Giáo án lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019

Giáo án lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019

. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

+ Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ “ Bài hát trồng cây". Trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- Bổ sung, đánh giá.

3. Bài mới:

3.1. Giới thiệu bài: Dùng máy chiếu

3.2. Các hoạt động tìm hiểu kiến thức:

* Hoạt động 1 : Luyện đọc

a. Đọc mẫu, tóm tắt nội dung, hướng dẫn cách đọc.

b. HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

- HD đọc từng câu, theo dõi, sửa sai cho HS.

- HD đọc từng đoạn tr¬ước lớp

+ HD chia đoạn

+ Hư¬ớng dẫn đọc ngắt nghỉ, nhấn giọng đúng trên máy chiếu

Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta/ thì hôm ấy coi ngư ngày tận số.// Bác nhẹ nhàng rút mũi tên/ bắn trúng vượn mẹ.//

+ HD đọc nối đoạn

+ Giúp HS hiểu các từ chú giải cuối bài.

- HD đọc bài theo cặp.

- Gọi đại diện các nhóm đọc bài.

- Bổ sung, biểu d¬ương nhóm đọc tốt.

- Cho HS đọc đồng thanh cả bài

* Tiết 2:

* Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài:

- Cho HS đọc bài và trả lời câu hỏi

+ Câu 1: Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn?

- Giảng từ: tận số

+ Câu 2: Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên điều gì?

+ Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm?

- Giảng từ: bùi nhùi (dùng máy chiếu)

- Gọi HS đặt câu

+ Câu 4: Chứng kiến cái chết của vượn mẹ bác thợ săn đã làm gì?

* GD ý thức bảo vệ loài động vật vừa có ích vừa tràn đầy tình nghĩa

- Giảng từ: lẳng lặng, nỏ

+ Câu 5: Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta?

- Câu chuyện trên nói lên điều gì ?

* Chốt nội dung bài, gắn bảng phụ

Nội dung : Giết hại thú rừng là tội ác, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường. .

* Hoạt động 3.Hướng dẫn kể chuyện:

- Gọi HS nêu yêu cầu: Dựa vào các tranh sau, kể lại câu chuyện Người đi săn và con vượn theo lời của bác thợ săn:

- Yêu cầu HS quan sát và nêu nội dung từng bức tranh.

 

