Giáo án điện tử Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 01 - Năm học 2022-2023

Giáo án điện tử Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 01 - Năm học 2022-2023

Tự nhiên và xã hội

Tiết 1 Gia đình của em

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:

- MT1: - Các em có thể kể tên các thành viên trong gia đình mình.

- MT2: - Các em thể hiện được tình cảm với thành viên trong gia đình.

2. Phẩm chất, năng lực:

2.1. Phẩm chất:

- Nhân ái:Biết yêu thương mọi người trong gia đình mình.

- Chăm chỉ:Tích cực tham gia các hoạt động trong tiết học.

- Trung thực: Ghi nhận kết quả việc làm của mình một cách trung thực.

- Trách nhiệm: Ý thức được trách nhiệm của bản thân trong gia đình.

2.2. Năng lực:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.

- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

3.Năng lực đặc thù:

- Nhận thức khoa học:Biết được mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.

- Vận dụng được kiến thức, kỹ năng đã học: Biết gọi tên các thành viên trong gia đình và tình cảm trong gia đình.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Màn hình chiếu, bài giảng điện tử, bài hát “Ba ngọn nến lung linh” sáng tác Ngọc Lễ.Tranh ảnh minh họa, video về gia đình.Bảng mặt cười mặt mếu.

 

docx 32 trang Đăng Hưng 26/06/2023 1570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 01 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ hai, ngày 5/9/2022
Tự nhiên và xã hội
Tiết 1 Gia đình của em 
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:
- MT1: - Các em có thể kể tên các thành viên trong gia đình mình.
- MT2: - Các em thể hiện được tình cảm với thành viên trong gia đình.
2. Phẩm chất, năng lực:
2.1. Phẩm chất:
- Nhân ái:Biết yêu thương mọi người trong gia đình mình.
- Chăm chỉ:Tích cực tham gia các hoạt động trong tiết học. 
- Trung thực: Ghi nhận kết quả việc làm của mình một cách trung thực.
- Trách nhiệm: Ý thức được trách nhiệm của bản thân trong gia đình.
2.2. Năng lực:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
3.Năng lực đặc thù:
- Nhận thức khoa học:Biết được mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
- Vận dụng được kiến thức, kỹ năng đã học: Biết gọi tên các thành viên trong gia đình và tình cảm trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Màn hình chiếu, bài giảng điện tử, bài hát “Ba ngọn nến lung linh” sáng tác Ngọc Lễ.Tranh ảnh minh họa, video về gia đình.Bảng mặt cười mặt mếu.
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; tranh ảnh gia đình mình.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.
	2. Hình thức dạy học: Sách TNXH, vở bài tập TNXH . Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút):
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi trước khi bắt đầu vào tiết học. Tạo tình huống dẫn vào bài mới
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Xin chào”.
- Học sinh tham gia trò chơi
- Giáo viên phổ biến luật chơi: Nếu Gv chỉ tay vào mình các em sẽ nói “ Chào cô”, nếu cô giơ tay sang bên thì các em sẽ quay sang bạn mình và nói “ Chào bạn”.
- Gv làm động tác cho Hs chơi trò chơi.
- Gv nhận xét:Cô thấy các em chơi rất tốt, cô tuyên dương cả lớp.
- Nãy giờ cô cho các em chào hỏi bạn mình nhưng các em chỉ dùng từ Chào bạn vì đa số các em chưa biết được tên của các bạn trong lớp mình. Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem bạn bên cạnh tên gì và bạn thích điều gì các em nhé.
- Gv ghi tựa bài.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ BẢN THÂN (6 phút):
* Mục tiêu: Tạo tình huống cho Hs tự giới thiệu tên và sở thích của bản thân một cách đơn giản.
-Tạo tình huống dẫn vào bài.
* Phương pháp, hình thức tổ chức:Đàm thoại,thảo luận nhóm đôi.
* Cách tiến hành:
- GV cho Hs thảo luận nhóm đôi để giới thiệu tên và sở thích của bản thân.
- Gọi ngẫu nhiên một số cặp đôi lên giới thiệu lại.
