Giáo án điện tử Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 6 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hồng Loan

Giáo án điện tử Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 6 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hồng Loan

Bài 3: HAI BÀN TAY EM (tiết 1+tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Hát một bài hát về đôi bàn tay và trao đổi được về ích lợi của đôi bàn tay; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài

- Hiểu được nội dung bài: Bạn nhỏ rất yêu quý đôi bàn tay xinh đẹp của mình vì đôi bàn tay như người bạn, giúp bạn nhỏ làm rất nhiều việc có ích.

- Tìm đọc một văn bản thông tin về thiếu nhi, viết được Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn cách em tìm bài đã đọc.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất:

Trách nhiệm, yêu nước, nhân ái.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- Tranh ảnh, video clip, lời một bài hát về đôi bàn tay.

- Bảng phụ ghi ba khổ thơ đầu.

- HS: mang theo sách, báo có văn bản thông tin về thiếu nhi và Phiếu đọc sách đã ghi chép về truyện đã đọc.

 

docx 32 trang Đăng Hưng 26/06/2023 2160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 6 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hồng Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN 6 LỚP 3C
 NĂM HỌC: 2022- 2023 
****************************
 Thứ
Ngày
Buổi
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Hai
10/10
Chiều
1
TV (tiết 1)
Hai bàn tay em (tiết 1)
2
TV (tiết 2)
Hai bàn tay em (tiết 2)
3
Toán
Tính giá trị của biểu thức (tiếp theo)
4
Mĩ thuật
GV chuyên
5
SHĐT
Chủ điểm: Tôn sư trọng đạo, hướng về Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
Ba
11/10
Chiều
1
TV (tiết 3)
Đường đến trường ( (tiết 3)
2
Tiếng Anh
GV chuyên
3
Tiếng Anh
GV chuyên
4
Âm nhạc
GV chuyên
5
Toán
Tính giá trị của biểu thức (tiếp theo)
Tư
12/10
Chiều
1
TV (tiết 4)
Nhận diện so sánh (tiết 4)
2
TV (tiết 5)
Lớp học cuối đông (tiết 1)
3
Toán
Làm tròn số
4
Thể dục
GV chuyên
5
HĐTN
Nghe nói chuyện về an toàn giao thông (tiết 1)
Năm
13/10
Chiều
1
Đạo đức
Em ham học hỏi (tiết 2)
2
TV (tiết 6)
Nói câu thể hiện cảm xúc (tiết 2)
3
Toán
Làm quen với chữ số la mã
4
TNXH
Chúng em tham gia các hđxh ở trường (tiết 1)
5
HĐTN
Nghe nói chuyện về an toàn giao thông (tiết 2)
Sáu
14/10
Chiều
1
TV (tiết 7)
Viết sáng tạo: viết về một cuốn sách em thích (tiết 3)
2
Toán
Em làm được những gì? (Tiết 1)
3
TNXH
Chúng em tham gia các hđxh ở trường (tiết 2)
4
5
SHL (HĐTN)
Nghe nói chuyện về an toàn giao thông (tiết 3)
 Giáo viên chủ nhiệm
TUẦN 6: Thứ hai, ngày 10 tháng 10 năm 2022 
TIẾNG VIỆT
Bài 3: HAI BÀN TAY EM (tiết 1+tiết 2) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Hát một bài hát về đôi bàn tay và trao đổi được về ích lợi của đôi bàn tay; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài
- Hiểu được nội dung bài: Bạn nhỏ rất yêu quý đôi bàn tay xinh đẹp của mình vì đôi bàn tay như người bạn, giúp bạn nhỏ làm rất nhiều việc có ích.
- Tìm đọc một văn bản thông tin về thiếu nhi, viết được Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn cách em tìm bài đã đọc.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất:
Trách nhiệm, yêu nước, nhân ái.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- Tranh ảnh, video clip, lời một bài hát về đôi bàn tay.
