 : 4 = 10 (quả).
- Các em hãy suy nghĩ để viết câu trả lời. Yêu cầu HS trình bày tóm tắt và bài giải vào vở.
	 Tóm tắt	 Bài giải
	 Có: 40 quả 	Số quả bưởi còn lại là:
Còn lại: 	 40 : 4 = 10 (quả)
 	 ? quả 	Đáp số: 10 quả bưởi.	
b/ Cách làm tương tự như câu a
H: Bài toán hỏi gì? Bài toán cho biết gì?
 Tóm tắt 30 giờ Bài giải 
 Làm tay: Thời gian làm công việc đó bằng máy là:
 Làm máy: 30 : 5 = 6 (giờ)
 ?giờ	 Đáp số: 6 giờ
- Mời 1 em lên bảng làm. Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: 1 HS đọc đề bài.
H: Muốn vẽ đoạn thẳng CD và MN ta phải biết được điều gì trước?
Ta phải biết độ dài của mỗi đoạn thẳng là bao nhiêu xăng ti mét.
	Yêu cầu HS tính độ dài đoạn thẳng CD và MN.
	HS lớp làm bài vào vở 1 em lên bảng làm. 
Độ dài đoạn thẳng CD: 
: 4 = 2 (cm) 
Vẽ đoạn thẳng CD dài 2 cm
Độ dài đoạn thẳng MN là:
 8 – 4 = 4 (cm)
- Vẽ đoạn thẳng MN có độ dài 4 cm.
3. Củng cố, dặn dò:
H: Khi muốn giảm một số đi một số lần ta làm thế nào?
Ta lấy số đó chia cho số lần cần giảm.
Khi muốn giảm một số đi một số đơn vị ta làm như thế nào?
Ta lấy số đó trừ đi số đơn vị cần giảm.
H: 1 em phát biểu lại giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào?
- Học sinh trả lời giảm 36 cho 6 lần; 40 giảm 5 lần.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập, bài tập 1,2.
TẬP ĐỌC: TIẾT 16: TIẾNG RU
I. MỤC TIÊU: - Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.
+ Đọc đúng các từ ngữ: mật, mùa vàng, nhân gian, đốm lửa.
+ Nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ dài hơn sau mỗi dòng, mỗi câu, biết đọc bài thơ, với tình cảm, tha thiết.
- Rèn kỹ năng đọc - hiểu.
+ Hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong bài: (đồng chí, nhân gian, bồi).
+ Hiểu điều bài thơ muốn nói với em: Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí.
- Học thuộc lòng bài thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh họa bài thơ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
A. Bài cũ:- Hai học sinh kể lại câu chuyện “Các em nhỏ và cụ già” theo lời 1 bạn nhỏ trong truyện (học sinh 1 kể đoạn 1 và 2).
- Học sinh 2 kể đoạn 3 và 4 trả lời các câu hỏi.
H: Câu chuyện muốn nói với các em điều gì?
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Truyện các em nhỏ và cụ đã cho chúng ta thấy: con người phải yêu thương nhau, quan tâm đến nhau. Sự quan tâm, sẵn sàng chia sẻ của người khác làm cho mỗi người cảm thấy những lo lắng, buồn phiền dịu bớt và cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn. Để hiểu kĩ hơn về điều này cô mời cả lớp mở SGK quan sát bức tranh trang 64.
H: Quan sát bức tranh và cho biết bức tranh có nội dung gì? Bức tranh vẽ cảnh các em nhỏ đang hớn hở đi giữa cánh đồng lúa chín vàng rực, có ong bay, hoa nở.
	GV: Cô cũng hoàn toàn nhất trí với ý kiến của các em. Các em ạ Bức tranh vẽ cảnh các em nhỏ đang hớn hở đi giữa cánh đồng lúa chín vàng rực, có ong bay, hoa nở.Cảnh người và vật như hòa quyện vào nhau tạo nên một bức tranh rất sống động phải không các em? Mối quan hệ giữa con người với nhau trong cộng đồng là rất cần thiết Để thấy rõ được điều này cô trò chúng ta sẽ đi tìm hiểu qua bài Tập đọc: tiếng ru của nhà thơ Tố Hữu.
- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng.
2. Luyện đọc: a. Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ (giọng thiết tha, tình cảm)
b. Đọc từng câu thơ (đọc 2 lần): Mỗi học sinh tiếp nối nhau đọc 1 câu (2 dòng thơ).GV theo dõi và ghi những từ khó lên bảng:
mật, yêu nước, chẳng sáng đêm, mùa vàng, nhân gian, đốm lửa.	
	GV hướng dẫn HS đọc các từ kho ù- Vài HS đọc lại các từ khó.
c/ Học sinh tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ. Bài này gồm có 3 khổ thơ mời 3 em đứng dậy đọc nối tiếp mỗi em 1 khổ thơ chú ý ngắt giọng cho đúng.
	3 em đọc nối tiếp đoạn lần 1.
GV: Trong quá trình theo dõi các em đọc cô thấy các em còn ngắt giọng chưa đúng ở khổ thơ sau:
Núi cao/ bởi có đất bồi/
Núi chê đất thấp/ núi ngồi ở đâu?//
Muôn dòng sông đổ biển sâu/
Biển chê sông nhỏ/ biển đâu nước còn?//
GV: Bây giờ các em hãy lắng nghe cô đọc và phát hiện xem cô đã ngắt nghỉ hơi ở những chỗ nào nhé?