- Học sinh chia nhóm đôi ( hai bạn một nhóm ) thảo luận
- Gv nhận xét, giáo dục Hs hãy mở rộng tình bạn của mình bằng việc tự làm quen , giới thiệu và tìm hiểu về sở thích các bạn còn lại trong lớp vào những giờ ra chơi.
Bây giờ cô sẽ giới thiệu cho các em 2 người bạn nữa sẽ cùng đồng hành với chúng ta trong suốt môn học TNXH . Đó là Bạn An và bạn Nam.
3. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: (8 phút)
* Mục tiêu :
- Giúp Hs nhận ra được các thành viên trong gia đình của bạn An.
* Phương pháp, hình thức tổ chức:Trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi.
* Cách tiến hành:
- Gv giới thiệu tranh gia đình An SGK/8
- Gv yêu cầu Hs thảo luận nhóm đôi theo các gợi ý sau + Gia đình bạn An gồm những ai ? Chỉ và gọi tên từng người trong hình.
 + Mọi người trong gia đình đang làm gì ? 
+ Theo em thì mọi người trong gia đình cảm thấy như thế nào? 
- Gv nhận xét, tuyên dương.
- Hs thảo luận nhóm đôi, trình bày trước lớp:
+ Gia đình bạn An gồm có ba, mẹ, An và chị gái.
+ Gia đình bạn An đang tổ chức sinh nhật cho An.
+ Vui vẻ/ Hạnh phúc/ Ấm cúng/ .
- Các hs khác nhận xét và đóng góp ý kiến .
- Gv chốt ý: Qua hình vẽ, có 4 người đó là bố, mẹ, chị gái và An. Mọi người đang chúc mừng sinh nhật An rất vui vẻ. Cô gọi đây là một GIA ĐÌNH và những người này là những thành viên trong gia đình bạn An.
4 . HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (8 phút): 
* Mục tiêu:
- Giúp Hs tự nhận ra được các thành viên trong gia đình của bạn Nam. 
- Nhận ra điểm giống và khác nhau trong các gia đình. 
* Phương pháp, hình thức tổ chức:Trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm 4
* Cách tiến hành:
- Trước khi xem hình gia đình bạn Nam, Gv cho Hs điểm số từ 1 đến 4.
- Gv chia Hs theo nhóm 4 và giới thiệu tranh gia đình Nam SGK/9
- Hs đọc số 1,2,3,4 tiếp tục 1,2,3,4 .cho hết cả lớp. 
- Hs nghe khẩu lệnh chia nhóm 4 ( một nhóm 4 bạn ) thảo luận.
- Gv yêu cầu hs trả lời phần câu hỏi vừa thảo luận . Lần lượt với các câu hỏi sau:
 + Chỉ và gọi tên từng người trong hình.
 + Mọi người trong gia đình đang làm gì ?
 + Theo em thì mọi người trong gia đình cảm thấy như thế nào ?
 + Gia đình bạn Nam có gì giống và khác với gia đình bạn An ? 
- Gv nhận xét.
- Mỗi nhóm đại diện lên trình bày chỉ vào bức tranh và gọi tên từng người trong hình. 
+ Gia đình bạn Nam có ông, bà, mẹ và bạn Nam. 
+ Mọi người trong gia đình đang trồng cây , tưới cây, chăm sóc cây.
 + Theo em mọi người trong gia đình rất vui vẻ. 
+ Gia đình bạn An giống bạn Nam là đều có 4 thành viên trong gia đình. Khác nhau là mỗi gia đình có cách sinh hoạt gia đình riêng 
- Hs nhận xét, đóng góp ý kiến. 
- Gv chốt ý:Gia đình bạn Nam có ông , bà , mẹ và bạn Nam. Những Người này cô gọi là những thành viên trong gia đình bạn Nam. Gia đình Nam thì đang làm vườn nhưng mọi người đều rất vui vẻ, hạnh phúc.
5. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (8 phút) :
* Mục tiêu:
- Hs nêu ra được các thành viên trong gia đình mình. 
* Phương pháp, hình thức tổ chức:PP vấn đáp, trò chơi phỏng vấn . 
* Cách tiến hành:
- Gv hỏi:Những người sống và sinh hoạt trong cùng một nhà thì cô gọi là gì ? 
Gv yêu cầu Hs nói cho các bạn trong nhóm nghe về gia đình mình trong vòng 2-3 phút. 
- Gv cho Hs chơi trò chơi quay số ngẫu nhiên và yêu cầu hs đó trả lời phỏng vấn của cô . 
+ Giới thiệu về bản thân của mình nhé.
+ Gia đình em gồm những ai ?
- Gv thực hiện lại với một số bạn.
- Gv nhận xét , tuyên dương.
- Gv hỏi:Khi đi chơi xa hoặc mỗi ngày khi đi học về thì các em sẽ cảm thấy như thế nào ?
- Hs trả lời Những người sống và sinh hoạt trong cùng một nhà thì em gọi đó là Gia đình .
- Hs thảo luận trong 3 phút. Kể về gia đình mình 
- Thực hiện trò chơi quay số , phỏng vấn 
- Hs trả lời phỏng vấn. 
Ví dụ:
 + Gia đình em sống rất vui vẻ, hạnh phúc . 
 + Gia đình em gồm có ba, mẹ , chị em, em .