- Bảng phụ ghi ba khổ thơ đầu.
- HS: mang theo sách, báo có văn bản thông tin về thiếu nhi và Phiếu đọc sách đã ghi chép về truyện đã đọc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TIẾT 1 + 2
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Nêu được phỏng đoán về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho học sinh múa hát bài hát “Đôi bàn tay”.
- GV hỏi HS ích lợi về đôi bàn tay của mình.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV cho HS xem tranh và dẫn dắt vào bài mới: Hai bàn tay em.
- HS tham gia múa hát.
- HS lắng nghe, suy nghĩ và trả lời.
- HS quan sát tranh minh họa, đọc tên bài và phỏng đoán nội dung bài đọc.
2. Hoạt động: Khám phá và luyện tập.
- Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài
- Bạn nhỏ rất yêu quý đôi bàn tay xinh đẹp của mình vì đôi bàn tay như người bạn, giúp bạn nhỏ làm rất nhiều việc có ích.
 - Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
- GV đọc mẫu: Đọc với giọng trong sáng, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ vẻ đẹp, hoạt động của đôi bàn tay, ngắt nhịp 2/2 hoặc 1/3. 
- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nhịp một số dòng thơ, cụ thể ngắt nhịp 2/2 hay 1/3.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia khổ: (5 khổ)
+ Khổ 1: Từ đầu đến Cánh tròn ngón xinh.
+ Khổ 2:Tiếp theo đến Hoa ấp cạnh lòng.
+ Khổ 3: Tiếp theo đến Tóc ngời ánh mai.
+ Khổ 4: Tiếp theo đến Từng hàng giăng giăng.
+ Khổ 5: Tiếp theo đến hết
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Luyện đọc từ khó: ấp, giăng giăng, thủ thỉ 
- GV hướng dẫn cách ngắt nhịp một số dòng thơ.
Tay em/ đánh răng/
Răng/ trắng hoa nhài.//
Tay em/ chải tóc/
Tóc/ ngời ánh mai.//
Giờ/ em ngồi học/
Bàn tay/ siêng năng/
Nở hoa/ trên giấy/
Từng hàng/ giăng giăng.//
- Giải nghĩa từ khó hiểu: 
Giăng giăng: dàn ra theo hàng ngang
Ấp: áp bàn tay vào lòng
Thủ thỉ: nói nhỏ, vửa đủ nghe, để thổ lộ tình cảm
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 5.
- GV nhận xét các nhóm.
2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu 
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong SGK. GV nhận xét, tuyên dương.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Trong khổ thơ đầu, hai bàn tay của bạn nhỏ được so sánh với hình ảnh nào?
+ Câu 2: Hai bàn tay thân thiết với bạn nhỏ như thế nào?
+ Câu 3: Em thích nhất hình ảnh nào trong bài? Vì sao?
+ Câu 4: Nói về những việc em nên làm để giữ gìn đôi bàn tay?
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV chốt nội dung bài đọc: Bạn nhỏ rất yêu quý đôi bàn tay xinh đẹp của mình vì đôi bàn tay như người bạn, giúp bạn nhỏ làm rất nhiều việc có ích.
2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại và học thuộc lòng.
- GV đọc lại toàn bài.
- GV yêu cầu học sinh xác định được giọng đọc, nhịp thơ và một số từ ngữ cần nhấn giọng trên cơ sở hiểu nội dung bài thơ.
- GV yêu cầu HS luyện đọc 2-3 khổ thơ em thích trong nhóm, trước lớp và học thuộc lòng bằng cách tự nhẩm thuộc, xóa dần hay thay chữ bằng hình.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe cách đọc.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS quan sát
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS đọc từ khó.
- 2-3 HS cả khổ thơ
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc theo nhóm 5.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:
+ Được so sánh với những nụ hồng, những ngón tay xinh
+ Buổi tối: hai hoa ngủ cùng bé 
=> Buổi sáng: tay giúp bé đánh răng 
+ HS phát biểu suy nghĩ của mình, VD: 
Khổ 1: vì bàn tay bé tả đẹp như nụ hồng.