doc 29 trang trinhqn92 5020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32
 Soạn: Ngày 18 / 4 / 2018
Giảng: Thứ hai ngày 23 tháng 4 năm 2018
Tập đọc - KC: 94 + 95
NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
- Hiểu nghĩa các từ được chú giải cuối bài: Tận số, nỏ, bùi nhùi, lẳng lặng.
- Hiểu nội dung bài: Giết hại thú rừng là tội ác, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường. 
 2. Kĩ năng: 
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ đúng sau dấu câu. Kể chuyện tự nhiên với giọng diễn cảm. Kể lại được câu chuyện theo đoạn, lời của nhân vật.
* GDKN : Xác định giá trị. Thể hiện sự thông cảm. Tư duy phê phán, ra quyết định.
 3. Thái độ: 
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường.
* GDBVMT : y thức bảo vệ loài động vật vừa có ích vừa tràn đầy tình nghĩa.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Máy chiếu (GT bài, HD ngắt nghỉ, giang từ), bảng phụ viết nội dung.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Tiết 1:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. 
2. Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ “ Bài hát trồng cây". Trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Bổ sung, đánh giá.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: Dùng máy chiếu
3.2. Các hoạt động tìm hiểu kiến thức:
* Hoạt động 1 : Luyện đọc 
a. Đọc mẫu, tóm tắt nội dung, hướng dẫn cách đọc.
b. HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- HD đọc từng câu, theo dõi, sửa sai cho HS.
- HD đọc từng đoạn trước lớp
+ HD chia đoạn
+ Hướng dẫn đọc ngắt nghỉ, nhấn giọng đúng trên máy chiếu
Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta/ thì hôm ấy coi ngư ngày tận số.// Bác nhẹ nhàng rút mũi tên/ bắn trúng vượn mẹ.//
+ HD đọc nối đoạn
+ Giúp HS hiểu các từ chú giải cuối bài.
- HD đọc bài theo cặp.
- Gọi đại diện các nhóm đọc bài.
- Bổ sung, biểu dương nhóm đọc tốt.
- Cho HS đọc đồng thanh cả bài
* Tiết 2:
* Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc bài và trả lời câu hỏi
+ Câu 1: Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn? 
- Giảng từ: tận số
+ Câu 2: Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên điều gì? 
+ Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm? 
- Giảng từ: bùi nhùi (dùng máy chiếu)
- Gọi HS đặt câu
+ Câu 4: Chứng kiến cái chết của vượn mẹ bác thợ săn đã làm gì? 
* GD ý thức bảo vệ loài động vật vừa có ích vừa tràn đầy tình nghĩa
- Giảng từ: lẳng lặng, nỏ
+ Câu 5: Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta? 
- Câu chuyện trên nói lên điều gì ? 
* Chốt nội dung bài, gắn bảng phụ
Nội dung : Giết hại thú rừng là tội ác, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường. .
* Hoạt động 3.Hướng dẫn kể chuyện:
- Gọi HS nêu yêu cầu: Dựa vào các tranh sau, kể lại câu chuyện Người đi săn và con vượn theo lời của bác thợ săn: 
- Yêu cầu HS quan sát và nêu nội dung từng bức tranh.
- HD kể chuyện
- Cho HS kể chuyện theo cặp
- HD kể từng đọan, kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- Bổ sung, biểu dương những em kể tốt
4. Củng cố: 
- Câu chuyện trên có ý nghĩa gì?
- Nhận xét ,GDHS sau bài học.
5. Dặn dò:
- Nhắc HS chuẩn bị bài học sau
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- 1 em thực hiện. Nhận xét
- Quan sát tranh, nêu nội dung
- Theo dõi trong SGK
- Nối tiếp đọc từng câu trước lớp
- 1 em nêu: 4 đoạn
- Nêu cách đọc
- 1 em đọc lại
- 8 em nối tiếp đọc bài ( 2 lượt)
- 1 em đọc chú giải SGK.
- Đọc theo cặp, nhận xét.
- Đại diện 4 nhóm đọc bài.
- Nhận xét.
- Đọc đồng thanh cả bài.
- Đọc thầm đoạn 1
+ Con thỏ nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như ngày tận số
- Nghe
- 1 em đọc đoạn 2, dưới lớp đọc thầm
+ HS suy nghĩ trả lời câu hỏi
- Đọc thầm đoạn 3
+ Vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa và đặt lên miệng con. Vượn mẹ nghiến răng giật phắt mũi tên ra rồi hét lên một tiếng thật to rồi ngã xuống.
- Theo dõi
+ 1 HS đặt câu với từ trên.
- Đọc thầm đoạn 4
+ Người đi săn đứng lặng. Hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má. Bác cắn môi, bẻ gãy nỏ và lẳng lặng ra về.
* Khai thác trực tiếp.
- Nghe
+ Phát biểu 
- Suy nghĩ, nêu
- 2 em đọc lại nội dung
- 2 em nêu
- Quan sát tranh, nêu nối tiếp