- Gv chốt ý: Bất kì ai trong chúng ta cũng có gia đình. Gia đình có thể có nhiều người như ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em nhưng cũng có những gia đình chỉ có ba, mẹ và mình . Gia đình là mái ấm của mỗi người, là nơi mọi người yêu thương, quan tâm và chăm sóc nhau.
6. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ - DẶN DÒ: (2 phút):
*Mục tiêu:
- Nhấn mạnh cho học sinh thấy gia đình là một mái ấm, biết quan tâm , chia sẻ những người trong gia đình.
* Phương pháp, hình thức tổ chức:trực quan, quan sát,thu thập tranh ảnh gia đình mình.
* Cách tiến hành:
Gv có thể cho Hs trang trí ảnh chụp gia đình mình, Gv chuẩn bị giấy A3 cho hs dán vào để giới thiệu sản phẩm gia đình mình. 
- Các em hãy về nhà và quan sát xem những thành viên trong gia đình của mình thường sẽ đối xử với nhau như thế nào, quan tâm, chăm sóc nhau như tế nào!
- Cô muốn nghe phần trình bày của các em vào tiết học Gia đình của em ( tiết 2).
- Hs nhận xét , đóng góp ý kiến .
- Hs trả lời theo cảm giác của mình .
- Dặn dò:Chuẩn bị bài cho tiết học sau.
Đạo đức
Tiết 1 Mái ấm gia đình ẹm
1. Mục tiêu:
Sau bài học học sinh biết:
Nêu được một số biểu hiện của tình yêu thương gia đình.
Nhận biết được sự cần thiết của tình yêu thương gia đình; đồng tình với thái độ hành vi thể hiện tình yêu thương, không đồng tình với thái độ hành vi không thể hiện tình yêu thương gia đình.
Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương đối với người thân trong gia đình.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động:
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú và kết nối học sinh và nội dung bài học.
Phương pháp: Hát
Hình thức tổ chức: Cả lớp
Mở máy cho HS hát bài: Ba ngọn nến lung linh
Khám phá
Hoạt động 1
Mục tiêu: nói được nội dung tranh.
Phương pháp: Đàm thoại
Hình thức tổ chức: hoạt động lớp
Tổ chức cho HS hoạt động lớp khai thác tranh
Yêu cầu học sinh trình bày trước lớp, học sinh lớp nhận xét, giáo viên nhận xét giáo viên chốt bài
HS xem tranh và phát biểu nội dung tranh.
HS họp nhóm thảo luận, trình bày, nhận xét.
Hoạt động 2
Mục tiêu: hiểu tranh và trả lời được câu hỏi trong tranh.
Phương pháp: thảo luận
Hình thức tổ chức: nhóm 4
Tổ chức cho HS luận nhóm 4: Xem hình và trả lời câu hỏi
tình yêu thương gia đình luôn được mọi người thể hiện mọi lúc mọi nơi, không phân biệt vùng miền, dân tộc, không chỉ là ông bà, cha mẹ yêu thương con cháu mà con cháu cũng phải yêu thương ông bà, cha mẹ.
HS giơ que mặt buồn, mặt vui thể hiện sự đồng tình hoặc không đồng
Chia sẻ
Hoạt động 2
Mục tiêu: Học sinh đồng tình với tranh 1, 2, 4 và không đồng tình với tranh 3
Phương pháp: đàm thoại
Hình thức tổ chức: biểu quyết
Giáo viên nói lời dẫn dắt cho học sinh qua hoạt động chia sẻ
Tổ chức cho HS bình chọn bằng biểu hiện mặt buồn mặt vui
Yêu cầu HS giơ que và nói lí do đồng tình hoặc không đồng tình.
Yêu cầu lớp nhận xét
chú ý khai thác hình 3
Yêu cầu học sinh trình bày trước lớp, học sinh lớp nhận xét, giáo viên hỏi:
Khi mọi người yêu thương nhau không khí gia đình thế nào?
Nếu bố mẹ không yêu thương em mà chị đánh đòn la mắng em sẽ là cảm thấy thế nào?
Đố em: Khi em biết yêu thương và thể hiện tình yêu thương đối với ông bà cha mẹ thì ông bà, cha mẹ cảm thấy thế nào?
- HS bình chọn bằng biểu hiện mặt buồn mặt vui
Em sẽ khuyên bạn làm thế nào trong từng tình huống này?
HS kể thêm một số việc thể hiện tình yêu thương gia đình
GV chốt: Mọi người trong gia đình cần yêu thương chăm sóc lẫn nhau.
Củng cố: Về nhà tập làm những việc thể hiện tình yêu thương với ông bà, cha mẹ.
Tiếng việt tăng
Tiết 1 Làm quen
I. Mục tiêu:
- Ngồi đúng tư thế khi đọc, viết, biết cầm bút đúng cách.
- Tô, viết được nét thẳng, nét ngang, nét xiên trái, xiên phải.
- HS có ý thức giữ gìn sách vở, đồ dùng HT
II. Đồ dùng dạy học
1. HS:
- SGK TV1 tập 1, vở BTTV 1 tập 1, vở tập viết, bút, phấn, bảng, giẻ lau.
2. GV: 
 - Như HS. Tranh minh họa tư thế ngồi viết.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