Khổ 2: vì tay bé luôn ở cạnh nhau , cả lúc bé ngủ tay cũng ấp ôm lòng bé thật thân thiết và tình cảm .
Khổ 3: vì tay bé thật có ích giúp bé đánh răng , trải tóc , 
Khổ 4: vì tay làm cho chữ nở hoa trên giấy 
Khổ 5: Tay như người bạn tâm tình cùng bé 
+ HS trả lời theo ý thích.
- HS nêu theo hiểu biết của mình.
- 2-3 HS nhắc lại
- HS lắng nghe.
- HS trả lời
- HS học thuộc lòng khổ thơ mình thích.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
3. Đọc mở rộng - Đọc một bài đọc về thiếu nhi
- Mục tiêu:
- Tìm đọc một văn bản thông tin về thiếu nhi, viết được Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn cách em tìm bài đã đọc.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
3.1. Hoạt động 1: Viết Phiếu đọc sách 
- GV yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc sách bài đọc em đã đọc ở nhà (hay ở thư viện) một bài đọc về thiếu nhi. Khi viết lưu ý những thông tin chính sau khi đọc bài: tên bài đọc, tên sách, báo có bài đọc, tên tác giả, nội dung chính của bài đọc.
+ Trang trí Phiếu đọc sách đơn giản theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung văn bản thông tin.
3.2. Hoạt động 2: Chia sẻ Phiếu đọc sách
- GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ về cách em tìm bài đã đọc: tìm trong sách, báo hay tìm trên internet. 
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS viết vào phiếu đọc sách.
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe.
- HS chia sẻ văn bản cho các bạn trong nhóm cùng đọc.
- HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp hay dán vào Góc sáng tạo của lớp.
4. Vận dụng:
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV cho học sinh chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn”
Câu 1: Nêu lại nội dung bài đọc “Hai bàn tay em”.
Câu 2: Đôi bàn tay em có gì đặc biệt. Hãy chia sẻ với bạn.
Câu 3: Thi đọc thuộc lòng khổ thơ mình thích?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS tham gia chơi trò chơi và trả lời các câu hỏi.
-HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN 
TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC (tiếp theo)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Tính giá trị của biểu thức số có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia có đến hai dấu phép tính và không có dấu ngoặc.
- Vận dụng để giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến tính toán. 
2. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất: trách nhiệm, yêu nước, nhân ái. 
Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: tranh SGK
- HS: SGK, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: đàm thoại
c. Hình thức: nhóm đôi
- HS quan sát bức tranh gặt lúa.
- GV giới thiệu ngắn gọn: Vào mùa gặt, người ta có thể dùng máy để gặt lúa.
+ Máy sẽ gặt, đập rồi đóng lúa vào bao.
+ Sau đó máy cuộn rơm thành các bó rơm có dạng hình gì?
GV tổng kết:
+ Có 3 đống rơm, mỗi đống rơm có 5 bó 5 được lấy 3 lần 5 × 3
+ Có 2 bó rơm lẻ và 5 × 3 bó rơm 2 + 5 × 3
- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.
- HS nhóm đôi quan sát các bó rơm, viết biểu thức tính tất cả số bó rơm trên thửa ruộng.
- HS có thể viết theo các cách khác nhau
- Lắng nghe
- Mở vở ghi bài
2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (27 phút)
2.1 Hoạt động 1 (12 phút): Khám phá
a. Mục tiêu: Hình thành quy tắc tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia có đến hai dấu phép tính.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề. 
c. Hình thức: Cá nhân - Lớp
- GV: Để tính số bó rơm có tất cả, ta tính giá trị của biểu thức 2 + 5 × 3.
- GV giới thiệu thứ tự thực hiện các phép tính (vừa nói vừa viết bảng):
Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia:
ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.