- Nghe
- Kể chuyện theo cặp
- Kể chuyện theo yêu cầu.
- Nhận xét
- 2 em nêu
- Lắng nghe
- Thực hiện.
Toán: 156 
LUYỆN TẬP CHUNG ( Tr 165)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
- Củng cố về cách thực hiện phép nhân và phép chia số có năm chữ số với (cho) số có một chữ số; giải toán có lời văn.
 2. Kĩ năng:
- Biết thực hiện phép tính và giải toán chính xác
 3. Thái độ: 
- Có ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Bảng phụ bài tập 2	
 - HS : Bảng con
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS làm bảng con : 18 842 : 4
- Nhận xét, sửa chữa.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài: 
2.2. Các HĐ tìm hiểu kiến thức:
- HD làm bài tập:
+ Bài 1: Đặt tính rồi tính
- HD làm bài vào bảng con
- Cho HS nhắc lại cách thực hiện tính nhân, chia.
+ Bài 2: Giải toán 
- Gọi HS nêu bài toán, tóm tắt bài
- HD làm bài vào vở nháp, 1 nhóm làm vào bảng phụ.
- Theo dõi, HD các nhóm làm bài
- Bổ sung, đánh giá, GDHS
+ Bài 3: Giải toán 
+ Bài 4: Trả lời câu hỏi
- Gọi HS đọc đề bài
- HD cách làm từng bài
- Giao nhiệm vụ
- Bổ sung, kết luận, chốt ND cần nhớ
3. Củng cố: 
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học
4. Dặn dò: 
- Nhắc HS chuẩn bị bài học sau.
- HS làm bảng con 
- Lắng nghe
- Nêu yêu cầu bài tập
- HS làm bảng con
- Nhận xét.
- 2 em nêu
- 2 em đọc đề bài
- Phân tích đề bài, nêu dữ kiện của bài
- Làm bài theo nhóm 2
- Nhận xét
- Theo dõi KQ:
+ Đáp số: 210 bạn.
- 2 em đọc
- Nghe
- Làm bài 3 vào vở, HS nhanh làm têm bài 4 ( suy nghĩ, trả lời)
- Chữa bài, nhận xét
- Nghe KQ:
+ Bài 3: Đáp số: 48 cm2.
+ Bài 4: các ngày 15, 22, 29
- Lắng nghe
- Thực hiện.
	 Soạn: Ngày18 / 4 / 2018
Giảng: Chiều thứ hai ngày 23 tháng 4 năm 2018
Chính tả ( NV) : 64 
NGÔI NHÀ CHUNG
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
Nghe- viết chính xác bài “ Ngôi nhà chung”. Làm đúng bài tập chính tả.
 2. Kĩ năng: 
Viết đúng chính tả, đúng cỡ chữ, mẫu chữ, trình bày sạch sẽ.
 3. Thái độ: 
Có ý thức rèn chữ viết
II. Đồ dùng dạy- học:
 - HS : Bảng con
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi 1 HS lên bảng viết, cả lớp viết ra giấy nháp các từ: rong ruổi, thong dong
- Bổ sung.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: 
3.2. Các HĐ tìm hiểu kiến thức.
a. Hoạt động 1. HD viết bảng con
- Gọi HS đọc bài viết
+ Ngôi nhà chung của mọi dân tộc là gì? 
+ Những việc chung mà mọi dân tộc phải làm là gì? 
- Yêu cầu đọc thầm bài và tập viết những từ ngữ dễ viết sai ra bảng con.
- Bổ sung, sửa chữa
b. Hoạt động 2. Hướng dẫn viết vào vở
- Đọc từng cụm từ
- Hướng dẫn soát lại bài
- Bổ sung
c. Hoạt động 3. Hướng dẫn làm bài tập
+ Bài 2: Điền vào chỗ trống:
a. l hay n ?
b. v hay d ? 
- HD làm bài ở VBT
- Bổ sung, giải nghĩa một số từ
* Đáp án: 
a. nương đỗ, nương ngô, lưng đeo gùi
Tấp nập, làm nương, vút lên
b. về, dừng, dừng, vẫn, vừa, vỗ, về, vội vàng, dậy, vụt
3. Củng cố: 
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học
4. Dặn dò:
- Nhắc HS chuẩn bị bài học sau
- Hát.
- HS thực hiện, nhận xét.
- Lắng nghe
- 2 em đọc, lớp đọc thầm
+ Là Trái Đất
+ Bảo vệ hoà bình, bảo vệ môi trường, đấu tranh chống đói nghèo, bệnh tật.
- Tìm và viết ra bảng con:
thế giới, tập quán riêng, môi trường sống
- Nhận xét
- 2 em nhắc lại các y/c khi viết bài
- Nghe, nhẩm viết bài vào vở
- Soát lại bài theo cặp, nhận xét
- Lắng nghe
- Nêu yêu cầu bài tập
- 2 em đọc đoạn văn
- Làm bài vào vở bài tập
- 2 em lên bảng chữa bài, nhận xét
- Theo dõi
- 2 em đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh
- Nghe
- Nghe, thực hiện
Ôn Toán
LUYỆN TẬP CHUNG ( Tr 78)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
- Củng cố về cách thực hiện phép nhân và phép chia số có năm chữ số với (cho) số có một chữ số; giải toán có lời văn.
 2. Kĩ năng:
- Biết thực hiện phép tính và giải toán chính xác
 3. Thái độ: 
- Có ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - HS : Bảng con
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS làm bảng con : 24 903 : 6
- Nhận xét, sửa chữa.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài: 
2.2. Các HĐ tìm hiểu kiến thức:
- HD làm bài tập:
+ Bài 1: Đặt tính rồi tính
- HD làm bài vào bảng con
(củng cố về nhân, chia số có năm chữ số với (cho) số có một chữ số)