A. Khởi động:
- Cả lớp hát bài: Rửa mặt như mèo
- HS hát vui
B. Hoạt động chính:
1.Tập viết nét thẳng, nét ngang, nét xiên trái, nét xiên phải
a. GV giới thiệu các nét
- GV hướng dẫn HS với các ô vuông, dòng kẻ li.
- GV giới thiệu các nét ẩn trong tranh vẽ.
- HS quan sát
b.GV hướng dẫn HS viết các nét thẳng, nét ngang, nét xiên trái, nét xiên phải vào bảng con
- GV hướng dẫn HS viết nét thẳng 
- GV lưu ý HS tọa độ các nét, điểm đặt bút, dừng bút.
- GV quan sát, uốn nắn cho HS.
- GV nhận xét.
- GV HS tương tự với các nét còn lại.
- HS quan sát, thực hiện
c. HDHS viết vở tập viết
- GV hướng dẫn HS viết, lưu ý HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút, uốn nắn.
- HS viết vào vở TV.
- GV quan sát.
- HS quan sát, thực hiện
C. Củng cố. mở rộng, đánh giá:
- GV hướng dẫn HD cách chào hỏi các thầy cô giáo khác, các cô chú nhân viên trong trường: HS thực hành sắm vai
- HS thực hiện
- GV chỉ các nét vừa học không theo thứ tự: HS đọc
- HS về nhà tìm các nét ẩn trong đồ vật. Trao đổi với người thân về sách vở, đồ dùng học tập cũng như công dụng của chúng
- GVNX giờ học.
SÁNG:
TUẦN 1
Thứ ba, ngày 06/9/2022
Tiếng việt tăng
Tiết 2; 3 Chữ cái a, b, c, d, đ, e - A, B, C, D, Đ, E
I. Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh:
- Nhận biết được các chữ cái in thường a,b, c, d, đ, e và in hoa A, B, C, D, Đ, E
- Tô viết được các nét móc ngược, nét móc xuôi, nét móc 2 đầu.
II. Đồ dùng dạy học
1. HS:
Bộ ĐDTV, vở tập viết, bút, phấn, bảng, giẻ lau.
2. GV: 
 Bộ ĐDTV, Ti vi
III. Các hoạt động dạy- học:
TIẾT 1
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
A. Khởi động:
- GV cho HS chơi trò chơi: Thi kể nối tiếp: HS thi kể nhanh tên các bạn trong lớp theo hình thức nối tiếp. GV chia thành 2 đội, mỗi đội có 1 phút để kể, đội nào kể được nhiều hơn sẽ chiến thắng.
- GVNX. Tổng kết trò chơi
- GV giới thiệu vào bài, ghi bảng
 a b c d đ e
 A B C D Đ E
-HS đọc được các chữ cái in thường, in hoa
B. Hoạt động chính:
1. Tìm chữ cái trong tranh
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Chữ cái trốn ở đâu? Chẳng hạn:
+ GV: Có 6 chữ cái ẩn nấp trong căn bếp kì diệu, ví dụ chữ a đang trốn trong ấm trà.
+ HS mở SGK trang 12, quan sát
tranh
- HS làm việc nhóm bàn, tìm các chữ cái ẩn trong tranh
- HS lên chỉ chữ và nêu tên chữ:
+ chỉ vào cái ấm nói : chữ a
+ chỉ vào lọ hoa nói: chữ d
- GV nhận xét.
- HS chơi trò chơi
- HS làm việc nhóm bàn, tìm các chữ cái ẩn trong tranh
- HS lên chỉ chữ và nêu tên chữ
2. GV giới thiệu các nét móc ngược, nét móc xuôi, nét móc 2 đầu 
- GV giới thiệu các nét: HS quan sát
- GV chỉ cho HS đọc các nét: HS đọc
- HS quan sát
- HS đọc
3.Tập viết các nét móc ngược, nét móc xuôi, nét móc 2 đầu vào bảng con
- GV hướng dẫn HS viết nét móc xuôi: HS quan sát, viết trên không trung
- GV lưu ý HS độ cao, rộng, tọa độ các nét, điểm đặt bút, dừng bút: nét móc ngược cao 2 li, rộng 1 li, 
- GV quan sát, uốn nắn cho HS: HS viết bảng con. HS nhận xét bài của 1 số bạn
- GV nhận xét.
- GV hướng dẫn tương tự với các nét còn lại.
- HS quan sát, viết trên không trung
- HS viết bảng con. HS nhận xét bài của 1 số bạn
TIẾT 2
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
4. Tìm và đọc chữ cái:
a. Chữ cái in thường:
- GV cho HS đọc các chữ cái: a, b, c, d, đ, e: HS đọc
- GV đọc tên chữ: HS lấy rồi đặt các chữ cái lên bàn, HS lấy nhanh chữ cô vừa đọc
b. Chữ cái in hoa: A, B, C, D, Đ, E
- GV chia nhóm 4, phát thẻ chữ hoa cho các nhóm, hướng dẫn HS thực hành. - - - HS làm việc theo nhóm: 1 em giơ chữ in hoa, HS khác đọc rồi lần lượt đổi cho nhau
- GV quan sát, hướng dẫn
- GV chỉ bảng các chữ in hoa không theo thứ tự: HS đọc
- GV giơ chữ thường và chữ hoa lần lượt với từng chữ: HS các nhóm tìm và giơ theo
- Cho các nhóm tìm nhanh các cặp sinh đôi: Các nhóm thi đua tìm nhanh, tìm đúng
- GV nhận xét
- HS đọc
- HS lấy rồi đặt các chữ cái lên bàn, HS lấy nhanh chữ cô vừa đọc
- HS làm việc theo nhóm