- GV hướng dẫn tính giá trị của biểu thức và trình bày
+ Biểu thức này có mấy dấu phép tính? 
+ Ta tính theo thứ tự nào? 
+ Trình bày như sau (GV viết trên bảng lớp)
2 + 5 × 3 = 2 + 15
 = 17
- Lưu ý, cũng có thể trình bày như sau:
2 + 5 × 3
= 2 + 15
= 17
- GV gọi hs nêu kết quả.
+ Có tất cả bao nhiêu bó rơm? 
+ GV yêu cầu hs đếm các bó rơm trong bức tranh để kiểm tra.
+ Nếu làm theo thứ tự từ trái sang phải thì kết quả là bao nhiêu bó rơm?
– HS nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính. 
HS quan sát
- HS trả lời
+ (Hai dấu phép tính: cộng và nhân.)
+ (Nhân trước, cộng sau.)
- HS viết trên bảng con.
+ HS nói: 17 là giá trị của biểu thức 2 + 5 × 3.
+ 17 bó rơm
+ 21 bó Sai
+ HS có thể nói ngắn gọn: Nhân, chia trước; cộng, trừ sau.)
2.2 Hoạt động 2 (15 phút): Thực hành
a. Mục tiêu: Vận dụng để giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến tính toán.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Phương pháp thực hành, đàm thoại, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
c. Hình thức: Cá nhân - Cặp - Lớp
Bài 1: 
- Quan sát và giúp đỡ HS trình bày và thực hiện đúng theo thứ tự
Bài 2:
- GV nhóm đôi HS đọc yêu cầu, thảo luận tìm cách giải thích.
- Khi sửa bài, HS giải thích vì sao đúng hoặc sai.
a) Đúng (chỉ có cộng, trừ từ trái sang phải).
b) Đúng (chỉ có nhân, chia từ trái sang phải).
c) Sai (50 không là giá trị của biểu thức;
cộng và nhân nhân trước, cộng sau giá trị của biểu thức là 18).
Vui học
- GV yêu cầu HS quan sát tranh
- HS làm vào vở và trình bày kết quả.
- GV tổng kết.
- GV lưu ý HS: Nếu có quá nhiều quả cà chua không đếm xuể; nếu các phép tính phức tạp không tính nhẩm được; khi đó việc viết biểu thức rồi tìm giá trị của biểu thức sẽ rất hữu ích.
- HS đọc yêu cầu, thực hiện cá nhân rồi chia sẻ nhóm đôi.
- Khi sửa bài, HS trình bày thứ tự thực hiện các phép tính.
Dự kiến kết quả:
a) 80 – 2 × 7 = 80 – 14
 = 66
b) 35 + 12 : 2 = 35 + 6
 = 41
c) 45 : 5 – 9 = 9 – 9
 = 0
- HS đọc yêu cầu, thảo luận nhóm đôi.
- HS báo cáo kết quả trước lớp
a) Đúng 
b) Đúng 
c) Sai
- HS nhận xét - bổ sung
- HS có nhiều cách để làm bài (đếm, nhân và cộng).
- HS báo cáo kết quả trước lớp.
9 + 5 × 7 = 9 + 35
 = 44.
Có tất cả 44 quả cà chua.
* Hoạt động nối tiếp: (3 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Phương pháp đàm thoại. 
c. Hình thức: Cá nhân 
- HS nói thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức:
- 1 số học sinh nhắc lại.
- Về nhà xem lại bài chuần bị bài “ Tính giá trị của biểu thức (tiếp theo)
”
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ ba, ngày 11 tháng 10 năm 2022
TIẾNG VIỆT
Nghe-viết: ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG ( (tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Nghe - viết đúng đoạn Đường đến trường, phân biệt d/gi; ay/ây; uôc/uôt.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các bài tập trong SGK.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm việc trong nhóm để trả lời câu hỏi trong bài.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS nhảy múa bài “Baby Share” để khởi động bài học.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia múa hát.