- Cho HS nhắc lại cách thực hiện 
+ Bài 2: Giải toán. 
- Gọi HS nêu bài toán, tóm tắt bài
- HD làm bài vào vở nháp, 1 em lên bảng làm
- Bổ sung, đánh giá, GDHS
+ Bài 3: Giải toán (VBT)
+ Bài 4: Trả lời câu hỏi (VBT)
- Gọi HS đọc đề bài
- HD cách làm từng bài
- Giao nhiệm vụ
- Chốt KQ, khắc sâu ND cần nhớ
3. Củng cố: 
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học
4. Dặn dò: 
- Nhắc HS chuẩn bị bài học sau.
- HS làm bảng con, nhận xét. 
- Lắng nghe
- Nêu yêu cầu bài tập
- Làm bài ra bảng con
- Nhận xét.
- 2 em nêu
- 2 em đọc đề bài
- Phân tích đề bài, nêu dữ kiện của bài
- Làm bài theo y/c
- Nhận xét
- Theo dõi KQ:
+ Đáp số: 705 bạn
- 2 em đọc đề bài
- Nghe
- Làm bài vào VBT, nêu kết quả
- Nhận xét
- Nghe
- Theo dõi
- Thực hiện
Ôn Tiếng Việt :
BÀI TẬP CHÍNH TẢ
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- Phân biệt được các chữ s/x; d,r,gi; ch/tr.
 2. Kĩ năng:
	- Biết vận dụng vào làm đúng bài tâp.
 3. Thái độ: 
- Có ý thức tự giác học tập
 II. Đồ dùng dạy – học:
	- HS: Bảng con
 III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài: 
2. Các hoạt động tìm hiểu kiến thức: 
- HD làm bài tập:
+ Bài 1: Điền chữ s/x?
- Viết đề bài:
a, ...ao xuyến, ngôi ...ao, ...ào xáo.
b, trồng ...sắn, xinh ...ắn, dòng ...uối.
- Gọi HS nêu y/c
- HD làm bài vào bảng con
- Bổ sung, kết luận
+ Bài 2: Điền chữ d,r,gi ?
- Viết đề bài:
a. Mẹ em đi ...eo mạ ngoài đồng.
b. Cứ sáng ...a, em thường tập thể dục.
c. ...òng sông chảy ...a biển.
- HD làm bài theo cặp vào vở nháp
- Bổ sung, chốt KQ
+ Bài 3: Thi tìm từ chứa tiếng có âm ch/tr.
- Theo dõi 
- 2 em nêu
- Làm bài, nhận xét
- Theo dõi KQ
- Làm bài, nhận xét
- Theo dõi
- Cho HS chơi theo kiểu tiếp sức, chia làm 2 đội, mỗi đội 6 em.
+ Đội 1, viết các từ chứa tiếng có âm ch.
+ Đội 2, viết các từ chứa tiếng có âm tr.
- HD thi đua trong 3 phút, đội nào viết đúng, nhiều từ hơn thì đội đó thắng.
- Bổ sung, khen ngợi
3. Củng cố:
- Nhận xét chung giờ học 
- Nghe y/c
- Thực hiện theo y/c, nhận xét
- Theo dõi
4. Dặn dò: 
- HD chuẩn bị bài sau. 
- Nghe, thực hiện
	Soạn: Ngày 20 / 4 / 2018
Giảng: Thứ ba ngày 24 tháng 4 năm 2018
Toán: 157 
BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ
(Tiếp theo Tr 166)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- Củng cố về cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
 2. Kĩ năng: 
- Biết vận dụng vào làm bài tập thành thạo.
 3. Thái độ: 
- Có ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy- học
 - GV : Bảng phụ bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra sĩ số lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS làm bảng con. 21 542 x 3
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: 
3.2. Các HĐ tìm hiểu kiến thức.
a. Hoạt động 1: HD tìm hiểu bài.
- Gọi HS đọc đề toán
- HD tóm tắt
Tóm tắt:
35 lít : 7 can
 10 lít : ... can?
- HD các bước thực hiện
+ Tìm số lít mật ong trong mỗi can
+ Tìm số can chứa hết 10 lít mật ong
- HD giải bài toán, ghi bảng
- Cho HS so sánh với dạng tón rút về đơn vị đã học trước đó.
- Chốt nội dung cần nhớ
b. Hoạt động 2: Thực hành:
+ Bài 1: Giải toán
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Cho HS đọc yêu cầu và nêu tóm tắt bài bài toán 
- HD làm bài vào vở nháp
- Bổ sung, chốt KQ
+ Bài 2: Giải toán
- HD tóm tắt bài toán 
 Tóm tắt
24 cúc áo : 4 cái áo
42 cúc áo : ...cái áo?
- HD làm vào vở nháp, 1em lên bảng làm (tự lựa chọn cách giải)
- Bổ sung, kết luận - GDHS
+ Bài 3: Tính giá trị của biểu thức xem cách làm nào đúng, cách làm nào sai?
- HD làm bài vào SGK theo cặp, 1 cặp làm bài vào bang phụ.
- Bổ sung, kết luận
+ Ý a, d là đúng; Ý b, c là sai
4. Củng cố: 
- Nhận xét giờ học
5. Dặn dò:
Nhắc HS chuẩn bị bài học sau.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp
- HS làm bảng con.
- Lắng nghe
- 2 em đọc bài toán
- Nêu dữ kiện của bài
- Trình bày bài giải
Bài giải:
Số lít mật ong trong mỗi can là:
35 : 7 = 5 (lít)
Số can để đựng hết 10 lít mật ong là: 10 : 5 = 2 (can)
 Đáp số : 2 can.
- Nhắc lại các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị
- 2 em nêu
- Nghe
- 1 em đọc bài toán 
- Nêu yêu cầu và tóm tắt bài toán
- Làm bài,1 em lên bảng chữa bài
- Nhận xét
+ Nghe KQ: Đáp số : 3 túi.
- 2 em đọc đề bài