- HS các nhóm tìm và giơ theo
- Các nhóm thi đua tìm nhanh, tìm đúng
5. Hướng dẫn HS viết vở tập viết
- GV hướng dẫn HS viết, lưu ý HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút.
- HS viết vở TV
- GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ HS còn khó khăn khi viết và HS viết chưa đúng.
- GV nhận xét vở của 1 số HS
- HS lưu ý tư thế ngồi viết, cách cầm bút.
- HS viết vở TV
C. Củng cố. mở rộng, đánh giá:
- GV chỉ các nét, các chữ vừa học không theo thứ tự: HS đọc.
- HS đọc
- HS về nhà tìm các nét, chữ cái ẩn trong đồ vật. xung quanh. 
- HS lắng nghe.
*Điều chỉnh, bổ sung tiết dạy:
Toán tăng
Tiết 1 Ôn tập các số đến 100
I.Mục tiêu
*Kiến thức, kĩ năng:
Đọc số, viết số.
So sánh. các số, thứ tự số.
- Đếm thêm 1, 2, 5, 10.
Cấu tạo thập phân của số.
*Năng lực, phẩm chất:
Năng lực chú trọng: tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hoá toán học.
Phẩm chất: trách nhiệm
Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt
Chuẩn bị:
GV: 1 thanh chục và 8 khối lập phương, hình vẽ bài Vui học
HS: 1 thanh chục và 8 khối lập phương.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
A.KHỞI ĐỘNG :
- Hát bài hát
- Ổn định
- HS hát vui
B.BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH:
HS quan sát bảng các số từ 1 đến 100, nhận biết: bảng gồm 10 hàng và 10 cột.
Hoạt động 1. Đọc số
-HS (nhóm bốn) đọc các yêu cầu, nhận biết nhiệm vụ
- HS nêu yêu cầu bài tập.
-GV cho HS đọc nối tiếp, môi em đọc một hàng số (10 số).
-HS đọc nối tiếp
- Đọc các số từ 1 đến 100.
- HS đọc nối tiếp
- Đọc các số từ 100 đến 1.
- HS đọc nối tiếp
a) HS đọc các số tròn chục: 10, 20, 30, 40, 50, 60,
- HS đọc nối tiếp
b)HS đọc các số cách 5 đơn VỊ: 5,10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45, 50, 55, 60, 65, 70, 75, 80, 85, 90,95,100.
- HS đọc nối tiếp
- GV chốt: đếm thêm 5 (có thể sử dụng trong đếm nhanh).
Hoạt động 2:Thứ tự các số trong bảng
-HS (nhóm bốn) đọc các yêu cầu, nhận biết nhiệm vụ, thảo luận.
- GV lưu ý HS lời bạn ong: “Từ trái sang phải, từ trên xuốiig dưới.”
-HS (nhóm bốn) đọc các yêu cầu
a) Các số trong bảng được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn (tính từ trái sang phải, từ trên xuống dưới).
-GV chỉ vào bảng số cho HS đọc một vài số để minh hoạ.
- HS đọc một vài số để minh hoạ.
a) Các số trong cùng một hàng (không kể số cuổi cùng) có số chục giống nhau.
b) Các số trong cùng một cột có số đơn vị giống
nhau.
- HS thực hiện.
d)Nhìn hai số trong cùng một hàng, ta nói ngay:
- HS thực hiện.
Số bên phải lớn hơn số bên trái (so sánh số đơn vị).
Nhìn hai số trong cùng một cột, ta nói ngay: số ở hàng dưới lớn hơn số ở hàng trên (so sánh số chục).
- HS thực hiện.
-GV chỉ vào hai số bất kì trong cùng một hàng (hay cùng một cột) cho HS nhận xét.
-GV nhận xét
- HS nhận xét
Hoạt động 3. So sánh các số
a) Phân tích mẫu
HS so sánh 37 và 60 (bảng con).
GV chọn hai em có hai cách trình bày khác nhau, nói cách làm của mình trước lớp.
-GV nhận xét.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
-HS so sánh:
3chục bé hơn 6 chục nên 37 < 60
37 37
6 chục lớn hơn 3 chục nên 60 > 37
- Cả lớp nhận xét bài làm của bạn rồi tự nhận xét bài làm của mình
HS đọc yêu cầu, nhận biết nhiệm vụ, xem lại mẫu. HS làm việc nhóm đôi (mỗi em ghi một cách so sánh).
Sửa bài: hai nhóm làm bài , trình bày trước lớp (mỗi nhóm một câu)
79 > 74; 52 > 25 hay 74 < 79; 25 < 52.
GV chốt: ôn lại các cách so sánh.
Số có hai chữ số lớn hơn số có một chữ số.
- HS đọc yêu cầu, nhận biết nhiệm vụ, xem lại mẫu. HS làm việc nhóm đôi
So sánh số chục, số nào có số chục lớn hơn là số lớn hơn.
Số chục bằng nhau, so sánh số đơn vị, số nào có số đơn vị lớn hơn là số lớn hơn.
Có thể dựa vào bảng số.
b)	Sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
C.CỦNG CỐ-DẶN DÒ
Hãy nêu lại số lớn nhất ( nhỏ nhất) có 1 ( 2 ) chữ số ? Nêu lại cách tìm số liền trước (liền sau ) của một số ta
?