- HS lắng nghe.
2. Viết
- Mục tiêu:
+ Nghe - viết đúng đoạn Đường đến trường.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Nghe-viết
- GV yêu cầu HS đọc lại đoạn Đường đến trường.
- GV đặt câu hỏi về nội dung đoạn viết:
+ Bạn nhỏ và các bạn thường làm gì trên đường đi học?
+ Bạn nhỏ phát hiện những điều gì trên cây gạo trước cửa đền Ngọc Sơn?
- GV cho HS đánh vần một số tiếng/từ ngữ khó đọc, dễ viết sai do ảnh hưởng của địa phương.
- GV đọc bài.
- GV đọc lại bài.
- GV chấm một số bài, nhận xét tuyên dương.
2.2. Phân biệt d/gi
- GV hướng dẫn HS đọc yêu cầu BT2.
- GV tổ chức cho Hs chơi trò chơi Tiếp sức.
- GV giải nghĩa từ
- GV nhận xét, khen thưởng
2.3. Phân biệt ay/ây hay uôc/uôt (kĩ thuật Khăn trải bàn)
- GV hướng dẫn HS làm BT (3)
- GV cho HS thảo luận nhóm bằng kĩ thuật Khăn trải bàn
- GV cho HS chữa bài thông qua trò chơi Truyền điện
- GV giải nghĩa từ
- GV nhận xét bài làm, tuyên dương.
- Bạn nhỏ và các bạn thường chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường.
- Bạn nhỏ phát hiện bông hoa gạo đầu tiên nở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn.
- HS đọc: tíu tít, đuổi...
HS viết bài.
HS tự soát lại bài.
HS đổi bài viết cho nhau để soát lỗi.
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu BT2 và các chữ ghi trên thẻ..
- HS chơi trò chơi Tiếp sức, viết các tiếng phù hợp với mỗi bông hoa.
- Dự kiến đáp án: thúc giục, thể dục, phút giây, sợi dây, giao bài, dây bầu, dày cộp, giầy dép.
- HS đọc lại và đặt câu với một vài từ ngữ tìm được.
- HS nhận xét.
- HS xác định yêu cầu BT3, chọn BT cần thực hiện và đọc mẫu.
- HS tìm từ qua kĩ thuật Khăn trải bàn.
- HS sửa bài thông qua hình thức chơi trò chơi Truyền điện
- Dự kiến đáp án: ay/ây: dạy học, máy bay, găng tay, tỉnh dậy, đám mây, trái cây.
 - Uôc/ uôt: viên thuốc, cái cuốc, luộc rau, bạch tuộc, trắng muốt, biết tuốt, lạnh buốt.
- HS đặt câu với một vài từ ngữ vừa tìm được.
- HS làm vào VBT
- HS đánh giá bài làm.
3. Vận dụng:
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.
- Nhận xét, tuyên dương
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN 
TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC (tiếp theo)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được biểu thức có dấu ngoặc.
- Tính được giá trị của biểu thức số có đến hai dấu phép tính và có dấu ngoặc theo
nguyên tắc thực hiện trong dấu ngoặc trước.
- Vận dụng để giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến tính toán.
 2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hoá toán học. 
3. Phẩm chất: trách nhiệm, yêu nước, nhân ái. 
Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- GV: tranh SGK
- HS: SGK, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: đàm thoại
c. Hình thức: nhóm đôi
- HS quan sát hình ảnh trên bảng lớp.
- GV yêu cầu HS: viết biểu thức tính tất cả số bút chì trong mỗi hình.
Có thể chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm tính số bút chì ở một hình. Đại diện nhóm báo cáo.
- GV tổng kết:
- GV: Với các biểu thức có dấu ngoặc, có riêng quy tắc về thứ tự thực hiện các phép tính.
- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.