- Nêu các dữ kiện của bài
- 1 em lên bảng chữa bài
- Làm bài và chữa, nhận xét
- Nghe KQ : Đáp số: 7 cái áo.
- 1 em nêu yêu cầu bài tập, nêu cách thực hiện tính giá trị của biểu thức
- Làm bài theo y/c
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Theo dõi
- Thực hiện 
Ôn Toán: 
BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ
(Tiếp theo Tr 80)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- Củng cố về cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
 2. Kĩ năng: 
- Biết vận dụng vào làm bài tập thành thạo.
 3. Thái độ: 
- Có ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV : Bảng phụ bài 3
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu các bước giải bài toán rút về đơn vị ?
- Nhận xét, bổ sung.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài: 
2.2. Các HĐ tìm hiểu kiến thức.
* Hoạt động 1: Thực hành:
+ Bài 1: Giải toán
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Cho HS đọc yêu cầu và nêu tóm tắt bài bài toán 
- HD làm bài vào vở nháp
- Bổ sung, chốt KQ
+ Bài 2: Giải toán
- HD tóm tắt bài toán 
 Tóm tắt
5 phòng : 20 cái quạt
24 cái quạt : ...phòng?
- HD làm vào vở nháp, 1em lên bảng làm (tự lựa chọn cách giải)
- Bổ sung, kết luận - GDHS
+ Bài 3: Tính giá trị của biểu thức xem cách làm nào đúng, cách làm nào sai?
- HD làm bài vào SGK theo cặp, 1 cặp làm bài vào bang phụ.
- Bổ sung, kết luận
+ Ý a dòng 1 là đúng; Ý b dòng 2 đúng
3. Củng cố: 
- Nhận xét giờ học
4. Dặn dò:
Nhắc HS chuẩn bị bài học sau.
- HS nêu.
- Lắng nghe
- 1 em đọc bài toán 
- Nêu yêu cầu và tóm tắt bài toán
- Làm bài,1 em lên bảng chữa bài
- Nhận xét
+ Nghe KQ: Đáp số : 5 hộp.
- 2 em đọc đề bài
- Nêu các dữ kiện của bài
- 1 em lên bảng chữa bài
- Làm bài và chữa, nhận xét
- Nghe KQ : Đáp số: 6 phòng.
- 1 em nêu yêu cầu bài tập, nêu cách thực hiện tính giá trị của biểu thức
- Làm bài theo y/c
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Theo dõi
- Thực hiện 
Tự nhiên và Xã hội: Tiết 63 
NGÀY VÀ ĐÊM TRÊN TRÁI ĐẤT
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Biết sử dụng mô hình để nói về hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất. 
 - Biết được mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng.
 2. Kĩ năng:
 - Hiểu một ngày có 24 giờ.
 3. Thái độ: 
 - Thích tìm hiểu khoa học và yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV : Máy chiếu ,quả địa cầu ( HĐ 1)
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
 - Y/c HS trả lời câu hỏi:
 + Tại sao nói Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất?
 + Hãy nêu độ lớn của Trái Đất so với Mặt Trăng, Trái Đất so với Mặt Trời.
 - Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài :
2.2. Các hoạt động tìm hiểu kiến thức.
* Hoạt động 1: Quan sát tranh theo cặp.
- Y/c HS quan sát máy chiếu, thảo luận câu hỏi: Tại sao bóng đèn không chiếu sáng được toàn bộ bề mặt quả địa cầu ?
 + Khoảng thời gian phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì ?
 + Khoảng thời gian phần Trái Đất không được chiếu sáng gọi là gì ?
 *KL: Trái Đất của chúng ta hình cầu nên mặt trời chỉ chiếu sáng một phần. Khoảng thời gian được mặt trời chiếu sáng là ban ngày, phần còn lại không được chiếu sáng là ban đêm.
- Y/c HS tìm vị trí của Hà Nội và La-ha-ba-na trên quả địa cầu.
- Hiểu: Khi Hà Nội là ban ngày thì ở La-ha-ba-na 
( Cu Ba) là ban đêm.
 *Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm.
- Chia lớp làm hai nhóm, mỗi nhóm có 1 quả địa cầu và một đèn pin.
- Hướng dẫn HS thực hành (như SGK).
 * KL: SGK
* Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp.
- Quay quả địa cầu đúng một vòng theo chiều quay ngược kim đồng hồ và nói: (thời gian để trái Đất quay quanh mình nó được quy ước là một ngày).
+ Một ngày có bao nhiêu giờ?
+ Nếu Trái Đất ngừng quay quanh mình nó thì điều gì sẽ xảy ra? 
- Nhận xét. KL: Một phần Trái Đất luôn luôn được chiếu sáng, ban ngày sẽ kéo dài mãi mãi ; còn phần kia sẽ mãi mãi là ban đêm.
3. Củng cố:
 - GV hệ thống bài, nhận xét giờ học.
4. Dặn dò:
 - HD về học bài, xem trước bài 64.
- HS trả lời, nhận xét.
Quan sát máy chiếu, thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi.
- Đại diện các nhóm trình bày. 
- Lắng nghe.
- HS thực hiện.
- Thực hành theo nhóm.