- Nhận xét bài học tiết học, chuẩn bị bài sau.
-HS trả lời, thực hiện
Tiếng việt tăng
Tiết 4: Chữ cái g, h, I, k, l, m – G, H, I, K, L, M
I. Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh:
 - Nhận biết được các chữ cái in thường g, h, I, k, l, m và in hoa G, H, I, K, L, M
 - Tô viết được các nét cong trái, nét cong phải, nét cong kín.
II. Đồ dùng dạy học
1. HS:
Bộ ĐDTV, vở tập viết, bút, phấn, bảng, giẻ lau.
2. GV: 
 - Bộ ĐDTV, Ti vi
III. Các hoạt động dạy- học:
TIẾT 1
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
A. Khởi động:
- GV cho HS chơi trò chơi: Tìm Anh em sinh đôi bằng cách gắn các thẻ chữ in thường, in hoa theo cặp (a- A, b- B, c- C, d- D, đ- Đ, e- E) 
- HS chơi
- GVNX. 
- GV giới thiệu vào bài, ghi bảng
 g h i k l m
 G H I K L M
- HS đọc đúng các chữ cái in thường, in hoa
- HS chơi trò chơi: Tìm Anh em sinh đôi bằng cách gắn các thẻ chữ in thường, in hoa theo cặp (a- A, b- B, c- C, d- D, đ- Đ, e- E) 
- HS chơi
- HS đọc đúng các chữ cái in thường, in hoa
B. Hoạt động chính:
1. Tìm chữ cái trong tranh
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Chữ cái trốn ở đâu? 
- HS mở SGK trang 14, quan sát tranh
- HS làm việc nhóm bàn, tìm các chữ cái ẩn trong tranh
- HS lên chỉ chữ và nêu tên chữ:
+ chỉ vào cái móc áo nói : chữ g
+ chỉ vào ghế nói: chữ h
- GV nhận xét.
- HS chơi trò chơi: Chữ cái trốn ở đâu?
- HS làm việc nhóm bàn, tìm các chữ cái ẩn trong tranh
- HS lên chỉ chữ và nêu tên chữ
2. GV giới thiệu các nét cong trái, nét cong phải, nét cong kín 
- GV giới thiệu các nét: HS quan sát
- GV chỉ cho HS đọc các nét: HS đọc
- GV cho HS tạo hình các nét bằng các ngón tay: HS làm theo
- HS quan sát
- HS đọc
- HS làm theo
3.Tập viết các nét cong trái, nét cong phải, nét cong kín vào bảng con
- GV hướng dẫn HS viết nét cong trái: HS quan sát.
- GV lưu ý HS độ cao, rộng, tọa độ các nét, điểm đặt bút, dừng bút: nét cong trái cao 2 li, rộng 1 li rưỡi, 
+ HS viết trên không trung
+HS viết bảng con
- GV quan sát, uốn nắn cho HS
- HS nhận xét bài của 1 số bạn 
- GV nhận xét.
- GV hướng dẫn HS tương tự với các nét còn lại.
- HS viết trên không trung
- HS viết bảng con
C. Củng cố dặn dò
- Củng cố lại bài.
- Giáo dục học sinh
- Dặn dò
 .....
CHIỀU:
Tự nhiên và xã hội
Tiết 1 Các thế hệ trong gia đình
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng
Sau bài học, HS:
Nêu được các thành viên trong gia đình hai thế hệ, ba thế hệ và (hoặc) bốn thế hệ.
Vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh gia đình có hai thế hệ, ba thế hệ vào sơ đồ cho trước.
Nói được sự cần thiết của việc chia sẻ, dành thời gian quan tâm, chăm sóc yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình.
-Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra ý kiến, phân tích và ra quyết định để giải quyết tình huống trong bài học; Nhận thức cách ứng xử của mọi người xung quanh, nêu và thực hiện cách ứng xử phù hợp
- Nhân ái: Yêu thương những người thân trong gia đình
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
GV: bài hát, tranh tình huống, một số sơ đồ về các thế hệ trong gia đình.
HS: SGK, VBT, tranh vẽ, ảnh chụp về các thành viên trong gia đình.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động và khám phá 
GV tổ chức cho HS cùng hát bài “Cả nhà thương nhau”.
HS trả lời câu hỏi:
+ Gia đình bạn nhỏ trong bài hát gồm những ai?
+ Tình cảm của bạn nhỏ đối với các thành viên trong gia đình như thế nào
+ Trong gia đình em, ai là người nhiều tuổi nhất? Ai là người ít tuổi nhất?
GV mời 2 - 3 HS trả lời.
GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: “Các thế hệ trong một gia đình”.
- GV ghi tựa bài lên bảng, vài HS nhắc lại.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
 Hoạt động 1: Các thành viên trong gia đình hai thế hệ
GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK trang 8 và trả lời các câu hỏi:
+ Mọi người trong gia đình bạn An đang làm gì?