- HS nhóm đôi thực hiện.
- HS có thể viết theo các cách khác nhau.
- Mở vở ghi tên bài.
2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (27 phút)
2.1 Hoạt động 1 (12 phút): Khám phá
a. Mục tiêu: Giới thiệu biểu thức có dấu ngoặc và hình thành quy tắc tính giá trị của biểu thức có đến hai dấu phép tính và có dấu ngoặc 
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề. 
c. Hình thức: Cá nhân - Lớp
- GV giới thiệu thứ tự thực hiện các phép tính (vừa nói vừa viết bảng):
Khi tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ) thì trước tiên ta thực hiện các phép tính
trong ngoặc.
- GV hướng dẫn tính giá trị của biểu thức và trình bày.
+ Biểu thức này có gì đặc biệt? 
+ Ta tính theo thứ tự nào? 
+ Trình bày như sau (GV viết trên bảng lớp, HS viết vào bảng con):
(2 + 3) × 4 = 5 × 4
 = 20
Lưu ý, cũng có thể trình bày như sau:
(2 + 3) × 4
= 5 × 4
= 20
+ Có tất cả bao nhiêu bút chì? 
+ Giá trị của biểu thức 2 + 3 × 4 là bao nhiêu? 
- GV lưu ý HS: Tuy các số tham gia phép tính và các phép tính trong hai biểu thức đều giống nhau nhưng do biểu thức thứ hai có dấu ngoặc nên giá trị của hai biểu thức khác nhau.
- 1 số HS trả lời trước lớp
+ Biểu thức có dấu ngoặc.
+ Trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
+ HS nói: 20 là giá trị của biểu thức (2 + 3) × 4.
+ 20 bút chì. HS đếm số bút chì trong hình thứ hai để kiểm tra.
+ 14
- HS nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính. (Có thể nói ngắn gọn: Trong ngoặc trước; ngoài ngoặc sau.)
2.2 Hoạt động 2 (15 phút): Thực hành
a. Mục tiêu: HS biết tính được giá trị của biểu thức số có đến hai dấu phép tính và có dấu ngoặc theo nguyên tắc thực hiện trong dấu ngoặc trước.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Phương pháp thực hành, đàm thoại, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
c. Hình thức: Cá nhân - Cặp - Lớp
Bài 1: GV yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài
- Khi sửa bài, HS trình bày thứ tự thực hiện các phép tính.
- GV nhận xét-sửa bài.
Bài 2:
- GV yêu cầu HS đọc bài toán và phân tích
- Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở. 
- GV đánh giá, nhận xét vở 1 số em.
- Cho HS làm đúng lên chia sẻ cách làm bài.
Thử thách
- Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở. 
- GV đánh giá, nhận xét vở 1 số em.
- Cho HS làm đúng lên chia sẻ cách làm
- HS đọc yêu cầu, thực hiện cá nhân rồi chia sẻ nhóm đôi.
Dự kiến kết quả:
a) 80 – (30 + 25) = 80 – 55
 = 25
b) (72 – 67) × 8 = 5 × 8
 = 40
c) 50 : (10 : 2) = 50 : 5
 = 10
- HS nhóm đôi đọc kĩ đề bài, xác định cái đã cho và câu hỏi của bài toán.
- HS tìm cách giải. HS làm bài cá nhân.
 Bài giải
 1 + 4 = 5
Mỗi túi có 5 quyển truyện và vở.
 5 × 10 = 50
10 túi có 50 quyển truyện và vở.
- HS thảo luận nhóm và làm bài.
- HS báo cáo kết quả. Nhận xét.
* Hoạt động nối tiếp: (3 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Phương pháp đàm thoại. 
c. Hình thức: Cá nhân
- Yêu cầu HS nói thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức.
- 1 số HS nhắc lại.
- Về nhà xem lại bài chuần bị bài “Làm tròn số”
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư, ngày 12 tháng 10 năm 2022
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
NHẬN DIỆN SO SÁNH (tiết 4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Nhận diện biện pháp tu từ so sánh.