- HS thực hành trước lớp, nhận xét.
- Quan sát - Lắng nghe.
- HS nêu lại kết luận.
- Quan sát, trả lời
+ Một ngày có 24 giờ.
- HS phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- HS đọc phần kết luận trong SGK.
- Nghe.
- Nghe.
Soạn: Ngày 20 / 4 / 2018
Giảng: Chiều thứ ba ngày 23 tháng 4 năm 2018
Tập viết : 32 
ÔN CHỮ HOA X
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
- Củng cố cách viết chữ hoa X thông qua bài tập ứng dụng.
 2. Kĩ năng: 
- Viết được chữ hoa X đúng mẫu, cỡ chữ, trình bày bài sạch sẽ
 3. Thái độ: 
- Có ý thức rèn chữ viết, cẩn thận khi viết bài
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Mẫu chữ X, từ và câu ứng dụng.	
 - HS : Bảng con, vở
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi HS lên bảng viết, cả lớp viết ra bảng con 
- Nhận xét, chữa bài
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
 3.2. Các hoạt động tìm hiểu kiến thức.
a. Hoạt động 1. HD viết 
* Luyện viết chữ hoa
- Giới thiệu chữ hoa Đ, X, T
* Gắn mẫu chữ
- Cho HS quan sát chữ mẫu, yêu cầu nhận xét
- Viết mẫu lên bảng, vừa viết vừa nêu cách viết
* Gắn từ ứng dụng
* Luyện viết từ ứng dụng
- Giới thiệu từ ứng dụng 
- Hướng dẫn cách viết
* Luyện viết câu ứng dụng
- Giúp HS hiểu ý nghĩa của câu ứng dụng 
- Nhận xét chung
b. Hoạt động 2. Hướng dẫn viết vào vở
- Nêu yêu cầu viết, nhắc nhở cách cầm bút, tư thế ngồi viết đúng
- Cho HS viết bài vào vở
- Quan sát, giúp đỡ những em viết yếu
* Chữa bài: 
- Nhận xét 5,6 bài
3. Củng cố : 
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học.
4. Dặn dò:
- Nhắc HS về nhà viết bài ở nhà.
- Hát
- 1 em lên bảng viết, cả lớp viết ra bảng con chữ hoa : V, Văn Lang
- Lắng nghe
- 1em đọc các chữ hoa cần viết trong bài
- Quan sát chữ hoa, nhận xét cách viết
- Theo dõi, viết chữ hoa X vào bảng con
- Đọc từ ứng dụng
+ Đồng Xuân là tên một chợ có từ lâu đời ở Hà Nội, đây là nơi buôn bán rất sầm uất. 
- Đọc câu ứng dụng
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.
- Nêu ý nghĩa câu ứng dụng
+ Đề cao vẻ đẹp của tính nết con người so với vẻ đẹp hình thức 
- Viết từ ứng dụng vào bảng con : Tốt, xấu
- Nghe
- Viết bài vào vở 
- Nghe
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Đạo đức: 32
ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC TỈNH TUYÊN QUANG 
(TIẾT 1)
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : - Nêu được tên các dân tộc đang sinh sống tại Tuyên Quang.
- Biết được một số nét văn hóa đặc trưng của một số dân tộc ở TQ.
 - Biết được vì sao phải đoàn kết giữa các dân tộc.
 2. Kỹ năng: 
- Thực hiện đoàn kết, thân ái với các bạn thuộc các dân tộc khác nhau ở trường, lớp và địa phương.
 3. Thái độ: 
- Tôn trọng, giữ gìn truyền thống đoàn kết các dân tộc trong thôn xóm, xã, phường, tỉnh nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
II. Đồ dùng dạy học :
- GV : Máy chiếu( HĐ1).
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài mới:
1.1, GV giới thiệu ... ghi đầu bài. 
- Lắng nghe 
1.2, Các hoạt động tìm hiểu kiến thức
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu về các dân tộc sinh sống tại Tuyên Quang.
+ Cho HS quan sát máy chiếu ,nhận xét về 1 số dân tộc (Tày, Nùng, Dao, Sán cháy, Sán dìu, Mông, Kinh, Thái, Mường , Hoa ).
- Quan sát, nhận xét.
Bước 1: GV chia HS thành 4 nhóm nhỏ.
- Thảo luận nhóm 5.
- Giao cho mỗi nhóm các em quan sát và trả lời câu hỏi “Hãy kể tên các dân tộc em vừa quan sát".
Bước 2: Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến, ghi vào phiếu học tập.
- Các nhóm làm bài theo yêu cầu.
Bước 3: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận; Các nhóm khác bổ sung.
- Đại diện các nhóm trình bày KQ thảo luận; Các nhóm khác bổ sung.
Bước 4: Kết luận (máy chiếu )
- Tuyên Quang là một tỉnh miền núi có 22 dân tộc khác nhau cùng sinh sống, đông nhất là người Kinh chiếm gần một nửa dân số của tỉnh. Ngoài ra còn các dân tộc thiểu số khác như người Tày, Nùng, Dao, Sán cháy, Sán Dìu, Mông, Thái, Hoa, Mường, Ê đê - Khơ Mú Mỗi dân tộc có một đặc trưng riêng về trang phục và bản sắc dân tộc nhưng đều là anh em chung sống hạnh phúc đoàn kết cùng nhau xây dựng quê hương Tuyên Quang đẹp giàu, chúng ta phải giữ gìn tình đoàn kết các dân tộc bền vững.
- Lắng nghe.