+ Em hãy giới thiệu các thành viên trong gia đình bạn An theo thứ tự từ người nhiều tuổi đến người ít tuổi.
GV đặt câu hỏi: Quan sát hình đố các em biết: Gia đình An có mấy thế hệ? Mỗi thế hệ có những ai?
GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.
Kết luận: Gia đình hai thế hệ là gia đình gồm bố mẹ và các con. Trong đó: thế hệ thứ nhất là bố mẹ, thế hệ thứ hai là các con trong gia đình.
Hoạt động 2: Các thành viên trong gia đình ba thế hệ
GV treo sơ đồ hình 2 trong SGK trang 9 (phóng to) hoặc trình chiếu sơ đồ và yêu cầu của hoạt động lên bảng.
HS thảo luận nhóm theo các yêu cầu:
+ Quan sát sơ đồ và giới thiệu các thành viên trong gia đình bạn Hoà?
+ Gia đình bạn Hoà có mấy thế hệ cùng chung sống?
+ Mỗi thế hệ gồm những ai?
GV mời 2 đến 3 nhóm HS lên trước lớp chỉ và trình bày theo sơ đồ trên bảng.
Kết luận: Gia đình bạn Hoà có 3 thế hệ cùng chung sống. Gia đình 3 thế hệ gồm ông bà, bố mẹ, các con. Thế hệ thứ nhất là ông bà, thế hệ thứ hai là bố mẹ, thế hệ thứ ba là chị em Hoà.
Hoạt động 3: Thực hành liên hệ gia đình của bản thân
HS làm việc cặp đôi, hỏi - đáp nhau theo các câu hỏi: Gia đình bạn có mấy thế hệ cùng chung sống? Mỗi thế hệ có những ai?
GV mời các cặp HS lên hỏi - đáp trước lớp. So sánh các thế hệ trong gia đình mình và bạn.
* Kết luận: Mỗi gia đình thường có các thế hệ ở những độ tuổi khác nhau, cùng chung sống. Có gia đình hai thế hệ, có gia đình ba thế hệ hoặc bốn thế hệ.
3. Hoạt động tiếp nối sau bài học:
GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị:
+ Tranh vẽ hoặc ảnh chụp của từng thành viên cùng chung sống trong gia đình mình.
+ Bút chì, bút mực, thước kẻ, tẩy, hồ dán.
- Cả lớp hát bài hát
- 2-3 HS trả lời.
- HS nghe.
- Vài HS nhắc lại tựa bài.
-HS quan sát hình trả lời
-HS tham gia nhận xét
-HS lắng nghe
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi.
- 2-3 cặp HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét.
- HS nghe.
- Vài HS đọc yêu cầu.
-Vài cặp HS lên hỏi - đáp trước lớp
-HS lắng nghe
- HS chú ý lắng nghe.
Đạo đức
Tiết 1 Quý trọng thời gian 
I.Mục tiêu:
*Kiến thức
Nêu được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian.
Nêu được vì sao phải quý trọng thời gian.
Thực hiện được việc sử dụng thời gian hợp lí.
*Phẩm chất và năng lực:
Nhận ra được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian.
Thể hiện được sự quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí.
 Biết được vì sao phải quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí.
Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
 Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
- Chăm chỉ: Chủ động được việc sử dụng thời gian một cách hợp lí và hiệu quả.
II.Chuẩn bị :
- Bộ tranh, video clip về đức tính chăm chỉ.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- SGK. Vở bài tập Đạo đức 2.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III.Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
KHỞI ĐỘNG:
Hoạt động: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
Mục tiều: Khơi gợi cảm xúc, giúp HS xác định được chủ đề bài học: Quý trọng thời gian.
- GV yêu cầu HS thảo luận, quan sát bức tranh phần Khởi động sgk trang 6 và trả lời câu hỏi: Em hãy thuật lại tình huống đã xay ra trong bức tranh bằng việc trả lời 2 câu hỏi sau:
+ Vì sao Na và bố bị lỡ chuyến xe?
+ Nêu cảm nhận của em về việc làm của Na? Em có đồng tình với việc làm đó không, vì sao 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi 
+ Hai bố con Na chuẩn bị ra bến xe về quê. Gần đến giờ xe chạy mà Na vẫn mải chơi, chưa chuẩn bị xong đồ đạc. Khi hai bố con đến bến xe thì xe đã chạy và phải đợi một tiếng nữa mới có chuyến tiếp theo. Bố Na rất tiếc vì không kịp ra xe đúng giờ. Còn Na thì ngạc nhiên vì mình chỉ muộn một chút mà đã bị lỡ xe.
+ Em không đồng tình với việc làm của Na vì nó thể hiện sự không biết quý trọng thời gian.