- Đặt được câu có hình ảnh so sánh.
- Gọi tên và cùng bạn chơi được một trò chơi thiếu nhi; nói được về lợi ích của đôi bàn tay khi tham gia trò chơi.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời các câu hỏi. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia trong nhóm.
3. Phẩm chất:
Trách nhiệm, yêu nước, nhân ái.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- GV: SGK, Thẻ từ để tổ chức cho HS chơi trò chơi.
 - HS: SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sách vở chuẩn bị của HS.
- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.
- HS nghe giới thiệu, ghi bài.
2. Luyện từ và câu
- Mục tiêu: Nhận diện biện pháp tu từ so sánh.
 - Đặt được câu có hình ảnh so sánh.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Nhận diện so sánh
+ Bài tập 1:
- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu của BT1
- GV hướng dẫn phân tích mẫu một trường hợp:
+ Hai bàn tay nhỏ được so sánh với gì? Vì sao có thể so sánh như vậy?
+ Từ nào dùng để so sánh?
- HS thực hiện cá nhân.
- GV chốt: Có thể so sánh hai sự vật có một hoặc một vài đặc điểm giống nhau. Để so sánh các sự vật cần dùng từ so sánh.
- GV yêu cầu HS thực hiện các yêu cầu còn lại.
- GV nhận xét.
2.2. Hoạt động 2: Đặt câu có hình ảnh so sánh
- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu của BT2.
- GV nghe cá nhân hoặc các nhóm nhận xét bổ sung.
- GV đánh giá
- HS đọc các khổ thơ, câu văn.
- HS xác định yêu cầu của BT 1
- Cá nhân HS tìm câu trả lời:
+ Hai bàn tay bé được so sánh với hoa đầu cành. 
+ Từ dùng để so sánh là từ như.
- HS trao đổi trong nhóm để thực hiện các yêu cầu.
- HS chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày.
- Chia sẻ kết quả trước lớp.
- HS nhận xét.
- HS xác định yêu cầu BT2 và quan sát mẫu.
- Thảo luận nhóm 2 và thực hiện yêu cầu.
- HS làm vào VBT đặt 1, 2 câu có hình ảnh so sánh.
- HS tự đánh giá bài làm của mình và trong nhóm.
- Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp.
- HS nhận xét.
3. Vận dụng: 
- Mục tiêu: - Gọi tên và cùng bạn chơi được một trò chơi thiếu nhi; nói được về lợi ích của đôi bàn tay khi tham gia trò chơi.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS Chơi trò chơi Tuổi thơ vui vẻ.
- GV gợi ý:
+ Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
+ Em đoán các bạn đang chơi trò gì? Vì sao?
- GV tổng kết bài học.
- HS chơi trong nhóm đôi Tìm đường đến trường 
- HS cùng bạn chơi trò chơi vừa đoán tên.
- Một vài em nói về lợi ích của đôi bàn tay và chia sẻ cảm xúc sau khi chơi.
- HS nhận xét.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT 
BÀI 4: LỚP HỌC CUỐI ĐÔNG (tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Trao đổi được với bạn về việc làm của các bạn nhỏ trong mỗi bức tranh; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài.
- Hiểu được nội dung bài đọc: Các bạn học sinh miền núi vừa biết giúp đỡ gia đình, vừa biết vượt khó để đến lớp. Mỗi bạn chính là một búp măng non.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
Trách nhiệm, yêu nước, nhân ái.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, Bảng phụ viết đoạn từ Đêm qua, đến yêu lao động.
 - Tranh ảnh, clip nói về những việc làm của những bạn nhỏ để tổ chức hoạt động khởi động. 
HS: SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động: 
- Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. Trao đổi được với bạn về việc làm của các bạn nhỏ trong mỗi bức tranh; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh họa.