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu về bản sắc văn hóa và tình đoàn kết giữa các dân tộc.
B1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm tìm hiểu về bản sắc văn hóa của 1 dân tộc.
- Chia lớp làm 5 nhóm.
Bước 2: Thảo luận trình bày ra giấy A4.
- Thảo luận nhóm 5.
Bước 3: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung. 
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác bổ sung.
4: Giáo viên kết luận:
Mỗi dân tộc có tiếng nói, trang phục, phong tục tập quán riêng. Chúng ta cần tôn trọng và giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc.
- Chú ý lắng nghe.
2. Củng cố: 
- Nhắc lại nội dung bài ? - NX tiết học.
- 1 HS nhắc lại ND.
3. Dặn dò:
- Dặn HS chuẩn bị bài giờ học sau.
- Lắng nghe.
Ôn Tiếng Việt :
ÔN TẬP LÀM VĂN
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- Củng cố về chủ đề bảo vệ môi trường
 2. Kĩ năng:
	- Biết nói, viết một số câu về việc đã làm để bảo vệ MT.
 3. Thái độ: 
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường sống.
 II. Đồ dùng dạy – học:
	- HS: Bảng con
 III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài: 
2. Các hoạt động tìm hiểu kiến thức: 
- HD làm bài tập:
+ Bài 1: Kể về một số việc em đã làm để BVMT.
- Viết đề bài:
- Nêu một số câu gợi ý
- HD tập nói trong nhóm
- Gọi HS trình bày 
- Bổ sung, kết luận
+ Bài 2: Viết những điều đã kể ở trên thành một đoạn văn ngắn (7>10 câu)
- Viết đề bài:
- HD viết bài vào vở 
- Gọi HS trình bày
- Bổ sung, khen HS viết tốt - GDHS
- Theo dõi 
- 2 em nêu
- Nghe
- Thực hiện theo nhóm 5
- Đại diện một số nhóm trình bày
- Nhận xét
- Đọc nhẩm, viết vào vở
- Làm bài cá nhân
- Nối tiếp trình bày trước lớp
- Nhận xét
- Theo dõi
3. Củng cố:
- Nhận xét chung giờ học 
- Nghe 
4. Dặn dò: 
- HD chuẩn bị bài sau. 
- Nghe, thực hiện
	Soạn: Ngày 24/ 4/ 2018
Giảng: Thứ tư ngày 25 tháng 4 năm 2018
Toán: 158 
LUYỆN TẬP ( Tr 167)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
Củng cố cách giải bài toán lên quan đến rút về đơn vị.
 2. Kĩ năng: 
Biết vận dụng kiến thức vào giải toán và tính giá trị của biểu thức.
 3. Thái độ: 
Có ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Bảng phụ làm bài tập 3
 - HS : bảng con
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ:
+ Cho HS làm bảng con
18 : 3 x 2 = 
- Bổ sung, đánh giá.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: 
3.2. Các HĐ tìm hiểu kiến thức.
- HD làm bài tập:
+ Bài 1: Giải toán
- Gọi HS đọc đề bài, HD tóm tắt
- HD làm bài vào vở nháp
- Bổ sung, kết luận
+ Bài 2: Giải toán
- HD tìm hiểu bài, HD tóm tắt
- HD làm bài 
- Chốt KQ, GDHS khi ra xếp hàng cần nghiêm túc.
+ Bài 3: Mỗi số trong ô vuông là giá trị của biểu thức nào ?
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Cho HS làm bài theo cặp vào SGK, 1 cặp làm vào bảng phụ.
- Chốt KQ, khắc sâu KT cần nhớ
4. Củng cố:
- Nhận xét chung giờ học
5. Dặn dò:
- Nhắc HS chuẩn bị bài học sau 
- Hát
- HS làm bảng con, nhận xét
- Theo dõi
- Lắng nghe
- 1 em đọc bài tập, nêu tóm tắt
- Làm bài, 1 em lên chữa
- Nhận xét
- Theo dõi KQ: Đáp số : 5 hộp đĩa.
- Đọc thầm bài tập 2, nêu tóm tắt
- Làm bài tập vào vở
- 1 em lên bảng chữa
- Nhận xét
- Nghe KQ: Đáp số: 12 hàng.
- 2 em đọc yêu cầu bài tập
- Làm bài, chữa 
- Nhận xét
- Nghe
- Nghe
- Thực hiện.
Tập đọc: 95 
CUỐN SỔ TAY
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
- Nắm được một số từ mới: sổ tay, chuyện lí thú, Va-ti-căng
 - Hiểu: Biết cách ứng xử đúng: Không tự tiện xem sổ tay của người khác.
 2. Kĩ năng: 
- Đọc trôi chảy toàn bài, đọc bài với giọng vui, hồn nhiên. Đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Trả lời được các câu hỏi SGK
 3. Thái độ: 
- Có ý thức tôn trọng chuyện riêng của người khác.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Máy chiếu (GT bài, HD ngắt nghỉ, bảng phụ ghi nội dung bài).
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi HS đọc bài: Người đi săn và con vượn. Trả lời câu hỏi về nội dung bài
- Bổ sung, đánh giá.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài: 
2.2. Các hoạt động tìm hiểu kiến thức.
 * Hoạt động 1: Luyện đọc
a. Đọc mẫu, tóm tắt nội dung, hướng dẫn cách đọc.
b. HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- HD đọc từng câu (theo dõi, sửa sai cho HS)