- GV đặt vấn đề: Thời gian rất quý giá. Vậy chúng ta cần làm gì và làm như thế nào để thể hiện việc mình biết quý trọng thời gian? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 1: Quý trọng thời gian.
B.KIẾN TẠO TRI THỨC MỚI:
Hoạt động 1: Bạn nào trong tranh biết quý trọng thời gian?
Mục tiêu: Giúp HS bước đẩu tìm hiểu, phân biệt được những biểu hiện biết quý trọng thời gian hoặc không biết quý trọng thời gian.
Tổ chức thực hiện:
- GV chia lớp thành các nhóm 4 và yêu cầu HS tìm hiểu, thảo luận qua những dẫn dắt, gợi mở:
+ Các bạn trong tranh đã nói gì, làm gì?
+ Lời nói, việc làm đó cho thấy các bạn đã sử dụng thời gian như thế nào?
+ Lời nói, việc làm đó cho thấy bọn nào biết, bọn nào chưa biết quý trọng thời gian?...
-	GV tổ chức cho đại diện mỗi nhóm báo cáo kết quả thảo luận về một tranh. Sau khi mỗi nhóm báo cáo, các nhóm khác có thể nhận xét, bổ sung.
-GV tổng hợp ý kiến, cùng HS nhận xét bổ sung
-HS tìm hiểu, thảo luận 
Tranh 1: Bạn nữđang ngồi đọc sách ở gốc đa. Một bạn rủ ra chơi cùng nhưng bạn nữ muốn tranh thủ thời gian luyện đọc rồi mới ra chơi với bạn.
Tranh 2: Bạn nam đang nhìn vào thời gian biểu; bóng nói cho thấy bạn đã chuẩn bị xong bài vở và sẽ đi học võ theo thời gian biểu.
Tranh 3: Bạn nam ngồi vừa ngồi gấp quẩn áo vừa xem ti vi. Do không tập trung làm việc nên đã đến giờ sang thăm bà mà bạn vẫn chưa gấp xong quần áo.
Hoạt động 2: Nêu thêm những việc làm thể hiện sự quý trọng thời gian.
Mục tiêu: Giúp HS hiểu thêm một số việc làm thể hiện biết quý trọng thời gian.
Tổ chức thực hiện:
- GV cần gợi ý để hướng HS nêu lên một số việc làm cụ thể thể hiện được sự quý trọng thời gian: 
-GV nhận xét, bổ sung
-HS suy nghĩ, nêu lên một số việc làm cụ thể thể hiện được sự quý trọng thời gian.
Cùng các bạn chơi trò giải toán nhanh (kết hợp vừa học vừa chơi).
Lập thời gian biểu cho ngày nghỉ (không sử dụng toàn bộ ngày nghỉ để ngủ, chơi,... mà cẩn dành những khoảng thời gian nhất định để giúp bố mẹ làm việc nhà, học những môn năng khiếu, đi thăm ông bà, người thân,.. .)•
Chuẩn bị sách vở cho ngày mai trước khi đi ngủ (để buổi sáng không mất thời gian chuẩn bị), v.v.
Hoạt động 3: Vì sao chúng ta cần quý trọng thời gian?
Mục tiêu: Giúp HS nêu được vì sao cần quý trọng thời gian.
Tổ chức thực hiện:
-GV gợi ý , đặt câu hỏi HS trả lời:
- Thời gian trôi đi có quay trở lợi được không? 
-Thời gian trong một ngày có phải là vô hạn không? 
-Lãng phí thời gian có thể dẫn đến điều gì? 
-Cho cả lớp đọc bài thơ Đồng hồ quả lâc của Đinh Xuân Tửu:
-GV nhận xét , kết luận 
-HS suy nghĩ nêu vì sao cần quý trọng thời gian;
Vì thời gian một đi không trở lại nên chúng ta cẩn quý trọng thời gian
Vì một ngày chỉ có 24 giờ, mà công việc của mỗi người trong một ngày rất nhiều nên chúng ta cẩn quý trọng thời gian
Lãng phí thời gian có thể dẫn đến việc chúng ta không hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn; không có thời gian để làm những việc hữu ích khác,...
C.Củng cố- dặn dò
- Em đã học được điều gì qua bài học ?
-Nhận xét, tuyên dương
-Thực hiện những điều đã học
Tiếng việt tăng
Tiết 1 Ôn bé Mai đã lớn
I. Mục tiêu:
Giúp HS: 
*Kiến thức:
1. Nói với bạn một việc nhà mà em đã làm; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.
 2. Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Những việc nhà Mai đã làm giúp em lớn hơn trong mắt bố mẹ; biết liên hệ bản thân: tham gia làm việc nhà. Kể được tên một số việc em đã làm ở nhà và ở trường.
* Phẩm chất, năng lực
- HS nhận thức được mình đã lớn hơn so với năm học lớp Một; 
-Bước đầu thể hiện trách nhiệm với bản thân và gia đình bằng cách tham gia làm những việc nhà vừa sức; 
II. Chuẩn bị: 
– SHS, VTV, VBT, SGV.
 – Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
 – Mẫu chữ viết hoa A. 
– Tranh ảnh, video clip HS giúp bố mẹ làm việc nhà (nếu có). 
– Thẻ từ ghi sẵn các từ ngữ ở BT 3 để tổ chức cho HS chơi trò

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_01_nam_ho.docx