- Cách tiến hành:
- HS hoạt động nhóm đôi chia sẻ với bạn về việc làm của các bạn nhỏ trong tranh hay ảnh
- GV giới thiệu bài mới. GV ghi tên bài đọc mới “Lớp học cuối đông”.
- HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh họa để phỏng đoán nội dung bài đọc.
- HS khác nhận xét.
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động Khám phá và luyện tập: 
- Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc. Ngắt nghỉ đúng dấu câu đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu Các bạn học sinh miền núi vừa biết giúp đỡ gia đình, vừa biết vượt khó để đến lớp. Mỗi bạn chính là một búp măng non.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
- GV đọc mẫu toàn bài. Lưu ý: giọng đọc toàn bài thong thả, chậm rãi; nhấn giọng những từ ngữ tả cảnh thiên nhiên, hoạt động, trạng thái của thầy giáo và các bạn nhỏ.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu.
- GV hướng dẫn HS cách đọc 1 số từ khó: rũ, phả, rủ, sưởi.
- GV chia đoạn: (4 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến phả thêm hơi lạnh.
+ Đoạn 2:Tiếp theo đến bên đống lửa.
+ Đoạn 3: Tiếp theo đến bàn tay yêu lao động.
+ Đoạn 4: còn lại.
- Luyện đọc câu dài:
Bạn Mai/ thì kể về đam cưới của chị gái,/về bộ váy ao đẹp nhất,/sặc sỡ nhất/mà bạn nhìn thấy.//Cái hàng rào đá/được xếp bằng những hòn đá xanh,/bằng sự khéo léo,/cần cù/của những bàn tay yêu lao động //, 
- Giải nghĩa từ khó: rũ (khô héo, không còn sức sống); xám xịt (xám đen lại trông tối và xấu)
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.
- GV nhận xét các nhóm.
- Gọi 1 HS đọc cả bài
2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu 
GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 3 câu hỏi trong SGK. 
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Những chi tiết nào trong bài cho thấy trời rất rét?
+ Câu 2: Mỗi bạn kể cho thầy giáo nghe những chuyện gì?
+ Câu 3: Nhờ đâu căn phòng trở nên rộn ràng?
+ Câu 4: Theo em, mỗi bạn nhỏ có điểm gì đáng khen?
+ Câu 5: Kể với thầy cô giáo về một việc tốt em đã làm cùng người thân?
- GV chốt nội dung bài đọc: Mỗi bạn nhỏ đáng khen vì vừa biết giúp đỡ gia đình trong lao động, trong cuộc sống và biết vượt khó để đến lớp.
2.3. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại.
- GV xác định lại giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng 
- GV cho HS luyện đọc theo nhóm đoạn từ Đêm qua, đến yêu lao động.
- GV tổ chức hs đọc trong nhóm.
- Nhận xét
- HS lắng nghe
- HS đọc thành tiếng câu. Luyện đọc từ khó do HS phát hiện.
- HS quan sát theo dõi
- 2-3 HS đọc trước lớp.
- HS luyện đọc đoạn trước lớp. 
- HS khác nhận xét bổ sung.
- HS lắng nghe
- HS luyện đọc theo nhóm 4
- 1 HS đọc cả bài
- HS thảo luận nhóm trả lời lần lượt các câu hỏi:
+ Cuối mùa đông, trời rét thêm, mặt đất cứng lại, cây cối rũ lá úa vàng, đá xám xịt phả thêm hơi lạnh
+ Bạn Mua kể về đám cưới của chị gái với bộ váy áo đẹp đẽ, sặc sỡ. 
- Đêm qua con bò nhà bạn Súa đẻ một con bê mập. 
- Bạn Chơ kể về cái hàng rào đá mà bố con bạn đang xếp dở.
+ Căn phòng nhỏ trở nên rộn ràng vì tiếng Mông lẫn với tiếng Kinh
+ Các bạn

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_6_nam_hoc.docx