- HD đọc từng đoạn trước lớp
+ HD chia đoạn
+ Hướng dẫn đọc ngắt nghỉ, nhấn giọng đúng trên máy chiếu.
Nhưng Va-ti-căng còn nhỏ hơn:// Quốc gia đặc biệt này / rộng chưa bằng một phần năm Mô-na-cô.//
+ HD đọc nối đoạn
+ Giúp HS hiểu các từ chú giải cuối bài
- HD đọc bài theo cặp
+ Gọi HS thi đọc 
+ Bổ sung, biểu dương nhóm đọc tốt
- Cho HS đọc đồng thanh cả bài
* Hoạt động 2. HD tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc và trả lời câu hỏi
+ Câu 1: Thanh dùng sổ tay để làm gì? 
- Giảng từ: sổ tay
+ Câu 2: Hãy nói một vài điều lí thú ghi trong cuốn sổ tay của Thanh? 
- Giảng từ: chuyện lí thú, Va-ti-căng
+ Câu 3: Vì sao Lân khuyên Tuấn không tự ý xem sổ tay của bạn? 
- Chốt lại ND giáo dục HS không tự ý xem sổ tay, nhật kí của người khác.
- Em hiểu được điều gì qua bài học hôm nay?
- Chốt, gắn bảng phụ ghi nội dung :
 Biết cách ứng xử đúng: Không tự tiện xem sổ tay của người khác.
* Hoạt động 3. HD luyện đọc lại:
- Hướng dẫn đọc phân vai theo nhóm 4
- Mời 2 nhóm thi đọc phân vai trước lớp
- Bổ sung, biểu dương những em đọc tốt
3. Củng cố: 
- Nhận xét giờ học - GDHS
4. Dặn dò:
- Nhắc HS chuẩn bị bài học sau
- 1 em thực hiện. Nhận xét
- Nghe
- Theo dõi trong SGK
- Nghe
- Nối tiếp đọc từng câu trước lớp.
- Chia 4 đoạn.
- Nêu cách ngắt nghỉ. 1 HS đọc lại.
- 8 em nối tiếp đọc (2 lượt).
- 2 em đọc nối chú giải ở cuối bài
- Đọc, nhận xét
- Đại diện 4 cặp thi đọc
- Nhận xét
- Đọc đồng thanh
- Đọc thầm bài
+ Thanh dùng cuốn sổ tay để ghi nội dung cuộc họp, công việc cần làm, những chuyện lý thú.
- Nghe
+ Có những điều rất lý thú như: tên nước nhỏ nhất, nước lớn nhất, nước ít dân nhất, nước có số dân đông nhất.
- Nghe
- HS suy nghĩ trả lời
- Nghe
- Suy nghĩ, nêu nội dung bài.
- 2 em đọc 
- Đọc phân vai trong nhóm
- Thi đọc theo y/c. Nhận xét
- 2 em nhắc lại nội dung bài, lắng nghe
- Thực hiện.
LUYỆN ĐỌC 
CUỐN SỔ TAY
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: - Biết cách ứng xử đúng: Không tự tiện xem sổ tay của người khác.
 2. Kĩ năng: 
- Đọc trôi chảy toàn bài, đọc bài với giọng vui, hồn nhiên. Đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Trả lời được các câu hỏi SGK
 3. Thái độ: 
- Có ý thức tôn trọng chuyện riêng của người khác.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: sgk).
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Không KT
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài: 
2.2. HD học sinh luyện đọc.
 * Hoạt động 1: Luyện đọc
a. Đọc mẫu, tóm tắt nội dung, hướng dẫn cách đọc.
b. HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- HD đọc từng câu (theo dõi, sửa sai cho HS)
- HD đọc từng đoạn trước lớp
+ HD chia đoạn
+ Hướng dẫn đọc ngắt nghỉ, nhấn giọng đúng trên máy chiếu.
Nhưng Va-ti-căng còn nhỏ hơn:// Quốc gia đặc biệt này / rộng chưa bằng một phần năm Mô-na-cô.//
+ HD đọc nối đoạn
+ Giúp HS hiểu các từ chú giải cuối bài
- HD đọc bài theo cặp
+ Gọi HS thi đọc 
+ Bổ sung, biểu dương nhóm đọc tốt.
- Cho HS đọc đồng thanh cả bài
* Hoạt động 2. HD luyện đọc lại:
- Hướng dẫn đọc phân vai theo nhóm 4
- Mời 2 nhóm thi đọc phân vai trước lớp
- Bổ sung, biểu dương những em đọc tốt
3. Củng cố: 
- Nhận xét giờ học - GDHS
4. Dặn dò:
- Nhắc HS chuẩn bị bài học sau
- Nghe
- Theo dõi trong SGK
- Nghe
- Nối tiếp đọc từng câu trước lớp.
- Chia 4 đoạn.
- Nêu cách ngắt nghỉ. 1 HS đọc lại.
- 8 em nối tiếp đọc (2 lượt).
- 2 em đọc nối chú giải ở cuối bài
- Đọc, nhận xét
- Đại diện 4 cặp thi đọc
- Nhận xét
- Đọc đồng thanh
- Đọc phân vai trong nhóm
- Thi đọc theo y/c. Nhận xét
- 2 em nhắc lại nội dung bài, lắng nghe
- Thực hiện.
Soạn: Ngày 23 / 4 / 2018
Giảng: Sáng Thứ năm ngày 26 tháng 4 năm 2018
Luyện từ và câu: 32 
ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI BẰNG GÌ ?
DẤU CHẤM, DẤU HAI CHẤM
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- Ôn luyện về dấu chấm, bước đầu học cách dùng dấu hai chấm. Đặt và trả lời câu hỏi bằng gì ? Xác định được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Bằng gì ?
 2. Kĩ năng: 
- Vận dụng bài học vào làm tốt các bài tập.
 3. Thái độ: 
- Có ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy- h

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_32_nam_hoc_2018_2019.doc