	GV đọc- 1-2 em phát hiện chỗ ngắt nghỉ trong khổ thơ.
2 em đọc lại khổ thơ trên.
	Đọc nối tiếp lần 2:
1 em đọc khổ thơ 1:
H: Em hãy đọc câu thơ có từ đồng chí ?
H: Em hiểu “ Đồng chí” có nghĩa thế nào?
Đồng chí: Là người cùng đứng trong tổ chức cách mạng hoặc cùng chí hướng.
1 em dọc khổ thơ 2.
H: Em hãy tìm từ chỉ loài người trong khổ thơ này? Nhân gian.
GV: Nhân gian ở đây chỉ loài người đấy các em ạ.
1 em đọc đoạn 3.
H: Em nào biết thêm vào hoặc đắp nên gọi là gì? Bồi.
H: 1em hãy nhắc lại nghĩa của từ bồi?
GV: Cô trò chúng ta vừa tìm hiểu được nghĩa của một số từ khó trong bài.
GV: Để bạn nào cũng được đọc cô sẽ cho lớp ta đọc bài theo nhóm cặp. bạn nào đọc trước sẽ đọc khổ 1 và khổ 2 bạn nào đọc sau sẽ đọc khổ 3 và ngược lại.
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm. Mỗi nhóm 2 em.
- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
GV: Bây giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu nội dung bài để thấy được cái hay của thơ này nhé.
	Cả lớp đọc thầm khổ thơ 1 và trả lời cho cô câu hỏi sau:
H: Con ong, con cá, con chim yêu những gì? Vì sao? Học sinh phát biểu (giáo viên chốt lại).
- Con ong yêu hoa vì hoa có mật ngọt giúp ong làm mật.
 - Con cá yêu nước vì có nước cá mới bơi lội được, mới sống được, không có nước cá sẽ chết.
 - Con chim yêu trời vì có bầu trời cao rộng, chim mới thả sức tung cánh hót ca, bay lượn.
H: 2 câu thơ cuối của khổ thơ 1 nói nên điều gì?
	Con người muốn sống phải biết yêu thương đồng chí, anh em của mình.
GV: Vì sao con người muốn sống lại phải biết yêu thương đồng chí anh em của mình, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp khổ thơ hai của bài.
	Cả lớp đọc khổ thơ 2
- Cô mời 1 em đọc câu hỏi 2 “ Hãy nêu cách hiểu của em về mỗi câu thơ của khổ thơ 2?
1 em đọc câu mẫu.
Mẫu: Một ngôi sao chẳng sáng đêm.
-> ngôi sao không làm nên đêm sáng.
	-> Nhiều ngôi sao mới làm nên đêm sáng.
GV: Câu thơ Một ngôi sao chẳng sáng đêm cho chúng ta thấy một ngôi sao quá ít ỏi không thể làm nên đêm sáng, phải có nhiều ngôi sao mới làm nên đêm sáng. Tương tự như vậy chúng ta tìm hiểu các câu thơ còn lại trong khổ thơ 2 nhớ. 
H: Em hiểu câu thơ “ Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng” như thế nào?
+ Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng ý nói:
- Một thân lúa chín không làm nên mùa lúa chín.
- Nhiều thân lúa chín mới làm nên mùa lúa chín.
- Vô vàn thân lúa chín mới làm nên cả một màu vàng.
H: Em hiểu câu thơ: Một người đâu phải nhân gian/ Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi như thế nào?
+ Một người đâu phải nhân gian/ Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi ý nói:
- Một người không phải là cả loài người/ Sống một mình giống như một đốm lửa tàn lụi.
- Nhiều người mới làm nên nhân loại/ Sống cô đơn một mình, con người giống như một đốm lửa tàn không làm được việc gì, không có sức mạnh.
- Một học sinh đọc thành tiếng khổ thơ cuối, cả lớp đọc thầm trả lời.
H: Vì sao núi không chê đất thấp, biển không chê sông nhỏ?
GV: Với câu hỏi này cô sẽ cho lớp thảo luận nhóm cặp để tìm ra câu trả lời.- thời gian thảo luận trong 1 phút.
	- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận:
(- Núi không chê đất thấp vì núi nhờ có đất bồi mà cao.
- Biển không chê sông nhỏ vì biển nhờ có nước của muôn dòng sông mà đầy.)
- Cả lớp đọc thầm khổ thơ 1. Giáo viên nêu câu hỏi.
H: Câu lục bát nào trong khổ thơ nói lên ý chính của cả bài thơ? (con người muốn sống, con ơi/ Phải yêu đồng chí, yêu người anh em).
GV: Đó chính là điều mà bài thơ muốn nói với chúng ta. con người muốn sống trong cộng đồng phải biết yêu thương, đùm bọc đồng chí, anh em, bạn bè.
*Nội dung chính: Bài thơ khuyên con người sống giữa cộng đồng, phải thương yêu anh em, bạn bè, đồng chí.
	Vài HS nhắc lại.
4. Đọc thuộc lòng bài thơ
- Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ. GV dán khổ thơ 1 lên bảng và đ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_8_den_14_nam_hoc_2019_2020.doc